Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 7: Lậu tận thông do Mật tông tự phát minh ra

“Lậu tận thông, Vô lậu thông” mà các thượng sư cổ kim của Mật tông chứng được cũng đều khác với Lậu tận thông trong Phật pháp chân chính. Các pháp của tứ đại phái Tây Mật đều lấy Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận của Song thân pháp làm mục tiêu tu chứng, cho nên cái gọi là Lậu tận thông của họ là chỉ việc nam nữ giao hợp đến khi đạt cực khoái tình dục mà không xuất tinh, tinh dịch không tiết lậu ra ngoài, hoặc giả như có tiết lậu thì cũng có thể thu hồi lại vào trong bụng, mà gọi đó là Lậu tận. Ví dụ: “Minh điểm lậu thì cái sở y bị thoái bại, nó có thể gây ra chướng ngại trong thiền định (Mật tông coi chính thụ đại lạc trong Song thân pháp đạt đến nhất tâm bất loại là chính tu trong thiền định, nếu xuất tinh thì không thể nào trụ lâu trong cơn cực khoái tình dục để nhất tâm thụ lạc lâu, nhất tâm bất loạn lâu dài được), cho nên bắt buộc phải thủ hộ (giữ gìn không cho tiết lậu). Cái “lục lậu” ở đây là chỉ: Sinh lạc biến mãn doanh trung lậu, quỷ ma tập khí mộng trung lậu, bệnh hoạn chư nhiễu dịch trung lậu, Minh Phi tác duyên tham trung lậu, Ẩm thực bất điều giác trung lậu, Hành chỉ bất đoan quá trung lậu” (61-419). Ở đây có ý nói tinh dịch không lậu tiết (không xuất tinh) thì gọi là Vô lậu, không phải là phiền não lậu tận nói ở trong chính pháp Phật giáo. Qua đó có thể thấy rõ sự giải thích xuyên tạc của Mật tông đối với chính pháp Phật giáo, nghiêm trọng vô cùng tận.

Lại như “Thế đệ nhất pháp của Tất viên túc như xuất thế gian đạo pháp: người mà có thể đắc các đạo Tất viên túc xuất thế gian từ Sơ địa trở lên, lại có thể ‘Thân (chứng được tinh dịch) vô lậu khi (còn đang) sống’, có cái nhân tâm vô phân biệt mà làm Vô ngại trước” (61-436-8). Thế đệ nhất pháp Hiển giáo còn chưa thân chứng được Kiến đạo của Đại thừa, chỉ là quả vị cuối cùng trong Tứ gia hành vị, còn phải đợi chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng xong, thì mới nhập được vào trong Thất trụ vị của Kiến đạo vị Đại thừa, lại còn phải đợi đến khi thông đạt Biệt tướng trí của Bát Nhã xong, mới có thể nhập được vào Thông đạt vị của Sơ địa. Cho nên, Mật tông hoàn toàn hiểu sai về nội hàm của Tứ gia hành trong Hiển giáo, thế mà lại tự ý tùy tiện giải thích nó, sử dụng nó để “hoằng pháp” mà dẫn dắt sai lầm cho chúng sinh.

Lại nữa, cái gọi là “Vô lậu” trong đoạn văn này là chỉ “sinh thân vô lậu”, nghĩa là nói tu thành công Minh điểm vật chất (tinh dịch) của thân thể ở đời này đạt đến vô lậu, trong khi ở cảnh giới Lạc Không song vận, tâm không phân biệt các pháp ở ngoài cơ thể, gọi là bậc thánh nhân sơ địa đã chứng được Vô lậu. Dựa vào Song thân pháp này làm nền tảng để tu đạo, người nào nếu có thể hòa nhập vào “Tứ hành” của Mật tông thì có thể thành Phật, gọi là đạo Vô học cứu cánh. Cho nên, họ mới nói rằng: “…Từ Nhị địa cho đến Thập nhị địa thì có 11 loại Nghiệm tướng ở ‘Tu đạo’, coi việc hòa nhập Tứ hành là ‘đạo Vô học cứu cánh’” (61-437). Cái “đạo Vô học cứu cánh” là chỉ tu được đến cảnh giới Phật địa cứu cánh đó.

Trong cuốn “Thậm thâm nội nghĩa” còn nói: “Về lậu thất, lậu thất địa của Sở y thân có bốn loại, tức thượng hạ đạo, lỗ chân lông và các căn môn còn lại; Lậu thất Năng y tâm cũng có bốn loại, tham ái, vô minh, bất chính kiến (trong nguyên văn liệt kê thiếu một cái, chỉ nêu ra ba pháp). Sau khi xả bỏ bốn cái này, đắc quả Cứu cánh” (34-437).

Cuốn “Thậm thâm nội nghĩa” còn chủ trương có thể thoát ly sinh tử bằng đại lạc Đệ tứ hỷ dâm dục của Song thân pháp, cho nên mới nói rằng: “Về sinh tử lưu chuyển, tụng rằng:

Hữu tình bất thanh tịnh mê loạn, không biết đại lạc trong sát na, không biết lạc của mình bám bên ngoài, lạc hết là sinh khởi tam độc. Không phải do tự mình nguyện nhập luân hồi, ban đầu là tham dục Cụ lạc, giữa là đến si vô minh, sau là đến sân tâm lìa tham. Cầu lạc tự tham và keo kiệt, đố kỵ đều khởi hành bất thiện, cho nên đọa vào ác thú.

Ai là người lưu chuyển? Tụng rằng: ‘các hữu tình bất tịnh thác loạn’. Không biết cái gì? Tụng nói: ‘Không biết đến cái đại lạc trong từng sát na (không biết cái đại lạc trong từng sát na khi cơn cực khoái tình dục xuất hiện)’. Vì sao không biết? Tụng đáp: ‘Không biết cái lạc của mình bám duyên bên ngoài (không biết trong cơ thể mình có cái đại lạc này nên mới cầu bám lấy cái lạc bất thực ở bên ngoài), khi cái lạc đó tán hoại thì sinh khởi tam độc (cái lạc ngoài thân cuối cùng cũng có lúc tiêu tán, vì bị mất rồi nên mới sinh ra tam độc tham sân si), tự nguyện nhập luân hồi mà không tự chủ’, cho nên cái Câu sinh trí phải nhờ quan sát mà hiểu rõ” (34-435~436).

Như vậy, Mật tông coi cái đại lạc Đệ tứ hỷ trong dâm hành ở Dục giới mà Song thân pháp chứng được là cái Đại Lạc thường trụ của Báo thân Phật khi cứu cánh thành Phật, vì thế mà gọi cái việc tu chứng thành công “thường trụ ở cảnh giới Đệ tứ hỷ dâm lạc cao nhất mà không lậu thất tinh dịch (không xuất tinh)” là Lậu tận thông, coi đó là chính tu hành trong Phật pháp. Cái mà gọi là tức thân thành Phật trong một đời của Mật tông, nghĩa lý tinh vi của nó chính là ở chỗ này. Nội dung nói trong cuốn sách “Thậm thâm nội nghĩa”, ý tứ cũng nằm ở chỗ này. Vì thế mà chỗ nào họ nói cũng đều dùng ẩn ngữ, để tránh Mật ý bị tiết lộ ra ngoài. Do những người trong Hiển giáo không thể lý giải được Mật ý này, vì thế mới gọi cuốn sách đó là “Thậm thâm nội nghĩa (ý nghĩa cực kỳ thâm sâu ở bên trong)”

Các thày Mật tông xưa nay đều không biết gì về bản chất của Lậu tận thông chính là đoạn trừ “sự hiện hành của Ngã kiến và Ngã chấp”, lại còn hiểu sai về nội hàm của Ngã kiến và Ngã chấp, mà coi cái lạc khoái không tham xuất tinh và khả năng giữ cho tinh dịch không xuất lậu ra là Lậu tận. Cái pháp thế gian của ngoại đạo thô thiển và đầy vọng tưởng như thế mà nói đó là Mật pháp vô thượng, có mật ý Phật pháp gì đáng để nói đây? Trong cuốn sách “Thậm thâm nội nghĩa” còn nói chúng sinh do không biết trong cơ thể mình đã có đầy đủ cái đại lạc đó rồi, nên tham cầu cái lạc bên ngoài, vì thế mới luân chuyển sinh tử. Nhưng không biết rằng cái lạc của “Câu sinh lạc – Đệ tứ hỷ” trong hành dâm mà Mật tông hằng theo đuổi mong cầu đó chính là cái nhân ngoại lạc thô nặng nhất trong Dục giới lậu, tức là cầu có được cái lạc ngoại pháp trong thân xúc (cảm giác cọ sát của cơ thể) ở bên ngoài Tự tâm Như Lai Tạng, chính là “không biết về cái Lạc cứu cánh của Thức thứ tám Niết Bàn mà bản thân mình vốn có, mà lại cầu cái lạc vô thường của ái dục nam nữ ở bên ngoài”, vì chúng sinh ở Dục giới do có cái tham dục nam nữ ở Dục giới này nên mới dẫn đến thụ sinh ở nhân gian Dục giới – duy trừ các vị Bồ Tát thừa nguyện mà đến – lại đem cái tà kiến này ra để trách móc rằng chúng sinh sở dĩ luân hồi sinh tử là do không biết tham cầu đại tham dâm lạc Đệ tứ hỷ của bản thân gây ra. Sự hiểu lầm của họ về Lậu tận thông nghiêm trọng đến mức độ đó, thế gian chẳng có gì sánh được.

Cuốn “Thậm thâm nội nghĩa” còn nói rằng: “Lậu có thứ tự như sau: Từ giới thứ nhất đến giới thứ năm. “Thời Luân” bình chú ‘Thù thắng bất biến lược nhiếp’ nói rằng: Nếu mà Minh điểm bị lậu thất, thì đó là nguyên nhân sinh ra ở Tam giới. ‘Sắc giới không có hai căn nam nữ, Vô sắc giới thì không có thân thể, vì sao lại có lậu thất?’ Đáp rằng: Cái tứ Vô sắc giới, trong định phổ biến của họ có bốn thứ thủy của Không, hỏa của Không, phong của Không, địa của Không, cho nên có lậu thất. Về tứ Cứu cánh thiên, trong định phổ biến của họ, có bốn thứ như là hỏa của phong, thủy của phong, cho nên cũng có chút lậu thất. Như thế cho đến có bốn thứ của hỏa, bốn thứ của thủy, bốn thứ của địa, đó chính là cái nguyên nhân lậu thất từ Quảng Quả thiên cho đến Phạn Chúng thiên. Mười sáu Sắc giới và tứ Vô sắc giới nói trên tổng cộng là hai mươi hai xứ, đều do năm loại nội hàm lớn nhỏ của Ngũ đại làm lậu thất nhân, vì nhân duyên nói trên nên mới có sinh tử” (34-355).

Mật tông nói năng bừa bãi loạn bậy như vậy mà vẫn có người tin theo họ, suốt đời phụng hành không rời, thật đúng là ngu si đến cùng cực. Vô sắc giới thiên tuy có tứ thiên (bốn tầng trời), nhưng thực chất chỉ là một Giới, không hề có tứ Vô sắc giới. Lại nữa, Cứu Cánh thiên chỉ nằm ở đỉnh của Sắc giới, là tầng trời thứ năm của Ngũ Bất Hoàn thiên, cho nên mới gọi là tầng trời cứu cánh (cuối cùng) của Sắc giới. Sắc Cứu Cánh thiên chỉ có một tầng trời, chứ không phải là có bốn tầng trời. Mật tông không biết gì về cảnh giới của Tam giới, cho nên nói năng loạn bậy, lại còn viết sách luận, dị họa hiểu sai cho người đời sau, thật là không nên chút nào.

Lại nữa, Vô sắc giới đã không có thân căn, cho nên trong Thập bát giới pháp của Dục giới, ở đó chỉ có ba giới là Ý căn, Pháp trần trong định và Ý thức hiện tiền, hoàn toàn không có 15 giới pháp như “Hữu sắc căn”, cho nên không thể nói là có sự lậu thất của Tứ đại được. Mật tông nói về cái “Tứ đại của Không” trong định của Vô sắc giới chỉ là danh tướng do họ tự ý phát minh ra, thực tế hoàn toàn không có cái pháp nào là “Tứ đại của Không” để cho “thiên nhân” ở Vô sắc giới lậu thất cả. Bởi lẽ cái cực vi của Tứ đại không can thiệp lẫn nhau, cho nên không có cái gọi là “hỏa của phong, thủy của phong, địa của Không, thủy của Không” để nói. “Không” tức là không có vật gì, cho nên không thể nói là có địa, thủy, hỏa, phong của Không được. Phàm là những thứ tà thuyết hoang đường này, đều là do họ đã hiểu sai về chân ý lời Phật trong “Kinh Lăng Nghiêm”, cho nên mới buông lời vọng ngữ như vậy, đều là những lời lẽ có tính chất suy đoán mà thôi.

Thiên nhân ở Sắc Cứu Cánh thiên chỉ là hình ảnh, không phải là Sắc pháp vật chất, mà là cảnh giới biên tế của vật chất, vượt qua cảnh giới này là sẽ trở thành hư không rồi, cho nên mới nói là chốn cứu cánh (giới hạn cuối cùng) của Sắc pháp, vì thế mới gọi là Sắc Cứu Cánh thiên, không thể gọi là Sắc pháp vật chất như là “hỏa của Không, hỏa của phong” được. Thiên giới như thế đã không còn sự lậu thất tinh dịch như Mật tông nói nữa, qua đó có thể chứng thực được rằng: “Lậu tận thông mà Mật tông nói chỉ thích hợp dùng cho nhân gian Dục giới mà thôi, hoàn toàn không thể vận dụng cho Sắc giới và Vô sắc giới được”. Vì sao vậy? Vì “chỉ có ngoại đạo ở nhân gian trong Dục giới hoằng truyền Song thân pháp này mới có khả năng hưởng thụ các dâm lạc mà không xuất tinh”, cho nên pháp tinh dịch vô lậu chỉ dành cho ngoại đạo ở nhân gian, chứ chư thiên không hoằng truyền thứ tà pháp này.

Nếu như việc “cái lậu rớt của Tứ đại” nói có thể thông được, thì các thày Mật tông và các Mật tục cũng nên nói thêm “hành giả Mật tông ở nhân gian làm thế nào để tu hành để có thể đạt đến pháp tiêu trừ việc lậu thất của Tứ đại”. Thế nhưng, các thày Mật tông từ xưa đến nay đều không hề nói gì về điều này, cho nên dễ bị nghi là nói đại vọng ngữ. Ví dụ như chưa từng thấy Liên Hoa Sinh nói chứng được pháp Tứ đại bất lậu này, chỉ thấy nói về pháp dâm dịch bất lậu, thì thực tế Liên Hoa Sinh vẫn còn chưa thành tựu Phật quả của Mật tông mới phải, vì còn chưa tu chứng được “pháp vô lậu” của Sắc giới và Vô sắc giới. Nếu đúng như vậy, thì pháp tức thân thành Phật của Mật tông chỉ là vọng tưởng, không phải là pháp thực sự có thể khiến người ta chứng được Tứ đại vô lậu.

Lại nữa, thiên nhân ở Sắc giới và Vô sắc giới, nếu không phải là Bồ Tát đã chứng ngộ thừa nguyện mà sinh đến các tầng trời đó, thì đều là những người hữu lậu – vì chưa đoạn được Ngã kiến và Ngã chấp, thì không phải là cái lậu của Tứ đại mà Mật tông nói. Các thượng sư Mật tông không biết chân ý lời Phật, hiểu sai chính nghĩa về Vô lậu mà Phật đã khai thị, nên đã coi việc tinh dịch không lậu thất (không xuất tinh trong song thân pháp) là con đường tu chứng đúng đắn của đạo Vô lậu trong Phật pháp. Nếu những gì mà Mật tông nói là chính tu, thì các thiên nhân ở Sắc giới và Vô sắc giới đều đã thành thánh nhân Tứ quả chứng được đạo Vô lậu cả rồi. Thế nhưng vì Phật nói chư thiên ở Sắc giới và Vô sắc giới cũng chỉ là phàm phu, chưa từng chứng được đạo Vô lậu, cho nên các thượng sư Mật tông sẽ không thể nào trả lời được câu chất vấn của người ta “chư thiên ở Sắc giới và Vô sắc giới đều không có tinh dịch mà lậu xuất, nên lẽ ra cũng là thánh nhân chứng quả mới phải”, vì thế mới phát minh ra thuyết này, vọng nói rằng thiên nhân ở Sắc giới và Vô sắc giới vẫn còn có sự lậu thất như là cái hỏa của phong đại, thủy của phong đại…cho nên vẫn là phàm phu hữu lậu. Phàm những chuyện như thế này đều là do các thượng sư Mật tông đều không thể nào có sự hiểu biết đúng đắn về chân nghĩa của Lậu tận mà Phật nói, cho nên mới có chuyện nực cười về Vô lậu trong “Thậm thâm nội nghĩa” xuất hiện và lưu truyền ở nhân gian.

Lại nữa, giả sử như sau này có thượng sư Mật tông đọc xong cuốn sách này của tôi, có thể chính tu như thực trong tu chứng pháp Vô lậu đúng như những gì mà Phật nói, thì cũng chỉ là hành môn của đạo Giải Thoát Thanh Văn, còn chưa thể nói đó là pháp thành Phật được, vì muốn thành Phật thì phải dựa vào sự thành tựu của Bát Nhã Chủng Trí, phải có đầy đủ phúc đức mới có thể đạt được. Cho nên, các La Hán Thanh Văn chỉ thành thánh nhân Tứ quả của Tiểu thừa, không thể thành Phật được, thì sao Mật tông có thể nói đạt Vô lậu tức là thành Phật? Không đúng chính lý chút nào! Sự hiểu sai về Phật pháp và vọng giải Phật pháp dựa vào tự ý của Mật tông nó nghiêm trọng đến mức độ như vậy, những gì họ nói đều hoàn toàn khác với chân ý mà Phật thuyết, thì sao có thể nói đó là Mật tông của Phật giáo được? Chắc chắn là không thể có chuyện đó được! Thế mà pháp sư Ấn Thuận lại cả vú lấp miệng em, chống lưng cho Mật tông, cố tình nói Mật tông là một chi nhánh tông phái chính thống của Phật giáo, mê muội đến mức độ như vậy, còn nói được gì nữa đây!

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0