Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 33: Mật tông lấy bề ngoài làm thật

Pháp mà Mật tông nói vẫn thường lấy vẻ bề ngoài làm thật, hơn nữa lại còn một ngoài vạn trong nữa. Ví dụ:

“Ý nghĩa bề ngoài màu sắc Phật: Phật trí thông thường có năm loại, là chủ yếu trong Phật lý. Các loại trí tuệ phát ra, tức là tinh hoa của Phật sự. Các Mật tục đều nói Đại viên kính trí đại diện cho phương Đông phát ra ánh sáng trắng, Bình đẳng tính trí đại diện cho phương Nam phát ra ánh sáng vàng, Diệu quan sát trí đại diện cho phương Tây phát ra ánh sáng đỏ, Bất không thành tựu trí đại diện cho phương Bắc phát ra ánh sáng lục, Pháp giới Thể tính trí đại diện cho trung ương (chính giữa) phát ra ánh sáng lam. Thế nhưng các loại pháp sự, pháp khí, đồ cúng, mâm cúng…cũng có các loại màu sắc, từng loại đều biểu thị nghĩa lý riêng…

Y báo của Phật, Mật tông nói là ‘đàn thành’, tiếng Phạn là ‘Man đà la’. Ngoại trừ có phương pháp vẽ nhất định được tường thuật chi tiết ở chương khác, trong đó mỗi loại đều có kết cấu riêng, đều có biểu trưng ý nghĩa của nó. Như ‘đàn thành Đại uy đức Kim Cương’: ‘pháp cơ của nó’ bên ngoài trắng, biểu thị tự tính thanh tịnh chân không; bên trong đỏ, và hình Bạt hát Bát Nhã mẫu biểu thị trí tuệ đại lạc; ba góc thì biểu thị tam giải thoát môn vô tướng, vô nguyện, vô sinh; phần cực dưới nhỏ nhọn, biểu thị bỗng nhiên ly cấu (lìa sự ô nhiễm); bên trên rộng, biểu thị chân không vô biên. Tất cả các chim hàn thi lâm khác, cũng nên hiểu là ‘Phật tâm Lạc Không vô biệt trí tính’ sinh ra. Các thi lâm cũ nát khô ướt khác biểu thị bất tịnh, vô thường. Tám mây biểu thị thông đạt đại bi, nước biểu thị Bồ Đề tâm, long vương trì như ý bảo biểu thị lục độ, tứ nhiếp. Nó trụ ở nước, biểu thị không lìa Bồ Đề tâm. Cây biểu thị Trung mạch, thuyết phương thần trụ ở gốc biểu thị hạ trừ khí, thủ ngưng thần ở ngọn biểu thị thượng hành khí; hỏa biểu thị Chuyết hỏa và thiêu trừ chướng ngại; sơn biểu thị Lạc Không dựa vào chấp thực vọng tưởng không thể sinh ra; chim thú biểu thị dùng tứ yết mà để lợi ích hữu tình; tiên nhân thành đạo biểu thị bổ đặc già la tu hành và bát thông Tất địa; tháp biểu thị bát Tất địa và Pháp thân xuất thế gian; thi lâm tổng quát biểu thị Vô ngã trí; hỏa diệm biểu thị thông đạt trí quang (ánh sáng trí tuệ thông đạt); Kim Cương viên biểu thị chư ma bất nhập; pháp cơ hình tam giác biểu thị giải thoát thanh tịnh; cuống sen biểu thị không nhiễm trần cấu; giao chùy biểu thị ngũ trí thanh tịnh; phường tứ bài biểu thị tứ tĩnh lự; cung điện việt lượng biểu thị cho…

Bên trong rỗng biểu thị tự tính vô ngã; lưỡi chuông biểu thị phương tiện thông đạt chân không và Câu sinh đại lạc trí trong Quả vị (Câu sinh đại lạc trí của Phật quả mà Song thân pháp chứng được); tiếng chuông biểu thị Pháp luân Kim Cương thừa không ngừng chuyển động. Bất cứ lúc nào cầm chùy, tất niệm phương tiện đại lạc (bất cứ lúc nào khi cầm chùy, tâm cũng nghĩ đến phương tiện đại lạc trong Song thân pháp); bất cứ khi nào lắc chuông, tất niệm trí tuệ chân không (bất cứ lúc nào khi lắc chuông thì tâm cũng nghĩ đến trí tuệ chân không hoa sen của người nữ); bất cứ lúc nào lắc trống, tất niệm Lạc Không song vận (bất cứ lúc nào khi lắc trống, tâm cũng nghĩ đến Lạc Không song vận), độ tất thảy hữu tình (cứ tưởng niệm rằng độ hết tất cả chúng sinh như thế)” (34-39~42).

Lại nữa: “Thày Cống nói: ‘Hóa luân – Kim Cương Thủ, Báo luân – Kim Cương Tâm, Pháp luân – Kim Cương Trì đều là Kim Cương Tát Đỏa. Vĩ đại thay! Lời họ nói ấy, có thể suy biết được nghĩa lý bản Phật của chúng sinh. Duy chỉ Kim Cương có thể dụ cho Minh Không, là Tát Đỏa đều có Kim Cương. Tát Đỏa, nghĩa là hữu tình. Là vì chúng sinh vốn có đủ Tứ thân. Tay phải Bản tôn cầm chùy pha lê ngang ngực, hướng ra ngoài, biểu thị chúng sinh tự tâm có đủ Ngũ trí, vốn dĩ là Phật. Tay trái cầm chuông vàng (chuông vàng biểu trưng cho hạ thể của Minh Phi), đặt ngang háng mà hướng vào trong, biểu trưng cho Pháp tính không huệ, nguyện thuộc của báu trong nhà, tự thụ Pháp lạc. Hiểu rõ được điều này, không có khả năng chứng biết Niết Bàn, cho nên chân phải duỗi xuống; không có sự độ chúng sinh, cho nên chân trái nửa ngồi. Lại tô màu lam toàn thân để biểu thị bản tính pháp nhiên thông thể bất động. Cái gọi là bản tính pháp nhiên, là nước, là không. Cái gọi là Kim Cương Tát Đỏa, là trăng, là cầu vồng. Duy chỉ có nước là trong suốt, nên có thể in mặt trăng; duy chỉ có Không là vô ngại, cho nên mới có thể hiển hiện cầu vồng. Mặt trăng in dưới đáy nước, nước chưa từng tăng lên; cầu vồng hiển ở Không (không trung), Không chưa từng giảm bớt. Con chim nhạn bay qua hư không dài, dụ như bóng chìm dưới nước lạnh, còn hiềm nghi nó có sai lầm, chìm luôn cả tông tích nó. Hành giả đã biết được lý này, thì lìa khỏi tác, chỉ, nhậm, diệt, trong sát na tự thân đốn hiện, nhất định sẽ không dẫn đến tình trạng hiểu sai trên mặt chữ, giả vờ tỏ ra hiểu biết nữa!’” (34-1267).

Tri kiến của Mật tông lấy vẻ bề ngoài làm thật, lấy một ngoài suy vạn trong như thế, hoang đường đến cùng cực. Vì sao nói vậy? Vì “pháp có thể biểu hiển – pháp năng biểu” vốn dĩ không phải là “pháp mong muốn biểu hiển – pháp sở biểu”. Việc đem tà tư lấy bề ngoài làm thật như thế để lồng ghép vào trong tu hành Mật pháp, thành ra cái hình ảnh quán tưởng ra có thể biểu thị cho Pháp thân, khi quán tưởng Bản tôn thành tựu tướng hảo trang nghiêm ở Phật địa tức là chứng tỏ tự mình đã trở thành Phật cứu cánh rồi. Lại còn nói y báo của Phật trên đàn thành mà hành giả Mật tông vẽ ra….cứ thế mà lấy một vẻ bề ngoài để suy diễn ra hàng vạn thứ bên trong. Phàm mà các pháp mà Phật đã khai thị như Niết Bàn, Bát Nhã, Nhất thiết Chủng trí…(với Mật tông) đều có thể thay thế bằng các pháp quán tưởng – chỉ cần hình tượng được thay thế đó một khi quán tưởng thành công, là chứng tỏ pháp mà họ muốn tu hành đã thành tựu rồi.

Với thói quen lấy một vẻ bề ngoài để suy vạn thứ bên trong như thế, cho nên Mật tông có thể đem việc quán tưởng Minh điểm thành công ra chứng tỏ rằng mình đã chứng được Thức thứ tám A Lại Da vân vân và vân vân. Thế nhưng, hai pháp “năng biểu”, “sở biểu” của Mật tông rốt cuộc đều không phải là pháp giải thoát và Bát Nhã trong Phật Bồ Đề mà Phật Đà đã tuyên thuyết. Mật tông vì với tác phong vẻ bề ngoài làm thật, lấy một bề ngoài suy vạn thứ bên trong như thế, nên đã biến các loại pháp vọng tưởng trở thành hành môn chính thức để Mật tông tu hành “Phật pháp”, ghi chép vào trong các Mật kinh Mật tục để quảng truyền. Từ vọng tưởng lấy giả làm thật này, họ cho rằng việc quán tưởng thành công pháp hữu tướng giả tưởng ấy là đã thực hiện thành công việc tu hành vô tướng vô ngại của đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề, từ đó dám nói mình đã tức thân, tức sinh thành Phật. Thuyết lấy giả làm thật, lấy một vẻ bề ngoài để suy vạn thứ bên trong như thế đâu đâu cũng có thể thấy trong các điển tịch Mật kinh, Mật tục của Mật tông, không sao kể xiết. Hành giả Mật tông chỉ cần lưu ý một chút là chỗ nào cũng thấy.

Việc Mật tông chủ trương có thể trở thành Tam muội da Tát đỏa thông qua lời thề cũng là một thứ vọng tưởng lấy vẻ bề ngoài làm thật: “Tam muội da, dịch là lời thề, là chỉ lời thề đã từng phát ở đời trước, hoặc đời này mới phát Bồ Đề tâm, thề rằng mình sẽ dùng toàn bộ thời gian của đời này nỗ lực tu tập pháp Kim Cương thừa (pháp tu song thân), đạt đến tức sinh, tức thân thành Phật, có đủ công đức cứu cánh lợi tha, độ hết tất thảy chúng sinh, đó chính là lời thề. Vì có lời thề này, hoặc sớm đã từng lập lời thề này ở nhiều đời trước, cho nên đời này mới có thể hướng đến thừa này mà gặp Mật pháp; hoặc ở đời này gặp được Mật pháp, sinh khởi lòng tin, nên mới phát lời thề này. Thân như thế này chính là thân lời thề, cho nên mới nói là ‘Tam muội da thân’, tức là nhục thân này có mang theo lời thề lớn đó” (34-67).

Lập lời thề như thế xong thì tức là thành Tam muội da Tát đỏa, cũng chính là một ví dụ về việc lấy vẻ bề ngoài làm thật. Vì sao vậy? Bởi sau khi lập lời thề xong, không có nghĩa là đã thực chứng được Tam muội da của Mật tông. Mà Tam muội da của Mật tông cũng không phải là Tam muội da nói ở trong các kinh Phật giáo. Cho nên mới nói người nào lập lời thề như thế mà nói đã trở thành “Tam muội da thân” thì đó chính là vọng tưởng lấy giả làm thật vậy.

Việc làm quán tưởng ở bên ngoài mà có thể thành Trí tuệ Tát đỏa hoặc Tam ma địa Tát đỏa cũng là một loại vọng tưởng lấy bề ngoài làm thật: “Trí tuệ Tát đỏa: …Khi tu Yoga bộ, tức có ngũ tướng thành Pháp thân. Thân này cùng song hành với trí tuệ, cho nên đã có sự kết hợp của thân tâm vô nhị. Đầu tiên quán tướng thứ nhất rằng: Thông đạt bản tâm, tức quán chữ A ở Tâm luân, đó là Bản thể vốn không sinh. Quán thứ hai là quán chữ A này chuyển thành Nguyệt luân, đó chính là tướng thứ hai, gọi là tu Bồ Đề tâm. Tướng thứ ba là: chứng Kim Cương tâm, tức là quán một chữ Hồng trên trăng (nguyệt) này, có đủ ngũ bộ, biểu thị ngũ trí ngũ đại. Tướng thứ tư là: Chuyển Kim Cương thân, tức quán chùy này phóng to thu nhỏ, tức là thân trí tuệ. Tướng thứ năm là: Hiện Phổ Hiền thân, tức là từ chữ Hồng trí tuệ này, chuyển thành Phổ Hiền thân” (34-68~69).

Quán tưởng chữ chủng phóng quang để thành Tam ma địa Tát đỏa cũng là vọng tưởng lấy bề ngoài làm thật: “Tam ma địa Tát đỏa: Tam muội da Tát đỏa ở trong câu thề, Trí tuệ Tát đỏa ở trong trí tuệ, Tam ma địa Tát đỏa thì ở quang minh thắng nghĩa. Bên ngoài hiện Tam muội da thân, Tâm luân trong thân này thì quán Trí tuệ Tát đỏa; Trong tâm bên trong thân Trí tuệ này quán chữ chủng tử của nó, mà chữ này có hàm chứa thắng nghĩa. Từ trong Chân Như định thắng nghĩa này, phát ra quang minh (ánh sáng), đó là Tam ma địa Tát đỏa. Mỗi lần tu tập Bản tôn thân là một vòng tròn khép kín, trải qua sự tu tập phóng thu quán tưởng,ba tầng khép kín nhị quán, tam quán, tứ quán trên nghi quỹ như trên, và ba tầng thu phóng khép kín, tầng tầng điều luyện, lớp lớp phóng quang, cho đến khi hoàn thành ảo thân và quang minh song vận. Cái gọi là “quang minh” ở đây tức là Tam ma địa Tát đỏa đó. Ba mục nói trên, tổng quát lại là: cái gọi là tức thân thành Phật của Mật tông tức là từ ba loại Tát đỏa này mà tu thành ba tầng Phật thân. Tam muội da Tát đỏa thành tựu Hóa thân, Trí tuệ Tát đỏa thành tựu Báo thân, Tam ma địa Tát đỏa thành tựu Pháp thân, như thế là hoàn thành Phật quả của Mật tông, như thế là thành lập nên toàn bộ Mật pháp của Mật tông vậy” (34-69~70).

Việc quán tưởng hình ảnh Nguyệt luân trong Tâm giác tri như thế, sau đó quán tưởng chữ Phạn A trong Nguyệt luân, người nào quán tưởng thành công tức là chứng được Bản tâm, gọi đó là Bản thể vốn dĩ bất sinh…cho đến việc trong Nguyệt luân quán tưởng ra đó, tiếp tục quán tưởng hình ảnh Bản tôn thân trở thành thân của Bồ Tát Phổ Hiền, khi quán tưởng thành công, tự mình đã là Bồ Tát Phổ Hiền, tức là đã thành tựu công đức và quả vị của Bồ Tát Phổ Hiền rồi.

Pháp quán tưởng lấy giả làm thật, lấy một ngoài suy vạn trong như thế mà lại có thể trở thành pháp chân tu thực chứng trong Phật pháp, thật đúng là một sự vọng tưởng đến cùng cực. Vì sao vậy? Vì với người đã chứng được cái gọi là Bản tâm vốn dĩ không sinh mà Mật tông nói đó, nếu hỏi anh ta rằng Thức thứ tám Như Lai Tạng của mình ở đâu thì đều im tịt không biết, cũng không thể nào biết gì về thể tính Như Lai Tạng của chính mình… Cho đến việc hỏi xem các loại công đức thắng diệu của Bồ Tát Phổ Hiền và trí tuệ Bát Nhã của Bồ Tát thất trụ vị ở mức độ thô thiển, anh ta cũng đều không hay biết gì cả.

Lại nữa, Tâm giác tri an trú trong cảnh giới mà Tâm luân được quán tưởng xuất hiện ra chữ chủng tử gọi là “Chân Như định thắng nghĩa”, nhưng thực chất thì hoàn toàn không liên quan gì đến Chân Như ở Nhân địa của Thức thứ tám; Lại quán tưởng phát ra quang minh ở trong cảnh giới này..., thì gọi là đã chứng Tam ma địa. Nhưng xét sự thực thì cũng đều không liên quan gì đến các loại Tam ma địa mà Phật đã giảng, thuần túy chỉ là “Tam ma địa” do Mật tông tự mình định nghĩa mà thôi. Những việc năng biểu sở biểu, năng tu sở tu, năng chứng sở chứng như thế đều không phải là cảnh giới chứng ngộ và trí tuệ mà Phật nói, sao có thể nói khoác rằng mình đã tu chứng được Phật pháp? Với thứ hư vọng tưởng như thế, mà lại có thể nói khoác với các Bồ Tát đã tu chứng Bát Nhã và thiền định của Hiển giáo rằng “Pháp môn tu hành Quả địa của Mật tông phải là người tối thượng thượng căn tu xong pháp môn Hiển giáo mới có thể tu học”, thật đúng là những lời lẽ hư vọng hoang đường tột bực.

Việc thành tựu tức thân thành Phật của Mật tông thông qua ba loại quán tu lấy giả làm thật này hoàn toàn khác xa với đạo pháp thành Phật mà Thế Tôn đã tuyên dạy, đó chỉ là pháp môn “thành Phật” do Mật tông tự bày vẽ, tự định nghĩa ra, rơi vào trong vọng tưởng tà kiến của ngoại đạo, hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng trong Phật pháp cả. Những lời lẽ như thế trong Mật tục, trong cuốn “Đại Nhật kinh” được thu nhập vào trong bộ “Đại Chính Tạng” của Nhật Bản cũng nói giống vậy: “Lại lấy tay Định Huệ, ngũ luân hướng vào trong làm quyền, thành lập Hỏa luân, đặt nhị phong luân ở bên, gập nhị hư không ngang nhau, tụng rằng: Ấn này ấn Ma Ha, gọi là Như Lai Đỉnh, phù hợp mới kết thành, tức đồng như Thế Tôn. Chân ngôn rằng: Nam ma tam man đa, bột đà nam, hồng hồng” (“Đại Chính Tạng” 18-25).

Lại như: “Lại thả lỏng hai tay Định Huệ, làm hợp quyền quy mệnh, phong luân nắn nhau, thêm vào bên trên hai không luân, hình giống kiết già. Tụng rằng: Ấn đại huệ đao này, tất thảy điều Phật nói, có thể đoạn chư kiến, là Câu sinh thân kiến. Chân ngôn rằng: (đoạn văn dài nên lược bỏ)” (“Đại Chính Tạng” 18-24).

Lại như: “Lại dùng hai tay Định Huệ, là hợp quyền rỗng trong, cong gập hai phong luân, vặn thắt nó bằng hai không luân, hình giống thương khứ. Tụng rằng: Đây gọi là thắng nguyện, ấn cát tường pháp loa, thày của chư Phật thế, bậc Bồ Tát cứu thế, đều nói pháp vô cấu, đến Niết Bàn tịch tĩnh. Chân ngôn rằng: Nam ma tam man đa, bột đà nam, ám” (“Đại Chính Tạng” 18-24).

Những gì mà “kinh điển” của Mật tông nói đều là thuyết lấy giả làm thật cả. Nghĩa là, nếu muốn đoạn thân kiến câu sinh (thân kiến có từ lúc ra đời) thì bắt buộc phải đoạn trừ Ngã kiến trước, sau đó mới có thể đoạn trừ thân kiến câu sinh, vì cái mà Ngã kiến phải đoạn chính là ác kiến “Tâm giác tri chân thường bất hoại”, thân kiến câu sinh chính là Ngã chấp, mà Ngã chấp chính là ác kiến cho rằng “Tâm tư lượng thường trụ bất hoại, là cội nguồn của tất thảy pháp”. Thế nhưng, xem xét việc đoạn thân kiến câu sinh mà “Đại Nhật kinh” của Mật tông nói ở đây thì không phải là đoạn trừ Ngã kiến như trên mà Phật đã dạy, thậm chí còn chưa cả đoạn trừ Ngã kiến, thế mà họ nói làm thủ ấn và tụng chân ngôn xong thì tức là đã đoạn trừ được thân kiến câu sinh rồi, thật đúng là những kẻ lấy giả làm thật.

Lại nữa, họ còn nói làm thủ ấn và tụng chân ngôn xong là đã đồng với Thế Tôn, đó cũng là lấy giả làm thật. Cái gọi là chứng Niết Bàn tịch tĩnh của họ cũng là lấy giả làm thật, như thế mà nói đã tu chứng được Niết Bàn, có thể nói là họ không có phần trong việc Kiến đạo của Đại thừa. Làm thủ ấn, tụng chú và quán tưởng “thành Phật” như thế xong thì vẫn hoàn toàn là phàm phu đúng nghĩa, thế mà nói đó là pháp “Đại viên mãn, Mật giáo vô thượng”, hoang đường đến mức độ nào? Ấy thế mà các thượng sư Mật tông tự xưng là bậc “thượng thượng căn khí” và rất nhiều hành giả Mật tông “thượng thượng căn khí” theo thượng sư Mật tông tu học lại có thể tin theo không chút nghi ngờ, chẳng phải là quái lạ lắm ư?

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0