Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

CHƯƠNG 17: TỔNG KẾT

 

Tiết 1: Nghĩa lý Kim Cương thừa của Mật tông

Về nghĩa lý Kim Cương thừa của Mật tông, như Tông Khách Ba nói: “Nên dựa vào lời trong ‘Chưởng Hoa luận’, nói rằng: ‘Kim Cương thừa là chỉ nhiếp thụ tất thảy Đại thừa không chút dư thừa làm Lục ba la mật đa. Tổng nhiếp chúng gọi là huệ phương tiện (Việc tổng nhiếp Lục ba la mật đa nghĩa là: tổng nhiếp Lục độ bằng huệ phương tiện của Song thân pháp). Nó lại nhiếp thành Nhất vị gọi là Bồ Đề tâm (Song thân pháp đó lại thu nhiếp thành Nhất vị, tức là chỉ Minh điểm Bồ Đề tâm và tinh dịch Bồ Đề tâm), cũng là Kim Cương tát đỏa Tam ma địa (Mật giáo nhờ Song thân pháp mà có thể thành tựu đại lạc ‘thường trụ bất hoại’, vì thế mà Lạc Không song vận để thường trụ bất đoạn, gọi là Kim Cương tát đỏa Tam ma địa), tức là Kim Cương. Vì nó là Kim Cương cũng tức là thừa, cho nên gọi là Kim Cương thừa, đó là ý nghĩa của chú thừa’. Kim Cương tát đỏa du già ‘Phương tiện Trí tuệ hòa hợp vô biệt’ (Nhờ có thiện xảo phương tiện của Dũng Phụ khiến cho không xuất tinh, cùng với nữ âm của Minh Phi có thể khiến cho người ta chứng được Lạc Không song vận, hoặc Không Hành Mẫu có thể dạy cho nam hành giả chứng được trí tuệ Lạc Không song vận, cả hai thứ Không và Lạc chứng được đó đều không khác nhau, gọi là Phương tiện Trí tuệ hòa hợp vô biệt. Nhờ Kim Cương du già nam nữ đó – hành Song thân pháp), tức là Kim Cương thừa (đó chính là cái thừa của Kim Cương), ở đây có hai vị đạo quả (tu hành pháp Kim Cương thừa này có hai loại quả vị là tu đạo vị và cứu cánh Phật quả). Vì thiện xảo phương tiện lớn hơn Ba la mật đa thừa, cho nên gọi là Phương Tiện thừa. Cuốn ‘Trừ nhị biên luận’ cũng nói: ‘Nhờ vô phân biệt, tức quả là đạo; phương tiện quảng đại, vì tối bí mật, nên gọi là Kim Cương thừa, Quả thừa, Phương Tiện thừa, Bí Mật thừa’” (21-14~15).

Nghĩa lý về Kim Cương của Mật tông mà Tông Khách Ba nói đó, về bản chất chỉ là pháp hữu vi sinh diệt luân đọa, không thể gọi là Kim Cương được, vì pháp Lạc Không không phải là pháp thường hiện bất đoạn trước khi chưa tu, không như Thức thứ tám “cho dù là tu hay chưa tu, đều thường trụ và luôn hiện hành bất đoạn”; Nó cũng không phải là pháp biến nhất thiết giới (lan khắp mọi giới), biến nhất thiết thức (lan khắp mọi thức), biến nhất thiết địa (lan khắp mọi nơi). Dâm lạc đã không phải là pháp hằng biến nhất thiết thời, biến nhất thiết giới, biến nhất thiết địa như Thức thứ tám A Lại Da thì không thể gọi nó là Kim Cương được, không thể gọi nó là diệu lạc bất biến được.

Bồ Đề tâm trong Hiển giáo chính là tâm Kim Cương, lấy Thức thứ tám làm tâm Kim Cương, vì thể tính của Thức thứ tám thường trụ bất hoại, cũng không ai có thể phá hủy được, nên gọi là Kim Cương. Bồ Đề tâm trong Mật giáo thì lại có ba pháp: Đó là Minh điểm do quán tưởng mà thành, Minh điểm vật chất (tinh dịch) và Ý thức nhất niệm bất sinh, chứ không phải là Tâm Thức thứ tám thường trụ bất hoại mà Phật nói, không phải là gốc rễ Pháp giới của hữu tình. Thắng nghĩa Bồ Đề tâm mà Mật tông họ nói là Tâm giác tri ý thức trong Đệ tứ hỷ dâm lạc, không phải là Thức thứ tám Kim Cương tâm mà Phật thuyết.

Mật tông lập riêng cái Lạc trong Lạc Không bất nhị và Tâm giác tri làm trung tâm của pháp Kim Cương, thế nhưng cái “Kim Cương” đó chỉ là pháp duyên sinh duyên diệt, không thể lập nó thành Kim Cương được. Mật giáo lấy pháp sinh diệt dâm lạc đó để làm tư tưởng trung tâm cho lý luận của mình, các hành môn phải tu cũng hoàn toàn dựa vào đó để hành, để tu, để chứng, tức là lấy toàn bộ pháp sinh diệt hữu vi làm trung tâm của lý luận và pháp môn tu hành của Mật giáo, thì không thể gọi nó là Kim Cương thừa được.

Hành môn Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận hữu vi hư vọng, duyên sinh duyên diệt như thế cũng chính là pháp khiến cho người ta rơi vào trong phiền não thô nặng nhất của Dục giới, mãi mãi tuyệt duyên giải thoát, thế mà Tông Khách Ba lại xảo biện thành diệu pháp lấy dục ngừa dục, đặt cho nó cái tên mỹ miều là Kim Cương thừa, rồi cuồng ngôn nói Mật giáo có thể tổng nhiếp Lục ba la mật của Đại thừa. Kỳ thực đó chỉ là nói suông, tuyệt đối không có ý nghĩa thật sự nào. Cái gọi là “phương tiện” mà Tông Khách Ba nói kỳ thực lấy những trò khôn vặt, kỹ năng làm tình của thế tục “kéo dài thời gian hưởng lạc mà không xuất tinh” trong hành dâm làm phương tiện, thật đúng là kẻ lấy tùy tiện làm phương tiện. Như thế mà nói đó là Phương Tiện thừa, hoàn toàn không phải là lời nói chân thật.

Những nội dung về Kiến, Tu, Hành, Quả của Mật giáo và cả “tu chứng” của họ đều là hư vọng, tuyệt đối không phải là pháp do Phật tuyên thuyết. Độc giả có thể xem chi tiết trong các Tiết, các Chương của cuốn sách này là biết ngay. Qua tri kiến của Mật tông mà Thượng sư Trần Kiện Dân nói cũng có thể thấy sự hư vọng của nó:

“Vì sao Hiển giáo phải cần đến ba đại a tăng kỳ kiếp, mà Mật giáo thì chỉ cần thân này đời này là có thể thành tựu viên mãn, đạt được cả sự nghiệp lợi tha cứu cánh? Thông qua việc liệu có khế hợp, liệu có vận dụng linh hoạt nguyên lý cơ bản này cũng có thể làm thước đo dùng để phê bình Viên mãn thứ đệ của các Bản tôn bản tiếng Trung dịch ra từ tiếng Tạng. Trong Hiển giáo, như Hoa Nghiêm tông tự xưng là Viên giáo, nói tràn lan về khởi dụng toàn thể, toàn dụng tại thể. Sư tử đấu hổ cũng dùng toàn lực, sư tử vật thỏ cũng dốc toàn sức, nhưng chỉ là giương cao cái lý của mình chứ không có cái thực chất khả thi (có thể thực chứng). Mọi việc đều trở ngại, chỉ dẻo ở miệng lưỡi, không thể vận dụng toàn bộ nó vào các mục tu hành, mà cũng có thể sinh ra chứng lượng sự sự vô ngại. Nếu có, thì chỉ là có trong Vô thượng yoga của Mật pháp mà thôi, cho nên Hoa Nghiêm tông cũng có Mật trong Hiển đáng tán thán. Phật Đà bằng kinh nghiệm quả vị của mình, trực tiếp truyền cho các đệ tử hữu duyên mà mình lựa chọn, dạy cho họ diệu pháp trong một giai đoạn thành Phật quả vị. Cũng giống như chặt cây vậy, nhát dao cuối cùng vận sức như thế nào, chặt đứt như thế nào. Ví dụ, pháp tu của Hoa Nghiêm tông không có quán đỉnh, thế nhưng phương tiện đầu tiên của Mật tông là có pháp quán đỉnh. Trước kết đem thân trí tuệ Bản tôn có tính đại diện do trí tuệ Phật Đà kết tinh lại dẫn nhập vào trong tâm đệ tử, thì Phật tính vốn có của đệ tử bỗng chốc khai phát toàn bộ không dư thừa, dung hòa hợp nhất với thân Bản tôn trí tuệ này. Đệ tử khi đó có tư cách bản thể và thân phận giống như Phật. Giống như sinh ra ở hoàng cung mà làm thái tử, nhất cử nhất động, một câu một lời, đều liên quan đến đại cục cả nước. Đó chính là sự mở đầu của khởi dụng toàn thể, toàn dụng tại thể. Thử hỏi: Khi đó lúc Thiện Tài đồng tử lĩnh hội Hoa Nghiêm viên giáo, có được cái linh cảm này không?” (34-27, 28).

Thế nhưng những lời nói như thế chỉ là sự cuồng vọng vô tri của các nhà đại tu hành Hiển Mật giáo mà thôi. Đừng nói đến ý chỉ quảng đại thâm diệu của Hoa Nghiêm, ngay cả ý chỉ của kinh điển Bát Nhã mới nhập Thực Tướng thôi, thì các thượng sư Mật giáo xưa nay còn không đủ sức biết một tí gì, huống hồ là tu chứng? Thế mà họ lại đem thân phàm phu ra để vọng bình về sự tu chứng của đại sĩ Thiện Tài trong Hoa Nghiêm, thật không phải là lời của kẻ có trí tuệ. Chiểu theo lời lẽ trong đoạn văn của Mật giáo này, thì thấy rằng Mật giáo nhất quán đem tà kiến ra để vọng thuyết Phật pháp. Ở đây muốn nói Chân Tâm của chúng sinh và Phật Tâm đều là Thức thứ tám Kim Cương Tâm, xưa nay chưa từng sinh chưa từng diệt, không tăng không giảm, thì sao trong các “Kinh Tục” của Mật giáo lại nói nó (Chân Tâm của chúng sinh) có thể sát nhập với Phật Tâm? Giả sử được như thế đi chăng nữa, thì tức là thành pháp có sinh có diệt, có tăng có giảm rồi, như vậy thì sẽ trái ngược với các kinh Bát Nhã và nội dung của “Tâm Kinh”.

Lại nữa, cảnh giới mà kinh Hoa Nghiêm nói đích xác có thể thực chứng được. Nhưng chỉ vì Phật răn, không thể khinh suất tiết lộ Mật ý, cho nên những người đã chứng đều không nói rõ ra thôi, chứ tuyệt đối không phải là hư ngôn “chỉ là giương cao cái lý mà không có thực chứng” như Mật tông nói đâu. Xem lại câu “chỉ có trong Vô thượng yoga của Mật pháp mới có cái thực chất của sự hành” của Mật tông, kỳ thực Mật pháp hoàn toàn không có thực chất sự hành (thực chứng) về mặt thân chứng Phật Bồ Đề, mà chỉ là mượn dùng điển cố Bà Tu Mật Đa trong Hoa Nghiêm để chứng minh cho Song thân pháp Vô thượng yoga của Mật giáo (được đứng vững) mà thôi, ngược lại còn vu oan cho các Bồ Tát của Hiển giáo như đại sĩ Thiện Tài trong Hoa Nghiêm là “những người không có thực chất tu chứng”.

Thế nhưng cái mà khiến người ta thực chứng được trong dâm hành của tôn giả Bà Tu Mật Đa trong Hoa Nghiêm lại là Thức thứ tám Thực Tướng tâm vốn không hề tương ứng với dâm xúc. Mật giáo chỉ nhìn thấy được sự thị hiện bề ngoài của tôn giả Bà Tu Mật Đa để rồi bắt chước ngài, từ đó quảng truyền Song thân pháp, nhưng những gì họ truyền lại là Ý thức và pháp môn tham trước cảm thụ dâm xúc, sự cách biệt ở đây đâu chỉ có ngàn vạn dặm? Qua đó có thể thấy, Mật tông hoàn toàn không biết, cũng không hiểu gì về chân ý của tôn giả Bà Tu Mật Đa trong kinh Hoa Nghiêm vậy.

Như vậy, Mật giáo từ đầu cho đến cuối đều lấy dâm xúc trong Song thân pháp và Tâm giác tri trong dâm lạc làm mục đích của tu chứng, hoàn toàn trái ngược với Phật đạo, cũng trái ngược với sự tu chứng của đạo Giải Thoát Nhị thừa. Thế mà họ lại dám tự xưng là Kim Cương thừa, lại còn hạ thấp sự chân tu thực chứng của các Bồ Tát như đại sĩ Thiện Tài ghi trong kinh Hoa Nghiêm, đảo lộn đến như vậy đó.

Qua những ví dụ nêu trên, tất cả mọi người học đều có thể hiểu ngay rằng: Chân Thực Nghĩa trong Kim Cương thừa của Mật tông mà Tông Khách Ba nói đến ở đây chính là chủ thể Tâm giác tri cảm thụ dâm lạc Đệ tứ hỷ trong Song thân pháp, đồng thời thể nghiệm Tâm giác tri trong cơn dâm lạc đó là không có hình sắc, cho nên gọi là Không tính; thể hội cái giác thụ (sự cảm nhận) dâm lạc cũng không có hình sắc, cho nên gọi là Không tính. Qua đó để nói rằng dâm lạc và Tâm giác tri bất nhị, tức là người chứng được Tâm Kim Cương, là người tu chứng quả địa. Người nào có thể tu luyện lâu dài mà không xuất tiết tinh dịch, có thể trụ lâu trong giác thụ dâm lạc của Đệ tứ hỷ thì anh ta có thể tức thân thành tựu “Báo thân Phật”. Với sự “tu chứng” như thế để có thể nói rằng: “Tâm giác tri thường hằng bất hoại, dâm lạc Đệ tứ hỷ thường hằng bất hoại, vốn dĩ nó đã có, cho nên tính của nó tựa như Kim Cương, cái lạc này gọi là Câu sinh lạc, chứng được trí tuệ Đệ tứ hỷ chí lạc tức là chứng được Câu sinh trí của Mật tông”. Tông Khách Ba nói: Mật giáo nhờ có sự tu chứng pháp này, cho nên gọi là Kim Cương thừa, đó chính là Chân Thực Nghĩa của Kim Cương thừa vậy.

Lại nữa, việc tu chứng Phật Bồ Đề và đạo Giải Thoát thực chất không cần phải có quán đỉnh mới có thể tu chứng được. Còn sự tu chứng của pháp đạo Mật tông thì trước hết buộc phải được thượng sư Mật tông quán đỉnh cho thì mới có thể tu chứng. Thế nhưng, việc quán đỉnh mà Mật tông nói ở đây đều thuộc về hành vi hý luận, vì từ Bình quán đã bắt đầu lấy tu chứng dâm lạc trong Song thân pháp và Ý thức cảm nhận dâm lạc làm chủ thể tu hành, mà sự “tu chứng” như thế thực chất hoàn toàn không liên quan gì đến đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề. Cho nên, về ý nghĩa của Kim Cương trong Mật giáo, tên gọi và bản chất không khớp nhau, chỉ là thuyết dối đời trộm danh mà thôi.

Mật giáo lại nói thế này: “Trong Mật đàn, đột nhiên hiện khởi đặc hiệu, việc này xưa nay đều từng có. Như Tất Ngõa Ba khi thụ quán đỉnh của Vô Ngã Mẫu, bỗng dưng hiện khởi công đức Bồ Tát lục địa, có ghi chép trong Mật điển. Khi thày truyền cho Mật chú quán Không, thì rõ ràng hiển hiện ra toàn pháp giới đều Không, không có một thân, một vật, một pháp nào; vạn tượng, vạn lo, vạn thế, vạn vật, không gì là không Không cả. Đó là vì đều thuộc bản thể Không tính vô ngã, như sữa hòa nhập vào sữa, không tạo thành hai dòng. Không chỉ có thể phá trừ một cách tiêu cực Ngã chấp dung tục của nhân thân do nghiệp lực chiêu cảm và quan niệm hạ liệt của phàm phu, mà còn có thể khai phát một cách tích cực Không tính vô ngã, Ngũ nhãn, Ngũ trí, Thập địa, Thập lực, tất thảy mọi đức tướng cụ thể của Phật tính. Cho nên, đại sĩ Liên Hoa Sinh vừa gặp lão tăng tên Tỳ Lô Giá Na, thì chỉ thẳng vị đó mà nói rằng: ‘Ông chính là Phật Đà viên mãn’, vị lão tăng đó cũng lập tức thừa nhận, và rồi cũng không cần sống qua hết cả cuộc đời này, mà thành Phật tại chỗ. Lại có Muội Lặc Cổ Mã của Na Lạc Ba chưa từng tu tập, nhưng sau khi được Phổ Hiền Như Lai hiện tiền quán đỉnh, viên mãn thành tựu Vô Tử Phật Đà tại chỗ…Sau này hành giả thông qua Bản tôn thân tu bất kỳ cúng dường gì cũng đều khởi dụng toàn thể, mà toàn dụng tại thể. Không gian không có lậu sót vật gì, thời gian cũng không thiếu sót một giây nào” (34-30, 39).

Mật giáo tuy nói như vậy, những lời rêu rao rằng tổ sư của Mật giáo đã thành Phật đạo nhiều như lông bò, thế nhưng kẻ thành Phật mà họ nói đến kỳ thực đều rơi vào trong ngoại đạo kiến, căn bản chưa từng Kiến đạo, còn chưa thể nhập vào danh số Bồ Tát, huống hồ là thành Phật? Thực chất vẫn đều là phàm phu đúng nghĩa mà thôi. Ví dụ những người như Tất Ngõa Ba, Liên Hoa Sinh, lão tăng Tỳ Lô Giá Na…trong đoạn văn trên đều coi Minh điểm là A Lại Da thức, đều nhận Tâm giác tri ly niệm thụ lạc trong Song thân pháp là Chân Như ở Phật địa, đều coi Đệ tứ hỷ dâm lạc không hình không tướng trong Song thân pháp là Không tính. Sự “tu chứng” ngộ nhận như thế mà nói suông rằng “viên mãn thành tựu Vô Tử Phật Đà tại chỗ”, nói suông rằng “khởi dụng toàn thể, toàn dụng tại thể”, thật đúng là những lời lẽ vọng tưởng, không có chút thực nghĩa nào cả.

Lại ví dụ như “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú” của Tất Ngõa Ba, như Không tính mà Liên Hoa Sinh nói trong các sách của ông ta, như A Lại Da thức (Minh điểm do quán tưởng thành), Chân Như ở Phật địa (Tâm giác tri thụ dâm lạc) nói trong các truyện ký ca quyết của Mật Lặc Nhật Ba vân vân, đều đọa vào trong thường kiến ngoại đạo pháp, còn chưa thể chứng được Bát Nhã trí của các Bồ Tát thất trụ trong Hiền vị, còn chưa thể đoạn được Ngã kiến mà các bậc Sơ quả Thanh Văn đoạn được (vì vẫn coi Tâm giác tri Ý thức ly niệm linh tri khi chứng thủ Lạc Không song vận làm Chân Như), đều chưa hề đoạn trừ Ngã kiến, vậy mà nói suông rằng đã đoạn được Ngã chấp, kỳ thực vẫn nằm trong ngoại đạo kiến, phàm phu vị. Vì thế, họ nói “khởi dụng toàn thể, toàn dụng tại thể” đều là những lời lẽ hư vọng, những gì họ “chứng” đều là pháp biến dị vô thường gián đoạn, thì sao có thể gọi là Kim Cương được? Tuyệt không có cái lý đó!

Lại nữa, Mật tông còn nói thế này: “Trong tâm hành giả nên mãi mãi là ‘tất thảy pháp Không, Không An vô nhị vô biệt’, lúc tỉnh thì nên tu trì như vậy, trong mộng thì cũng thường xuyên tu Không, thì minh quang mới nhanh đến. Pháp tu thì giống như lúc tỉnh vậy. Cho đến tiến trình lúc tu, trước tiên vẫn phải tưởng rằng ‘ta chết vô thường’, sau đó tưởng ‘tất thảy pháp Không’, rồi lại tưởng ‘tự mình biến thành Bản tôn, chữ Hồng giữa tâm phóng quang, tất thảy tình khí thế hóa quang hòa nhập vào bên trong chữ Hồng này. Sau khi hòa nhập xong, ba nơi thượng trung hạ cơ thể mình cũng hòa nhập chui vào trong chữ Hồng này. Sau đó, bản thân chữ Hồng này từ dưới co lên trên, dần dần hóa quang (ánh sáng). Trước hết, chữ Ô dưới cùng hòa nhập vào trong chữ A, sau đó chữ A hòa nhập vào trong chữ Hắc, chữ Hắc lại hòa nhập vào trong vầng trăng non phía trên nó, trăng non lại hòa nhập vào trong mặt trời đỏ trên nó, mặt trời đỏ lại hòa nhập vào trong chữ Na Đả trên nó, cuối cùng chữ Na Đả dần co lên trên mà quy không’, như thế là tứ đại đều không rồi đó. Khi đấy, trong tâm như như bất động, không thủ không xả, hữu vô đều khiển, pháp ngã cả hai đều không rồi. Tu lâu như vậy, tâm quang tự sáng. Khi mới bắt đầu, đương nhiên chỉ có thể làm lúc tỉnh, nhưng sau khi tu lâu thành thói quen thì tự có thể biết trong giấc mơ, mơ cũng có thể tu không đấy. Nếu có thể đạt được tỉnh mộng như nhau, thì sau khi chết nhất định sẽ thành Phật không cần nghi ngờ gì cả” (62-255~256).

Bằng pháp quán tưởng như vậy, Mật tông nói có thể thành Phật đạo, quả thật đều là những lời lẽ vọng tưởng. Những kẻ thành Phật trong Mật giáo đó, vào lúc “thành Phật”, đều không thể hiểu nổi chủ chỉ chân ý trong các kinh Bát Nhã, đều sai lầm lấy Vô nhân luận không của ngoại đạo “đứng ngoài Như Lai Tạng mà nói tất thảy pháp Không” coi là Không tính của Bát Nhã, tức đều là những kẻ phàm phu chưa Kiến đạo. Pháp môn “tu hành” Mật giáo như vậy, đều rơi vào pháp không đoạn diệt vô thường, đều lạc vào trong duyên khởi tính không của Vô nhân luận, để mà nói tất thảy pháp Không, trái ngược với thánh giáo lượng bất sinh bất diệt trong “Tâm Kinh”. Pháp tu Mật giáo như vậy mà nói là Kim Cương thừa, thì những kẻ tu học pháp thường kiến ngoại đạo cũng đều có thể xưng là Kim Cương thừa rồi.

Mục kích nhưng gì mà Mật giáo nói, tu, chứng thấy đều không tách rời khỏi tri kiến ngoại đạo, pháp môn ngoại đạo, đều chưa hề nhập vào trong pháp Kiến đạo của Phật pháp Tam thừa. Độc giả muốn biết thêm chi tiết, sau khi đọc xong cuốn sách này từ tập 1 đến tập 4, hãy mua thêm cuốn “Na Lạc lục pháp (công ty Sự nghiệp Văn hóa Thần Hy)” ở hiệu sách, đọc kỹ phần quán tưởng trong chương Quán đỉnh và chương Vô thượng du già (yoga) là sẽ hiểu ngay. Hoặc cũng có thể đọc các sách do các đại sư Mật giáo khác viết (như các cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, “Biện liễu bất liễu nghĩa thiện thuyết tạng luận”, “Nhập trung luận thiện Hiển Mật ý sớ”…của Tông Khách Ba) là sẽ biết. Tất thảy đều thuộc về pháp môn hý luận tà tu của Vô nhân luận thuộc ngoại đạo pháp, thế mà nói đến Kim Cương thừa, như thế chẳng phải là quá khinh miệt cái tên “Kim Cương” lắm ư!

“Kiến địa” của Mật giáo đã như vậy, lại xem các pháp mà Mật giáo thực hành, cũng đều rơi vào trong vọng tưởng của ngoại đạo cả. Hành giả muốn biết thêm chi tiết, xin hãy đọc phần hành môn như quán tưởng và khí công vô thượng yoga thuật trong các tập 1, 2, 3 là có thể thấy ngay được sự tà trái hoang đường trong tông nghĩa và hành môn của Mật giáo. Mật giáo với hành môn của ngoại đạo đó mà lại ngoa ngôn nói pháp của mình là Kim Cương thừa, tuyệt đối không có ý nghĩa thực chất, thuần túy chỉ là vọng tưởng mà thôi.

Lại nữa, quả vị mà Mật giáo chứng được như thế này: “Hành giả quán tưởng chữ Hồng giữa tâm mình phóng quang tiêu trừ tội nghiệp ma chướng của chúng sinh lục đạo, rồi sau đó chú luân giữa tâm mình xoay sang trái phóng quang, dưới thứ ánh sáng này, tất thảy chúng sinh đều thành Kháp Giác, dù là một con kiến cũng là hóa thân của Kháp Giác, không phải là của Kháp Giác thì không có. Tất thảy mọi khí vật cũng biến thành cung điện của Kháp Giác. Nhưng loại cảnh giới này buộc phải đích thân tu tập nó mới đến. Nếu không tu tập, thì quyết không thể có. Đích thân tu tập tự nhiên rõ ràng sẽ đến. Mà phải tu tập 10 năm mới có thể thành. Nếu chỉ tu 1, 2 năm thì quyết không thể thành tựu. Bởi vì việc nhìn nhận chúng sinh thành hóa thân của Kháp Giác, nhìn khí vật thành cung điện Kháp Giác đều không phải là chuyện dễ, nếu không tu tập nhiều năm thì không thể đạt đến trình độ nhất tâm không nghi. Nếu có thể đạt đến nhất tâm không nghi, người đó mới bắt đầu có được cái đạo Khởi phần. Nếu trong lòng còn nghĩ đến khuyết điểm của người khác và nghi ngờ tất thảy hữu tình đều không phải là hóa thân của Kháp Giác, thì đạo lý Khởi phần nhất định sẽ không đến. Chỉ với tâm không chút nghi ngờ thì Kiến đạo tự đến. Kiến đạo đến thì cách đối trị tám vạn bốn ngàn phiền não sẽ tự nhiên hiểu. Đạo này có năm: Một, tụ đạo; Hai, hành đạo; Ba, Kiến đạo. Khi đến Kiến đạo, sân tâm nghi tâm sẽ tự nhiên bị diệt trừ. Kiến đạo có 16 kiểu, sau khi từng kiểu đi qua, thì đến Bốn, tu đạo mới bắt đầu đến. Đạo này và Đệ nhất địa ở Tất địa cùng đến. Qua phần tu đạo thì đến Năm, bất học đạo mới bắt đầu đến. Khi đến trình độ bất học đạo này thì tức là thành Phật rồi. Những gì không biết trước đó, đến đây tự nhiên đều thông hiểu, vì Pháp thân thành tựu đủ cả lục thông rồi. Năm đạo nói trên đều thuộc phạm vi của Hiển giáo, người nào có thể chuyên cần tu quán tưởng kể trên, khi thì chết Phật quang vừa đến, lập tức Trung âm thay thế thành Phật rồi” (62-62).

Chỉ với pháp quán tưởng mà nói có thể thành tựu đạo Giải Thoát, nói có thể thành tựu Pháp thân, có thể đạt đủ lục thông, thật đúng là đại vọng tưởng. Bởi lẽ người nào muốn chứng được Lậu tận thông, thì phải hiện quan “cái Ngã Tâm giác tri, cái Ngã tâm tư lượng” là hư vọng. Sau khi hiện quan xong, còn phải đoạn trừ sự chấp trước “muốn làm cho hai cái Ngã này tồn tại mãi mãi”. Sau khi thực sự đoạn trừ được rồi thì mới có năng lực, tự tin lúc xả báo nếu muốn đoạn trừ Tự Ngã (chính mình), thì liền có thể khiến cho “cái Ngã Tâm giác tri, cái Ngã tâm tư lượng” của đời sau không còn hiện hành nữa, như thế mới là người thực sự chứng được Lậu tận thông. Thế nhưng, các thày Mật giáo từ xưa đến nay đều nói Tâm giác tri thường trụ bất hoại, đều nói ly niệm linh tri thường trụ bất hoại, đều nói đại lạc Đệ tứ hỷ trong Lạc Không song vận là đại lạc thường trụ bất hoại, tức đều rơi vào trong cảnh giới Tâm ý thức, tức đều là những người chưa đoạn được Ngã kiến, khi xả thọ nhất định sẽ xảy ra chuyện Tâm giác tri và Tâm tư lượng không chịu đoạn diệt mà dẫn đến Như Lai Tạng lại thụ sinh nhập thai, nghĩa là căn bản không có chút xíu thành tựu nào đối với tu chứng quả giải thoát. Những người chưa hề đoạn Ngã kiến như thế tức là phàm phu đúng nghĩa, lại tiếp tục thụ hành Song thân pháp ngoại đạo để tu, thực hành, xoay chuyển. Những kẻ phàm phu tu học pháp ngoại đạo chưa hề Kiến đạo như thế mà nói đến tụ đạo, kiến đạo, hành đạo, tu đạo, bất học đạo, mà nói Trung âm thân có thể thành tựu Phật đạo, đều là những kẻ đại vọng ngữ, đều là những kẻ lừa đời trộm danh. Việc truyền thụ pháp môn như thế mà nói đến nghĩa lý Kim Cương, đều là những lời nói suông không có chút thực nghĩa gì.

Các đại phái của Mật giáo đã như vậy, Hoàng giáo được xưng tụng là thanh tịnh nhất cũng hoang đường như thế. Ví dụ, Tông Khách Ba nói: “Như Long Mãnh Bồ Tát nói: ‘Do đắc phong chân thực, tiệm nhập chú chân thực, liễu đạt chú sở duyên, học tập Kim Cương tụng. Hành giả Kim Cương tụng, năng đắc duyên Tự tâm, trụ như ảo đẳng trì, lấy Thực Tế tu trị. Từ Thực Tế khởi định, sẽ đắc Vô nhị trí, trụ song vận đẳng trì (trụ ở đẳng trì Lạc Không song vận trong Song thân pháp – nhất tâm thụ lạc và không sinh khởi các vọng tưởng phân biệt chư pháp), càng đạt vô khả học (đến đây thì pháp môn tu đạo của Mật giáo đã viên mãn, không còn cái gì để học nữa, nên gọi là đạo Vô học)’” (21-546-4).

Những kẻ thiển học trong Mật giáo như hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn vì không biết Tông Khách Ba thực chất lấy pháp môn dâm lạc hợp tu song thân làm pháp chủ tu của Hoàng giáo, cho nên đã vọng ngôn nói Tông Khách Ba của Hoàng giáo không truyền pháp này, rõ ràng là không hề hay biết gì về bản chất của Mật giáo, căn bản còn chưa nhập môn Mật giáo, chỉ là hành giả Mật tông sơ cơ học cạn, thì có tư cách gì hoằng truyền Mật pháp? Có tư cách gì để ra mặt biện hộ cho Mật tông? Ví dụ, Tông Khách Ba lại nói thế này:

“Ở đây nếu chưa biết thế nào là quả vị tu bất cộng, thì các đạo Sinh khởi viên mãn dễ bị lẫn lộn. Biết thì lấy đó làm ví dụ, thì dễ liễu đạt các pháp có thể tu đạo. Như “Ngũ thứ đệ luận” nói: ‘Chính học đại du già, đã tu tập song vận (đã tu tập Lạc Không song vận)’. Song vận tuy có hai thứ ‘học’, ‘vô học’, nhưng chỉ là một loại, cho nên nói gộp lại. Việc song vận, tuy có nhiều dị thuyết, phải đứng ở nhị đế thế tục và thắng nghĩa mà giảng. Như “Ngũ thứ đệ luận” nói: ‘Thế tục và Thắng nghĩa (Bồ Đề tâm thế tục – tinh dịch, và Bồ Đề tâm Thắng nghĩa – Tâm giác tri trong Lạc Không song vận. Chi tiết xem phần thuật Chứng phần trong chương 8, 9), liễu tri các biệt phần, cái nào chính hòa hợp (cần nên hiểu rõ thế nào là chính hòa hợp của hai Bồ Đề tâm), gọi đó là song vận’. Cái đạo lý về song vận, trong cuốn luận đó còn nói rằng: ‘Thứ đệ như thế đó, tự gia trì quang minh. Chỉ hai thứ hòa hợp, là thứ đệ song vận (chi tiết xem Vô thượng yoga trong chương 9)’. Ở đây là nói thân hiện Hồng thân thanh tịnh gia trì, tâm thành trí tuệ một vị thắng nghĩa chân thực. Hai cái này không phải là một có một không tồn tại riêng biệt, mà là chỉ việc đắc đồng thời Trí thân hoà hợp. Việc này vào lúc ở quả vị Vô học, tâm hằng trụ ở chân thực, thân cũng thành tựu Cứu cánh thân tướng hảo trang nghiêm” (21-546~547).

Bản chất của Mật tông như thế, hoàn toàn là bám duyên vào dâm lạc của pháp tu song thân, để coi Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận của Song thân pháp là Thắng nghĩa đế. Ví dụ Tông Khách Ba lại nói thế này: “Các Viên mãn thứ đệ khác, cũng buộc phải tu Trí thân song vận (với các Viên mãn thứ đệ khác, cũng phải tu chứng hoàn thành Câu sinh trí thân trong Lạc Không song vận). Cho nên phải tư duy: làm thế nào tu tập để có thể nhiếp trì tông yếu của Viên mãn thứ đệ. (21-554)” (Chi tiết khác xem thêm trong cuốn sách “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba, ở đây không nhắc lại để tránh nhàm chán). Sở truyền, sở tu, sở chứng của Tông Khách Ba chí tôn của Hoàng giáo đều là pháp môn hưởng lạc của phái Tính Lực ngoại đạo, thuần túy thuộc về pháp hữu vi hữu lậu của thế gian, hoàn toàn chưa từng chứng được tâm Kim Cương – Thức thứ tám Như Lai Tạng, thì sao có thể gọi Mật giáo đó là Kim Cương thừa được? Tuyệt không có cái lý đó!

Những chuyện “tức thân thành Phật, Trung âm thành Phật, cứu cánh thành Phật” mà Tông Khách Ba và các thày Mật giáo nói đều là hư vọng, không chỉ trái giáo mà còn bội lý. Cứu cánh thành Phật mà chứng Hồng quang thân họ nói ở đây cũng rơi vào trong hư vọng tưởng: “Cho nên “Ngũ thứ đệ luận” nói: Từ hình ảnh trong gương mà hiểu được ảo thân, chư sắc như cầu vồng, như ánh trăng dưới nước có ở khắp nơi. Nghĩa lý này ý nói rằng tự thân từ phong tâm hiện thành thân Kim Cương tát đỏa nói ở trên nó giống như các thí dụ kia. Không nói rằng chỉ có nhận biết tấm thân thô bằng xương thịt, mà hiển hiện rõ ràng thanh tịnh vô ngại giống như mặt trăng dưới nước kia vậy. Chỉ bằng Sinh khởi thứ đệ cũng có thể tu được như vậy, thì khi mà Sinh khởi thứ đệ còn chưa kiên cố, cũng hiểu nhiều được rằng sự hiển hiện siêu thắng hơn bằng mắt nhìn, thanh tịnh vô ngại tựa như ánh sáng cầu vồng. Lại nữa, “Nhiếp hành luận” nói: Từ Sinh khởi thứ đệ đến Tam viễn li, đều không có ảo thân. Sinh khởi thứ đệ này đạt cứu cánh, tại vị Tế điểm tuy có thể viên mãn hiện khởi Mạn đà la năng sở y trong mức chỉ bằng hạt cải, sự hiểu biết rõ ràng được kiên cố, thế nhưng không phải là ảo thân. Cho nên, những cái đó đều không có nghĩa lý về ảo thân. Khi thiên nhân tựa như hồng nghê (cầu vồng), hiện khởi thân thanh tịnh vô ngại như thế, chính kiến ức niệm tuy nhận thấy toàn bộ không có tự tính, như ảo tướng hiện, thế nhưng không có nghĩa lý ảo thân… Lại nữa, ở Sinh khởi thứ đệ vị, khi dần thu tình khí nhập Không tính, diệt tất thảy cảnh thô như hiển sắc, nhận rõ và an trú lìa tâm. Sau đó từ định sinh khởi, tuy không tác ý, cũng có thể hiển hiện thiên thân và hiện thanh tịnh vô ngại” (21-548).

Sau khi chứng được thiên thân mà hóa trừ giác thụ (cảm nhận) về nhục thân thô sắc như thế, chuyển sang quán tưởng “thiên thân” quảng đại đã hình thành, phát khởi quang minh tựa như ánh cầu vồng. Quang thân hồng quang đó chính là Phật thân mà Cứu cánh Phật của Mật giáo chứng được. Thế nhưng, những thứ đó đều là hư vọng, vì thuần chỉ là hình ảnh do Ý thức quán tưởng mà thành. Ý thức vốn đã là pháp y tha sinh khởi, thì “thiên thân quảng đại” do Ý thức quán tưởng mà thành thực chất cũng chỉ là hình ảnh hiện lên trong Tâm giác tri mà thôi, không phải là có thiên thân này thật trong thiên giới. Mật tông lại đứng từ “thiên thân” do quán tưởng mà thành này để quan sát thành thân không có xương thịt, lại quán thành thân cầu vồng năm bảy sắc mà không có mặt mũi, nói đó là Phật thân trang nghiêm ở Phật địa cứu cánh, cũng có thể nói đó là mức độ tột cùng của sự vọng tưởng. Tông Khách Ba nay với pháp hư vọng bất thực này, bằng pháp dựa vào Ý thức y tha khởi tính sinh ra này để nói rằng đó là pháp môn mà Kim Cương thừa nhất định phải tu học, thì sao có thể gọi là cái thừa Kim Cương[1] được? Vì Hồng quang thân tu được kia là pháp lúc hiện khởi, lúc đoạn diệt, không phải là pháp có Kim Cương tính thường trụ bất đoạn, bởi đều là thứ dựa vào sự quán tưởng khi Ý thức giác tri mới được thành tựu, tức là nhờ vào tu mà sau mới có, trong khi Phật nói Thức thứ tám mới là Pháp thân thực sự của Phật.

Cái mà gọi là thân Hồng quang đó chỉ là vọng tưởng, do Nội tướng phần của bản thân tạo ra, không phải là sự tu chứng thân Hồng quang có thực bên ngoài thân thể, đều là những lời lẽ xuyên tạc phụ họa để nhằm lừa dối chúng sinh mà thôi. Thủ đoạn nói dựa trên sự vọng tưởng như thế, từ xưa đến nay một mạch tương truyền, sao chép lẫn nhau và xảo diệu đến mức ai nấy đều khác nhau, vậy mà đến nay vẫn có những người học Mật giáo bắt chước thực hành.

Ví dụ như Nguyên Âm lão nhân “Hiển” Mật song tu, thân mắc bệnh ung thư, nội tạng đã thối nát đến mức chảy máu trong rồi, thế nhưng đến lúc mệnh chung vẫn cố tình che dấu, nhẫn nhịn không chịu nhổ ra, cũng bởi nhằm thị hiện cái vẻ bề ngoài là có khả năng tọa thoát lập vong, nhằm giữ gìn lấy cái danh thanh “nhà đại tu hành” của ông ta. Thế nhưng rốt cuộc vẫn không tránh nổi việc sau khi thổ huyết thì ngã xuống, lại tiếp tục nôn ra máu mà chết. Còn những tín đồ thân cận cạnh ông ta, để vớt vát lấy đại thanh danh này nhằm thừa kế, để có thể tuyên dương với bên ngoài, muốn lấy việc đó để làm chứng cứ kế tục pháp thường kiến của mình, nên đã cùng nhau ước định rằng: thống nhất tuyên cáo ra ngoài rằng ông ta đã hiển đại thần thông, đã tọa thoát lập vong, che dấu sự thật ngã lăn ra đất, thổ huyết đưa vào bệnh viện mà chết của Nguyên Âm lão nhân. Sau đó, đám đệ tử còn xây dựng tháp xá lợi cho ông ta, xưng là thánh nhân nữa. Những hành vi như thế quả đúng là những kẻ ngu si “không đắc nói đắc đạo, chết nói nhập Niết Bàn, chúng nhân tin dựng tháp, mà tự nhập địa ngục” được nói đến trong “Kinh Phật Tạng”. Những kẻ hầu cận như thế, bất luận trước khi Nguyên Âm lão nhân chết có dặn dò thế nào mà vẫn thực hiện như vậy, đều là những hành vi cuồng ngữ và tạo tháp giả thị hiện hình tượng thánh nhân mà tôn sùng, đúng là những kẻ ác hãm hại Nguyên Âm lão nhân vào địa ngục. Việc vọng ngôn nói ông ta tọa thoát lập vong, hiện đại thần thông quả thực là những lời lẽ đầy hư vọng, giả dối.

Ngày nay, nếu không phá họ, thì sau này sẽ có người tôn sùng ông ta thành đại sư một đời thực sự đã chứng ngộ, thì những trước tác của ông ta sẽ có khả năng dẫn dắt sai lầm chúng sinh lâu dài hơn. Đại chúng mê muội trước danh thanh của ông ta và đám đệ tử kế thừa ông ta, tất sẽ không dám phê bình đối với sự tôn sùng hư vọng về chứng lượng của ông ấy, thì sẽ dẫn đến việc các tác phẩm thường kiến ngoại đạo của ông ta sẽ tiếp tục được lưu truyền rộng rãi, tiếp tục dẫn dắt sai lầm chúng sinh, di hại cho nhân gian hàng trăm năm, từ nay về sau sẽ còn nhiều người truyền thụ pháp thường kiến ngoại đạo của ông ta. Việc cuồng hoặc đại chúng thế tục của các thượng sư Mật tông như thế, xưa nay đều không khác nhau. Những gì họ nói, họ tu, họ chứng đều thuộc pháp do Tâm ý thức hữu vi hữu lậu tạo nên, chưa hề chứng được Tâm Kim Cương Thức thứ tám, thì sao có thể nói là pháp Kim Cương được? Thế mà lại dám nói thừa đó là Kim Cương thừa, thật đúng là lời lẽ cuồng vọng hết sức.

Lại nữa, ánh sáng mà Hồng quang thân hiện ra cũng chỉ là tà quang, không phải là chính quang. Quang minh thực sự phải là kim quang, mà trong kim quang đó có tàng chứa bạch quang cực mạnh, mới là quang minh của Phật. “Phật” của Mật giáo ngày nay đều coi ánh sáng ngũ sắc cầu vồng là Phật quang, đều coi thân của cầu vồng ngũ sắc là Phật thân, hoang đường hết sức! Thế mà các thượng sư Mật giáo kia đều không hiểu cái lý này, vẫn tiếp tục dương dương tự đắc với cái hồng quang quỷ thần đó, nói đó là ánh sáng mà Phật của Hiển giáo không có, nói đó là ánh sáng chỉ có Phật của Mật giáo mới có, thật đúng là đảo lộn trắng đen.

Hồng quang thân như thế, nó chẳng liên quan gì đến thực chứng Tâm Kim Cương cả, không liên quan gì đến thực chứng thể tính Pháp giới, không liên quan gì đến thực chứng Bát Nhã, cũng không liên quan gì đến thực chứng giải thoát, thuần túy chỉ là lời nói của kẻ vọng tưởng, không liên quan gì đến tu chứng trong Phật pháp. Mật giáo lại đem Hồng quang thân không liên quan gì đến tu chứng Phật pháp như thế ra để huyễn diệu lòe bịp các tông các phái khác, nói đó là pháp Kim Cương thừa, thật đúng là những ngôn từ vô tri, làm gì có chút bản chất nào của thừa Kim Cương mà nói?

Lại nữa, Bản tôn cứu cánh mà Mật giáo quán tu cũng chỉ là hình ảnh song thân thường thụ dâm lạc, cũng là từ mật xứ (chỗ kín) sinh ra, đều là dựa vào mật xứ của bản thân hoặc Không Hành Mẫu, cho nên phải lấy xúc thụ dâm lạc do hợp tu song thân mà có để cúng dường cho nó, khi cúng dường dâm lạc phải quán Bản tôn tay ôm Minh Phi hưởng thụ khoái lạc ở chỗ mật xứ của Minh Phi mà hành giả đang ôm ấp (chi tiết xem ví dụ nêu trong Tiết 6 Chương 9). Lý luận và pháp môn thực tu của hợp tu song thân của Mật giáo tà dâm như thế không liên quan gì đến Kim Cương Thực Tướng Tâm của Pháp giới, thì sao có thể nói Mật giáo là Kim Cương thừa được?

Từ cổ chí kim, do lúc nào cũng có người phê bình pháp nghĩa của Mật giáo không phải là Phật pháp, cho nên Mật giáo buộc phải có nhiều biện giải đối với vấn đề này. Ngày nay cũng như vậy, cho nên đại Nhân Ba Thiết của Mật tông mới nói rằng: “Trong lịch sử, Kim Cương thừa vẫn luôn phải đối diện với nghi vấn liệu có phải là giáo pháp của Phật Đà hay không. Điều này cũng giống như các tông phái Phật giáo Tiểu thừa ở Ấn Độ vẫn thường tuyên bố Đại thừa không phải là giáo pháp thực sự của Phật Đà nên tăng cường bài bác. Có một số giáo phái Tiểu thừa và Đại thừa cũng đứng ra công kích tính chân thực của Phật pháp Kim Cương thừa… Mọi người thường kỳ vọng đạo sư và giáo pháp tôn giáo trở thành quy phạm tối cao, có tiêu chuẩn đạo đức nghiêm khắc nhất của tôn giáo đó. Kim Cương thừa đi ngược chiều với các kỳ vọng này, nó thường sử dụng các hành vi dã man (như dùng Ngũ nhục cúng dường, tru sát người khác bằng pháp Tru…) và quái dị không chấp nhận nổi (như dùng dâm dịch trong Ngũ cam lộ, đại tiểu tiện… làm đồ cúng dường). Giáo pháp và phương thức tu hành của nó cũng khiến người ta rất lấy làm kinh ngạc (truy cầu dâm lạc tối cao bằng song thân pháp), phải tin tưởng giáo pháp này do Phật Thích Ca Mâu Ni có hóa thân ôn hòa và ninh tĩnh truyền dạy, quả thực là có chút khó khăn… Thế nhưng trong Tam Tạng mà chúng ta vẫn thường chấp nhận đó cũng không tìm thấy cái gì của Kim Cương thừa” (179-176~178).

Thế nhưng, nói như vậy đều là những lời lẽ “lạc quan quá mức, che dấu chân tướng” và “mỹ hóa Mật giáo”. Đối với Mật giáo thực tế mà nói, họ thường nói rằng “lấy dục ngừa dục”, nhưng lại thường nghĩ đến nữ sắc, thường nghĩ đến dâm lạc. Các thượng sư Mật giáo chuyên cần tu Song thân pháp, cho dù có đắc Đệ tứ hỷ đi chăng nữa thì dâm tâm vẫn không thể ngừng tắt. Ví dụ, có thượng sư nào đó chuyên tu Song thân pháp, cả đời nỗ lực tu hành. Vì muốn cầu chứng tức thân thành Báo thân Phật quả, cho nên lúc lâm chung, anh ta đã quán tưởng Bản tôn và Minh Phi song thân ôm nhau hưởng lạc, quán tưởng mình đã thành Bản tôn, vẫn hiện hành hình tượng xấu xa nhất trụ kình thiên (dương vật cương cứng) khi nằm ngửa trên giường trước phút lâm chung, mất đi nghi luật của “Phật tử”. Như vậy mà nói là lấy dục ngừa dục, mà nói là pháp Tham đạo thành Phật, hoang đường đến mức độ nào nữa? Nó cũng hoàn toàn không liên quan gì đến pháp Kim Cương, thì sao Mật giáo có thể tự nói tông mình là Kim Cương thừa được?

Cũng giống như các thượng sư Mật tông mạo xưng Đả Na Lạp Đạt[2] trong tâm thường tơ tưởng đến gái đẹp, thường nghĩ đến việc cùng hưởng dâm lạc với nữ nhân vân vân (chi tiết xem ví dụ thực tế trong Chương 9). Cho nên nói Mật tông là cuồng Mật trong hiện thực, ai nói là không được? Mật giáo như thế, lại tự ngoa ngôn nói tông mình là Kim Cương thừa, kỳ thực hoàn toàn trái ngược với Kim Cương tính trong Phật pháp, bản chất chỉ là ngoại đạo mà thôi.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Kim Cương ở đây là nói tính kiên cố chân thực bất hoại, đối nghịch với pháp tu vọng tưởng bất thực.

[2] Chú thích của người dịch: Tức là Đa Na La Tha của phái Giác Nãng Ba.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0