Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 2: Mật tông không lìa phạm trù Ý thức

Pháp môn tu hành của Mật tông, từ đầu đến cuối đều không tách rời khỏi phạm trù Ý thức. Ví dụ, cuốn “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú” của phái Tát Già được coi là có hệ thống nhất, hoàn chỉnh nhất trong Mật giáo nói rằng: “Thích đạo: Đạo ấy chia thành tám loại là thế gian đạo, xuất thế gian đạo, nghị luân đạo, chuyển luân đạo, noãn tập đạo, nghiệm tập đạo, trí tiến thoái tập đạo, vọng tiến thoái tập đạo. Cũng nhiếp gọn thành ngũ đạo, bằng hai địa bán, ba mươi bảy Bồ Đề phần” (61-127).

Thế nhưng, suy cứu pháp mà họ nói, thì thấy đều là pháp thuộc phạm trù Ý thức. Tư tưởng trung tâm và hành môn, tu chứng của họ đều không tách rời khỏi các pháp Trung mạch, Minh điểm, Bình quán, Mật quán, Đệ tứ quán, hợp tu song thân của tsp (chi tiết xem trong sách 61-127~182, ở đây không nhắc lại nữa), đúng là pháp môn tu hành của phái Tính Lực ngoại đạo, hoàn toàn không liên quan gì đến Kim Cương Tâm mà Phật tuyên thuyết. Cho nên, những gì họ nói, họ tu, họ chứng đều hoàn toàn không liên quan gì đến nghĩa lý của Phật pháp Tam thừa, mãi mãi đứng ngoài Kim Cương Thực Tướng của Đại thừa, đều rơi vào trong cảnh giới của Ý thức, không hề tương ứng với Tâm Kim Cương của Thực Tướng.

Lại như Đại thủ ấn Minh Không của Mật giáo, bất luận là tông phái nào thì những gì mà họ tu đều là pháp lấy định làm thiền, hoàn toàn không liên quan gì đến Tâm Kim Cương Bát Nhã. Ví dụ như bên Hồng giáo nói rằng:

“Sau khi ngồi nhập vào ngộ cảnh, chiếu định rồi, buông bỏ rồi, xác thực chết thật rồi, thì kiểm điểm tỉ mỉ trên cái định công vi tế này: có cái tâm ẩn náu chấp trì hay không? Nếu là có, thì buông xả toàn bộ cái tâm này đi, không được để lưu lại một chút xíu hay một nửa nào, phải khiến cho bản tính Chân Như tự không, tự minh, tự hiển, không được chấp trì bởi cái tâm ta. Trước cái ngộ cảnh này, vì thế mà cái tâm chấp trì vi tế cũng đã buông bỏ, không chỉ không quên mất, mà Minh tướng vì thế còn càng rộng bằng, tâm địa càng thư thái, thể trọng càng biến mất, luồng khí và hơi thở trong cũng có thể dừng tắt, mạch đập và tuần hoàn máu cũng có thể ngừng lại, tác dụng trao đổi chất cũng đã ngừng nghỉ, công năng trừ bệnh kéo dài tuổi thọ theo đó mà được nâng lên, thần thông cũng khai triển so với trước. Sau khi xuất định, không vội xuống khỏi chỗ ngồi, trước hết ngó bên phải mà định ở ngộ cảnh, Minh tướng vẫn như cũ. Rồi lại ngó sang trái cũng thấy vậy, mỗi bên làm trong 2 phút. Tiếp đến là tán định ấn. Dùng tay phải đưa ra phía trước, làm động tác ấn thế thí vô úy, định ở trong ngộ cảnh trong khoảng 2 phút mà Minh tướng đó vẫn như cũ. Tiếp đến là tay trái cũng làm như vậy. Sau đó, duỗi chân phải, lấy tay phải đặt lên đầu gối, định ở đó 1 phút, mà Minh tướng đó vẫn như cũ. Rồi đến tay trái cũng làm như vậy. Sau đó từ từ kinh hành, không quản việc khác, luôn thấy Minh tướng không tán, tâm điền trống rỗng. Sau đó, trong tứ uy nghi, tự nhiên hợp đạo. Lúc này thì có thể ngồi hoặc không ngồi được rồi. Lúc này, có thể trụ sơn (lúc này có thể ra ngoài trụ trì hoặc tìm núi mở đạo tràng là được rồi), đã không cần phải bế quan nữa (không còn phải bế quan tu hành tiếp nữa)” (34-1198).

Việc “tu chứng” Đại thủ ấn quang minh như thế, kỳ thực vẫn không rời khỏi phạm trù của Ý thức, vẫn là lấy tâm ly niệm linh tri làm Tâm Chân Như ở Phật địa, rơi vào trong tâm thường trụ bất hoại mà thường kiến ngoại đạo hay nói, chưa từng tương ứng với Thực Tướng Tâm – Thức thứ tám cội nguồn của Pháp giới – Tâm Như Lai Tạng, chỉ là một phàm phu chưa đoạn Ngã kiến mà thôi.

Quán hành như vậy, người nào nếu không lấy kiến giải của Mật giáo làm tư tưởng trung tâm, mà làm quán hành cầu đoạn Ngã kiến, sẽ chẳng ngại trở thành Bồ Tát gia hành vị ở Lục trụ vị chưa mãn tâm của Biệt giáo. Còn người nào lấy Song thân pháp của Mật giáo làm tư tưởng nòng cốt, coi quán hành đó là chứng ngộ, thì tức là rơi vào trong đại vọng ngữ nghiệp, gọi là những kẻ chưa ngộ nói ngộ, chưa chứng nói chứng. Trước khi chết nếu như anh ta không sám hối đến khi nhìn thấy hảo tướng, thì nhất định sẽ đọa xuống địa ngục, chịu quả báo thuần khổ cực nặng trong trường kiếp tương lai vô lượng đời. Người nào đọc nghe được những lời tôi nói, mà vẫn không chịu sám hối, thì đúng là những kẻ ngu si chấp mê bất ngộ, không thể cứu chữa được.

Đại thủ ấn quang minh của Mật giáo như thế, đều rơi vào trong cảnh giới của Ý thức, từ xưa đến nay không ai thoát khỏi, đều không ai có thể đứng ngoài cảnh giới của tâm Ý thức. Đó chính là bản chất của Mật giáo.

“Kiến, Tu, Hành, Quả” của Mật giáo đều có thể dùng ba câu trong “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú” của Tất Ngõa Ba để khái quát: “Với thân phương tiện tục, lấy bốn (loại) Nhân quán như tam tòa, lấy diệu dục để khiến vui vẻ (dùng Minh Phi dâm lạc diệu dục để cúng dường cho nam thượng sư để khiến ông ấy vui vẻ, hoặc dùng Dũng Phụ dâm lạc diệu dục để cúng dường cho nữ thượng sư khiến bà ta vui vẻ…), tại Tứ tòa của đạo tu Tứ quán (tại chỗ quán đỉnh tứ tòa tu đạo, tiến hành tu quán đỉnh vô thượng của Đệ tứ quán – chi tiết xem Chương 8)”. Như thế là hoàn toàn không tách rời Song thân pháp, mà Song thân pháp hoàn toàn là cảnh giới của Ý thức, hoàn toàn không liên quan gì đến chính tu hành trong Tam thừa Bồ Đề của Phật pháp.

Tư tưởng nòng cốt của Mật giáo (đặc biệt chỉ Mật tông Tây Tạng) hoàn toàn là lấy đại tham dâm lạc làm đạo thành Phật, đặt cho cái tên mỹ miều là Lạc Không bất nhị, đại lạc thành Phật, kỳ thực đều là cảnh giới hư vọng tham dâm của tâm Ý thức, không liên quan gì đến Phật pháp. Có thượng sư Mật tông giả mạo tên của Đa La Na Tha viết thành sách làm chứng:

“Một đêm nọ trong mơ duyên hòa hợp sinh, đến sáng hôm sau vẫn kéo dài an lạc. Vì thế ngự ấn giác thụ, khế hợp trí tuệ chân thực, tùy ý sinh khởi đại lạc, tươi đẹp diệu thay, không thể nghĩ bàn. Mùa thu năm đó, sống ở Túc Mộc, ta cầm đọc cuốn Lâu Ca tập của luận sư Ấn Độ Trát Lãnh Đắc, đọc đến câu Phật Bồ Tát và Kim Cương Mẫu, thế là trong cảnh tượng nửa mơ nửa không mơ, Liên sư nhận Hội cúng xong, bày cho đàn Quán Tự Tại thắng diệu, đặc biệt quán đỉnh cho ta. Cho mời thần nữ địa chủ “Na Mễ Đài Mộc” đến, bỗng nhiên có một người con gái, cao bằng ngọn núi, càng đến gần thì càng nhỏ, biến hiện ra các loại hình tướng. Liên sư liền kết ấn thệ nguyện, khiến cho nàng hiện bản tướng. Nàng bèn thâu nhiếp biến hóa, bỗng chốc hiện ra một người con gái đoan nghiêm trẻ đẹp, da ửng hồng, mặt hoa dáng nguyệt, tuổi chừng đôi tám, tóc đen mượt, như người con gái bản địa. Trân bảo…cực kỳ hoa mắt, trang sức quần áo đều che kín, chỉ có khuôn mặt có một luồng quang minh, không phải là thứ ánh sáng có ở nhân gian. Ta nhìn ngắm mãi không thôi, tựa như đã từng quen nhau, bèn cùng nàng hôn hít, mặt giáp mặt ôm nhau, khế nhập, tận sức hành phương tiện dâm sự. Khi đó, vẫn còn chưa cả kịp cởi quần, nhưng chùy của ta đã hùng dũng vươn lên, đã xông nhập liên cung không chút ngại ngần, đúng là đại lạc khó mà có được, không chỉ là nhục cảm chùy liên mà thôi, tại những chỗ tiếp xúc nơi lỗ chân lông nếu không có quần áo che, mềm non trơn bóng, lạc không thể nói hết, Minh điểm bất lậu. Trong cơn cảm thụ chưa lậu xuất đó, rõ ràng nhìn thấy mạch đại lạc của nàng an trụ trong tám cánh sen, như nhụy sen, nhỏ tựa như lỗ kim vậy. Ta e an dật muốn chết, Minh điểm từ đỉnh tan xuống, thư thái đến toàn thân, không có lỗ chân lông nào mà không khoan khoái. Người nữ cũng triền miên không nỡ rời, ngồi gọn trên đùi ta, bám chặt lấy eo ta, như sữa hòa vào nước, không thể chia lìa. Nàng nói nhỏ cho ta nghe: ‘Chàng như du già sĩ, người chân thực trì minh, ngự nữ mà không sinh đại tham, thì khó khế đạo, tất thảy Phật quả đều dựa vào tham mà giành được. Họ đã thành Phật, em đều biết cội nguồn của họ’. Khi đó, bèn lay động, nhụy (âm hộ) dần rút ra khỏi chùy (dương vật), ta nhận ra chư pháp pháp vốn là tịch tĩnh tướng, Lạc Không bất nhị hiện tiền. Người nữ dùng dây mạch thu hồi một chút Minh điểm (người nữ lấy mạch Hải Loa hút lấy một chút tinh dịch), nâng vào Tề luân, lạc như hôn như say, tự nói rằng cơn lạc khoái này ba năm không thể tán mất. Sau khi ta tỉnh, tự nghĩ mình năm nay gắng tu bố úy Kim Cương du già, ví dụ như tu khí công, được giấc mộng đẹp này, công đó cũng không uổng. Minh điểm đã đến đỉnh môn, đại lạc tụ liền bốn năm ngày, tâm không dao động, có thể nói là đắc Thủ ấn tự tại rồi. Năm sau sống ở Trát Thúc, bẩm báo với Căn bản sư, thỉnh Mật Lặc Nhật Ba quán đỉnh vô thượng, mộng đến chỗ năm Không Hành Mẫu. Các giai nhân đó đều hân hoan nói rằng: ‘Na bản chuẩn tỷ hách lỗ hát từng đã thụ ký, ông có thể làm chủ nhân những người nữ nơi này’. Ta sướng đến phát cuồng cười lớn, thông mỗi người một phát (giao hợp với những người nữ đó, mỗi người một lần)…” (34-611~612).

“Phật quả” mà Mật giáo chứng được đó đều là dựa vào tham dâm mà chứng, cho đến việc rút chùy ra khỏi nữ âm để cảm thấy không hư (trống rỗng), coi sự không hư đó là Không tính trong Phật pháp. Như thế mà nói là “nhận biết tịch tĩnh tướng vốn có của chư pháp”, là nói đã hiểu được cội nguồn của chư Phật, nhưng đó vẫn chỉ là cảnh giới của Tâm ý thức mà thôi, vẫn chưa từng biết đến sự tịch diệt vốn có của cội nguồn chư pháp, càng không hề chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng cội nguồn của chư pháp, đều là dựa vào pháp hữu vi hữu lậu của ý thức để nói “Phật pháp”, nói về tu chứng “Phật quả”. Cho nên mới nói pháp nghĩa của Mật giáo từ đầu đến cuối đều không từng lìa khỏi phạm trù ý thức một chút xíu nào. Sự “tu chứng” như thế là khác xa so với việc lấy chứng đắc Như Lai Tạng làm Không tính của ngài Đa La Na Tha, thì sao có thể nói đó là sở tu của Đa La Na Tha được? Vì sao vậy? Vì tất cả các đệ tử Phật thân chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng tuyệt đối sẽ không bao giờ coi Không tính mà Mật tông nói là chính pháp, nhất định sẽ đứng dậy bác bỏ Không tính theo quan niệm của Mật tông, nhất định sẽ bài trừ quan niệm “tâm ly niệm linh tri Lạc Không song vận trong Song thân pháp là Không tính” của Mật tông. Nội dung thuật trong “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba cũng hoàn toàn tương đồng như vậy, không có khác chút gì. Hành giả muốn biết chi tiết, hãy đọc trước tác của ông ta sẽ rõ ngay, ở đây không nhắc lại nhiều.

Lại nữa, “Song thân pháp nội bí” của Mật giáo là diệu pháp “tức thân thành Phật”, Mật tông lấy đó để huyễn diệu với các tông phái khác của Hiển giáo, đồng thời cũng vì thế mà coi thường Đông Mật. Thế nhưng, pháp “tức thân thành Phật” mà Mật giáo nói, giả sử như có thật đi chăng nữa, cũng không phải là ai ai cũng có thể tu thành, vì các pháp Sinh khởi thứ đệ không phải ai ai cũng có thể thành tựu. Cho dù người học Mật có gắng hết cả đời mình, khổ công tu luyện quán tưởng Minh điểm, cuối cùng vẫn khó mà thành tựu. Cũng có người sau khi quán tưởng thành công Minh điểm, khổ tu Bảo bình khí lại không thành công. Cũng có người suốt đời cần tu Lạc Không song vận, nhưng vì năng lực tình dục suy nhược, dẫn đến không thể nào đạt được trình độ trụ lâu dài trong lạc xúc mà duy trì không xuất tinh, thành ra không thể nào thành tựu Lạc Không song vận. Thậm chí có người phúc đức không đủ, cố gắng hết cả đời, dù muốn tìm được một người nữ để hợp tu Song thân pháp cũng không có; hoặc có khi gắng hết đời cũng không thể nào tìm được thượng sư hợp duyên để truyền Mật pháp, thì nói gì đến việc lấy được lòng thượng sư để truyền thụ Song thân pháp? Như thế càng khó để cùng hợp tu với thượng sư để được thượng sư chỉ đạo lâm sàng[1]. Vì các tình huống đều khác nhau đó, cho nên mới nói pháp môn “tức thân thành Phật” của Mật giáo không phải ai ai cũng có thể tu thành.

Lại nữa, cho dù có người nào đó thực sự có thể đạt được đầy đủ các loại tu chứng kể trên đi nữa, lại được thượng sư sủng ái mà truyền quán đỉnh cho, thậm chí còn được thượng sư khác giới hợp tu Song thân pháp và được thượng sư đích thân chỉ đạo, chứng được Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận thì “Phật” trong “tức thân thành Phật” của anh/chị ta kỳ thực cũng không phải là Phật thật, chỉ là “phàm phu Phật dâm uế” mà Mật giáo tự phong, hoàn toàn không liên quan gì đến Phật nói trong Phật pháp của Hiển giáo, vì sau khi đã “tức thân thành Phật” rồi thì vẫn chỉ là ngoại đạo và phàm phu danh phó kỳ thực đúng nghĩa, không hề tương ứng chút xíu nào với Nhị thừa Bồ Đề và Đại thừa Bồ Đề, tuyệt đối không có chút quả chứng nào cả. Vì sao vậy? Bởi pháp tu thành Phật của Mật giáo hoàn toàn chỉ là cảnh giới tương ứng với Ý thức, hoàn toàn không tương ứng với Bát Nhã, đều chưa hề chứng được Thể (Tâm Thực Tướng Thức thứ tám) của Bát Nhã.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Chỉ đạo trên giường tại chỗ.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0