Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 2: Pháp Tru

Người thực hành pháp Tru, đối tượng bị tru có hai loại: Thứ nhất là phiền não và Ngã chấp của bản thân, việc này làm nhiều cũng không có gì đáng ngại đối với mình, với người. Thứ hai là dựa vào pháp Tru để sai khiến quỷ thần tru sát người khác, khiến anh ta lập tức mất mạng, hoặc khiến anh ta đoản mệnh. Nếu là tru sát người khác, thì sau khi hành pháp Tru, nhất định phải dùng pháp Thiên thức để quán tưởng kẻ bị giết đi vãng sinh Tịnh độ của chư Phật.

Về tru sát phiền não bản thân, trước khi hành pháp Tru, phải thực hiện cúng tru sát: “cái bị tru mà phân biệt Năng Sở tự có đủ tính tướng Bản tôn, nó là thứ dẫn dắt luân hồi, là kẻ địch trở ngại việc chứng ngộ Vô nhị trí, vậy phải lấy gì tru sát nó? Tức là phải lấy binh giới “Phân biệt trí lìa chấp trước”, tru sát “hai phân biệt chấp trước” trong dòng tương tục (nối tiếp liên tục) của mình ở trong Pháp giới vô sinh, đó là ý nghĩa của tất thảy tru sát lớn vốn dĩ. Trong trạng thái đó, siêu độ kẻ địch thập ác không tha, những kẻ tạo các nhân ác nghiệp, vì nó nhất định sẽ sinh quả báo khổ khó mà chịu đựng nổi, với động cơ đại bi, dựa vào việc thông đạt ‘như hư ảo, như quanh ảnh’ không thành lập với thể tính của cái bị tru sát của mình để mà tru sát, đồng thời tụ nhập vào trong Pháp tính giới bằng tất thảy phân biệt, quan sát duy nhất một vị trong Bình đẳng tính giới của luân hồi và Niết Bàn” (158-225, 227).

Lại như: “Thức dùng ngọn giáo sắc nhọn đâm các thứ ngạo mạn ở ngoại cảnh, Thức như chặt đứt nội phiền não, Thức như kình phong thổi bạt ba lực của tầng mây phân biệt, tổng cộng 9 loại đầy đủ, thúc mời Sự nghiệp bằng 9 chữ Hồng sau khi tu Sinh khởi (thứ đệ), trực tiếp câu nhiếp rõ ràng hòa vào trong đối với bất kỳ “địch chướng” nào, “kiến” tòa thành của Pháp tính, “tu” hội ngộ trong Thiền định, “hành” bi tâm mệnh (căn) để thực hiện tru nghiệp, như Tục nói: ‘Vận Tam muội da bi tru sát, không phải là chém giết và áp phục’, động cơ nền tảng của nó là bi tâm, động cơ về thời gian là không thực hiện trong trạng thái sân hận gián đoạn; yếu quyết không điên đảo là quan sát rõ ràng bản thân mình là Hắc lỗ ca, yếu quyết không trì ngại là quán Kim Cương Quyết Thắng Tử, vì không tán mạn nên trực chỉ trong sô tướng ‘lân già’. Về ‘Thọ trạc’, mệnh căn nội thần thức của tâm sở duyên là có thật, sau khi giao hợp bằng Kim Cương Quyết (chùy Phổ Ba), câu chiêu tất thảy năng lực gia trì mà chư Phật tử có bằng ánh sáng nó phát ra, nhập vào Kim Cương Quyết, khiến nó trở thành sức mạnh có thể làm nát vụn Tam hữu, trực chỉ đến chỗ thần hồn, dần tiến đến các căn môn, chọc vào giữa tâm nó; …Lại nữa, sở y (cái nương dựa) của trọc thân (thân bẩn) là nam thì khởi từ chân bên phải, là nữ thì từ chân trái, lần lượt cắt đứt, rưới Cam lộ, bằng việc ăn liên hoa, đầu lâu, nam nữ và đủ các loại biến hóa, trình hiến cho thiên chúng ở Đàn thành hình thức bằng cúng Tru và vũ đạo, khiến cho vui sướng tạo ra tiếng ăn sụp soạp, tranh ăn rào rào mà hưởng dụng… Như vậy, tự thỏa mãn bằng việc dành lấy tinh hoa thọ mệnh, dùng pháp Thiên thức để thỏa mãn cho kẻ địch, dâng hiến máu để thỏa mãn thiên chúng, có được kết quả tru sát ba thỏa mãn này. Thân, tâm, cốt nhục mà Bản tôn nương dựa vào, ba thứ đó hòa hợp, sai biệt là nghi quỹ của nghiệp tru sát… Cửu Mỹ Đa Kiệt nói: “quán tưởng ‘huyết nhục của địch chướng’ sau khi câu chiêu và thu nhiếp lại, hòa nhập vào thức ăn thành Cam lộ, có được tướng tranh giành không thừa thãi của những người thề để ăn uống hưởng dùng”… Khi ‘phải thề’, lại đem rượu thuốc ra gia trì, thường khóa là làm cúng dường pháp cúng hiến đồ ăn cho những người thề của ba tục nam, nữ và trung tính. Khi làm pháp Tru đặc biệt thì ném thí vật trì chú” (158-365~371).

Pháp tu phép Tru: “Bát đại Hắc Lỗ Hát giải thích rằng: ‘Trong lúc Phật Phụ Phật Mẫu giao hợp, sinh ra vô lượng lời dặn dò phẫn nộ chúng, tại nơi thăng hiện hình sắc của phân biệt, Ngã chấp và hai chấp địch chướng chúng, tru sát bằng các loại binh giới, hiến đến miệng thiên chúng, tự mình tru diệt ở trong Pháp giới vô tự tính’” (158-227).

Pháp tru như thế là muốn tru sát cái nhân vô minh và luân hồi của mình, đó là pháp môn tu hành của kẻ vọng tưởng. Lời nói của bọn họ, chỗ nào cũng đầy rẫy tà kiến vọng tưởng, lại càng không hiểu gì về sự thực của “Thiên pháp giới”.

Ví dụ “vô lượng lời dặn dò phẫn nộ chúng” lại phải được sinh ra từ “trong lúc Phật Phụ Phật Mẫu giao hợp”, như thế là đã rơi vào trong vọng tưởng căn bản của Mật tông – vọng tưởng cho rằng tất thảy mọi pháp đều sinh ra từ sự giao hợp của hai giới trong Dục giới. Vọng tưởng đó được thoát thai từ tà kiến của phái Tính Lực thuộc Bà La Môn giáo, tư tưởng Ấn Độ giáo ngày nay cũng xuất phát từ cùng một nguồn gốc, đều coi sự giao hợp nam nữ làm cái nhân chính sinh khởi tất thảy pháp trên thế gian. Vì thế, tư tưởng của phái Tính Lực này đều rơi vào tà tư sùng bái sinh thực khí. Về thứ tà tư sùng bái cơ quan sinh dục này của phái Tính Lực, chỉ cần xem các biểu tượng cối đá và cái cột dựng đứng giữa cối đá được bày đặt trước các cửa miếu của Ấn Độ giáo là có thể hiểu được ý nghĩa của nó. Nay xem phẫn nộ chúng bị pháp tru điều khiển trong khi cúng tru sát của Mật tông, nó vẫn cần phải sinh ra lúc “Phật Phụ Phật Mẫu” được hiển hiện nhờ quán tưởng đang tiến hành giao hợp, thì có thể hiểu ngay về thứ tà tư này rồi.

Tru sát phiền não của mình bằng pháp tru thật đúng là một vọng tưởng. Ví dụ “hình sắc phân biệt Ngã chấp và hai chấp địch chướng chúng” muốn tru sát trong pháp cúng tru này, chúng vẫn phải sinh ra lúc “Phật Phụ Phật Mẫu” do quán tưởng mà thành đang tiến hành giao hợp, chứ không phải từ sinh ra từ các loại tà kiến và tham trước đã được huân tập từ các đời quá khứ. Vì thế mà phiền não bị tru sát kia thực tế không phải là “phân biệt Ngã chấp” của bản thân, cũng không phải là “Nhị chấp địch chướng chúng” vì hai thứ này đều do tự mình quán tưởng mà thành, chứ không phải là phân biệt Ngã chấp thực sự, không phải là “Nhị chấp địch chướng chúng” thực sự.

Lại nữa, hai pháp Ngã chấp và phân biệt này đều mãi mãi không thể nào có hình sắc. Thế nhưng Mật tông lại nói hai pháp Ngã chấp và phân biệt này lại có thể biến thành pháp có hình sắc nhờ quán tưởng, sau đó thì tru sát chúng, thật không đúng lý chút nào. Từ các loại tà kiến đó mà sinh ra pháp quán tưởng tru sát này, cho nên mới nói pháp tru sát của Mật tông (tru sát Ngã chấp và phân biệt) là quán tưởng từ trong vô pháp (vốn dĩ không có pháp nào) sinh ra một “hình sắc” của “Ngã chấp và phân biệt”, sau đó lại dùng pháp quán tưởng để tru sát nó, quả thực là một thứ vọng tưởng. Bởi lẽ hình sắc bị tru sát trong quán tưởng tuyệt đối không phải là Ngã chấp và tính phân biệt thực sự, “sát tính” có thể sát được trong quán tưởng đó cũng không phải là thật. Như vậy, cái có thể sát và cái bị sát đều là vọng tưởng, thì sao cái pháp vọng tưởng tru sát phiền não ấy lại có thể biến thành pháp thật dùng để tru sát phiền não được? Tuyệt không thể có cái lý đó!

Việc Mật tông dựa vào pháp tru để tiêu diệt “phiền não mà người tu đạo phải đoạn trừ” của bản thân là một hư vọng tưởng, chỉ việc sau khi thực hiện “không sinh ra có”, lại tiến hành phá hủy “cái có do cái không có sinh ra”, như thế tuyệt đối không có ý nghĩa thực chất nào về mặt tu hành Phật đạo, chỉ là một thứ hý luận tự chuốc lấy phiền não mà thôi. Ví dụ, có người vì muốn diệt trừ cơn đói bụng, nhưng lại không chịu đi tìm kiếm đồ ăn thức uống, lại tách mình ra khỏi đám đông, ở một mình để thực hiện quán tưởng, tưởng tượng ra cơn “đói bụng” nó xuất hiện ra có hình tướng, sau đó lại tưởng tượng có một dũng sĩ có thể diệt trừ cơn đói bụng xuất hiện ra trong lúc Bản tôn phụ mẫu giao hợp với nhau, tru di cái hình hài của cơn đói bụng, giết chết nó đi. Sau khi anh ta thoát ra khỏi cảnh giới quán tưởng đó, bèn nói với những người khác rằng: “Tôi đã giết chết thằng đói bụng rồi, cơn đói bụng đó đã bị tôi tiêu diệt vĩnh viễn, mọi người hãy học theo tôi”.

Mật tông cũng y hệt vậy, pháp quán tưởng vọng tưởng có thể quán Ngã chấp và sự phân biệt biến thành pháp có hình sắc, rồi lại đem pháp quán tưởng vọng tưởng tru sát cái Ngã chấp và sự phân biệt đó. Kỳ thực, họ đã hoàn toàn hiểu sai về pháp Ngã chấp và phân biệt, sau đó lại đến chỗ đại chúng học chính pháp, lớn tiếng tuyên truyền về tà kiến của mình, nói pháp của mình là pháp tối thù thắng, là pháp đơn giản, thắng diệu, dễ tu nhất mà Phật sau khi nhập diệt đã quay lại thị hiện thành Báo thân Phật để tuyên thuyết, cao siêu hơn cả những gì mà Ứng thân Phật Thích Ca đã từng nói; vọng thuyết pháp đó có thể tức thân thành Phật. Thứ tà thuyết hoang đường lấy giả làm thật, lấy một ngoài suy vạn trong như vậy, thế mà các hành giả Mật tông và thượng sư tự xưng là tối tối thượng căn kia lại không thể hiểu nổi sự hoang đường đó, thật đúng là chuyện nực cười nhất thế gian.

Lại nữa, tính phân biệt kia cũng chẳng cần phải diệt trừ. Việc từ bỏ phân biệt mà Phật nói là chỉ tính phân biệt bất như lý tác ý, tức là tà phân biệt, chứ không phải là tru sát tất thảy mọi tính phân biệt như Mật tông truyền dạy. Ví dụ, chư Phật Bồ Tát thị hiện ở nhân gian, đều có phân biệt, vì thế mới biết thiện ác, biết quán sát căn khí của chúng sinh, có thể phân biệt pháp tính của chư pháp để tuyên thuyết cho chúng sinh, chứ không phải là không có tâm phân biệt. Lại nữa, nói về “Vô phân biệt trí”, đã gọi là trí tuệ, thì phải hiểu rằng không phải là không có phân biệt. Nếu quả thực không có phân biệt thì sẽ thành thằng ngốc, sao gọi là có trí được? Cho nên, Mật tông luôn luôn hiểu sai ý Phật, lúc nào cũng muốn đem Tâm ý thức tu trừ tính phân biệt, thế là dựa vào đả tọa để tu trừ tính phân biệt của Tâm ý thức; hoặc dựa vào dâm lạc của Song thân pháp để nhất tâm tu trừ tính phân biệt; hoặc dựa vào pháp tru sát để tru sát tính phân biệt. Tất cả đều là những kẻ hiểu lầm về Phật pháp.

Cho nên, Vô phân biệt trí mà chư Phật Bồ Tát chứng được là dùng Tâm ý thức giác tri vốn dĩ có khả năng phân biệt để phân biệt rõ về Tâm vô phân biệt thực sự của chính mình – tức là Tâm Thức thứ tám Như Lai Tạng từ vô thủy kiếp đến nay không từng khởi tính phân biệt – chứng biết được tính vô phân biệt vốn dĩ của Thức thứ tám này, đồng thời qua đó hiểu rõ sự hư vọng của chính Tâm ý thức, nhờ đó mà đoạn được Ngã kiến và Ngã chấp – đoạn trừ sự phân biệt hư vọng, chứng biết sự vô phân biệt vốn dĩ của Chân Tâm, như thế gọi là chứng được Vô phân biệt trí.

Vì thế, khi chứng được Vô phân biệt trí, không ngăn ngại gì đến việc Ý thức vẫn có sự phân biệt, từ đó hiện quan tính Vô phân biệt của Thức thứ tám Chân Tâm, như thế thì Tâm ý thức phân biệt đó liền sinh khởi trí tuệ Bát Nhã, hiểu được ý chỉ của kinh Bát Nhã, thì trí tuệ đó gọi là Vô phân biệt trí (tính phân biệt của Ý thức vẫn tồn tại, vì chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng vốn dĩ không có phân biệt mà sinh ra trí tuệ Bát Nhã, lìa xa được tà phân biệt). Như vậy là Ý thức luôn luôn có khả năng phân biệt và Tự tâm Như Lai Tạng thức xưa nay luôn lìa sự phân biệt đều đồng thời tồn tại, chứ không phải như các thày Mật tông xưa nay muốn diệt trừ tính phân biệt của Tâm ý thức. Bởi lẽ, khi Ý thức hiện khởi, nhất định sẽ liễu tri (hiểu biết) về Lục trần, đã hiểu biết thì tức là có tính phân biệt rồi, vì Ngũ tâm sở pháp biệt cảnh tức là Tâm sở pháp mà Ý thức tương ứng, còn ở Phật địa cũng nhất định có Thức thứ sáu có đầy đủ tính phân biệt, vì Phật không phải là “kẻ ngốc không biết phân biệt”. Từ chính lý này nên có thể nói, cái “hình sắc của Ngã chấp và phân biệt” mà pháp tru của Mật tông tru sát kia không phải là Ngã chấp và tà phân biệt nói ở trong Phật pháp, cũng không phải là có thể tru sát Ngã chấp và phân biệt được thật sự. Cho nên nói các pháp tru sát Ngã chấp do Mật tông truyền bá chỉ là hư vọng tưởng, hoàn toàn không liên quan gì đến tu hành trong Phật đạo.

Về tru sát người khác, Mật tông nói rằng: “Còn về pháp tru mà Vô thượng yoga bất cộng (không cùng có), người đời ít biết đến nội dung của nó, nên ta chọn một số điều quan trọng liệt ra như sau: Một, phát tâm nhất định phải bảo vệ chính pháp, không được có niềm oán hận riêng tư. Hai, đối tượng nhất định phải có hành vi phá hoại chính pháp thật sự, đồng thời là sự chướng ngại to lớn đối với việc hoằng dương chính pháp. Ba, tuy là pháp tru, diệt giảm thọ mệnh của kẻ đó, nhưng lại có công năng siêu độ, có thể dời Thức của kẻ đó đến Tịnh độ của Phật. Nếu vì oán riêng mà vọng tu (tu bừa) pháp tru, hoặc không phải là kẻ thù chung quan trọng muốn phá hoại Phật pháp, mà thực hiện pháp tru với anh ta, thì hành giả ngược lại tự chịu ác quả chết sớm, cho nên phải tránh, chớ khinh suất mà thử. Còn về kẻ mạo phạm lạm dụng, tội lỗi của hắn, ta đã cảnh cáo trước ở đây rồi, chỉ có thể thương xót cho sự ngu si của hắn, thay hắn sám hối mà thôi” (34-319~320).

Tuy pháp tru đích thực là pháp hư vọng, nhưng những người trong Mật tông lại tin là thật, cho nên còn chủ trương không được ôm tâm oán hận báo thù để hành pháp tru, đồng thời còn hạn chế đối tượng bị tru (đối với người hành pháp tru) phải là kẻ phá hoại chính pháp nghiêm trọng. Thế nhưng, những người như thượng sư, pháp vương của Mật tông từ xưa đến nay, tất thảy lại không ngờ rằng: bản thân pháp vương của tứ đại tông phái của Mật tông Tây Tạng chính là những kẻ phá hoại chính pháp Phật giáo nghiêm trọng nhất nhất, lẽ ra phải dùng pháp tru này để tru sát vô lượng tà kiến và vô số vọng tưởng của bản thân họ từ lâu rồi. Nay tôi đem các loại tà kiến và vọng tưởng của Mật tông ra để biện chính thêm, phơi bày ra ngoài, các thày và các hành giả của Mật tông hãy mau mau tu pháp tru này để tru sát tà kiến và vọng tưởng của chính mình, sau đó quay về với chính pháp Hiển giáo, nỗ lực bù đắp những ác nghiệp “vô ý phá hoại chính pháp” do mình vô tri tạo ra trong quá khứ, cải tu chính pháp Hiển giáo, mãi mãi lìa xa tà kiến của Mật tông.

Về tru sát người khác, còn có các hạn chế khác: “Không được vì nước này xâm lược nước khác mà tiến hành pháp Tru cúng lửa. Không được thực hiện pháp Hoài cúng lửa cho những nhà chính trị có dã tâm hiếu sát để kéo dài địa vị quyền lực của họ, tăng thêm cơ hội cho hắn giết người. Không được thực hiện pháp Tăng cúng lửa tăng trưởng tài lợi cho các thí chủ tà nghiệp – như các thí chủ buôn bán nha phiến, bột trắng, moóc phin…Không được thực hiện cúng lửa cầu trường thọ cho các thí chủ chưa đoạn nghiệp sát gia cầm. Anh ta sống lâu thêm một năm thì tất sẽ sát hại thêm nhiều gia cầm. Còn người nào đã phát nguyện đoạn nghiệp sát sinh thì mới có thể chấp nhận” (34-177).

Khi hành pháp Tru, bắt buộc phải tiến hành vào ban đêm, đồng thời không được cho người khác nhìn thấy: “Hai loại cúng lửa Tức Tăng có thể cho phép người khác nhìn thấy. Đồ cùng dùng trong pháp Hoài e rằng sẽ bị người ta phê bình (vì dùng đến năm loại thịt máu tươi chảy ròng ròng và năm loại cam lộ để làm đồ cúng, mà ngũ cam lộ chính là những vật tà dâm và đồ ô uế. Chi tiết xem trong Tập 1). Các pháp thực hiện trong pháp Tru thì e bị tiết lộ (hành pháp Tru giết người khác nên đều không mong muốn bị người ta biết), nên tránh để người khác nhìn thấy. Pháp Tru thường phải được thực hiện vào ban đêm” (34-178).

Sau khi hành pháp Tru, cần phải niệm Bách tự minh để tiêu tội: “Tất cả mọi đồ cúng đều phải giữ cho sạch sẽ, ngay ngắn, hoàn mỹ. Sau khi cúng, nên niệm nhiều Bách tự minh để sám trừ tất cả mọi sai lầm lớn nhỏ khi cúng” (34-178). Thế nhưng, người sau khi tru sát kẻ khác mà niệm Bách tự minh, kỳ thực không thể nào tiêu trừ được sai lầm, tội lỗi, vì Bách tự minh là pháp do quỷ thần truyền lại, không có công đức để tiêu trừ tội lỗi, sai lầm của người khác. Phần sau tôi sẽ thuật riêng, ở đây không nói trước nữa.

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0