Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

CHƯƠNG 10: PHÁP THIÊN THỨC VÀ PHÁP ĐOẠT XẢ

 

Tiết 1: Khái thuyết về pháp Thiên thức

Cái gọi là “Thiên thức” trong Mật tông là chỉ pháp quán tưởng, đem Bản thức của chính mình di dời đến Tịnh độ mà mình muốn vãng sinh. Sau khi xả thọ, tiếp tục thực hiện quán tưởng như thế, thì có thể đem Bản thức của mình dời đến Tịnh độ đúng như sở nguyện, không đọa vào ác đạo luân hồi sinh tử. Pháp quán tưởng như thế gọi là pháp Thiên thức.

Nay nói về pháp Thiên thức của Bạch Không Hành Mẫu của phái Hương Ba Cát Cử như sau:

“Bạch Không Hành Mẫu có rất nhiều tên gọi khác nhau. Trong phái Cát Cử, nàng ấy được gọi là Kim Cương Hợi Mẫu. Ý nghĩa của những danh hiệu này đều là ‘người bay múa trong hư không Không tính’. Hình vẽ Khải Đa Mã trong các giáo phái của Tây Tạng đều na ná như nhau, duy chỉ có một ngoại lệ là Bạch Không Hành Mẫu của phái Hương Ba Cát Cử.

Phái Cát Cử có “tứ đại bát tiểu” (lại chia làm bốn chi phái lớn và tám chi phái nhỏ), trong đó chi phái Hương Ba Cát Cử là xa nhất, nó không thuộc 12 chi phái kể trên. Chi phái Hương Ba Cát Cử do Quỳnh Nạp Tước sáng lập, chùa chính ở “Hương Ba” cho nên lấy tên đất làm tên phái, vì thế mà gọi là “Hương Ba Cát Cử”.

Hương Ba Cát Cử có hai pháp tu Không Hành Mẫu đỏ và trắng. Hồng Không Hành Mẫu là chỉ Kim Cương Hợi mẫu, nhưng Bạch Không Hành Mẫu lại sai biệt rất lớn so với bất kỳ Kháp Đa Mã nào khác. Thậm chí bạn cũng rất khó có thể tìm được một tờ tranh về Bạch Không Hành Mẫu ở Tây Tạng.

…Đức Cách là trọng điểm nghiên cứu Phật pháp ở Tây Tạng, còn La Sa chẳng qua chỉ là một trung tâm chính trị mà thôi. Nếu như người tu hành muốn quảng học giáo pháp của các phái Tây Tạng, thì anh ta nên đi Đức Cách, bởi vì ở La Sa chỉ có thể học được pháp của phái Cách Lỗ mà thôi. Tôi tham học giáo pháp của bảy phái ở Đức Cách. Khi tôi ở đó, từng nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề rốt cuộc pháp Thiên thức của phái nào là hiệu quả nhất. Cuối cùng, kết luận của tôi là “pháp Thiên thức Bạch Không Hành” là tốt nhất. Sau nhiều lần tu học xong pháp Thiên thức ở phái Cát Cử, tôi vẫn tu thêm pháp Thiên thức Bạch Không Hành. Chúng ta có thể quy kết rằng: pháp Thiên thức Bạch Không Hành càng bí mật hơn, càng có sức gia trì Mật pháp hơn, nó còn hay hơn cả pháp Thiên thức A Di Đà của phái Tịnh Độ thông thường của Đại thừa. Pháp môn Tịnh Độ của Đại thừa chỉ cần trì tụng danh hiệu Phật A Di Đà, hành giả liền có thể đạt đến Tịnh Độ loại thứ nhất, nhưng pháp Thiên thức Bạch Không Hành lại có thể đạt đến loại thứ tư – là tầng Tịnh Độ cuối cùng. Hai loại Tịnh Độ này không nên lẫn lộn với nhau. Tịnh Độ loại một gọi là “Phàm thánh đồng cư thổ”; loại thứ hai gọi là “Phương tiện hữu dư thổ” – là chỗ ở của các La Hán và các Bồ Tát quả vị thấp; loại thứ ba là “Thực báo trang nghiêm thổ” – là chỗ ở của Bồ Tát quả vị cao nhất; còn loại thứ tư có tên là “Thường tịch quang tịnh thổ” – là nơi ở của Phật Đà.

Tuy pháp Thiên thức của Phật A Di Đà và pháp Thiên thức Bạch Không Hành Mẫu đều có hít thở sâu và bắn ra Minh điểm trí tuệ, nhưng giữa hai loại vẫn có những quan điểm khác nhau. Khi tu pháp Thiên thức Di Đà, anh buộc phải xuất ly hoàn toàn, chán ghét luân hồi, đồng thời phải tín nguyện hoàn toàn, không mảy may nghi ngờ đối với thế giới Tây phương Cực Lạc, nếu không thì dù anh có bắn trí tuệ khí lên trên mà vẫn chưa hoàn toàn chán ghét luân hồi, thì anh vẫn bị rớt trở lại. Cho nên, chúng ta có thể nói pháp Thiên thức Di Đà được xây dựng trên “pháp phủ định”, anh buộc phải thông qua hoa sen tượng trưng cho sự xuất ly (lìa bỏ) – Di Đà ngồi trên hoa sen, trước mặt anh, thì anh có thể chui vào tâm Ngài, hợp nhất với Ngài.

Nhưng muốn người tu hành Mỹ hoàn toàn thoát ly là điều cực kỳ khó làm. Họ không thể từ bỏ tất cả thưc ăn ngon, quần áo đẹp, gái xinh, các loại vui chơi giải trí, như thế thì sao có thể bắt họ chán ngán luân hồi bằng “pháp phủ định” đây? May mắn thay, ngoài ra còn có pháp Thiên thức Bạch Không Hành – nó dựa trên nền tảng “pháp khẳng định của tình yêu”.

Chúng ta đặc biệt có “tình yêu” đối với các cô gái, nhưng pháp tu Kim Cương ái trong pháp Thiên thức Bạch Không Hành Mẫu lại không phải là lấy ái nhiễm (loại tình yêu thô bẩn) đối với con gái thế tục làm nền tảng, bởi ái nhiễm đối với con gái thế tục là dùng hạ hành khí, chỉ có thể khiến anh rơi vào cảnh giới thấp. Ngược lại, chúng ta yêu hoa sen (âm hộ) của Bạch Không Hành Mẫu – nó sẽ chạm đến bộ phận đầy sức mạnh ở dưới chót Trung mạch (chỉ dương vật). Ngược lại, hoa sen (âm hộ của Bạch Không Hành Mẫu) là nửa trên chạm đến đầu của hành giả. Tiếp theo, chúng ta khởi tình yêu lớn đối với Bạch Không Hành Mẫu, trên đầu chúng ta là hoa sen hoàn toàn mở rộng (trên đầu chúng ta là âm hộ của Bạch Không Hành Mẫu hoàn toàn mở ra), chúng ta dùng khí trí tuệ hít thở sâu, lấy thăng hoa tinh hoa (tinh dịch) làm trí tuệ Bồ Đề, men theo mệnh khí bắn lên đầu Trung mạch (trên Đỉnh đầu). Sau đó, nhờ có sự gia trì của đại ái (tình yêu lớn), chúng ta liên kết với phần đầu dưới Trung mạch của Bạch Không Hành Mẫu (âm hộ của Bạch Không Hành Mẫu). Mệnh khí của chúng ta và trí tuệ Bồ Đề trực tiếp bắn vào tử cung đại lạc của cô ấy, sau đó Bạch Không Hành Mẫu bay đến chốn Mật pháp. Ở đó, hành giả sinh thành Vidyahahara. Tất cả mọi ái nhiễm thế tục đã bị thăng hoa hoàn toàn thành Kim Cương ái. Trên đây là “pháp khẳng định thăng hoa”, nó hoàn toàn trái ngược với “pháp phủ định xuất ly”. Nhưng trừ phi hành giả có thể phân biệt rõ ràng được Kim Cương ái và ái nhiễm thế tục, nếu không cô ấy vẫn sẽ đọa nhập (xuống?). Cho nên, hành giả trước tiên phải tu tập lìa bỏ ái nhiễm thế tục (tức là vẫn quay trở lại pháp phủ định của pháp môn Tịnh Độ bên Hiển giáo, tự mâu thuẫn với đoạn nói trên).

Lời dịch giả: …Phương pháp: (1) Hít thở sâu (Chú thích gốc: Tu Bảo bình trí khí); (2) Thăng hoa tinh (dịch) thông thường thành Minh điểm trí tuệ. Cuối cùng phải dùng khí trí tuệ lay chuyển Minh điểm trí tuệ, đi theo mệnh khí, bắn ra, đi theo Trung mạch đến tử cung của Không Hành Mẫu, rồi được cô ấy dắt đi, bay đến Tịnh Độ Mật pháp. Tóm lại, các độc giả phải xem đi xem lại nhiều lần, giữa các chữ còn có ý nghĩa riêng, trừ phi anh có thể đưa ra được những bước chi tiết hơn phần kể trên, và có thể thuyết minh hợp lý dụng ý của các bước và vị trí của các khí, Minh điểm; cuối cùng là nói họ đi đâu? Nếu không, có thể là anh vẫn chưa hiểu rõ về pháp Thiên thức Bạch Không Hành Mẫu”. (77-131~134)

 

Pháp tu hành vãng sinh Tịnh Độ của Mật tông như thế, chiếu theo thông lệ là họ tuyên bố còn thù thắng hơn cả pháp môn Tịnh Độ mà bên Hiển giáo hoằng truyền tu hành. Thế nhưng, xét về bản chất của nó thì vẫn là những hư vọng tưởng bịa đặt hoang đường. Có thể nói các thày Mật tông từ xưa đến nay đều cùng một giuộc, vọng tưởng không khác nhau.

Sự tu hành của pháp môn Tịnh Độ Đại thừa không phải như Mật tông nói là “chỉ có thể sinh đến Phàm Thánh đồng cư thổ”, mà là dựa vào sự khác biệt về tu chứng của mỗi người – liệu đã chứng được trí tuệ Bát Nhã và trí tuệ Giải Thoát của Thánh đạo môn hay chưa, cùng với sự khác biệt về căn tính, mà dẫn đến sự khác biệt về Tịnh Độ được sinh đến. Cho nên, người sinh bậc thượng phẩm được ở Thực báo trang nghiêm thổ, người sinh bậc trung phẩm thì ở Phương tiện hữu dư thổ, người sinh bậc hạ phầm thì ở Phàm Thánh đồng cư thổ, còn Thường tịch quang tịnh thổ là chỗ ở của riêng Phật, bất cứ ai cũng không thể vào. Đạo lý này được ghi chép đầy đủ trong “Quán Vô lượng thọ Phật kinh”. Cho nên, dựa vào sự khác biệt của pháp môn tu hành của Tịnh Độ tông bên Hiển giáo, dựa vào việc hành giả Tịnh Độ tông liệu đã chứng được hai đạo chủ yếu của Thánh đạo môn hay chưa, và dựa vào việc anh ta liệu đã từng tu Tam phúc tịnh nghiệp, hiếu dưỡng sư trưởng hay chưa…mà có các loại sai biệt, thành ra mới có sự khác biệt trong vãng sinh của tam phẩm cửu bối (ba phẩm chín bậc), chứ không phải như Mật tông hiểu nhầm, cho rằng: Tất cả đều là hạ phẩm vãng sinh đến Phàm Thánh đồng cư thổ. Đạo lý này, những người trong Mật tông đều phổ biến không biết, sau khi tự hiểu nhầm đã biếm hạ các hành giả Tịnh Độ tông đều vãng sinh đến tầng thứ thấp nhất ở Tịnh Độ, chỉ khiến cho những người bên Hiển giáo cảm thấy sự vô tri của họ.

Lại nữa, trong pháp Thiên thức của Bạch Không Hành Mẫu, cái Tịnh Độ mà họ muốn dời thức đến chỉ là Tịnh Độ mà các tổ sư Mật tông tự mình bày đặt ra, thuộc về cảnh giới nơi ở của Dạ Xoa, La Sát (ví dụ như Ô Kim tịnh độ, Không Hành tịnh độ, Mật pháp tịnh độ…, đều là “Tịnh Độ” của các chúng sinh ăn máu, hiếu dâm), chứ không phải là Thanh Tịnh độ mà Phật Đà tuyên thuyết. Tu pháp Thiên thức như vậy chỉ là hư vọng tưởng, không có ý nghĩa thực chất. Hành giả Mật tông vãng sinh xong, thì đều là ở cùng với Dạ Xoa hiếu dâm, hoặc La Sát thích ăn máu tươi, vì họ đều là đồng đảng với nhau cả.

Lại nữa, cái thức mà Mật tông muốn thiên dời đến Tịnh độ không phải là Căn bản thức. Các thượng sư bọn họ tinh tấn tu pháp Thiên thức, cái “Căn bản thức” muốn dời đến “Tịnh độ” chỉ là Minh điểm do Ý thức quán tưởng mà thành, coi Minh điểm là Căn bản thức. Cái Căn bản thức đó, kỳ thực chỉ là một loại Nội tướng phần do hành giả Mật tông dùng Ý thức quán tưởng mà thành, chứ không phải là Căn bản thức của hữu tình. Trong các kinh Hiển giáo, Căn bản thức của hữu tình mà Phật thuyết chính là Thức thứ tám – trong Tứ A Hàm gọi là “Ngã, Như, Chân Như, Bản Tế, Thực tế, Như Lai Tạng, Thức”, trong kinh Bát Nhã gọi là “Phi Tâm Tâm, Vô Tâm Tướng Tâm, Bất Niệm Tâm”, còn trong chư kinh Duy thức của Tam chuyển pháp luân gọi là “A Lại Da thức, Dị Thục thức, Vô Cấu thức, Chân Như”. Nếu như có thể di dời Thức thứ tám này đến Tịnh Độ Phật, thì mới là pháp Thiên thức thực sự. Mật tông thì coi Minh điểm tưởng tượng là A Lại Da thức, Căn bản thức, thuần chỉ là suy tưởng hư vọng; so với việc vãng sinh trong pháp môn Tịnh Độ của Hiển giáo đem Căn bản thức vãng sinh đến Tịnh Độ Phật, hai pháp này hoàn toàn khác xa nhau. Cho nên, pháp môn Tịnh Độ của Hiển giáo mới là pháp Thiên thức thực sự, còn pháp Thiên thức của Mật tông chỉ là pháp hư vọng tưởng, không phải là pháp Thiên thức thực sự.

Lại nữa, pháp môn Tịnh Độ trong Hiển giáo là do Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, tay cầm hoa sen sắc vàng hoặc đài sen kim cương… để Trung âm thân của hành giả ngồi lên hoa đó, sau đó cánh hoa khép lại để Phật đem đến Tịnh Độ. Trong ao sen ở Tịnh Độ, hành giả ở trong cung điện hoa sen huân nghe Phật pháp, tiêu trừ tính chướng. Sau khi duyên chín muồi, thì hoa khai kiến Phật, lại nghe Phật Bồ Tát thuyết pháp để chứng Vô sinh. Hoặc sau khi hành giả ngồi lên đài sen kim cương theo Phật đến thế giới Cực Lạc, lập tức kiến Phật nghe pháp mà chứng đắc nhập Địa – chứng được Vô sinh pháp nhẫn. Hoặc có người chứng được Vô sinh nhẫn – thành tựu quả Giải thoát của Nhị thừa, hoặc có người chỉ nghe Phật thuyết pháp mà chưa đắc Nhẫn…Trong đó có rất nhiều sai biệt. Vì thế, có người sau khi ngộ thì đạt thượng phẩm thượng sinh, chứng đắc Vô sinh pháp nhân, quả vị từ Sơ địa trở lên, thường trụ ở Thực báo trang nghiêm thổ; có người sau khi tu phúc trung phẩm thượng sinh thì đắc Vô Sinh Nhẫn, đắc quả vị A La Hán, thường trụ ở Phương tiện hữu dư thổ. Cũng có người thấp kém, sau khi vãng sinh hạ phẩm, ở trong cung điện búp sen nhiều kiếp (ở đây là nói thời gian trường kiếp ở thế giới Cực Lạc chứ không phải là thời gian kiếp ngắn ở thế giới Ta Bà này), sau đó hoa khai thì được nghe tiếng Bồ Tát tuyên thuyết Phật pháp, chứ chưa được nhìn thấy Phật Bồ Tát, cũng chưa thể chứng quả ngay. Cho nên, quả vị vãng sinh đến thế giới Cực Lạc của Bồ Tát và chứng lượng sau khi nghe pháp có sự khác biệt, tuyệt đối không phải như các thày Mật tông nửa biết nửa hiểu, nói tất cả đều trú ở Phàm Thánh đồng cư thổ đâu.

Mật tông tự nói rằng: Người tu học pháp Thiên thức của Bạch Không Hành Mẫu, sau khi vãng sinh Tịnh độ, có thể sinh được đến Tịnh độ có tầng thứ cao nhất – Thường tịch quang tịnh thổ. Thế nhưng, nghiên cứu thực chất của pháp này thì Bạch Không Hành Mẫu không phải là Phật, tự bản thân còn không thể trụ ở Thường tịch quang tịnh thổ, còn không biết gì về Thường tịch quang tịnh thổ, huống hồ có thể dắt Bản thức của hành giả Mật tông đến sinh ở Thường tịch quang tịnh thổ? Đừng nói là Thường tịch quang tịnh thổ, dù chỉ là Thực báo trang nghiêm thổ, Phương tiện hữu dư thổ, Phàm Thánh đồng cư thổ của thế giới Cực Lạc thì Không Hành Mẫu của họ cũng không hiểu biết gì. Bản thân Không Hành Mẫu của họ còn không đủ sức tự đi đến cảnh giới Cực Lạc này, mà còn dám nói có thể di dời Căn bản thức của hành giả Mật tông đến thế giới Cực Lạc, lại còn có thể trú ở Thường tịch quang tịnh thổ, thậm vô lý!

Lại nữa, hành giả Mật tông vận dụng Bảo bình khí, bắn Minh điểm (xuất tinh) vào trong tử cung của Không Hành Mẫu, rồi Không Hành Mẫu đưa Minh điểm của hành giả Mật tông đó dời đến Tịnh độ, việc này có sai lầm lớn. Thứ nhất, Minh điểm không phải là Căn bản thức, thì tu pháp Thiên thức này chẳng có ý nghĩa gì. Thứ hai, Tịnh độ mà Mật tông nói lại không phải là Tịnh Độ của chư Phật, cho nên họ tu pháp Thiên thức cũng vô nghĩa. Thứ ba, Không Hành Mẫu chỉ là Nội tướng phần do hành giả Mật tông quán tưởng mà thành, không phải là có một Không Hành Mẫu thực sự xuất hiện theo sự quán tưởng của anh ta, cho nên khi hành giả Mật tông xả thọ, cũng không có Không Hành Mẫu thật sự nào đến tiếp dẫn hành giả Mật tông cả. Cái gọi là “Không Hành Mẫu” thuần chỉ là pháp do các tổ sư Mật tông vọng tưởng bày đặt ra, thuần là do hành giả Mật tông quán tưởng mà thành. Như vậy, việc quán tưởng trên đầu mình có một Không Hành Mẫu mở rộng âm hộ của mình để bao lấy nửa cái đầu của hành giả Mật tông, hy vọng khi xả thọ sẽ có một Không Hành Mẫu như anh ta quán tưởng đến tiếp dẫn mình đi vãng sinh Tịnh độ sẽ trở nên vô nghĩa. Thứ tư, pháp môn dùng Bảo bình khí và quán tưởng, muốn đem Minh điểm thăng hoa trở thành trí tuệ Bồ Đề cũng là một hư vọng tưởng. Trí tuệ Bồ Đề thực tế phải do tu chứng Thức thứ tám mới được, chứ không phải là nhờ pháp tu Bảo bình khí và Minh điểm là có thể chứng đắc, cho nên pháp dùng Bảo bình khí và quán tưởng Minh điểm để đem Minh điểm được chuyển hóa bắn vào tử cung của Không Hành Mẫu vẫn chỉ là pháp vọng tưởng, vì thế tu pháp Thiên thức này chẳng có ý nghĩa gì. Thứ năm, giả sử như thực sự có một Không Hành Mẫu, thì tất thảy Không Hành Mẫu mà Mật tông nói đó hoàn hoàn không biết, không chứng đối với nội hàm và tu chứng của đạo Giải thoát, đạo Phật Bồ Đề và Tịnh Độ của chư Phật. Không Hành Mẫu ngu si như vậy, thì sao có thể dắt hành giả Mật tông khi xả báo đến Tịnh Độ của chư Phật được? Tự mình còn không thể đến được Tịnh Độ của chư Phật, huống hồ là có thể dắt hành giả Mật tông vãng sinh đến Tịnh Độ của chư Phật? Tuyệt đối không thể có chuyện đó!

Vì sao vậy? Vì người muốn vãng sinh đến Thực báo trang nghiêm thổ của thế giới Cực Lạc để cầu thượng phẩm thượng sinh thì phải có chứng lượng Bát Nhã đích thân tự chứng Tàng thức của mình. Thế nhưng tất cả Không Hành Mẫu của Mật tông đều không biết, không chứng được Tàng thức của mình, chẳng khác gì phàm phu. Bản thân còn không thể vãng sinh đến Thực báo trang nghiêm thổ của thế giới Cực Lạc, huống hồ có thể tiếp dẫn hành giả Mật tông vãng sinh đến Tịnh Độ của chư Phật? Thì sao có thể đủ năng lực dắt hành giả Mật tông vãng sinh đến Thường tịch quang tịnh thổ của Phật? Cái lý nông cạn và đơn giản đó, thượng sư Mật tông đại đa số đều không biết, cứ thế tinh tấn tu hành pháp môn quán tưởng của pháp Thiên thức, quả thực không có ý nghĩa gì cả, thật đúng là những kẻ đáng thương lãng phí sinh mệnh.

Cho nên những hành giả Mật tông tu pháp Thiên thức này chỉ có thể đi theo Không Hành Mẫu ngu si đó vãng sinh đến Ô Kim tịnh độ, Không Hành tịnh độ, Mật pháp tịnh độ…Mà những tịnh độ này là thuộc thể loại cảnh giới gì? Nên biết rằng, đó chỉ là “tịnh độ” cư trú của các loại Dạ Xoa, La Sát yêu thích dâm khí và ăn máu mà thôi, có gì mà muốn đến?

Bồ Tát sau khi đích thân chứng được Tàng thức bản thân, mới chỉ là Thất trụ hiền vị, còn phải tu tập phúc đức, tiêu trừ tính chướng, tiến tu Chủng trí, phá tà hiển chính để cứu chúng sinh, đồng thời phải khẩn thiết phát Thập vô tận nguyện, thì sau đó mới có thể tiến vào Sơ địa, còn chưa dám nghĩ đến Thường tịch quang tịnh thổ. Thậm chí, khi Bồ Tát tu đến Đẳng giác địa, vẫn còn không biết gì về nội hàm và cảnh giới Thường tịch quang tịnh thổ ở Phật địa. Thế mà các thày Mật tông đều chưa thể chứng được Tâm Thức thứ tám, còn chưa vào trong Thất trụ hiền vị, thì sao có thể chứng biết, sao có thể nhập vào được Thường tịch quang tịnh thổ mà “Duy chỉ Phật và Phật mới có thể biết”?

Hành giả Mật tông cầu sinh Tịnh độ đã như vậy, thì Không Hành Mẫu do quán tưởng hoặc “quả thực có” cũng như vậy, đều không thể chứng biết Tàng thức của mình, còn chưa thể chứng nhập Thất trụ vị, còn chưa thể biết được nội hàm công đức của Bồ Tát thất trụ Minh tâm, mà nói có thể tiếp dẫn hành giả Mật tông vãng sinh đến Tịnh độ của chư Phật? hơn nữa lại là đến Thường tịch quang tịnh thổ mà Bồ Tát Đẳng giác cũng còn chưa thể biết? Thật đúng là những lời cuồng vọng ngu si! Cho nên, các thượng sư Mật tông vọng ngôn nói có thể dựa vào tu tập pháp Thiên thức này, khiến hành giả Mật tông khi xả thọ có thể bám vào tử cung của Không Hành Mẫu để dời đến Tịnh độ Phật, và chứng nhập Thường tịch quang tịnh thổ, thật đúng là những suy tưởng hư vọng.

Người tu pháp Thiên thức của Mật tông lúc bình thường phải thực hành tu tập như sau:

“Kim Cương kệ nói: “pháp Thiên thức tối thượng phẩm là không thể tu, không có pháp tu. Hành giả trung phẩm, hạ phẩm thì tránh chấp trước và chán ghét (vẫn phải dựa vào “pháp phủ định của pháp môn Tịnh Độ bên Hiển giáo” mà Mật tông phủ định), lời văn trái ngược với những gì nói ở trên), dựa vào hỷ lạc, quan tâm, chuyên chú làm phương tiên, các hành giả đưa “Thức” thượng xung (dội ngược lên), và dùng văn tế để làm trang nghiêm pháp Thiên thức”.

Tôi muốn thuyết minh rõ về pháp tu nói trong câu kệ trên: Sự truyền khẩu của pháp Thiên thức này là một chủ đề đặc biệt của Vô thượng Yoga. Trong nội dung của “Sơn pha đạt Mật tục” có thuyết minh về nó. “Sơn pha đạt Mật tục” là một loại Mật tục có tính giải thích phổ biến, nội dung của nó giải thích về pháp tu của hai hệ thống Hách Lỗ Cát và Hỷ Kim Cương (đều là Lạc Không song vận của Song thân pháp). Các Bản tục thuyết minh về pháp Thiên thức còn có “Kim Cương Không Hành Mật tục”, “Bí ước Mật tục” (Chú thích gốc: Nó là kinh điển bí mật độc quyền của hệ thống Hách Lỗ Cát), “Tứ tòa căn bản tục”, “Văn Thù giáo ngôn tập”. Trong các Mật tục nói trên đều thuyết minh rõ về các phương pháp Thiên thức, hành giả buộc phải hiểu rõ trọng điểm pháp tu được giải thích trong các Mật tục này. Nếu muốn tìm hiểu chi tiết về pháp Thiên thức, có thể đọc tiếp cuốn “Thiên thức pháp quảng luận” của Tông Khách Ba.

Trong “Kim Cương Không Hành bản tục” có nói đến lợi ích của pháp Thiên thức: “Mỗi ngày giết một Bà La Môn, phạm tội xuống năm địa ngục Vô gián, thậm chí ăn trộm, lừa đảo, thông dâm, đều có thể dùng phương pháp này để thanh tịnh nó (tẩy sạch tội), hành giả sẽ không còn bị nhiễm tội ác nữa, mà còn có thể lìa xa được cái họa luân hồi”.

Phần trên là các loại lợi ích nói trong “Kim Cương Không Hành bản tục”. Trong “Bí vẫn”, “Tứ tòa căn bản tục” cũng nói đến nội dung tương tự. Cho nên, anh phải sung mãn nhiệt tình tu hành pháp môn này.

Còn về việc làm thế nào chính tu pháp Thiên thức? “Kim Cương Không Hành bản tục” nói thế này: “Khi đến lúc mới có thể tu pháp Thiên thức, nếu tu quá sớm là phạm tội sát hại Bản tôn. Người phạm loại tội này nhất định bị đọa xuống địa ngục, đại hỏa thiêu thân, cho nên người có trí tuệ phải nỗ lực tìm hiểu, nhận thức các loại điềm (triệu chứng) về cái chết”.

Trong câu kệ này có nói đến việc hành giả phải biết quan sát trước các điềm về cái chết. Khi những điềm này xuất hiện thì phải tu pháp Trường thọ trước. Nếu tu pháp Trường thọ mà vẫn không thể diệt trừ được các điềm chết này, lúc đó chính là lúc nên tu pháp Thiên thức.

Trong “Tứ tòa căn bản tục” có nói: “Thời gian luyện tập pháp Thiên thức tốt nhất là lúc trước khi hành giả vẫn chưa bị bệnh tật làm khổ”. Đúng như trên đã nói, anh phải luyện tập pháp Thiên thức trước khi có bệnh tật là tốt nhất, vì một khi đã nhiễm bệnh nặng, thì dù ý nguyện của anh có mạnh đến đâu, cũng tuyệt đối không thể tu tốt pháp này.

“Kim Cương Không Hành bản tục” nói rằng: “Dùng Bình khí đóng kín các “Cửa”, đồng thời tịnh hóa cửa Trung mạch”. “Tứ tòa căn bản tục” và “Sơn pha đạt Mật tục” đều nhắc đến nội dung tương tự. Dựa vào tu Bình khí, hành giả sẽ thu hồi các dòng năng lượng chủ yếu hoạt động ở các cửa cảm quan và dẫn đạo vào Trung mạch. Để tu pháp này có hiệu quả, anh buộc phải dẫn khí vào Trung mạch. Hành giả đóng kín tám lối ra (cửa) mà có thể cho “Thức” dời xuất, chỉ cho phép “Thức” xông ra từ cửa thứ chín – Phạm huyệt. Phạm huyệt còn gọi là “Hoàng kim thông đạo – đường vàng”, nó ở chính giữa đỉnh đầu. Dời Thức từ Phạm huyệt mới có thể giữ được Bản tính không mê muội, ghi nhớ được các pháp bí mật sau khi đầu sinh.

Trong bí quyết khẩu truyền có bốn loại pháp Thiên thức: 1. Pháp Thiên thức bản tính Pháp thân; 2. Pháp Thiên thức thượng sư gia trì; 3. Pháp Thiên thức đại hòa hợp của Bản tôn; 4. Pháp Thiên thức không hành vô tử. Trong bốn pháp tu này, hiện nay các thượng sư thường truyền thụ nhất là loại thứ tư pháp Thiên thức không hành vô tử, cho nên tôi muốn nói rõ về pháp tu thứ tư này.

Trước tiên, phải tu pháp tương ứng thượng sư, chí tâm tụng niệm lời khấn tế, phát nguyện muốn thực hiện pháp Thiên thức để chuyển sinh đến Tịnh độ muốn cầu sinh. Hai chân giao thoa theo tư thế Kim cương, hai tay đặt hai bên eo, quán tưởng mình là Hách Lỗ Cát ôm Minh Phi, Trung mạch chính là đường chính giữa thân thể anh, độ to nhỏ như thân cây mạch, độ dài từ chỗ bốn (đốt) ngón tay dưới rốn cho đến tận Phạm huyệt.

Cơ địa của Trung mạch là Cung sinh pháp tam giác, ngoài trắng trong đỏ. Hai góc trong tam giác chỉ sang hai quả thận, góc thứ ba chỉ đến bộ phận sinh dục. Bên trong cái huyệt, chỗ khá thấp của Trung mạch là Tâm của hành giả, hình dạng nó là một chữ “A” màu trắng phóng quang. Nó rất sáng và mảnh nhỏ, dường như một cơn gió rất rất nhẹ thổi một cái là nó bay mất. Hãy đặt Tâm của anh vào chỗ đó một lát. (Chú ý: Hai thận và bộ phận sinh dục xếp thành ba điểm, giữa ba điểm này nối liền bằng các đường thẳng, phạm vi do ba đường thẳng này bao lại chính là Cung sinh pháp tam giác, lấy tử cung làm chính. Mật ý của Mật tông cho rằng tất cả mọi người đều do tử cung nuôi nấng sinh ra, sau khi sinh ra mới có tất thảy pháp, cho nên chỗ tử cung gọi là Cung sinh pháp).

Trên đầu anh, quán tưởng Kim cương Hợi mẫu màu trắng hoặc màu đỏ, hình dạng của cô ấy giống như mô tả trong lời dạy chuẩn mực. Chiêu thỉnh Trí tuệ tôn, rồi dung nhập nó vào thân mình, cầu đến Bản tôn quán đỉnh và được gia trì, được Thiền ni Phật gia miện, ngài là bộ chủ. Hiến lên cúng dường, niệm văn khấn, tu tụng tập Mật chú. Quán tưởng Kim cương Hợi mẫu và thượng sư của anh không hai không khác, sau đó tụng niệm văn khấn như sau: “Ôi! Phật Mẫu Du già mẫu ơi! Xin hãy dẫn dắt con đến Tịnh độ Không Hành, Tịnh độ Không Lạc; thượng sư thiêng liêng Kim cương Du già mẫu ơi! Xin hãy dẫn dắt con đến Tịnh độ Không Lạc Không Hành. Phật Đà Kim Du già mẫu ơi! Xin hãy dẫn dắt con đến Tịnh độ Không Lạc Không Hành”.

Đến đây, hành giả hít khí từ trên xuống dưới, và dẫn khí đến chữ “A”, thượng khí và hạ khí đè ép xuống chữ A. Rồi khi dùng Bình khí trì khí, cứ thế quán sát chăm chú vào chữ A.

Trong tâm Kim cương Du già mẫu mà quán tưởng hiển hiện ra từ trên đầu hành giả phóng xuống một đạo ánh sáng như dạng móc câu. Luồng ánh sáng này đập vào chữ A, đẩy chữ A lên trên. Đồng thời, bắt đầu di động xương sống chỗ đoạn dưới, mục đích là khiến cho hạ khí hành ngược lên trên. Phát ra âm thanh “xì”, quán chữ A trắng này đi vào Trung mạch, bắn lên trên đến Phạm huyệt. Sau đó, lại hành khí xuống dưới, quán tưởng chữ A và khí cùng đi xuống, quay trở lại trạng thái tọa lạc ở phần đáy trong Trung mạch như ban đầu. Cố gắng lặp lại các bước trên.

Khi kết thúc pháp tu này, từ tâm Kim cương Du già mẫu chảy ra một dòng cam lộ trí tuệ, hòa nhập vào chữ A. Giống như giải thuyết ở phần trên, tu tập Bình khí. Luyện tập lặp lại quá trình này từ 7 đến 21 lần.

Mọi người đều biết pháp Thiên thức tu thành công thì sẽ rút ngắn tuổi thọ, do đó tu Bình khí và chảy ra cam lộ là để kéo dài sự sống.

Nay thuyết minh về chứng lượng của pháp Thiên thức như sau: Trên đỉnh đầu có bọt nước, trên Phạm huyệt có cảm giác ngưa ngứa, từ Hoàng kim thông đạo này phun ra một giọt nước màu vàng trộn lẫn với máu vân vân. Từ đầu đã nói rồi, khi thời cơ đã đến (Chú thích gốc: chỉ lúc chết) thì mới có thể tu pháp Thiên thức, lúc này hành giả phải từ bỏ tất cả mọi tài sản trong ngoài (thân).

Hành giả liệu có nên phát nguyện dùng Minh điểm bí mật để tu pháp Thiên thức hay không, truyền thừa khẩu nhĩ (khẩu truyền) nói rõ thế này: “Dịch thể của bản thân hành giả và dịch thể của một người nữ (tinh dịch của chính hành giả và dâm dịch của một người nữ), dẫn dắt năng lượng (Chú thích gốc: tức là Khí) và Tâm xung lên trên, mở cửa mạch, còn não thì thủ hộ phòng ngừa các loại tai nạn”.

Trong đoạn văn trên có nhắc đến việc hành giả dùng một chút hai loại Minh điểm (dâm dịch của nam và nữ), đặt chúng vào lòng bàn tay hành giả, và trì tụng rất nhiều chú ngữ. Minh điểm (dâm dịch) này lại đặt lên trên Phạm huyệt. Pháp tu này là do các thượng sư thời xưa truyền lại. Phương pháp này gọi là “pháp Thiên thức mượn sức của chí hướng”. Nếu dùng loại pháp tu này, thì không cần phải dựa vào sức mạnh của “khí” để tu pháp Thiên thức. Tuy rằng phương pháp này cũng có thể chuyển sinh đến Tịnh độ, nhưng hành giả không thể tự mình quyết định nên đến đầu sinh ở Tịnh độ nào.

Sau đó, hành giả quán chú vào Kim cương Hợi mẫu trên đỉnh đầu, và cầu thỉnh bà. Quá trình quán tưởng khí từ dưới đẩy lên trên như phần trên đã nói, hành giả phát ra tiếng “xì”, tâm hành giả là chữ A màu trắng. Chữ A hướng lên trên, đi qua Trung mạch bắn ra, từ Phạm huyệt bay ra. Lại đi trong liên hoa đạo màu đỏ của Kim cương Hợi mẫu (âm đạo màu đỏ của Hợi mẫu) để chui vào bên trong thân Hợi mẫu, (lại) chui vào trong tâm Hợi mẫu, và hòa nhập vào trong tâm đó. Quán tưởng tâm này biến thành một Kim cương Hợi mẫu có trí tuệ Không Lạc, thể tính của vị ấy và của thượng sư không hai, không khác. Khi tu hành được như thế, chúng ta đã hoàn thành bốn trọng điểm của pháp Thiên thức.

Nhưng ở đây, chúng tôi vẫn chưa nói đến những chi tiết tinh diệu trong truyền thừa khẩu nhĩ. Các anh có thể học từ những nguồn dữ liệu khác. Pháp Thiên thức thuyết minh đến đây là hết”. (77-115~121)
 

Pháp Thiên thức này của Hương Ba Cát Cử có điểm khác với các phái khác, ở chỗ phái khác đều phải tu thành công Trung mạch, Minh điểm, Bảo bình khí, và quán tưởng âm đạo của Không Hành Mẫu mở rộng bao chụp trên nửa đầu của chính người quán tưởng. Sau khi quán tưởng thành công như vậy, thì sau khi chết, mới có thể chắc chắn đem Minh điểm của mình thoát ra từ Phạm huyệt, bắn vào trong tử cung của Không Hành Mẫu đã quán tưởng trước đó để được sinh đến “Tịnh độ” Không Hành. Tuy nhiên, pháp Thiên thức của Hương Ba Cát Cử lại có thể không cần tu chứng Trung mạch, Minh điểm, Bảo bình khí, chỉ dựa riêng vào pháp đặc biệt của mình là có thể thành tựu ý nguyện sinh đến “Tịnh độ” Không Hành. Pháp của Hương Ba Cát Cử là lúc sắp xả báo, lấy dâm dịch hai người nam nữ (gọi là hồng bạch Bồ Đề tâm), đặt vào lòng bàn tay mình, sau khi trì chú để gia trì, thì bôi dâm dịch này lên trên Phạm huyệt trên đỉnh đầu mình, sau đó quán tưởng Minh điểm của mình bắn vào trong tử cung của Không Hành Mẫu trên đỉnh đầu, được Không Hành Mẫu dắt đi đến “Tịnh độ” Không Hành mà do Mật tông tự bày đặt ra. Đó là điểm khác đặc biệt giữa pháp Thiên thức của Hương Ba Cát Cử với các phái khác.

Thế nhưng, đó đều là những hư vọng tưởng, bởi ở đây Mật tông nói: “sau khi dùng chú gia trì cho dâm dịch của hai người nam nữ, thì có thể sinh ra đại công đức, khiến cho người ta có thể sinh đến ‘Tịnh độ’”. Cái hư vọng tưởng này tuyệt đối không phải là Phật pháp. Vì sao vậy? Vì dâm dịch chỉ là pháp tham dục thô nặng nhất, lớn nhất trong Tam giới sinh ra, hoàn toàn trái ngược với đặc tính thanh tịnh của Tịnh Độ của chư Phật, thì sao có thể trợ giúp hành giả Mật tông vãng sinh đến Tịnh Độ Phật? Tuyệt đối không có cái lý ấy!

Nếu như những người Mật tông đó lớn tiếng rằng “gia trì” như vậy thì chắc chắn có thể vãng sinh đến “Tịnh độ” thì Tịnh độ đó tuyệt đối không phải là Tịnh Độ của chư Phật, mà chắn chắn là các tịnh độ Mật pháp như “Ô Kim tịnh độ, Không Hành tịnh độ, Lạc Không tịnh độ, La Sát tịnh độ…” do quỷ thần tương ứng với tổ sư Mật tông bày đặt ra, chỉ là cảnh giới của pháp giới quỷ thần, không phải là Tịnh Độ nói trong kinh pháp của Phật giáo. Vì thế, chuyện vãng sinh Tịnh độ nói trong pháp Thiên thức của Mật tông không thể tin theo, vì hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp chân chính. Người muốn vãng sinh đến Tịnh Độ của chư Phật thì điều kiện tu hành của bản thân anh ta phải phù hợp với điều kiện và nguyện riêng mà vị Phật ở Phật thổ vãng sinh đó đặt ra, tuyệt đối không thể vãng sinh như pháp Thiên thức này nói được.

Lại nữa, trong pháp Thiên thức của Hương Ba Cát Cử có nói “các hành giả đưa ‘Thức’ xung lên”, rồi chui ra ngoài Phạm huyệt ở đỉnh đầu, bắn vào trong tử cung của Không Hành Mẫu do quán tưởng mà thành, giống với quan điểm của các phái khác, cũng đều là hư vọng tưởng cả. Bởi Căn bản thức ở đây là Thức thứ tám A Lại Da, còn gọi là Như Lai Tạng, Tâm này hiện hành và vận hành biến khắp toàn thân, chứ không có bất kỳ một pháp nào có thể tụ lại ở một điểm rồi thu vào Trung mạch. Đến chư Phật mười phương ba đời cũng đều không thể đem Thức thứ tám tụ lại thành một điểm và thu vào trong Trung mạch. Cho nên, cái Thức mà pháp Thiên thức của Mật tông dắt đi chỉ là cái Minh điểm do Tâm ý thức quán tưởng mà thành, chỉ là (Nội) tướng phần từ trong Như Lai Tạng xuất hiện ra sau khi quán tưởng, hoàn toàn không có thực chất, cũng không phải là Căn bản thức. Cho dù có thể đem Minh điểm đó quán tưởng bắn vào trong tử cung của Không Hành Mẫu, thì cũng không thể nào đem Bản thức di dời đến bất kỳ Tịnh độ nào. Căn bản thức đó vẫn biến khắp trong thân của hành giả Mật tông và cũng không chuyển nhập vào trong tử cung của Không Hành Mẫu do hành giả quán tưởng ra, sau khi chết thấu (chết thật) thì từ Thức thứ tám Căn bản tâm đó lại sinh ra Trung âm thân, rồi mới lại sinh ra Ý thức “Tâm giác tri giai đoạn Trung âm tương ứng với đời này”. Khi đó, anh ta mới biết được rằng những lời tôi viết trong các sách mà anh ta đọc trước khi chết là chân thực bất hư, vì đã tận mắt nhìn thấy sự thực mà tôi đã nói.

Lại nữa, chỗ Cung tam giác đó, chỉ là chỗ của tử cung thuộc cơ quan sinh dục. Tử cung tuy có công năng giúp nam nữ ở Dục giới sinh dưỡng con cái, nhưng sắc thân của con cái thực tế lại do Như Lai Tạng của mỗi đứa con tạo ra – do Như Lai Tạng mượn tinh cha trứng mẹ, cùng với tử cung và huyết dịch của người mẹ làm duyên để tạo ra, chứ không phải là do hai cha mẹ cố ý tạo ra sắc thân của con cái. Cha mẹ chỉ cung cấp môi trường và điều kiện, rồi do Tàng thức của con cái nhiếp thụ tứ đại trong cơ thể mẹ để sáng tạo ra. Cho nên, tử cung tam giác tuy là chỗ mà nhân loại Dục giới sinh khởi Ngũ âm của con cái, nhưng không phải là chỗ sinh ra vạn pháp thực sự, mà Như Lai Tạng mới là chỗ có thể sinh ra vạn pháp thực sự. Cho nên, Mật tông nói nó là Cung sinh pháp tam giác chỉ là những lời hư vọng tưởng tượng mà thôi.

Trong đoạn văn trên, phái Hương Ba Cát Cử có nói rằng: “Dựa vào tu Bình khí, hành giả sẽ thu hồi các dòng năng lượng chủ yếu hoạt động ở các cửa cảm quan và dẫn đạo vào Trung mạch. Để tu pháp này có hiệu quả, anh buộc phải dẫn khí vào Trung mạch. Hành giả đóng kín tám lối ra (cửa) mà có thể cho “Thức” dời xuất, chỉ cho phép “Thức” xông ra từ cửa thứ chín – Phạm huyệt”, đó thuần là pháp ức tưởng (tưởng tượng). Thức thứ tám vô hình vô sắc, có thể tùy ý lìa thân từ bất cứ chỗ nào (trên cơ thể), không cần phải qua khiếu huyệt (Phạm huyệt) mới ra được. Tôi có lúc nói (Như Lai Tạng) chui ra từ một chỗ nào đó, ý là nói đó là chỗ xả thân sau cùng, chứ không phải là nó có hình sắc chui ra khỏi Sắc thân từ một huyệt nào đó.

Nếu đúng như pháp Thiên thức mà Mật tông nói, thì lẽ ra A Lại Da thức phải có hình có sắc, thì mới phải bịt kín các lỗ khiếu khác để khiến “Thức” không thể từ các lỗ khiếu đó chui ra, thì mới tùy theo ý muốn của hành giả Mật tông để thoát ra từ Phạm huyệt trên đỉnh đầu. Vì thế, Mật tông mới nói câu “quán tưởng chữ Phạm đặt ở các lỗ huyệt khác để bịt kín chúng lại”, pháp này thuần là tưởng tượng mà ra, trái ngược với sự thật mà những người chứng ngộ quan sát thấy, cũng trái ngược với Thánh giáo lượng, và khác hẳn với thực chứng của những người đã chứng ngộ.

Căn bản thức đã vô hình vô sắc vật chất, vận hành khắp toàn thân, sao có thể vì sự quán tưởng của hành giả Mật tông mà hội tụ thành một cái Minh điểm được? Nếu như Căn bản thức quả thực có thể được hành giả Mật tông quán tưởng mà tụ thành một điểm, thì lẽ ra sau khi quán tưởng thành công, Căn bản thức đã xả thân được 99,99%, duy chỉ còn lại Minh điểm là bị giữ lại. Nếu đúng như thế, thì sắc thân của hành giả Mật tông sau khi quán tưởng thành công mà thường trụ ở Minh thể sẽ lạnh cứng như người chết, vì đã xả thân 99,99% rồi. Đồng thời, sau khi quán tưởng thành công, hành giả Mật tông cũng sẽ cảm thấy toàn thân mình lạnh đi, vì đã rời thân 99,99% rồi. Thế nhưng, nay xét thấy tất cả những người quán tưởng thành công, cơ thể họ đều không lạnh đi, cũng không tự cảm nhận được cảm giác lạnh đi lúc xả báo, cho nên thuyết “Minh điểm là Căn bản thức” của Mật tông chỉ là những lời lẽ hoang đường, là pháp do các tổ sư Mật tông vọng tưởng bày đặt ra, không liên quan đến Phật pháp, vì nó trái ngược với giáo lý Phật pháp.

Lại nữa, nếu Căn bản thức là Minh điểm thì giống với ngoại đạo mà bị Phật phá bỏ. Có ngoại đạo nói rằng: “Tất cả chúng sinh đều có thực Ngã, cái Ngã Thể này thường hằng, cực nhỏ, như một cực vi (cực vi trần), tiềm ẩn chuyển động trong cơ thể, thực hiện các sự nghiệp”. Câu nói này có sai lầm lớn. Nếu cái Thể của Căn bản thức có trọng lượng như mức độ nhỏ bé của Minh điểm, thì nó làm thế nào có thể trì giữ được sắc thân to lớn như vậy mà đồng thời vận động rộng khắp? thậm chí đến mức làm thế nào có thể trì giữ được thiên thân ở Sắc giới thân cao lớn như vậy mà vẫn vận động rộng khắp? Điều này không đúng chính lý chút nào!

Lại nữa, nếu Căn bản thức là Minh điểm, thì khi chưa quán tưởng, Minh điểm không xuất hiện, thì có nghĩa là không có Căn bản thức trụ trong thân thể, cũng có nghĩa là lúc đó đang chết rồi.

Lại nữa, nếu nói Minh điểm tuy nhỏ mà có thể tuần hồi khắp nơi trong thân thể vô cùng thần tốc nên mới có thể khiến cho toàn thân chúng ta đồng thời vận động; vậy khi sắc thân chúng ta không thường do Căn bản thức nhiếp trì thì cũng có nghĩa là không do Căn bản thức tạo sinh ra, như vậy là trái ngược với Thánh ngôn lượng, cũng trái ngược với sự thực mà những người Kiến đạo của Đại thừa nhìn thấy.

Cho nên, các tổ sư Mật tông chủ trương “Minh điểm tức là Căn bản thức, là A Lại Da thức” chỉ là vọng tưởng do các thượng sư Mật tông không như lý tác ý sinh ra mà thôi, điều này giống với quan niệm của ngoại đạo phái Cực vi, đều là vọng tưởng, không phải là Phật pháp.

Lại nữa, các phái của Mật tông đều phổ biến nói rằng: “Mọi người đều biết pháp Thiên thức tu thật tốt thì sẽ rút ngắn thọ mạng. Do đó, tu Bảo bình khí và lưu xuất Cam lộ…là để kéo dài tuổi thọ”. Kỳ thực, câu này là nói láo. Nếu Minh điểm là Căn bản thức, thì pháp tu đó mới có thể rút ngắn tuổi thọ; Nếu Minh điểm không phải Căn Bản thức thì cho dù hành giả Mật tông có nỗ lực quán tu pháp Thiên thức như thế nào đi nữa thì vẫn hoàn toàn không mảy may ảnh hưởng gì đến tuổi thọ anh ta mới đúng. Vì lẽ đó, sau khi quán tu pháp Thiên thức, lại tu thêm quán tưởng Bảo bình khí và lưu xuất Cam lộ để kéo dài tuổi thọ sẽ trở nên vô nghĩa.

Lại nữa, phái Hương Ba Cát Cử của Mật tông nói: “Tâm hành giả là chữ A màu trắng. Chữ A hướng lên trên, đi qua Trung mạch bắn ra, từ Phạm huyệt bay ra. Lại đi trong liên hoa đạo màu đỏ của Kim cương Hợi mẫu để chui vào bên trong thân Hợi mẫu, (lại) chui vào trong tâm Hợi mẫu, và hòa nhập vào trong tâm đó. Quán tưởng tâm này biến thành một Kim cương Hợi mẫu có trí tuệ Không Lạc, thể tính của vị ấy và của thượng sư không hai, không khác”, câu này quả thật mắc sai lầm rất lớn.

Nếu điều đó là đúng, thì Minh điểm không phải là Căn Bản thức của hành giả mới phải, vì chữ A màu trắng quán tưởng ra mới là Căn Bản thức, thì việc quán tu của pháp Thiên thức sẽ không cần dựa trên nền tảng quán tưởng Trung mạch Minh điểm nữa. Thứ hai, Tâm hành giả là chữ A màu trắng, chữ A màu trắng này sau khi đi qua âm đạo màu đỏ của Hồng Không Hành Mẫu để chui vào bên trong thân Không Hành Mẫu, lại chui vào trong tâm của Không Hành Mẫu, rồi hòa nhập làm một với tâm của Không Hành Mẫu, khiến cho bản thân mình và Không Hành Mẫu hòa nhập làm một, thì lẽ ra bản thân hành giả từ đó trở đi hoàn toàn biến mất, không còn sự tồn tại của bản thân nữa, như thế thì câu nói “Không Hành Mẫu đem Bản thức của mình đi đến Tịnh độ” sẽ trở nên vô nghĩa, vì hành giả Mật tông lúc này đã bị Không Hành Mẫu thôn tính thành một chúng sinh hữu tình rồi còn đâu. Như thế thì “tâm nguyện cầu sinh Không hành Tịnh độ” của hành giả Mật tông cũng rơi vào hư vô, thì tu học pháp Thiên thức cũng chẳng có ý nghĩa thật sự gì, hành giả Mật tông tu nó có tác dụng gì?

Nếu nói sau khi chui vào trong tâm Không Hành Mẫu, hợp nhất với Không Hành Mẫu, bản thân mình vẫn còn tồn tại thì nghĩa là Không Hành Mẫu đã biến mất, đã bị tâm của hành giả xâm nhập thôn tính, thì Không Hành Mẫu không còn tồn tại nữa, phải như thế mới đúng logic. Vào lúc này, tiếp tục quan sát thấy tâm của Không Hành Mẫu đã biến mất, thì làm gì còn ai có thể dắt hành giả Mật tông đi Tịnh độ nữa? Chỉ còn có thể dựa vào sức của chính mình mới có thể cầu sinh Tịnh độ thôi. Thế nhưng, chính vì bản thân không đủ năng lực để đầu sinh Tịnh độ thì mới phải tu pháp Thiên thức, hy vọng Không Hành Mẫu đem mình đi vãng sinh Tịnh độ, nay đem Không Hành Mẫu hợp nhất với mình rồi, thì sao có thể vãng sinh Tịnh độ được nữa? Thế thì tu pháp Thiên thức quả thực là vô nghĩa rồi.

Lại nữa, nếu tâm mình có thể hợp nhất với tâm của Không Hành Mẫu, thì Căn Bản thức của chúng sinh hữu tình cũng đều có thể hợp nhất được. Đã có thể hợp nhất được thì tất cũng có thể phân chia được. Tâm mà có thể phân hợp, thì tức là pháp có thể tăng, có thể giảm. Mà như thế thì đạo lý “bất tăng bất giảm, bất sinh bất diệt” trong “Tâm Kinh” sẽ thành vọng thuyết. Vì các lẽ trên, có thể thấy pháp Thiên thức mà Mật tông hoằng truyền hoàn toàn không có căn cứ về mặt giáo huấn, cũng trái ngược với lý lẽ, không phải là Phật pháp thực sự.

Pháp Thiên thức lúc lâm chung của Bồ Tát lục địa phái Tát Già nói rằng:

“‘lâm chung’ là pháp Thiên thức Pha Ngõa đạo đại thủ ấn…của quán đỉnh thứ tư (61-35)…

Nếu tu đúng như thế, chắc chắn có thể đắc thành tựu vô tử. Nhưng nếu khi tu chuộc mạng đã vô ích (không có hiệu quả) thì buộc phải tu pháp Thiên thức lâm chung, trong đó chia làm ba loại: pháp Thiên thức chuyển tướng lâm chung, pháp Thiên thức quang uẩn lâm chung và pháp Thiên thức âm thanh lâm chung. Về pháp Thiên thức chuyển tướng: Lúc bình thường, phải luyện tập trong khi đi đứng nằm ngồi và trước khi ngủ, cho đến khi triệu chứng (điềm) chết chắc hiện tiền (xuất hiện), phải nghênh thỉnh tướng Bản tôn và thượng sư không khác, đến hư không (lơ lửng) trước mặt. Nếu có tài vật đủ thì cúng dường báu vật, nếu không có thì cúng dường ý niệm (quán tưởng ra vật phẩm để cúng dường), tùy sức mà dâng hiến, sám hối tất cả lỗi lầm về Tam muội da đã thụ và chưa thụ giới. Nếu được thượng sư an trú, thì cầu thỉnh ngài ban cho quán đỉnh Bản tôn của Đạo; nếu không có thượng sư thì tu tự nhập, dâng hiến đồ cúng và đóa mã (Thực tử - thức ăn). Thứ đến, khi trì giữ bất kỳ thân nào chuyển biến các loại tướng trước mặt, tu tự tính Bản tôn thân, theo tướng đã hiện trước đó mà ức niệm đến nó, tướng của Bản tôn và Thức của mình, hai thứ này chuyển thành một vị. Tướng của Trung âm thân không xuất hiện, là chứng được thành tựu trì minh…

Về pháp Thiên thức quang uẩn: Phần tiền hành thì thực hiện như pháp Thiên thức chuyển tướng. Thân ưỡn thẳng, hai gót chân chạm đến hậu môn, hai tay giơ vòng sau gáy, lưng dựa đệm thoải mái, tự quán Bản tôn, từ chữ chủng tử giữa tâm của Bản tôn phóng quang, nghênh thỉnh tướng của Bản tôn và thượng sư không khác (vô dị) đến trước mặt, ân cần khởi thỉnh ba lần. Thứ đến, quán tu từ trong giữa tâm mình có một đạo quang uẩn to như ngón tay cái, dùng quang uẩn này trị từng huyệt một. Đầu tiên trị tắc (đóng kín) hai cửa đường đại tiểu tiện, rồi đến rốn, rồi đến miệng, tiếp đến hai lỗ mũi, rồi hai con mắt, hai cái tai, rồi đến giữa mi, tiếp đến là Đỉnh môn, bịt kín từng huyệt một. Lại nữa, quán tưởng chỗ trong rốn, có một “phong đàn thành” hình bán nguyệt, màu xanh, to nhỏ tùy ý, trên đó có một vầng trăng, trên đó là ? (chữ Hồng tiếng Phạn) màu xanh thẫm chỗ dựa của tâm to nhỏ vừa trong đó. Lại nữa, hít hơi vào trong cho đến khi không thể tăng thêm được nữa, nâng (nín cơ) hậu môn lên trên, lưỡi chạm ngạc trên, dùng sức mãnh liệt lần lượt đẩy ngược vầng trăng và ? (chữ Hồng tiếng Phạn) lên trên thật lâu, khi làm được đến hơi thứ 20 như trên thì đã đến giữa hầu, khi đến hơi thứ 21 thì khai mở Phạn tịnh môn, bay vụt lên trên như lấy hơi thổi lông chim vậy, cũng tựa như chim bồ câu bay vụt qua khỏi cửa sổ. Ở cửa này, có hai y tướng Năng, Sở (Năng y và Sở y) tạp tam tòa, hướng đến giữa tâm Bản tôn trước mặt, như cung bắn tên, như đại bác nổ pháo, bắn phọt ra đến giữa tâm Bản tôn, đạt thành tựu không có Trung hữu (Trung âm thân), nâng cất tông thú hoặc trì minh, không có luân hồi nữa.

Về pháp Thiên thức âm thanh: Tu tiền hành, hoàn tịnh sám hối thì làm như phần trên, lấy Minh điểm bịt kín các cửa…Pháp lâm chung của Quán đỉnh thứ tư cũng là lấy chữ để bịt, ở chỗ Tề luân tu khí và mặt trăng, ? (chữ Hồng tiếng Phạn)…Hít 20 lần hơi bằng hai âm ?? (chữ Hỉ Cát tiếng Phạn) để dẫn đến giữa hầu, đến hơi thứ 21 thì phụt ra từ Phạm huyệt như phần trên, bắn mạnh ra, đắc thành tựu nâng cất tông thú hoặc trì minh. Hai cái này tựa như sư tử trắng thần tốc, xé phá sở y của minh, tự khai mở Phạn tịnh môn bằng âm thanh, chấp trì năng y của minh, đó là yếu quyết thực tu”. (61-216~219)

Pháp Thiên thức Pha Ngõa đại thủ ấn của phái Tát Già như sau: “Ban đầu, ngồi kiết già thẳng thân, dùng chữ để ngăn bịt lại tất cả cửa bên ngoài, tất cả các cửa bên trong cũng dùng chữ để bịt lại như tu tập trước đây. Khi Cần tức, ý hành ở Trung mạch giữa chữ ? (chữ A tiếng Phạn) ở ngoại tướng đến chữ ? (chữ Hãn tiếng Phạn) ở Đỉnh kế (búi tóc đỉnh đầu). Khi Mệnh tức, hành bên trong Trung mạch từ chữ ? (Hãn) đến chữ ? (A) ngoại tướng. Như thế, lúc chết cũng tự nhiên hành trụ ở trong Trung mạch, cứ thực hành đi thực hành lại nhiều lần trong tâm Du Già sĩ, khí Mệnh, Cần nhập hết vào Trung mạch. Hòa nhập vào tối thắng đạo là chứng ngộ Thực tướng cực tịnh Không Lạc đại thủ ấn, nhờ giác thụ đã nói ở phần trên mà đắc thành tựu nâng cất tông thú hoặc trì minh”. (61-312)

Tiếp theo xin nói về pháp Thiên thức mà Thượng sư Trần Kiện Dân giảng: “Thành tựu của Pha Ngõa phải có mấy điều kiện. Anh phải đủ năng lực tập trung tất cả thọ mệnh, tinh hoa, linh hồn của mình trên Minh điểm trì mệnh. Trung mạch của anh trước hết phải mở đã, đồng thời anh phải tập trung tất cả ngũ khí trên Minh điểm này. Kết quả là, ngũ đại này, ba hồn bảy phách này đều ở trong cái này rồi. Cho nên khi cái này tập hợp với nhau, theo kinh nghiệm của tôi, có cảm giác mình sắp chết rồi. Vì ngoài cái đó ra, tôi không còn thứ gì giữ ở bên ngoài nữa. Kết quả là, hễ nó xông ra ngoài thì nhất định sẽ chết. Cho nên, nói tu Pha Ngõa sẽ đoản mạng, là nói người tu tốt thực sự, anh ta sẽ thấy có hiện tượng này, có cái cảm ứng này. Nếu tôi mà không tu được nhanh chóng cần mẫn như thế, thì không thể có kinh nghiệm này. Những người tu Pha Ngõa khác, xưa nay nói chuyện đều chưa từng nói đến điều này, là nói khi Minh điểm sắp đến, phải có được cảm giác chết này. Căn bản là họ chưa đạt đến cảm giác đó, cho nên hoàn toàn chỉ giảng pháp tu này, căn bản không hề nhắc đến việc chết. Tôi thấy quá sơ suất rồi. Nhưng mà, tu nhiều quá rồi, thì cũng sẽ đến lúc có cảm giác chết, anh thực sự xông ra ngoài rồi, thì lúc đó sẽ chết. Cho nên, lúc đó tôi vẫn thường được Phật Bồ Tát đặc biệt gia trì, tuy rằng trước kia sư phụ chưa từng nói, nhưng tôi hiểu được rằng cái Minh điểm này tập trung ở trong đó, cái sinh mệnh này đều hội tụ ở trong đó, tôi liền cảm thấy sắp chết rồi, tôi bèn nhanh chóng điều khiển Minh điểm đang tập trung ở một điểm này tản ra, không những tán ra đến Ngũ luân mà còn phân tán ra đến tận mười đầu ngón tay, mười đầu ngón chân. Nó sẽ phát tán ra khắp toàn thân, cho nên tinh hoa toàn thân từ chỗ hành khí khắp nơi sẽ quay trở lại chỗ ban đầu toàn thân, như thế thì sẽ không chết nữa…Còn về Trung mạch đã mở rồi, thì sẽ có mười tướng. Mười tướng này là nhật, nguyệt, điện quang, hồng nghê (cầu vồng), quang điểm, khói, dương diệm, huỳnh quang (ánh sáng đom đóm), trời xanh không mây. Mười tướng này có rồi, nghĩa là Trung mạch thực sự đã mở rồi. Sau khi Trung mạch mở, thì sẽ có Trí tuệ mạch này, sau đó thì sẽ có còn đường thiên thức này. Trung mạch của anh không mở thì không có con đường này đâu. Họ vẫn thường nói rằng, chỗ này phải mở đỉnh, sẽ phát thũng, xuất huyết, có cỏ cát tường. Những thứ đó đều là biểu hiện bề ngoài, là ngoại tướng. Cho nên, tôi nói phải chú trọng đến bốn tướng bên trong. Bốn tướng bên trong chính là: Một, Minh điểm phải tập trung, biến thành Minh điểm trí tuệ; Hai, Trung mạch phải mở, có đủ sẵn con đường vãng sinh; Ba, A Di Đà Phật trên đỉnh đầu phải xem được rõ; Bốn, khí phải biến thành Khí trí tuệ. Phải có nội tứ tướng này, sau đó lại thêm ngoại tam tướng, chỗ trên đỉnh đầu phải có tóc tự nhiên rụng xuống, hoặc phát thũng, hoặc xuất huyết, cắm cỏ hay không cũng không vội nữa. Nó nhất định sẽ có cái lỗ ở đó. Máu nó có thể chảy ra, đương nhiên cỏ cũng có thể cắm vào được. Cho nên phải hiểu được những điều này, phải hiểu rằng Lục pháp là cái cơ bản, có thể nói là một cái thứ tự viên mãn nằm ngang. Những cái khác đều phải thẳng, cái thẳng trước hết là phải thành tựu khí công, sau đó lại phát quang…Tất cả những thứ này thành tựu, rồi Trung mạch mở ra, Pha Ngõa cũng sẽ có”. (32-243~245)

Thế nhưng, người tu pháp Thiên thức vĩnh viễn không thể nào vì tu pháp này mà xả mệnh (chết) được, bởi Thức trì thân không phải là Minh điểm, Minh điểm không phải là Thức thứ tám Như Lai Tạng, chỉ là một loạt các loại ảo giác xuất hiện trong quá trình họ tu pháp mà thôi. Vì sao vậy? Có nhiều hành giả đã quán tưởng Minh điểm phiêu du tứ xứ ngoài thân thể, còn cảm thấy khoan khoái, chứ không hề thấy có tình huống cảm giác sắp chết như ông ta thuật ở trên. Qua đó có thể thấy, Minh điểm của các thày Mật tông chính là thuyết về Thức trì thân, thực tế chỉ là hư vọng tưởng mà thôi.

Các khai thị của Phật trong kinh điển Tam thừa cũng đều không hề nói Minh điểm là Thức trì thân. Thức trì thân mà Phật nói là Như Lai Tạng, nó có các loại thể tính, được tất cả những người chân ngộ xưa nay đích thân chứng được, chuyển lên tiến tu Chủng trí. Vì thế, tuyệt đối không hề coi Minh điểm là Thức trì thân. Việc các thày Mật tông kim cổ coi Minh điểm là Thức trì thân A Lại Da thực sự là một câu chuyện hài hàng đầu trong Phật giáo. Thế nhưng, các hành giả Mật tông lại không biết sự hoang đường này, vẫn dụng tâm ở Minh điểm, muốn chứng ngộ Thực tướng bằng quán tu Minh điểm, hoàn toàn lãng phí thời gian quý báu và tiền tài, đâm đầu vào trong Mật tông, tu học các loại pháp môn ngoại đạo không trợ ích cho Phật đạo, thật là bi ai!

Người tu pháp Thiên thức phải có đủ bốn điều kiện lớn mới có thể có thể nói là tu học thành công. Thứ nhất, bắt buộc phải thông đạt Trung mạch, dưới từ Hải để luân, trên đến Đỉnh luân, Ngũ luân đều phải thông suốt. Như thế, khi Minh điểm và Bảo bình khí luyện thành thì mới có đất dụng võ. Thứ hai, Minh điểm bắt buộc phải vô cùng tập trung rõ ràng, nếu Minh điểm tán mà không tụ, thì quang tướng không tốt không mạnh, thì chứng tỏ pháp tu quán tưởng còn chưa viên mãn, phải tiếp tục tu nữa. Thứ ba, bắt buộc phải có cái mà Mật tông gọi là Khí trí tuệ, ý là khi quán tưởng Minh điểm, có thể khiến cho Minh điểm quán tưởng tương ứng với Không tính (ý niệm về vật chất vô sắc pháp), lại hỗ trợ bằng Bảo bình khí thì mới thành tựu Khí trí tuệ của Mật tông. Như thế, khi xả báo, mới có thể tương ứng với “Không tính” mà xông nhập vào trong tử cung của Không Hành Mẫu, “được Không Hành Mẫu đem Minh điểm trí tuệ của hành giả đưa đến Tịnh độ”. Thứ tư, Độ Mẫu Không Hành Mẫu (Lục Độ Mẫu, Hồng Độ Mẫu, Bạch Độ Mẫu…) quán tưởng trên đỉnh bắt buộc hiển hiện rõ, liên hoa (âm đạo trong âm hộ) của Độ Mẫu cũng phải cực kỳ minh hiển, và lỗ liên hoa của Độ Mẫu phải mở rộng, bao chụp lên nửa đỉnh đầu của hành giả.

Người có đầy đủ bốn pháp như trên mới có thể gọi là người đã quán tu pháp Thiên thức thành công. Thế nhưng, Không Hành Mẫu được quán tưởng và Thức được dời chuyển trong pháp Thiên thức chỉ là Nội tướng phần bên trong tâm do hành giả Mật tông quán tưởng mà thành, thực tế không phải là có Không Hành Mẫu thật, hơn nữa lại mắc phải sai lầm lớn do các loại hư vọng tưởng đã nói ở trên. Cho nên, pháp Thiên thức mà họ tu tuyệt đối không phải là Phật pháp, mà là pháp hư vọng do các tổ sư thời xưa của Mật tông vọng tưởng và lưu truyền đến ngày nay, có tu cũng vô dụng. Những người có trí tuệ nghe bậc Thiện tri thức giải thích xong là có thể tránh xa nó ngay.

Theo lời của Mật tông, người muốn thiên thức thành công lúc mệnh chung, thì bắt buộc phải mở đỉnh đầu thành công trước lúc chết. Pháp tự tu mở đỉnh như sau: “Người tu pháp này, phải dựa vào sự dạy bảo của thày, tuân thủ theo nghi quỹ mà tu, không được tự ý tăng giảm, quán tưởng như pháp cho thành thục, ba, năm ngày cho đến một tuần, hai tuần là có thể mở đỉnh. Trước khi đỉnh mở, trên đỉnh đầu sẽ phát thũng, hoặc ngứa, hoặc tê liệt, hoặc chảy nước vàng, hoặc có thể trồng cỏ. Khi phát hiện trên đỉnh có triệu chứng dị thường, thậm chí là chảy máu, hoặc trào vọt máu, đều là điềm mở đỉnh. Nhưng không cần phải kinh hoảng, cần niệm nhiều Vô Lượng Thọ Phật đà la ni, qua vài ngày sẽ bình phục. Sau khi mở đỉnh, đừng có tự phụ, phải phát tâm quảng đại, quảng hành Lục độ, rồi lại tu pháp khác để làm duyên tăng thượng, đồng thời phải bảo mật không tiết lộ cho người khác. Nếu gặp được người có Mật khí lợi căn, phải khuyến thỉnh cầu thày truyền pháp, tùy duyên độ hóa. Nếu gặp phải người chấp trước, thì dùng pháp môn niệm Phật quán tưởng hô hấp để trợ giúp anh ta pháp Tịnh độ, Hiển Mật viên dung. Luôn lấy việc không làm mất lòng tin của người khác làm trọng”. (122-463~464)

Pháp nghi quỹ và quán tưởng, phần trên đã lược thuật, nay không nhắc lại nữa. Qua việc nêu ra sơ bộ về hành môn và lý luận quán tu của pháp Thiên thức Mật tông trên đây, người học có thể hiểu được về pháp Thiên thức “cực kỳ thắng diệu, vượt xa hơn cả pháp môn niệm Phật Tịnh độ của Hiển giáo” của Mật tông rồi, về bản chất chẳng qua chỉ là hư vọng tưởng của các tổ sư Mật tông mà thôi, đều dựa vào ý riêng của mình để bày đặt vọng tưởng rồi nói nó thắng diệu, khoa ngôn nói rằng có thể dựa vào pháp Thiên thức này, được Không Hành Mẫu dẫn độ đến Thường tịch quan thổ trong bốn loại Tịnh Độ. Nghiên cứu chân tướng của nó, thì thấy chỉ có thể vãng sinh đến “Tịnh độ dâm lạc và ăn máu” nơi mà Dạ Xoa và La Sát cư trú. Cho đến khi mệnh chung, các loại Độ Mẫu như “Phật hoặc Bồ Tát” đến tiếp dẫn hành giả Mật tông đều là do Dạ Xoa hoặc La Sát biến thành, vì họ đều là các tượng song thân ôm Minh Phi mà hưởng thụ dâm lạc mãi mãi (chi tiết xem trong “Tây Tạng độ vong kinh”), hoặc là các Độ Mẫu màu xanh đỏ khỏa thân vô sỉ…Bọn họ đều là các hữu tình quỷ thần như Dạ Xoa, La Sát tham trước đệ tứ hỷ dâm xúc ở Dục giới, họ thường ngày đều vui hưởng những đồ bất tịnh như ngũ nhục, ngũ cam lộ do các hành giả Mật tông cung phụng, cho nên các Độ Mẫu như “Phật Bồ Tát” đến tiếp dẫn hành giả Mật tông đều là do Dạ Xoa, La Sát hóa hiện ra. Như thế mà cầu vãng sinh Tịnh độ, còn không thể vãng sinh đến Phàm Thánh đồng cư thổ, Phương tiện hữu dư thổ của bất kỳ Tịnh Độ Phật Quốc nào, huống hồ có thể vãng sinh đến Thường tịch quang thổ nơi mà chỉ có Phật mới có thể ở? Tuyệt không thể có lý ấy!

Do Mật tông xưa nay đều giữ vẻ thần bí và không ngoại truyền Mật pháp, cho nên khiến cho người học trong Phật môn không biết gì đến bản chất của pháp Thiên thức, tin là thật, ngộ nhận là pháp thâm diệu thực sự thắng diệu hơn cả pháp môn niệm Phật của Hiển giáo. Kỳ thực, nó thuần chỉ là pháp tự vọng tưởng mà thành của các tổ sư đời xưa của Mật tông, lại được thần thánh hóa, mỹ hóa, Phật hóa bằng vỏ bọc ngôn ngữ, người ngoài không biết chi tiết bên trong, nên tin rằng đó là pháp tu thắng diệu hơn cả pháp môn niệm Phật vãng sinh Tịnh Độ của Hiển giáo, nhưng về bản chất thì không đáng để bậc thức giả nhếch mép cười.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0