Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

CHƯƠNG 13: TỨC TĂNG HOÀI TRU

 

Tiết 1: Giới thiệu vắn tắt về tức tăng hoài tru

Trong cuốn “Đại Nhật Kinh - Đại Tỳ Lô Giá Na thành Phật thần biến gia trình kinh” được các thượng sư Mật tông thời xưa trường kỳ sáng tác tập thể có tuyên thị về bốn loại pháp hộ ma như tức tăng hoài tru như sau: “…Hỏa Sơ ở thế gian, có con trai tên là Phạn Phạn, con trai là Tất Đát La, Phệ Thấp Bà Nại La; lại sinh Ha Phọc Nô, Hợp Tỳ Phọc Ha Na, Bá Thuyết Tam Tỵ Đổ và A Đạt Mạt Noa. Đứa con Bổn Thể Đa, Bổ Sắc Già Lộ Đào, các loại hỏa thiên đó, lần lượt được sinh ra. Lại nữa ở thai tạng, dùng mang-lộ-đa hỏa; sau hành dục tắm kỳ thân thể, buộc ha-mang-nang hỏa; dùng để tắm cho vợ, thì bằng mông-phách lô hỏa;… dùng khi bái nhật thiên, hợp vi-thệ-da hỏa; dùng khi bái nguyệt thiên, phải dùng nhĩ-địa hỏa; để đốt hết sạch, dùng a-mật-lật-đa hỏa; Khi muốn dập tai họa, dùng na-lỗ-noa hỏa; khi làm pháp tăng ích, dùng ngật-lật-đán-đa hỏa; khi hàng phục đối oán, nên dùng phẫn-nộ hỏa; khi chiêu nhiếp tài của, dùng ca-ma-nô hỏa;…Tùy theo hình sắc nó, mà làm thuốc men bằng ngang nó, để làm ngoại hộ ma, tùy ý thành Tất địa”. (“Đại Chính Tạng” 18-43)

“Tức” (dập tắt) ở đây là tiêu tai, “Tăng” ở đây là tăng ích cho bản thân, “Hoài” ở đây là gia tăng thâu nhiếp các loài tiền tài và để cho người khác giới hoan hỷ, “Tru” ở đây là hàng phục sự oán hận. Phàm là các pháp này, đều là pháp dùng để phục dịch thần lửa, đốt các loại đồ dùng để họ vui vẻ, sau đó sai khiến họ đi làm việc thay cho mình (con người). Pháp này thường thấy có trong Hiên giáo (Bái hỏa giáo), đồng thời coi đó là pháp tu hành chủ yếu. Việc hộ ma, phụng sự thần lửa của Mật tông phải chăng bắt nguồn từ Hiên giáo, vẫn còn phải đợi khảo chứng, nhưng đó cũng không phải nội dung mà tôi muốn biện chính, cho nên lược qua không nói.

Thời xưa có ngoại đạo thờ thần lửa, cho rằng thờ phụng hỏa thiên là pháp được sinh lên trời trong kiếp sau. Họ cho rằng lửa là các loại miệng của hỏa thiên, cho nên mới đem các loại thức ăn và đồ dùng hàng ngày ném vào trong lửa để cúng dường cho ông ta. Các ngoại đạo đó vì “buổi sáng kính lạy, sát sinh cúng tế, đốt loại gỗ thơm, hiến các đèn dầu, bốn việc như thế gọi là ngoại đạo thờ lửa”. Thời xưa, Thế Tôn đã từng độ cho ba anh em ngoại đạo thờ lửa ở bên dòng sông Ni Liên Thiền, chính là ba anh em A La Hán Đại Ca Diếp sau này đó. Theo lời của các nhà nguyên cứu Phật giáo thì: “Pháp hộ ma của Mật giáo không nghi ngờ gì nữa, chính là bắt nguồn từ ngoại đạo thờ thần lửa loại này”.

Thượng sư Trần Kiện Dân cũng nói thế này: “Phàm bốn loại sự nghiệp tức tăng hoài tru, một mặt điều phục các chúng sinh hữu tình thiện tâm, một mặt nhiếp phục quân ma ác tâm, đều từ Không Trí nhiếp quy vào một thể, từ bi tâm để diệt trừ phiền não, từ đại lực để nhổ bỏ ác căn; Thành Phật độ sinh, đều không thể thiếu” (34-77~78). Điều này ý nói Mật tông có bốn loại pháp này, cho nên cho rằng qua đó có thể tăng ích cho bản thân, đồng thời có thể hàng phục sự oán hận và ác ma. Cũng có ý nói rằng đó là những thứ cần thiết bắt buộc để thành Phật và độ chúng sinh.

Thượng sư Trần Kiện Dân lại nói thế này: “…Cho nên trong Mật tông, ngoại trừ lấy tín lực để nuôi thành chính hành, giới lực nuôi thành chính đức, định lực nuôi thành chính công, niệm lực nuôi thành chính trí, huệ lực nuôi thành chính giác ra, thì còn tu thêm khí công để nuôi thành thông lực, dùng giọt hồng bạch để nuôi thành nhiệt lực; cho đến có thể đốt trừ sự đen tối của chúng sinh, tăng trưởng quang minh cho chúng sinh, diệt trừ tà khí của quân ma. Phát dương Phật pháp thời mạt thế, đặc biệt không thể thiếu được chúng” (34-78).

Giáo sư Trần Ngọc Giao cũng nói trong sách của mình rằng: “Tức là tức tai, chỉ việc diệt trừ các tai họa chết đột ngột, bệnh tật, dịch bệnh, ma hại, truyền nhiễm…Tăng là tăng ích, chỉ việc tăng trưởng thọ mệnh, hình sắc (sức khỏe), uy quang, thế lực, công đức và những việc cầu mong khác. Hoài là nhiếp phục (vào lòng), hoài nhu. Tru là chỉ nghi thức trì chú cầu khấn quỷ thần giáng họa cho kẻ thù địch” (6-263)

Lại nữa, trước khi hợp tu Song thân pháp (Pháp Mật tu phụ mẫu vô nhị), cũng bắt buộc phải tu bốn pháp Tức Tăng Hoài Tru, cho nên Liên Hoa Sinh mới nói thế này: “Người thu phóng Thủ ấn bất biến quyết, tu bốn sự nghiệp, tu pháp Tức để để diệt tám loại sợ hãi, tu pháp Tăng để tăng ích phúc thọ tài bảo, tu pháp Hoài để nhiếp Không hành, tu pháp Tru để chế ngự các ma chướng. Không hành dũng sĩ mong muốn trong lòng như kiến bu chỗ thịt hôi; tất thảy Không Hành Mẫu nhìn như mẹ hiền, tất thảy chị em coi như người hầu. Từ tâm duyên bám, phóng bốn dòng ánh sáng…Nên ra sức mà thực hành, tất thảy như ý. Thân thành quang minh, nhiếp trì Tam giới, đặc biệt là người nữ kính yêu ta, cuối cùng là tu đại Không Lạc (pháp đại lạc trong pháp Mật tu phụ mẫu vô nhị song vận với ‘Không’)”(34-537~538).

Trước khi tu bốn pháp Tức Tăng Hoài Tru này thì phải làm lễ cúng lửa. Đồ cùng khi cúng lửa thì phải dùng màu sắc để phân biệt: “Cúng lửa trong bốn pháp Tức Tăng Hoài Tru: Tức tai dùng màu trắng, cho nên đồ cúng cho nó phải chọn nhiều thực phẩm, vải áo, hoa đều là màu trắng. Cúng lửa pháp Tăng thì dùng nhiều màu vàng. Cúng lửa trong pháp Hoài thì dùng nhiều màu đỏ. Cúng lửa trong pháp Tru thì dùng nhiều màu đen. Các đồ cúng khác màu ngoài trong đức, nói một hiểu mười” (34-40)

Tông Khách Ba chủ trương: Nếu người được mời là thiên giả có thể dựa vào được vật dụng cần đến như sau: “Mời năng y thiên: Nghênh thỉnh ư già (cúng dường) cần dùng, cho nên trước hết phải tu ư già. Các đồ đựng phải dùng vàng bạc, gỗ đá hoặc các đồ dùng khác. Tất thảy đồ cát tường là đồ đồng đỏ. Nếu tu Tức tai và thượng Tất địa, dùng đại mạch và sữa bò. Nếu tu Tăng ích và trung Tất địa thì phải dùng đến mè và bơ. Nếu tu hàng phục và hạ Tất địa thì dùng nước tiểu bò và gạo, hoặc huyết ư già. Quán thông tất cả các vật cát tường yết ma là dùng hoa gạo, sức dầu thơm, bạch hoa, cỏ tranh, mè (vừng), tịnh thủy, phối hợp bày ra. Hun để đốt hương, tụng những gì nói trước đây hoặc chú Minh vương, hoặc Tổng bộ tâm, hoặc chú tất thảy ma kiệt các bộ, hoặc tụng nghênh thỉnh chân ngôn bảy lần, gia trì ư già. Tiếp đến, đến lễ bái ở chỗ vẽ tượng trước mặt, đầu gối quỳ đất, các ngón tay giao bên trong, ngửa tay hướng lên trên, dựng hai ngón tay trỏ, lắc hai ngón tay cái kết thành ấn chiêu thỉnh. Tụng rằng: ‘Do tin Tam muội da, Thế Tôn mời mau đến, nhận cúng ư già này, mong nguyện yêu nhớ con’. Tiếp đến, cuối câu chú thì tụng thêm ‘ngạc hắc da hi’. Bưng đồ ư già, nếu là Phật bộ thì cúng hiến ngang trán. Hai bộ còn lại thì cúng hiến ngang ngực và rốn. Quán tưởng tự hành trí tôn giáng lâm. Chân ngôn dùng đến, “Kinh Tô Tất Địa” phẩm Nghênh thỉnh nói: Thỉnh thiên tử bằng chân ngôn Minh vương, thỉnh thiên nữ bằng chân ngôn Minh Phi, hoặc thỉnh bằng các chú khác...” (21-84, 85).

Tông Khách Ba lại nói rằng: “Sự nghiệp Tức tai, Tăng ích, Hàng phục như theo thứ tự của nó, tu ‘Như Lai bộ, Liên Hoa bộ, Kim Cương bộ’. Thượng phẩm trung phẩm hạ phẩm tất địa, cũng tu như vậy. Về Tức tai là nói có thể dập tắt các tai họa như bất đắc kỳ tử, bệnh tật, thời dịch, ma hại, truyền nhiễm. Về Tăng ích, nghĩa là có thể kéo dài thọ mệnh, hình sắc, uy quang, thế lực, công đức và những việc cầu mong khác. Về Hàng phục, còn gọi là sát trục. Thời gian tu hành vào nửa đầu tháng chạp, tháng tám, tháng giêng, tháng tư. Nên tu thượng phẩm tất địa và pháp Tức tai, thì tháng chạp không có sự cố tai nạn. Còn Tức tai thì phần lớn nên vào mùa thu, Tăng ích thì nên vào mùa đông, Hàng phục thì nên sau mùa xuân. Lại tu thành tựu trung-hạ (phẩm), tốt nhất là vào nửa cuối tháng của năm tháng đầu. Lại tu thượng trung hạ phẩm tất địa, và tu Tức tai, Tăng ích, Hàng phục, thời điểm chia ra như sau: Nên vào sáng sớm, nửa đêm và giữa ngày. Về pháp Tức tai, từ nửa đầu tháng từ mùng 1 đến ngày 15, Tăng ích thì từ giữa tháng đến giữa tháng, Hàng phục thì nên tu vào nửa cuối tháng... Về tướng ngồi, tu pháp Tức tai thì nên ngồi Liên hoa, tu pháp Tăng ích thì nên ngồi Cát tường, tu pháp Hàng phục thì nên chân đè chân. Mặt thì lần lượt hướng bắc, hướng đông, hướng nam” (21-108).

Tông Khách Ba lại bổ sung về pháp Tức Tăng thế này: “Về đồ đựng ư già, luận viết rằng: ‘Vàng bạc đồng đá gỗ, châu mẫu và ốc ngói, diệp bôn để rửa chân, rượu súc rửa đồ đựng ư già, hoặc ở trong đồ đựng khác’. Chính thống là có 9 loại, các thứ khác cũng được. Tổng tục tuy nói những thứ đó là đồ đựng ư già, nhưng thực ra cũng là đồ đựng nước khác. Việc này, Nan Thắng Nguyệt nói: ‘Những thứ này đều chia ư già cho nên gọi tên là ư già’. Đồ đựng bên trong hoặc chân ngôn, nếu là đồ để Tức tai thì dùng đại mạch, sữa bò, bạch hoa, cỏ tranh, mè, gạo rang và nước thơm màu trắng dùng để hòa cam lộ. Những thứ đó gọi là bảy đồ ư già. Tụng ‘Ông A Hồng” chân ngôn bộ chủ, bình cam lộ chú bảy lần hoặc 108 biến để gia trì. Nếu dùng để Tăng ích, thì dùng mè, bơ, hoàng hoa, cỏ tranh và nước thơm màu vàng để hòa cam lộ, như Tổng tục nói: ‘Tiếp đến rót nước thơm, người có trí tuệ dùng tay rắc, đốt hương khéo hun lên, tâm ý khéo trì tụng’ để làm trì tụng” (21-313).

Lại nữa, đồ cúng hộ ma, giờ giấc, phương hướng, pháp đặt bếp, theo như Thượng sư Trần Kiện Dân nói: “...các đồ cúng hộ ma, đồ cúng thông thường ngoài ngũ cốc, ngũ trù (lụa), ngũ bảo, ngũ hương, tam bạch, tam điềm (ngọt) ra, các đồ cúng đặc biệt khác được chuẩn bị riêng tùy theo tính chất bốn loại sự nghiệp khác nhau thì không nên cúng. Đó là nói về đồ cúng. Bốn pháp bằng nhau, bắt buộc lần lượt tiến hành ở bốn giai đoạn sáng sớm tờ mờ, sáng, chiều, tối. Nay đồng thời tiến hành thì bốn loại sự nghiệp không được nghiêng lệch một chút nào, để cầu hiệu quả nhanh, cho nên tất phải thực hiện riêng biệt. Đó là nói về mặt thời gian. Do tu Bản tôn khác nhau, cho nên phương hướng cũng khác nhau. Lại vì sự nghiệp khác nhau nên phương vị hướng đến cũng khác nhau. Đó là nói về mặt địa vị. Bốn loại cúng lửa, mỗi loại đều có pháp đặt bếp và hình thức của bếp riêng. Hình tròn, vuông, bán nguyệt, tam giác đều phải định hình dáng thuận theo đặc điểm của từng pháp. Đó là nói về kiểu bếp” (34-174-5).

Nói về đối tượng cúng như sau: “Bản tôn mình tu mỗi loại có một đặc tính riêng. Hoặc là thiên về tăng tài bảo, như Tỳ sa môn thiên vương cúng lửa; hoặc thiên về nhiếp trì, như cô-lỗ-cô-li (lộc cộc lộc cộc); hoặc thiên về Tức tai, như Lục độ mẫu; hoặc thiên về trừ bệnh, như Dược Sư Như Lai; hoặc thiên về chứng đức, như Thắng Lạc Kim Cương; hoặc thiên về sám tội, như Kim Cương Tát Đỏa; hoặc thiên về trừ ma, như Ma cáp yết ca la; hoặc thiên về gia trì, như Thích Ca Văn Phật” (34-174-1).

Mục đích tu pháp Hoài của nam hành giả là tăng sự dung hợp hơn nữa với Minh Phi (với nữ hành giả cũng cùng lý này), cho nên đối tượng cúng dường khi tu pháp Hoài chủ yếu là song thân “Phật” Thắng Lạc Kim Cương. Thế nhưng, Không Hành Mẫu cũng thuộc về đối tượng cần cúng của pháp Hoài, vì trong Mật pháp, Không Hành Mẫu cũng ngang hàng với “Phật”, bởi thế mà có ông thày nói rằng: “Nay pháp có bốn loại là Tức tai, Tăng ích, Hoài ái và Tru phục. Thượng Lạc Vương là Tru Kim Cương, mỗi vị Bản tôn đều có bốn pháp Tức Tăng Hoài Tru. Hoài Kim Cương dùng màu đỏ, Cổ Lỗ Cổ Lý cũng là Hoài Kim Cương. Phật trong pháp Hoài rất nhiều, mà Na Lạc Không Hành Mẫu cũng là một trong số đó. Người thành tựu bằng pháp Hoài thì đều thuộc dòng Hoài Kim Cương” (62-58). Ở đây ý nói Na Lạc Không Hành Mẫu trong pháp Hoài cũng là “hệ Phật” của Mật tông, ngang bằng với Phật. Chuyện “Phật nam, Phật nữ” mà Phật bài bác trong “Kinh Lăng Nghiêm” là chỉ về việc này.

Với người tu pháp Hoài, vật đem cúng phải dùng thứ để tượng trưng cho cơ quan sinh dục của hai giới nam nữ, và những thứ có thể tăng cường sức mạnh tình dục, đó mới là diệu phẩm tối thượng để cúng. Thượng sư Mật tông cho rằng những vật như thế có tác dụng trong việc tăng cường sức mạnh tình dục trong Song thân pháp: “Dùng hải sâm để thay chùy (đại diện cho dương vật), dùng con hàu lớn để thay liên (đại diện cho âm hộ), phải lấy những vật có hình thức tương tự, hơn nữa phải có tính chất âm dương tương tự, đưa vào cúng lửa trong pháp Hoài, chẳng phải là càng tuyệt diệu lắm ư! Con tôm khô loại lớn, nó vừa đỏ vừa cong, lại là loài cá (thủy tộc), ba điều kiện này đều hợp với nguyên tắc cúng lửa của pháp Hoài. Hợp hoan bì, bách hợp, câu đằng, dương khởi thạch, tên của chúng cũng hợp với ý chỉ của pháp Hoài... Tam tiên tửu cũng có thể đưa vào trong pháp Hoài” (34-175).

Trước khi muốn hợp tu Song thân pháp, cần nên tu cúng Mật trước. Cúng Mật còn gọi là cúng Giao Hợp: “Tự tính của Phật Phụ phương tiện hữu cảnh hiện phần và Tự tính của Phật Mẫu trí tuệ Không tính cảnh, hai thứ này song vận không khác biệt, là tất thảy giao hợp lớn vốn dĩ. Với vị đại lạc do tương hợp như thế sinh ra có thể khiến cho tất thảy đàn thành no đủ, nó có thể biết các tương hợp của Phật Phụ Phật Mẫu ai nấy song vận. Các đơn tôn thiên nữ thì chuyển hóa chủng tính ẩn hoặc thiên trượng Thủ ấn của Phật Phụ thành hòa lạc thù thắng của song vận, dần dần viên mãn đại lạc trí thượng giáng hạ cố, sau khi tâm trú ở trên đó, quán Không Lạc trí sinh ra liên tục, đồng thời trì Phật mạn ‘tùy tham vô biệt với tất thảy tôn’” (158-225).

Đó là dùng pháp quán tưởng, quán Phật Phụ và Phật Mẫu thụ lạc, đồng thời quán tưởng họ Lạc Không song vận mà sinh ra Phật mạn...Dựa vào sự quán tưởng này để khiến mình sinh ra ý nguyện muốn tu Song thân pháp, cũng khiến cho đối tượng muốn hợp tu Song thân pháp với mình có thể sinh mối thiện cảm với mình, mà nguyện phối hợp toàn lực. Khi thực hiện cúng Mật này, Dạ xoa, La sát, quỷ thần các nơi nhất định tương ứng việc cúng lửa này thụ cảm mà đến, hoặc thụ cảm mà khiến một người nữ (người nam) nào đó đến, hoàn thành việc tốt đẹp này. Những loài quỷ thần đó còn có thể thưởng thức ăn tinh khí dâm dịch trong quá trình nam nữ hành dâm này. Cho nên, trước khi muốn tu Song thân pháp, bắt buộc phải cúng dường “chư Phật Bồ Tát” (kỳ thực chỉ là hình dáng Phật Bồ Tát do bọn Dạ xoa biến hiện ra mà thôi). Mà vật cúng dường “chư Phật Bồ Tát” là lấy những vật có liên quan đến hành dâm và tăng cường sức mạnh tình dục là chính, vật cúng ở đây chính là Ngũ nhục và Ngũ cam lộ (Về chi tiết của Ngũ nhục và Ngũ cam lộ, xin xem trong Tập 1), thậm chí là quán tưởng “Phật Phụ Phật Mẫu” giao hợp hưởng lạc lúc cúng Mật...Việc cúng Giao Hợp này chính là thực hiện công tác chuẩn bị cho pháp hợp tu song thân, tức là pháp Hoài đó.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0