Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 8: Tứ quả Ngũ quả mà Mật tông chứng đắc

Mật tông rất khéo trong việc giải thích xuyên tạc các danh tướng của Nhất thiết Chủng trí trong Phật pháp nhằm ăn khớp với Song thân pháp mà họ thu nhận từ ngoại đạo. Ví dụ, thuyết về “Tứ quả” của họ nói rằng:

“Cái cảm nhận thụ dụng do Tu đạo sinh ra là tri kiến về Tứ hỷ hạ cố chân thực cực tịnh của chư pháp, nó cũng có nghĩa là ‘lấy Đẳng lưu để diệt tóc bạc, lấy Dị thục làm sức mạnh hành sự, có thể làm tướng tăng trưởng của sĩ phu, lấy Vô cấu chuyển thành vô tử’…

Về quả Đẳng Lưu: Nếu tịnh phần của giới ngưng cố ở rốn (khi đạt đến cực khoái tình dục, cái tịnh phần nâng chiết lên từ tinh dịch (bên nam) và dâm dịch của bên nữ có thể an trú ở Tề luân), số lần quay vòng của Tề luân đạt đến cỡ bàn tay, như mặt gương hoặc hai cái miệng bát úp vào nhau, lấy ngón tay chạm vào cũng không được, lại cực trắng và có quang trạch (sáng bóng nhuận). Như thế là có thể trừ khử được việc bạc tóc và nếp nhăn, da dẻ chuyển thành mềm mại tươi non.

Về quả Dị Thục: Tịnh phần của giới ngưng cố ở giữa tâm (nếu như tịnh phần nâng chiết lên từ tinh dịch và dâm dịch của nữ khi đạt trạng thái cực khoái tình dục có thể an trụ ở Tâm luân), thì sẽ như tràn đầy sức mạnh thiên tử mà vô địch.

Về quả Sĩ Dụng: Tịnh phần của giới ngưng cố ở giữa hầu (nếu như tịnh phần nâng chiết lên từ tinh dịch và dâm dịch của nữ khi đạt trạng thái cực khoái tình dục có thể an trụ ở Hầu luân), lưỡi có thể đến giữa mày, hai vai cao tròn, tham dục, thân cực nóng ấm, sinh tham chấp, nuốt sữa tiểu thiệt (nuốt nước tiết ở hầu), thì có thể đạt đến nhiều ngày không cần ăn mà thân thể không tiều tụy.

Về quả Vô Cấu: Bồ Đề tâm ngưng cố ở Đỉnh luân (khi đạt đến cực khoái tình dục, cái tịnh phần nâng chiết lên từ tinh dịch và dâm dịch của bên nữ có thể an trú ở Đỉnh luân), thì thọ mệnh có thể đạt đến 200 tuổi, không phải là mãi mãi không chết” (61-300~303).

Về nội dung của quả Đẳng Lưu, quả Dị Thục, quả Sĩ Dụng nói như trên, sau khi tôi giải thích ẩn nghĩa mật ngữ xong sẽ khiến cho những người chứng được Bát Nhã đọc mà không nhịn nổi cái cười nhếch mép. Nếu là người nghiên cứu Duy Thức học nhiều năm mà hiểu đúng được chính nghĩa của Duy Thức thì chắc chắn cũng phải phun cơm cười lớn. Danh tướng của Phật pháp mà lại có thể tùy tiện giải thích như vậy, thì ai ai cũng đều có thể tự giải thích được rồi, người người đều có thể tự nói rằng mình đã thành Phật đạo cả rồi, vì nội hàm cảnh giới tu chứng mà họ nói đâu có nhất định phải khớp với ý chỉ mà Phật đã tuyên thuyết.

Mật tông lại còn tự mình sáng chế ra thuyết Ngũ quả, lẫn lộn với thuyết Nhất thiết Chủng trí Duy Thức trong Hiển giáo:

“…Trong đó, Ly hệ quả’ với sự kiên cố về mặt thứ tự của Noãn tướng từ đó mà thăng hiện Bản tôn ở thân mình và thân người khác, ngữ thì thăng hiện Mật chú, ý thì thăng hiện thiền định vô phân biệt liên tục bất đoạn. Lại nhờ đó mà có thể biết hết ngôn ngữ các loài như bàng sinh, cũng có thể nói theo ngôn ngữ của chúng, phàm những gì hiện ra đều có thể hiểu biết vô ngại, gọi là ‘quả Dị Thục’. Lại nữa, trong thân lạc thụ không ngừng (sau khi chứng được Đệ tứ hỷ của Song thân pháp, có thể phát triển kéo dài đến mức độ thụ lạc không ngừng trong bất cứ lúc nào khi không ôm Minh Phi), cho dù có khổ duyên bức bách thì vẫn sinh lạc không dứt, đó là ‘Đẳng lưu Câu sinh quả’ thứ ba. Lại nữa, phiền não dừng lại, sự phân biệt bát pháp giảm dần, tất cả mọi sở chấp đều nhỏ, đó là ‘Sĩ dụng quả’ hoặc ‘Vô cấu quả’.

Nhâm nhị (9.2.), Tứ quả thăng hiện lúc sơ tông thú: Đích thân nhìn thấy Hóa thân Phật Đà, trong tự tính hiện rõ Bản tôn, Sinh khởi thứ đệ kiên cố bèn lìa bỏ tấm thân thấp kém (hạ liệt). Thuyết pháp cho trăm loài chúng sinh được hóa độ bằng trăm loại ngôn ngữ, lìa khỏi thứ ngôn ngữ thấp kém. Trong tâm thăng khởi hai loại định là Vô căn bản và Hậu đắc, lìa bỏ ý thấp kém. Thứ công đức đó gọi là ‘Ly hệ quả’. Lại có thể xuyên núi qua tường mà không chướng ngại, nạp tam thiên thế giới vào một hạt mà không có to nhỏ, có thể lấy một biến ra nhiều, hoặc lấy nhiều biến thành một, với công đức đó gọi là ‘Dị thục quả’. Lại nhập Trung mạch bằng tâm khí, song già ở Tôn mẫu (nếu có thể nhập vào trong Trung mạch của Minh Phi bằng tịnh phần Bồ Đề tâm Bảo bình khí, đồng thời quán tưởng “Bản tôn phụ mẫu song vận” ở trong Trung mạch của Minh Phi), người đạt được cái lạc vô lậu liên tục bất tuyết (người nào có thể khiến cho tinh dịch không lậu xuất, giữ lâu được lạc xúc còn mãi mà không đứt đoạn) là ‘Đẳng lưu Câu sinh quả’. Lại nữa, người mà các định như cảnh tượng tất cả đều ngừng, loại lực không thuận mà đem đoạn trừ nhỏ, trí lực đối trị lớn gọi là ‘Sĩ dụng quả’ hoặc ‘Vô cấu quả’” (61-444~446).

Mật tông nói về “Ngũ quả” của Duy Thức như thế, đồng thời nêu ra các danh tướng về cảnh giới của các đại Bồ Tát nói trong các kinh điển Hiển giáo để tự trang nghiêm (làm đẹp cho mình), kỳ thực hòan toàn không đúng sự thật, hiểu sai về nghĩa lý của Ngũ quả trong Duy Thức vô cùng trầm trọng, chứng tỏ đó chỉ là sự ức tưởng, thổi phồng của các thượng sư Mật tông mà thôi.

Ở đây muốn nói về nội hàm Ngũ quả của Bồ Tát trong các “quả chứng danh tướng” của các đại Bồ Tát, phải sau khi Minh tâm Kiến tính và chứng được trí tuệ Bát Nhã xong, phát khởi Vô phân biệt trí căn bản, rồi dần sinh ra Vô phân biệt trí hậu đắc; sau khi có đầy đủ Biệt tướng trí của Bát Nhã, tiến tu Nhất thiết Chủng trí, thông đạt trí tuệ Kiến đạo của Bát Nhã, sau đó sinh khởi Vô sinh pháp nhẫn, mới bắt đầu tiến vào Sơ địa. Lại còn phải tu tập tích lũy vô lượng tư lương phúc đức, quảng tu Bố thí Ba la mật, rồi tiến tu Nhất thiết Chủng trí, nhập dần vào các địa, sau khi viên mãn công đức ở chư địa thì mới được phát khởi và viên mãn. Nay xem những lời nói, kinh tục của các thày Mật tông từ xưa đến nay, trong đó Bát Nhã và các thứ khác mà họ nói đều chứng tỏ họ đều chưa hề có lấy một người đã chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng. Người chưa chứng được Như Lai Tạng, thì chắc chắn không thể có trí tuệ của Bát Nhã Thực Tương, chỉ là thứ tương tự Bát Nhã mà thôi.

Thế nhưng, cái gọi là “tương tự Bát Nhã” là chỉ các Bồ Tát học địa dựa vào thể tính Như Lai Tạng mà Phật dạy, tuy chưa thực chứng, nhưng những gì họ nói đều hoàn toàn dựa vào giải thích về kinh điển Hiển giáo. Những gì họ nói tuy chưa phải là lời nói của người thực chứng, nhưng cũng không dám vọng nói dựa trên những gì mà mình nghĩ ra. Mật tông thì lại không phải như thế, họ thuần là nói dựa vào ý tưởng của mình, ngôn từ tuy nói về Bát Nhã nhưng kỳ thực chắc chắn không phải là Bát Nhã, còn chưa thể nói đó là pháp “tương tự Bát Nhã” mà các Bồ Tát lục trụ vị nói, huống hồ là có thể nói đó là Bát Nhã Thực Tướng do Bồ Tát thất trụ vị nói ra, vì những gì họ thuyết đều trái ngược với ý chỉ Bát Nhã của Phật, cũng trái ngược với “tương tự Bát Nhã” của các Bồ Tát lục trụ vị. Những gì Mật tông nói không phải là chính thuyết về Bát Nhã, còn không thể ăn khớp với “tương tự Bát Nhã”, huống hồ có thể khiến người ta chứng được Bát Nhã Thực Tướng? Qua đây có thể biết rằng: Mật pháp nói trong các Mật kinh, Mật tục mà các thày Mật tông xưa nay viết ra tuyệt đối không thể nào khiến người học chứng được cảnh giới của các đại Bồ Tát nói ở trong các kinh điển Hiển giáo, vì người viết Mật tục còn chưa thể chứng được “tương tự Bát Nhã” của các Bồ Tát lục trụ vị, càng không thể chứng được Bát Nhã Thực Tướng của các Bồ Tát thất trụ vị, bởi họ đều nói dựa theo vọng tưởng cá nhân, đều nói và tu dựa vào tà kiến đọa lạc vào song thân dâm lạc của ngoại đạo.

Lại nữa, về Ly Hệ quả, đó là quả báo thoát khỏi sự trói buộc của Tam giới nhờ đoạn trừ Ngã kiến và Ngã chấp, chứ không phải như Mật tông nói là “cảnh giới của các pháp hữu vi thế gian như quán tưởng Minh điểm, đạt nhất niệm bất sinh, không phân biệt ngoại ngũ trần”. Mà cái cảnh giới nhất niệm bất sinh và không phân biệt này cũng không phải là vô phải là vô niệm thực sự, không phải là vô phân biệt thực sự, vì vẫn có “vọng niệm lìa ngôn ngữ” rất vi tế, vẫn có “vọng niệm lìa ngôn ngữ mà không thể biết được ý nghĩa của chính nó” cực nhỏ bé, bởi đó là vọng niệm mà những người đắc Tứ thiền đoạn trừ. Thế nhưng nhất niệm bất sinh mà các thày Mật tông từ xưa đến nay nói chỉ là lìa ngôn ngữ cảnh mà thôi, còn chưa thể thủ chứng Sơ thiền, huống hồ là có thể đoạn được các loại vọng niệm nói trên. Cho nên, đó không phải là nhất niệm bất sinh thực sự.

Lại nữa, đã trụ vào cảnh giới dâm lạc, lại có thể quan sát được nó liệu có thoái giảm hay không, cho nên mới thực hiện các loại gia hành sinh lạc trong cảnh giới thụ lạc đó nhằm duy trì mãi mãi được cực khoái tình dục cao nhất chứ không rời khỏi cảnh giới đó, như thế thì trong quá trình hưởng lạc đó tất có sự phân biệt, thì sao có thể nói là vô phân biệt được? Cho nên, cái gọi là vô phân biệt mà các thượng sư Mật tông xưa nay nói đó không phải là sự vô phân biệt thực sự của Thức thứ tám mà Phật tuyên thuyết, mà chỉ là vọng coi các tướng không sinh khởi ngôn ngữ văn tự của tâm Ý thức là cảnh giới vô phân biệt, đều là hiểu sai về chân ý vô phân biệt mà Phật dạy. Các “Phật, Bồ Tát thập địa” của Mật tông như thế là sự hiểu sai lớn về Phật pháp, còn chưa bằng các phàm phu học địa tu học Phật pháp thực sự, căn bản chỉ là những kẻ tà kiến ngoại đạo, sao có thể tự xưng là thánh để trùm đầu những người học Hiển giáo chính tu Phật pháp được?

Lại nữa, những việc như xuyên núi vượt tường, biến hóa qua lại một nhiều của Thần túc thông cũng chỉ là pháp hữu vi mà thế gian tu được, không phải là Dị thục quả nói trong Nhất thiết Chủng trí. Nếu như người nào ở đời trước đã từng tu học thần thông, đến đời này sau khi sinh ra có được thần thông báo đắc, thì đó mới là y báo của Dị thục quả, những vẫn chưa phải là Dị thục quả thực sự. Y báo của Dị thục quả này cũng không phải là thứ thần thông do chăm tu Song thân pháp của Mật tông mà có được, mà là quả báo gia hành tu học thần thông ở đời trước. Người nào nếu tu Song thân pháp để cầu Đệ tứ hỷ dâm lạc ở đời này thì không lâu sau chắc chắn sẽ mất đi thần thông, được không bù mất, vì dâm lạc đi ngược với sự tu chứng và đảm bảo của thần thông, nhất định sẽ khiến thần thông biến mất.

Bồ Tát thì dựa vào bố thí rộng khắp cho chúng sinh bằng tài thí, pháp thí và vô úy thí, cho nên đời sau có được các loại quả báo thế gian đáng yêu, đó mới gọi là Dị thục quả. Đó là nhờ vào các loại thiện hành cho nên có được quả báo chín lúc dị thân, dị địa, dị thời, như thế mới gọi là Dị thục quả. Hoặc như thày trò Mật tông thay thế Phật pháp bằng ngoại đạo pháp, trở thành kẻ phá pháp, đời sau chắc chắn sẽ có được thân quả báo nơi tam ác đạo, mất đi thân người, thân tam đồ ở đời sau của họ chính là Dị thục quả, vì nó chín khác thời, khác thân, khác xứ, vì Dị thục quả thuần dựa vào y báo và chính báo mà nói vậy. Mật tông không hiểu các danh tướng Chủng trí Duy Thức, vọng giải thích theo ý mình, cho nên mới sinh ra chuyện nực cười, nay không tránh khỏi bị Bình Thực tôi bêu tên làm ví dụ, thật đúng là cầu vinh được nhục.

Lại nữa, về sự tu chứng thần thông, nếu người nào tu dựa theo các pháp môn quán tưởng Trung mạch, Minh điểm và Bảo bình khí, Song thân pháp của Mật tông thì vĩnh kiếp cũng không thể đạt được, vì thần thông không thể nào tu thành dựa trên những gì mà họ nói, vì các thày Mật tông từ cổ chí kim đều chưa từng chứng được thần thông thực sự, đều là những người có được thần thông do hậu nhân thêu dệt nên. Có một số cực ít những người có tiểu thần thông, nhưng chỉ là báo đắc, chứ không phải là có được nhờ tu luyện pháp của Mật tông. Nếu như quả thực có người nào đó tu được thần thông nhờ vào pháp của Mật giáo thì ngày nay đã có rất nhiều thượng sư Mật tông đã đắc thần thông rồi, nhưng tại sao giờ này vẫn không thấy các thượng sư Mật tông có thần thông vậy? Sao chỉ thấy họ giả thần giả quỷ để lòe người học vậy?

Lại nữa, cái gọi là quả Dị Thục là chỉ việc chúng sinh hữu tình đã tạo nghiệp thiện hoặc ác rồi, sang đến đời sau hoặc nhiều kiếp sau mới có được chính báo đáng yêu hoặc đáng ghét, như thế mới gọi là quả Dị Thục. Hoặc các Bồ Tát đã tạo nhiều tịnh nghiệp, phúc nghiệp rồi, làm cho vị Bồ Tát đó chắc chắn sẽ giành được thân chính báo đáng yêu ở đời sau, cho nên mới gọi là “quả Dị Thục đáng yêu của Bồ Tát”. Hoặc Bồ Tát chính tu các loại pháp hành lợi lạc chúng sinh, khiến cho chúng sinh giành được lợi ích thế gian và lợi ích về mặt pháp, sang đời sau hoặc nhiều kiếp sau, khi duyên chín sẽ hiện khởi các loại y báo đáng yêu, đó cũng là “quả Dị Thục đáng yêu của Bồ Tát”.

Hoặc cũng có Bồ Tát mới học Bát Nhã, tính chướng còn nặng, không biết tự phản tỉnh, còn thực hiện các trò phỉ báng vô căn cứ hoặc có căn cứ đối với vị thày đã chứng ngộ của mình, hoặc tẩy chay các việc hoằng truyền chính pháp của thày mình, thành tựu tội “khi sư diệt tổ” như pháp giới thế gian vẫn thường nói, dẫn đến phải chịu các quả báo không đáng yêu ở đời sau, và sinh ra các việc gây chướng ngại cho việc tu đạo…Phàm những việc như thế cũng thuộc về quả Dị Thục. Do các quả báo này đều là chín lúc dị thời, dị thân, dị địa cho nên mới gọi là quả báo Dị Thục, chứ không phải như Mật tông nói là có thể hiểu biết được ngôn ngữ các chúng sinh bàng sinh và có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ được với chúng đâu.

Lại nữa, về quả Đẳng Lưu, đó là chỉ chúng sinh do đã huân tập thế gian pháp trong vô lượng kiếp trước, cho nên khiến cho từng thức trong Bát thức Tâm vương, thức nào cũng có chủng tử tự tâm từ trong Thức thứ tám trước sau tương đẳng (bằng nhau) lưu xuất ra liên tục bất đoạn, thành tựu “danh ngôn liễu cảnh” của thế gian; cũng vì có chủng tử của Bát thức Tâm vương này trước sau lưu xuất ra, nối nhau mà sinh, có thể sinh ra “danh ngôn liễu cảnh”, cho nên mới thành tựu các loại quả báo của pháp thế gian, cho nên mới gọi là quả Đẳng Lưu. Quả này có được là do “Dị Thục sinh” trong quả Dị Thục, chứ không thể tồn tại độc lập; cũng chính vì có quả này nên mới có sự thị hiện công năng của Đẳng vô gián duyên, chứ không phải là quả Đẳng Lưu của từng thức đều có thể biến hiện khắp trong Tam giới được. Vấn đề này thuộc về phạm trù của Nhất thiết Chủng trí, do chương tiết có hạn cho nên tạm gác không bàn nữa.

Về Sĩ Dụng quả, đó là chỉ chúng sinh vì có Dị Thục quả, Đẳng Lưu quả, nên sống trong Tam giới có được các loại công dụng sĩ phu thế gian của mình, tức là chỉ các loại quả báo thế gian hành như đi đến làm nghỉ, sĩ nông công thương…chứ không phải như Mật tông nói là các loại quả báo thế gian có được nhờ tu học Trung mạch, Minh điểm, Bảo bình khí, chuyết hỏa, dâm xúc Song thân pháp…

Lại nữa, Ngũ quả nói trong Chủng trí Duy Thức là chỉ Dị Thục quả, Đẳng Lưu quả, Sĩ Dụng quả, Ly Hệ quả, Tăng Thượng quả, chứ không phải như Mật tông tùy tiện sáng tạo ra, rồi biên tập phối trí với nhau. Cái mà Mật tông gọi là “Đẳng lưu Câu sinh quả” là một danh tướng do họ tự ý sáng chế ra dựa trên tu chứng cảnh giới dâm lạc của Song thân pháp, chứ không phải là pháp mà Phật thuyết, vì bản thân Đẳng Lưu quả chính là quả báo Câu sinh[1] rồi, không cần gì phải thêm hai chữ “Câu sinh” trên danh tướng Đẳng Lưu quả nữa. “Vô Cấu quả” cũng là một danh tướng quả vị do Mật tông tự ý sáng tạo ra dựa trên vọng tưởng của mình, không phải là danh tướng trong Phật pháp. Cái Vô Cấu quả mà Mật tông nói kỳ thực lại chính là Dục giới cấu, chính là cái tham thô nặng nhất trong Dục giới mà Phật ra sức phản bác. Đệ tứ hỷ chính là cảnh giới mà những người hạ tiện nhất trong phàm phu tục nhân thông thường rơi vào, thế nhưng Mật tông lại nói đó là quả Cứu cánh, đảo lộn vô cùng tận.

Tất cả các cảnh giới vọng tưởng và tất cả mọi sự tu chứng pháp hữu vi mà Mật tông nói – ví dụ như “Đẳng lưu Câu sinh quả, Vô Cấu quả…” – kỳ thực đều không tách rời khỏi cảnh giới mà Ngũ quả của Chủng trí Duy Thức hiển hiện, không hề nằm bên ngoài mà đều được bao hàm ở bên trong. Thế nhưng bọn họ đều không tự biết, lại còn sáng tác riêng ra các danh tướng, hòng thể hiện sự khác biệt của mình, rốt cuộc sau này không thoát khỏi bị pháp nhãn của bậc trí giả soi chiếu và kiểm điểm. Bản ý ban đầu của họ là muốn tranh ngôi vị với Hiển giáo, muốn vượt trên Hiển giáo, nhưng nay không tránh khỏi bị người có trí tuệ trong Hiển giáo bình phá từng điểm một, tự chuốc lấy nhục. Như vậy có thể thấy pháp của Mật tông tà trái hoang đường, tuyệt đối không có chỗ nào chấp nhận được, tuyệt đối không phải là Phật pháp chân chính, vì nó hoàn toàn trái ngược với Phật pháp.

Cái Ngũ quả như Đẳng Lưu quả vân vân mà các thượng sư khác của Mật tông từ xưa đến nay nói cũng đều cùng một giuộc loạn ngôn, trái với lời Phật. Nhưng do chương tiết có hạn, không thể nêu ra hết từng cái để bình phá. Nếu độc giả muốn biết thêm chi tiết về Ngũ quả, xin xem thuyết minh trong các tập sách “Lăng Già kinh tường giải” của tôi, ở đây không nhắc lại nữa.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Câu sinh là chỉ việc có từ lúc sinh ra đời.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0