Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 34: Mật tông hiểu sai về tâm nghĩa

Thượng sư Mật tông do chưa chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng tâm, cho nên Ngã kiến và Ngã chấp đều không biết cũng không đoạn được. Vì Ngã kiến và Ngã chấp đều không biết không đoạn, nên đã tự dựa vào sự tưởng tượng cá nhân để nói rằng đã biết về tâm Thực tướng, thành ra pháp mà họ nói đều thành vọng ngôn (nói láo). Ví dụ trong “Thậm thâm nội nghĩa” nói thế này: “Hành giới thắng tướng nghĩa, lìa một tướng dị tính, khi chư pháp siêu vượt nối tiếp ngoài một sát na, vô lượng triển chuyển sinh ra, cho nên nói vô thủy (không có khởi đầu). Từ khi mới bắt đầu có tâm bẩn, nếu chấp nó là thường có hoặc thường không có, như thế là nội hàm thuộc về Thân kiến, có hai sai lầm: tâm thường và bẩn ở cùng nhau, thì không có ngày đoạn diệt, đó là thứ nhất; tâm nếu vô nhân sinh (sinh ra mà không có nguyên nhân), thì cũng trái với lý. Long Thụ nói: ‘Phàm cái mà do duyên khởi sinh ra, biết cái nào trước cái nào sau? Cái sinh ra trước phải nên thế nào? Lại nữa, sau khi bị diệt thì đi về đâu? Trước và sau khi đoạn trừ, chúng sinh như ảo hiện’, như vậy là tâm Phật chúng sinh vì không có cái nào khác biệt, không thêm phân biệt, không đọa đoạn thường, thì lìa biên kiến. Trên đây đều là khai thị về bản thể của tâm” (34-341).

Nói như vậy là vọng tưởng, đồng thời còn dẫn sai, hiểu sai về câu kệ của Bồ Tát Long Thụ nữa. Các thày Mật tông vẫn thường vui vẻ nói rằng “sinh ra một pháp nào đó trong một sát na” hoặc nói “trong một sát na hiện ra pháp Thực tướng nào đó”, hoặc nói “siêu vượt nối tiếp…”. Thế nhưng thánh ngữ trong tất cả các kinh Phật pháp Tam thừa mà Thế Tôn tuyên giảng đều lấy Thức thứ tám Như Lai Tạng làm trung tâm, từ Như Lai Tạng mà nói về Bản Tế của Niết Bàn Nhị thừa, dựa vào Như Lai Tạng mà nói về Vô ngã kiến Nhị thừa vạn pháp Uẩn Xứ Giới duyên khởi tính không, dựa vào Như Lai Tạng để nói Trung Đạo quán của Bát Nhã Đại thừa, dựa vào Như Lai Tạng để nói vạn pháp của Uẩn Xứ Giới là tất thảy pháp không, dựa vào Như Lai Tạng để nói về Nhất thiết Chủng trí – Tăng thượng huệ học trong Duy Thức. Phàm những gì Phật giảng trong kinh đều không điều gì mà không lấy Như Lai Tạng làm gốc để tuyên thuyết.

Nay các thày Mật tông đều chưa chứng được tâm Thức thứ tám, đứng ngoài Thức thứ tám Như Lai Tạng để nói rằng có một cái tâm khác thường trụ bất hoại, đứng tách khỏi Thức thứ tám để nói rằng khi Tâm giác tri lìa cấu thì sẽ thành tâm Thực tướng, hoàn toàn ngu muội trước lời Phật dạy “Tâm giác tri là pháp Ý thức duyên khởi” trong các kinh Tam thừa, đứng ngoài Căn bản tâm Thức thứ tám mà nói rằng “Hành giới thắng tướng nghĩa, lìa một tướng dị tính, khi chư pháp siêu vượt nối tiếp ngoài một sát na, vô lượng triển chuyển sinh ra, cho nên nói vô thủy”, như vậy đều thành hý luận cả, vì những gì họ nói đều không động chạm gì đến Đệ nhất nghĩa đế - không hề liên quan gì đến thể tính Như Lai Tạng bản thể Thực tướng của Pháp giới.

Qua những câu như “Hành giới thắng tướng nghĩa, lìa một tướng dị tính” của Mật tông thì thấy rằng họ đều nói dựa vào sự ức đoán, tưởng tượng của mình, tuyệt không có ý nghĩa gì cả, vì bản chất chỉ là pháp tướng không có thật đứng ngoài tâm Thực tướng Như Lai Tạng để nói. Mà vạn pháp đều từ Như Lai Tạng sinh ra, cho nên Mật tông nói “trong một sát na, nhiều sát na siêu việt nối tiếp” mà sinh ra vạn pháp là hoàn toàn không có thực nghĩa, đều là sai lầm cho rằng “(vạn pháp) từ Tâm giác tri sinh ra”. Như thế mà nói về “nối tiếp nhau, siêu việt, vô lượng triển chuyển sinh ra, vô thủy” đều chỉ là những lời lẽ ức tưởng, không liên quan gì đến Phật pháp, vì đều là đứng ngoài tâm Thực tướng để nói về Phật pháp, bản chất chỉ là kẻ “cầu pháp ngoài tâm” mà thôi.

Lại nữa, tất cả Phật pháp, phàm những gì nói để khai thị cho người, đều phải dựa vào Đệ nhất nghĩa đế mà nói. Thế nhưng, Đệ nhất nghĩa đế phải dựa vào Tâm Thực tướng Thức thứ tám mới có mà nói. Cho nên, tất cả các bậc thiện tri thức khi nói về Đệ nhất nghĩa đế, không thể tách rời khỏi Tâm Thực tướng gốc rễ của Đệ nhất nghĩa đế mà nói được. Nay các thày Mật tông từ cổ chí kim đều dựa vào tâm Ý thức mà nói: Ai cũng nói Tâm giác tri ly cấu (thoát ly khỏi sự bất tịnh) thì thành tâm Chân Thực, thì thành Chân Như ở Phật địa. Thế nhưng Ý thức mãi mãi chỉ là Ý thức, mãi mãi chỉ là thức thứ sáu, vĩnh viễn không thể nào biến tâm Ý thức thành tâm Chân Như Thức thứ tám được.

Ví dụ như Phật xuất hiện ở nhân gian, cũng đều có tám thức vận hành đầy đủ, chứ không phải chỉ có sáu thức. Đã như thế thì phải biết rằng Chân Như ở Phật địa là do Thức thứ tám Như Lai Tạng ở Nhân địa sau khi thanh tịnh tùy miên và chủng tử của hai chướng mà trở thành Chân Như, (bản chất) vẫn là tâm Thức thứ tám chứ không phải là từ Ý thức chuyển biến thành Chân Như. Qua đó có thể thấy rằng câu “chuyển biến tâm Ý thức giác tri có cấu bẩn thành Chân Như ở Phật địa vô cấu” mà Mật tông nói chỉ là lời lẽ của kẻ vọng tưởng, hoàn toàn không phù hợp với chính lý mà Phật thuyết trong các kinh Tam thừa.

 

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0