Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT

 

TẬP HAI

 

Từ bi cũng là hỗ trợ cho Trí tuệ, nếu như không có trí tuệ Bát Nhã thật sự, mà chỉ có duy nhất Từ bi, người nào muốn đem tà pháp của Mật tông Tây Tạng dùng để lợi ích cho chúng sinh, kỳ thực lại là tàn hại chúng sinh, chứ không phải là đem lại lợi ích gì cho chúng sinh. Vì chắc chắn sẽ hại chúng sinh rơi vào tội địa ngục phá hủy trọng giới và phá hoại chính pháp Phật giáo; chắc chắn sẽ dẫn chúng sinh vào chỗ chịu thuần khổ cực nặng trong vô lượng đời.

 

- Đạo sư Bình Thực -

 

Lấy việc đếm tràng hạt làm ví dụ: Mật tông Tây Tạng lấy các loại pháp ngoại đạo như pháp quán tưởng hư cấu, trì chú của ngoại đạo, thiên yoga, thiên thức để làm hạt châu to; lấy phong yoga làm hạt châu nhỏ ngăn cách các hạt to; lấy giáo tướng và vẻ bề ngoài của Tăng bảo trong Phật giáo làm hạt châu đầu Phật; lại lấy danh tướng Trung Quán Bát Nhã và các danh tướng tu chứng quả vị do mình tự định nghĩa làm dây trang sức treo hạt châu đầu Phật; cuối cùng là lấy Song thân pháp của ngoại đạo ở Dục giới – Lạc Không song vận dâm lạc làm dây xâu, đem xâu tất cả các lý luận và hành môn thành Phật của Mật tông lại. Cái sợi tràng hạt được xâu thành như thế, chính là tông nghĩa chân thực của Mật giáo Tây Tạng.

- Đạo sư Bình Thực -

 

CHƯƠNG 7: TRUNG QUÁN BÁT NHÃ – KIÊM THUẬT ĐẠI THỦ ẤN QUANG MINH CỦA MẬT TÔNG

 

Tiết 3: Bát Nhã kiến trong Trung quán phái Ứng Thành của Mật tông (nửa dưới)

Về “Chứng tự chứng phần” của Ý thức, tất cả mọi người thế tục đều có thể nhận biết, xác định rằng nó có tồn tại, tức là khi Ý thức hiện khởi (bao gồm cả Tâm vô niệm linh tri) thì tất cả mọi người khi đang ở cảnh giới Lục trần đều có thể tự nhận biết mình đang ở trong cảnh giới Lục trần. Chính vì tự nhận thức được rằng mình đang ở cảnh giới Lục trần, nên trong lòng sinh ra các cảm giác thuận nghịch, tức là có các cảm giác khổ, vui, lo, mừng, xả, nhận. Như vậy là có thể chứng thực được Tâm ý thức đích xác có “Tự chứng phần”. Cũng vì có cái khả năng “Tự chứng phần” này, Tâm ý thức giác tri lại có thêm khả năng hiểu biết là bản thân mình “liệu có đang ở trong cảnh giới thuận nghịch đó hay không”, có thể quan sát và thực chứng điều này, nghĩa là xác quyết được rằng Tâm ý thức đúng là có “Chứng tự chứng phần”. Hiện nay, khi các thày Trung Quán phái Ứng Thành ở Đài Loan bị tôi nghiêm khắc bình luận về sự vô tri của họ, nếu trong tâm họ đang khởi lên các loại sân hận, oán não, mà lại giống như người thực vật, không thể tự nhận thấy mình lúc này đang ở trong cảnh giới nghịch tâm khởi lên cơn sân hận, oán não, thì như thế mới gọi là không có “Chứng tự chứng phần”. Cho nên, Tâm ý thức giác tri ở trong cảnh giới Lục trần, đều có thể nhận biết mình liệu có đang ở cảnh thuận hay cảnh nghịch tâm hay không, tức là đều có “Chứng tự chứng phần”, chứ không như các thày Trung Quán phái Ứng Thành vọng ngôn nói rằng Tâm ý thức giác tri không có “Chứng tự chứng phần”.

Như vậy, tất cả mọi người thế tục đều có thể chứng biết Tâm ý thức linh tri có công năng “Chứng tự chứng phần”, thế mà các thày Trung Quán phái Ứng Thành tự nhận là những người đại tu hành, có chứng lượng nhất, có trí tuệ nhất, họ lại không thể nhận thức được rằng Tâm ý thức bản thân nó có “Chứng tự chứng phần”. Thật đúng là những người chỉ hươu nói ngựa, đảo lộn trắng đen. Tất cả các thày Trung Quán phái Ứng Thành kỳ thực đều sớm chứng biết được Ý thức của mình có “Chứng tự chứng phần”, nhưng vì muốn bảo vệ cái lý sai lệch của Trung Quán phái Ứng Thành của mình, nên cố ý nói lộn ngược mà thôi.

Trong chư kinh Tam chuyển pháp luân, Phật vẫn thường nói Tâm Thức thứ tám không có “Chứng tự chứng phần”, còn nói Tâm ý thức có “Chứng tự chứng phần”. Nhưng các thày Trung Quán phái Ứng Thành vì phủ định Thức thứ tám, nên đành đem lời Phật nói “Tâm không tự thấy tâm” giải thích Thức thứ tám ra để giải thích cho Tâm ý thức linh tri thứ sáu, rồi vu rằng Phật nói không có “Chứng tự chứng phần”. Họ biết rõ lời mình nói không khớp với thể nghiệm thực tế trong cuộc sống thường nhật của mình, nhưng cố cưỡng biện rằng Tâm ý thức không có “Chứng tự chứng phần”, dùng chính lời Phật nói về thể tính Thức thứ tám để vu cho Duy Thức tông nói rằng Tâm ý thức có “Chứng tự chứng phần” là sai lầm. Thế nhưng, thực tế là Duy Thức tông vẫn tuân theo lời Phật, nói Thức thứ tám không có “Chứng tự chứng phần”, còn Tâm giác tri thức thứ sáu thì có “Chứng tự chứng phần”. Lời họ nói hoàn toàn giống với lời Phật dạy và trái ngược với thuyết của phái Ứng Thành, chứng tỏ rằng phái Ứng Thành đã cố ý xuyên tạc lời Phật, phỉ báng Duy Thức tông nói không đúng như Phật nói. Tra xét sự thật mới thấy chính các thày Trung Quán phái Ứng Thành đã dẫn sai lời Phật, hiểu nhầm lời Phật, sau đó vu cho Duy Thức tông vốn xiển dương chính pháp rằng họ nói trái với lời Phật, thực tế kẻ nói trái lời Phật chính là phái Ứng Thành.

Lại nữa, Phật nói câu “Ý như dao kiếm sắc, không thể tự cắt mình”, là nói về thức thứ bảy Ý căn, còn gọi là Mạt Na thức. Phật dạy thức thứ bảy này là Ý căn, nó là động lực khiến cho chủng tử Ý thức từ trong Thức thứ tám hiện khởi ra, bởi Ý thức phải dựa vào tác ý của Mạt Na thức thì nó mới có thể sinh ra. Sau khi hiện khởi, nó vẫn phải dựa vào tác ý của Ý căn Mạt Na thức để vận hành, cho nên mới nói Mạt Na thức là “cái gốc của Ý thức” (nói gọn là Ý căn). Trí tuệ phân biệt cảnh giới của Ý căn này rất thấp kém, chỉ có thể thực hiện sự hiểu biết rất đơn giản đối với Pháp trần trên Ngũ trần – ví dụ Pháp trần trên Ngũ trần có biến động lớn hay không? Thức thứ bảy này không giống như Tâm ý thức giác tri có thể vận hành lanh lợi ở Tâm sở pháp Ngũ biệt cảnh, nó (thức thứ bảy) không có Tâm sở pháp “dục, thắng giải, niệm, định”, mà công năng ở Huệ tâm sở (Biệt cảnh huệ) cũng rất yếu kém, chỉ có thể hiểu biết một cách cực kỳ đơn giản đối với biến động trên Pháp trần mà thôi.

Như vậy, vì (thức thứ bảy) không thể hiểu biết đối với Ngũ trần cảnh, cho nên nó buộc phải kêu gọi Ý thức xuất hiện, rồi sau đó dựa vào Biệt cảnh huệ của Ý thức thì mới có thể thực hiện các loại Tư lượng đối với cảnh giới. Thế thì sao nó có thể phản quan được chính mình? Sao có đủ năng lực để tư duy về các pháp? Sao có đủ năng lực để sửa đổi cho đúng tâm hành và tập khí của chính mình? Vì thế, thức thứ bảy này tuy cực lanh lợi, có thể biến duyên khắp tất cả các pháp, có thể dựa vào Biệt cảnh huệ của Tâm ý thức để làm chủ khắp nơi, làm chủ mọi lúc, có thể tư lượng và quyết định các loại tâm hành; nhưng nếu rời khỏi Biệt cảnh huệ của Ý thức thì nó sẽ chẳng làm được gì cả. Vì thể tính như vậy, Phật mới nói Ý (tức Ý căn Mạt Na thức) như dao kiếm sắc nhọn (dụ cho nó có tính lanh lợi có thể biến duyên khắp tất cả các pháp; còn Ý thức tuy có Biệt cảnh huệ nhưng lại không thể biến duyên khắp tất cả các pháp), nhưng nó không thể cắt đứt được chính nó (dụ cho việc nó không có “Chứng tự chứng phần” Biệt cảnh huệ nên không thể tu sửa cho đúng tâm hành thiện ác của chính mình). Nghĩa là “muốn thay đổi tính ô nhiễm của nó, muốn chuyển biến thành Ý căn thanh tịnh” của Thức này, thì buộc phải dựa vào Biệt cảnh huệ và Tư duy huệ của Ý thức thì mới có thể chuyển biến được, chứ không thể dựa vào công năng của bản thân nó là có thể đoạn trừ được các phiền não tương ứng của bản thân. Vì thế mà Phật mới nói “Ý như dao kiếm sắc, không thể tự cắt mình”. Nay các thày Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông trước là hiểu sai ý Phật, sau là chỉ trích về chính lý Chủng trí của Duy Thức tông, như thế sao có thể nói pháp của họ là Phật pháp chân chính được? lại còn loạn bình chính pháp của Duy Thức tông là phi pháp? lại dám dùng tà kiến của mình để bác bỏ diệu pháp Chủng trí của Duy Thức? Họ điên đảo đến thế là cùng!

Mật tông lại dẫn lời của Duy Thức tông “nếu không có Tự chứng phần, Tâm thức ức niệm thế nào?” để nói hữu tình cần phải có “Tự chứng phần” thì mới có thể nhớ lại được những cảnh tượng mà mình đã từng trải qua trong quá khứ. Tịch Thiên lại nói không có “Tự chứng phần” cũng có thể hồi ức, lý do như sau: “Vì tâm cảnh tương liên, nên có thể biết như độc chuột”, ý là nói: Tâm ý thức tuy có lúc đoạn diệt, nhưng vì tâm cảnh trước sau nối liền nhau, nên Tâm giác tri này có công năng biết nhau trước sau liên tục, cho nên có thể hồi ức những chuyện đã qua. Những lời lẽ đó đều trái với những gì Phật nói, cũng không hiểu gì về sự thực trong kinh nghiệm cuộc sống thường nhật.

Tất cả mọi người đều biết rằng: Nếu là cảnh giới mà mình chưa từng trải qua, mà được nghe người khác nói về cảnh giới này; hoặc đích thân đã từng trải nghiệm qua cảnh giới này, mà trong lòng đã sinh ra thắng giải (hiểu rõ), thì nó sẽ thành cảnh giới từng trải (người nghe coi cảnh giới mà mình lý giải được sau khi nghe là cảnh giới kinh qua; người đích thân trải nghiệm thì coi cảnh giới từng trải là “tằng kinh cảnh”), thì sau này anh ta mới có thể hồi ức lại việc đó – nhớ lại cảnh giới đã từng được nghe nói hoặc cảnh giới mình đích thân từng trải. Vì lẽ đó, bắt buộc anh ta phải sinh ra thắng giải về cảnh giới đó thì mới có thể hồi ức ở ngày sau.

Nếu như không có “Tự chứng phần”, thì anh ta sẽ không sinh khởi thắng giải về cảnh giới từng trải (ví như trong cảnh giới từng nghe hoặc từng trải, anh ta lại hôn trầm mà không thể nhận biết được cảnh giới đó – tức là không có Tự chứng phần về cảnh giới đó), thì sau này anh ta sẽ không thể hồi tưởng được lại cảnh giới trong đó. Lý này cực kỳ rõ ràng, người thế tục chỉ nghe qua là hiểu ý, và có thể đích thân chứng thực điều này. Thế nhưng, các thày Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông lại cả vú lấp miệng em mà biện giải rằng: “Vì tâm cảnh tương liên, nên có thể biết như độc chuột”. Ý của câu này là “Vì tâm cảnh nối liền nhau, cho nên từ việc hồi ức ngoại cảnh đã từng trải qua là có thể thuận tiện nhớ lại cái tâm đã kinh qua. Cũng giống như vào mùa đông, khi bị chuột cắn thì không biết mình đã trúng độc. Đến khi sấm mùa xuân nổ rền, chất độc bắt đầu phát tác, thì mới biết (nhớ lại) lúc bị chuột cắn là đã trúng độc rồi. Vì thế, không có Tự chứng phần cũng có thể nhớ lại”. (3-2-325)

Thế nhưng, câu giải đáp này lại là ông nói gà bà nói vịt. Ở đây, Tịch Thiên đã tự thừa nhận rằng từ việc hồi ức ngoại cảnh đã từng trải qua là có thể thuận tiện nhớ lại cái tâm đã kinh qua. Nếu đã như thế, thì chứng tỏ rằng lúc trước đó, anh ta đã thắng giải (hiểu rõ) về cảnh giới mà mình đã trải qua. Đã có cảnh giới từng trải qua, thì phải hiểu rằng lúc trải nghiệm việc đó, đã có “Tự chứng phần” rồi, vì lúc ấy đã có sự hiểu biết đầy đủ về cảnh giới đó. Đã có sự hiểu biết đầy đủ, thì cái hiểu biết của anh ta trong cảnh giới đó chính là “Tự chứng phần”. Như thế mà lại nói Tâm ý thức giác tri không có “Tự chứng phần”, thật đúng là phường cả vú lấp miệng em. Cho nên, việc các thày Trung Quán phái Ứng Thành phá thuyết Tâm ý thức giác tri có “Tự chứng phần” của Duy Thức tông là phá bừa, phá láo, không đúng lý chút nào!

Lại nữa, câu “Vì tâm cảnh tương liên, nên có thể biết như độc chuột” của Tịch Thiên cũng có đại sai lầm. Vì Tâm giác tri này đêm đêm đoạn diệt, sáng sớm hôm sau dưới sự tác ý của Ý căn, thì mới tái sinh giác tri từ trong Như Lai Tạng để nhớ lại chuyện cũ. Nếu là pháp có đoạn, có diệt, là pháp mà sáng sớm hôm sau buộc phải dựa vào Thức khác (dựa vào Ý căn và chủng tử Ý thức tàng chứa trong Như Lai Tạng) mới có thể hiện khởi, thì sao có thể nói tự nó có công năng hồi ức được? sao có thể nói Tâm ý thức là tâm cảnh tương liên được? Vì lúc ngủ say không mơ thì nó đã đoạn diệt rồi. Đã bị đoạn diệt thì sẽ thành vô pháp (không còn tồn tại pháp ấy nữa), vô pháp thì chắc chắn không thể tự nó sinh khởi được. Là vô pháp không thể tự sinh khởi, thì sao có thể nói tâm cảnh hôm qua và hôm nay nối liền nhau được? Không có cái lý ấy!

Nhất định phải là một cái Tâm xưa nay chưa từng đoạn, chưa từng diệt thì mới có thể nói nó có công đức nối liền hôm qua và hôm nay, kiếp trước và kiếp này. Nay hiện kiến thấy Tâm ý thức giác tri đêm đêm đoạn diệt, sáng hôm sau phải dựa vào cái khác mà khởi (dựa vào bốn loại pháp “Câu hữu y”). Bản thân nó không thể tự sinh khởi, thì sao các thày Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông lại vọng ngôn nói rằng cái pháp Ý thức đêm đêm đoạn diệt đó lại có thể vì chuyện nối liền tâm cảnh của mình mà biết rõ như chuyện trúng độc của con chuột vậy? mà lại có thể tự hồi ức “tằng kinh cảnh” trước kia? Tuyệt không thể có lý ấy!

Lại nữa, nếu như Tâm ý thức giác tri không cần có Thức thứ tám trì chủng (nắm giữ chủng tử Ý thức) mà có thể tự nối liền tâm cảnh mà biết rõ chuyện xưa, thì nghĩa là tất cả mọi chủng tử chuyện xưa đều do Ý thức tự tâm nó nắm giữ. Nếu như Ý thức tự tâm nắm giữ, thì Ý thức có thể hồi ức lại tất cả mọi chuyện đã từng trải qua. Thế nhưng, nay quan sát thấy thực tế Ý thức không thể hoàn toàn nhớ lại tất cả mọi chuyện đã từng trải qua, có lúc muốn hồi tưởng lại một chuyện gì đó, một tên người nào đó, chỗ đặt một đồ vật nào đó mà đích thân từng trải qua mà không thể nào nhớ nổi. Nó phải đợi Ý căn tiếp xúc (va chạm) từ trong Thức thứ tám, thì sau đó mới khiến cho Tâm ý thức giác tri bỗng nhiên nhớ lại. Nếu như Ý thức là thức tâm cảnh tương liên, thì nó tất phải là thức trì chủng, nhất định có thể tùy ý muốn nghĩ đến chuyện năm nào, tháng nào, đời nào thì đều có thể tùy ý nghĩ đến mà không có sai lầm. Thế nhưng quan sát thực tế lại không phải vậy. Cho nên, Ý thức tuyệt đối không phải như Tịch Thiên nói là “Vì tâm cảnh tương liên, nên có thể biết như độc chuột”, mà nó nhất định bị đoạn diệt trong Ngũ vị như lúc ngủ say chẳng hạn, không thể nào nối liền tâm cảnh được. Đã không phải là pháp tâm cảnh nối liền trước sau, thì phải hiểu rằng nó chắc chắn cũng không phải là pháp trì chủng, phải đợi pháp khác mới có thể trì chủng. Tâm ý thức giác tri đã không phải là pháp bất đoạn, không thể tự mình nối liền tâm cảnh trước sau, sao có thể nói nó là pháp “tâm cảnh tương liên” được? Không thể có cái lý đó!

Tịch Thiên lại vọng ngôn nói rằng “không có Tự chứng phần cũng có thể giác tri” như sau: “Kiến văn và giác tri, ở đây không che trừ, cái che ở chỗ này, khổ vì chấp đế thực”. Qua đó để nói Tâm ý thức chân thực bất hoại. Lại còn chất vấn Duy Thức tông rằng: “Nếu tâm lìa Sở thủ, chúng đều thành Như Lai. Bày đặt Duy Thức nghĩa, cứu cánh có Đức gì?” (3-2-325~326). Đây cũng là một ví dụ cho thấy sau khi hiểu sai về chân chỉ của Duy Thức tông rồi họ lại quay sang chất vấn và phủ định tông nghĩa của Duy Thức.

Duy Thức tông nói: Chúng sinh hữu tình sở dĩ không thể giải thoát sinh tử mà ra khỏi Tam giới, đều do chấp thủ Tâm ý thức giác tri là Tâm chân thực bất hoại gây ra, vì thế trước hết phải đoạn trừ Ngã kiến “Ý thức thường hằng bất hoại, có thể đi lại ba đời”. Còn Tịch Thiên thì nói rằng: “Các tính kiến văn giác tri, Trung Quán tông phái Ứng Thành chúng ta không phải đoạn trừ. Cái muốn đoạn trừ trong biện chính ở đây là cái nhân của các loại khổ đau – tức là chấp trước chư pháp là thực có (Chi tiết xem câu kệ phía trên)”. Qua lời biện giải ở đây, cũng có thể thấy Tịch Thiên cũng chưa đoạn được Ngã kiến. Tịch Thiên và các thày Trung Quán phái Ứng Thành như Nguyệt Xứng, Ấn Thuận… đều cho rằng: Phật chỉ nói có sáu thức. Thế nhưng họ hoàn toàn không hay biết gì về mật ý của thức thứ bảy, thứ tám mà Phật nói ẩn hiện trong các kinh Tam thừa, vì thế mà phủ định luôn hai thức này.

Đã phủ định thức thứ bảy, thứ tám rồi, thì khi chứng đắc Niết Bàn vô dư chắc chắn sẽ thành Đoạn diệt không. Chính vì thế mà các thày Trung Quán phái Ứng Thành quyết không tán đồng chuyện Phật phủ định Tâm ý thức, ngược lại còn nhất tâm xây dựng nên thuyết Ý thức còn có riêng tế tâm (Ý thức vi tế) bất hoại, nhất định không chấp nhận thuyết “Ý Pháp làm duyên sinh Ý thức, Ý thức hư vọng, không thể đi lại xuyên ba đời” mà Phật Thế Tôn đã khai thị. Vì thế mà họ đã xuyên tạc ý Phật, dẫn giải sai lệnh kinh Phật và nói rằng Ý thức bất hoại, nên họ không đoạn trừ vọng tâm Ý thức, muốn đem vọng tâm Ý thức này vào Niết Bàn. Chấp thủ vào quan niệm đó, nên trong đoạn kệ ở “Nhập Bồ Tát hành luận”, Tịch Thiên đã nói không đoạn trừ tâm tính giác tri, chỉ đoạn trừ “Ý thức chấp chư pháp là thực có”.

Thế nhưng, nói như vậy hoàn toàn trái ngược với ý chỉ của Phật. Vì Phật nói muốn tu chứng quả Giải thoát thì phải đoạn trừ Ngã kiến “Ý thức thường hằng bất hoại, có thể đi lại ba đời”. Phật còn nói rõ hơn nữa rằng: “Tất cả mọi Ý thức dù là thô hay tế đều do Ý (căn) và Pháp (trần) làm duyên mà sinh ra”. Phật khai thị như thế để các đệ tử đoạn trừ hết Ngã kiến cho rằng “Ý thức thường hằng bất hoại, có thể đi lại ba đời”, sau đó tiến tới đoạn trừ sự chấp trước vào chính mình của Ý căn, trở thành La Hán giải thoát khỏi phân đoạn sinh tử ở Tam giới, khi xả thọ, diệt trừ luôn Thập bát giới chính mình, không còn lưu lại bất kỳ một quả nào, cũng không còn xuất hiện mình ở đời sau nữa, như thế gọi là nhập Niết Bàn vô dư, mới là Vô Ngã pháp của Nhị thừa thực sự.

Bồ Tát sơ địa mãn tâm khi xả thọ, có thể đoạn tận Tư hoặc mà thành Huệ giải thoát, thủ chứng Trung bát Niết Bàn; Bồ Tát tam địa mãn tâm trở lên, sau khi chứng được Vô Ngã pháp thì khi xả thọ có thể đoạn tận Tư hoặc mà thành Câu giải thoát, thủ chứng Hiện bát Niết Bàn. Thế nhưng, vì Bồ Tát muốn cầu thành tựu Phật đạo cứu cánh của bản thân và quảng lợi chúng sinh, nên khi xả thọ, có thể thủ chứng Niết Bàn vô dư nhưng không nhập diệt độ, ngược lại còn phát khởi nguyện thọ sinh, bằng Tâm ý thức và Mạt Na thức thanh tịnh sau khi đã chuyển y, dựa vào Ý sinh thân mà tái thụ Hậu Hữu ở nhân gian, mãi không diệt trừ Ý thức và Mạt Na thức thanh tịnh, đời đời thụ sinh ở trong Tam giới, tiếp tục tiến tu Phật đạo và lợi ích chúng sinh, từng bước dần dần tiến đến Phật địa. Đại Bồ Tát như thế tuy không “đoạn tận Tâm Ý thức và Tâm Mạt Na để nhập Niết Bàn vô dư”, đời đời thụ sinh trong Tam giới để tu học Phật pháp, nhưng phải có tiền đề là: Bắt buộc phải đoạn Ngã kiến trước, rồi tu học “Thiền Bát Nhã” để chứng được Thức thứ tám Thực Tướng tâm – Như Lai Tạng. Nếu không, Bồ Tát cũng chẳng khác gì phàm phu, làm gì có chứng lượng Phật pháp và quả Giải thoát mà nói đây?

Vì thế, việc các Bồ Tát sơ địa, tam địa mãn tâm trở lên không diệt Tâm giác tri, không đoạn trừ Tâm giác tri khác xa với việc không ngăn cản, đoạn trừ Tâm giác tri của các thày Trung Quán phái Ứng Thành (ví dụ những người như pháp sư Ấn Thuận, Tông Khách Ba, Đạt Lai Lạt Ma đều không theo Phật nói, lập riêng ra một cái tế tâm Ý thức thường trụ bất hoại, lấy đó để làm thức chủ thể khiến chúng sinh luân hồi sinh tử trong Tam giới). Bồ Tát chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng và tất cả các chủng tử tàng chứa trong đó mà sinh ra Đạo chủng trí, chứng biết tại chỗ sự hư vọng của Tâm giác tri, nhưng lại dùng Tâm giác tri của mình làm công cụ tu học Phật pháp, nhằm thay đổi Ngã chấp của Ý căn Mạt Na thức, để cầu chứng quả Giải thoát của Tam thừa và Nhất thiết chủng trí của Phật địa. Các thày Trung Quán phái Ứng Thành của Hoàng giáo Mật tông thì lại cố tình lờ đi lời khai thị “Ý Pháp làm duyên sinh Ý thức” của Phật Đà mà nhận định rằng Tâm giác tri ý thức là pháp thường trụ bất hoại vốn có tự tại, cho rằng Ý thức không phải là “do Ý căn và Pháp trần làm duyên sinh ra” như Phật đã nói, chính là rơi vào trong Ngã kiến, to gan trừng mắt làm trái lời Phật. Việc chưa đoạn Ngã kiến mà nói mình đã đoạn Ngã kiến và Ngã chấp như thế, thì những gì họ nói, họ tu, họ chứng đều là Ngã kiến của thường kiến ngoại đạo, còn chưa nhập vào trong pháp Kiến đạo của Tam thừa, còn đọa vào Ngã kiến của phàm phu ngoại đạo. Cho nên, tri kiến của các thày Trung Quán phái Ứng Thành như Ấn Thuận, Đạt Lai Lạt Ma, Tông Khách Ba, Tịch Thiên, Nguyệt Xứng, A Để Hạp…đều là tà kiến, khác xa với sở kiến, sở tu, sở chứng của các bậc Bồ Tát bên Hiển giáo, cũng trái ngược với Thánh giáo lượng lời Phật dạy.

Những tà kiến Ngã kiến của Trung Quán phái Ứng Thành như thế, kiên trì cho rằng Ý thức thường hằng bất hoại, có thể đi lại thông ba đời, cho rằng Ý thức là thức chủ thể sinh tử luân hồi, họ đã đem thường kiến ngoại đạo kiến đó để phủ định Chủng trí phù hợp với Phật ý, thậm thâm cực thậm thâm do Duy Thức tông hoằng truyền; vu oan cho chính thuyết “Ý thức có Tự chứng phần, A Lại Da thức không có Chứng tự chứng phần” của Duy Thức tông là không khớp với những gì Phật nói. Lại còn đem chính thuyết “A Lại Da thức không có Chứng tự chứng phần, Ý thức có Chứng tự chứng phần” của Phật ra, nói lộn ngược thành “Phật nói Ý thức không có Chứng tự chứng phần, cũng không có Tự chứng phần”. Bằng cách nói lộn như thế, họ vu cho pháp mà Duy Thức tông nói là thuyết pháp sai lầm. Các thày Trung Quán phái Ứng Thành như A Để Hạp, Tịch Thiên, Ấn Thuận, Đạt Lai Lạt Ma…có tri kiến điên đảo đến mức độ này, có thể thấy họ đều là những kẻ vô tri thô thiển học mà thôi.

Những kẻ vô tri vô chứng như thế mà lại dám chỉ trích Duy Thức tông rằng: “Nếu tâm lìa Sở thủ, chúng đều thành Như Lai. Bày đặt Duy Thức nghĩa, cứu cánh có Đức gì?” (3-2-325~326). Các thày Trung Quán phái Ứng Thành đều sai lầm cho rằng Duy Thức tông nói Tâm lìa Năng thủ, Sở thủ là có thể thành tựu nghĩa lý của cứu cánh Như Lai, cho rằng Tâm giác tri nếu lìa Năng thủ và Sở thủ thì sẽ như gỗ đá vô tình không có công dụng gì, sao có thể chứng được trí tuệ Bát Nhã? Cho nên, họ mới chất vấn Duy Thức tông rằng: “Như thế mà nói thành tựu Phật đạo cứu cánh, thì có ý nghĩa gì?”.

Thế nhưng, Duy Thức tông nói Tâm lìa Năng thủ và Sở thủ là nói Bồ Tát chứng biết bản tính vốn lìa Năng thủ và Sở thủ của Tâm Thức thứ tám A Lại Da, cho nên khiến cho Tâm giác tri và Mạt Na thức hằng thẩm tư lượng làm chủ chuyển y vào Thể tính vốn dĩ thanh tịnh của Thức thứ tám, để đoạn trừ Ngã kiến “Tâm giác tri thường trụ bất hoại”, đoạn trừ chấp thủ vào Ngã chấp của chính mình, không còn chấp trước gì vào mình nữa. Rồi lại cũng không có chấp trước vì vào vạn pháp trong Tam giới, như thế gọi là Tâm lìa Năng thủ và Sở thủ. Bồ Tát tu hành như thế, khi từng bước thứ tự chuyển đến Phật địa mà cứu cánh không chấp trước, gọi là cứu cánh lìa Năng thủ Sở thủ, vì thế mà thành Như Lai. Tuy nhiên, Tâm giác tri ở Như Lai địa vẫn có thể phân biệt vạn pháp, mà không có mảy may chấp trước nào. Vì thế, Phật mới ở nhân gian, phân biệt các loại tà kiến của ngoại đạo và phá bỏ nó, cho đến khi nhập diệt vẫn phá tà hiển chính để cứu độ chúng sinh, chứ không phải là biến Tâm giác tri thành vô tri vô giác, không phải là Tâm giác tri không còn hiểu biết gì về Lục trần nữa.

Phái Ứng Thành đã hiểu nhầm về tông chỉ Chủng trí Duy Thức, sai lầm cho rằng Duy Thức tông đã nói là: “Cần phải làm cho Tâm giác tri lìa Năng thủ và Sở thủ - mãi mãi không còn phân biệt Lục trần nữa”. Nếu như Tâm giác tri lìa Năng thủ và Sở thủ, mãi mãi không còn phân biệt Lục trần nữa thì chư Phật đều là những anh ngốc không thể phân biệt chính tà được nữa, thì Sắc thân mà chư Phật thị hiện ở nhân gian không còn biết đau ngứa gì nữa. Như thế mà nói là thành Phật, thì có ý nghĩa gì? Tôi trách người như vậy, mới là trách đúng. Nhưng nay các thày Trung Quán phái Ứng Thành đều hiểu nhầm chính nghĩa Chủng trí của Duy Thức tông, sau khi hiểu sai pháp của Duy Thức tông đã nói lộn ngược, rồi lại quay sang trách móc họ, như thế gọi là vu trách (trách oan), chứ không phải là trách đúng. Họ còn không đáng gọi là người chính trực có trí tuệ ở nhân gian, huống hồ có thể gọi là người có chứng lượng, có trí tuệ trong Phật pháp?

Các thày Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông tuy cũng nói phải thấy Không tính, nhưng lại hiểu sai về Không tính nghĩa, cho rằng: “Tất thảy vạn pháp đều là Duyên khởi tính không, còn Tâm giác tri ý thức có thể hiểu biết tất thảy vạn pháp duyên khởi tính không, nó không vô hình sắc, tức là Tâm Không tính”. Vì thế mà Tịch Thiên nói thế này: “Nếu không có Tâm không tính, tạm diệt hoặc phục sinh, giống như Vô tưởng định, nên phải tu Không tính. Để cứu người ngu khổ, Bồ Tát lìa tham sợ, bi trí trụ luân hồi, đó là Không tính quả, chớ nên vọng phá trừ. Không tính lý như trên, chớ nên sinh nghi ngờ, theo lý tu Không tính”. (3-2-329)

Đây chính là Không tính quan của các thày qtput – coi tất cả chư pháp ngoài Tâm đều là duyên khởi tính không, tức là Không tính. Còn Tâm giác tri thì cũng không có hình sắc, cho nên Tâm giác tri tác là Tâm Không tính. Đồng thời còn khuyên răn các hành giả Mật tông phải tu Không tính đó, muốn dựa vào sự tu chứng “Không tính” này để đoạn trừ Phiền não chướng và Sở tri chướng. Tu Phật pháp như thế, hoàn toàn không lìa khỏi phạm trù của Tâm ý thức, hoàn toàn không chạm tới Thực tướng của Pháp giới – Thức thứ tám Như Lai Tạng và tất cả các chủng tử tàng chứa trong đó.

Các thày Trung Quán phái Ứng Thành tu hành như thế, chính là rơi vào trong Phiền não chướng và Sở tri chướng, thế mà lại nói láo rằng có thể đoạn trừ hai chướng. Muốn đoạn Phiền não chướng, việc đầu tiên là phải nhận thức rõ sự Duyên khởi tính không, dựa vào pháp khác mà có của Tâm giác tri, nó xưa nay chưa từng có Tự thể tính thường trụ bất hoại, như thế mà đoạn Ngã kiến. Nếu như các thày Trung Quán phái Ứng Thành lại nhận định Tâm giác tri là pháp thường trụ bất hoại, thì gọi đó là phàm phu Ngã kiến, vì trong kinh Tứ A Hàm, Phật nói đó là Ngã kiến của thường kiến ngoại đạo. Các thày Trung Quán phái Ứng Thành lại cho rằng sau khi Tâm giác tri hiểu rõ bản thân mình không có hình sắc, thì tức là thành Tâm Không tính; sau đó họ dựa vào cái “Tâm Không tính” này để không sợ nỗi khổ sinh tử, không tham trước vào pháp thế gian, mà sinh khởi lòng bi và “trí tuệ”, trụ ở thế gian để độ hóa chúng sinh, vì thế mới nói là “Để cứu người ngu khổ, Bồ Tát lìa tham sợ, bi trí trụ luân hồi, đó là Không tính quả”. Thế nhưng, cái trí trong “bi trí” này, kỳ thực chỉ là trí tuệ thế gian, không phải là trí tuệ “thế, xuất thế gian” của chư Bồ Tát, không phải như Phật nói là lấy sự hiểu biết về Tâm Không tính Thức thứ tám làm trí tuệ. Dùng cái “trí” của phàm phu Ngã kiến như thế để sinh khởi lòng bi, cứu độ chúng sinh cùng nhập vào trong Ngã kiến, mà ai nấy đều nói mình đã đoạn Ngã kiến, đã chứng Không tính, thực chất đều đọa vào trong đại vọng ngữ cả.

Các thày Trung Quán phái Ứng Thành đó sở dĩ đều đọa vào trong Tâm ý thức mà ngộ nhận đó là Tâm Không tính là vì đều chấp nhận tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành mà phủ định Thức thứ tám, cầu riêng một Tâm Không tính khác. Như Tông Khách Ba nói: “Như vậy, tiền tòa đã xong, hậu tòa chưa tu, ở giữa cũng nên hành việc thiện, đó chính là thanh tịnh thọ dụng du già (yoga). Nghĩa là tự ức trì Chủ tôn thiên mạn, khi căn duyên vào cảnh, nên quán các cảnh thể là chư thiên, do họ cúng dường. Nếu dựa vào pháp tổng thanh tịnh, nên quán tất thảy đều coi (Không Lạc) vô nhị, trí vô thể, Kim Cương trì là tướng. Nếu tu thanh tịnh cá biệt, thì nên quán sắc là Tỳ Lô (Phật), thanh là Bất Động (Phật), hương là Bảo Sinh (Phật), vị là Di Đà (Phật), xúc là Bất Không (Phật), đó là thanh tịnh phương tiện. Nếu dựa vào pháp huệ thanh tịnh, nên quán ngũ cảnh là ngũ thiên nữ như sắc Kim Cương…mà tu cúng dường. Lại lấy tam luân bất khả đắc huệ mà tùy ý trì. Nếu có thể dựa vào chính niệm trong tất cả các thời, tức là nhanh chóng có thể viên mãn phương tiện nhị tư lương”. (21-539)

Như vậy, các thày Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông đều vì không thể chứng được Tâm Thức thứ tám, cho nên phủ định Tâm Thức thứ tám là Như Lai Tạng, không chịu thừa nhận có Tâm Thức thứ tám là Như Lai Tạng, vì thế mà đọa vào cảnh giới của Ý thức, dựa vào cảnh giới tương ứng với Ý thức để cầu chứng thể của Bát Nhã, theo đó coi “Lạc Không vô nhị trí” trong pháp tu song thân làm thể. Từ đây lại sinh thêm tà kiến, đem phối Ngũ trần với Ngũ Phật, tự rơi vào trong tà kiến. Việc lấy “Lạc Không vô nhị trí” trong pháp giới Ngũ trần làm thể Bát Nhã như thế, khác xa so với việc lấy Bản lai Tự tính Thanh tịnh Niết Bàn của Thức thứ tám “Phi Tâm Tâm, Vô Tâm Tướng Tâm” làm thể của Bát Nhã mà Phật đã nói, thì sao có thể gọi là Phật pháp được? lại còn hạ thấp chính pháp mà Hiển giáo hoằng truyền, tự tôn mình là cao hơn pháp của Hiển giáo. Kỳ thực vẫn còn đọa vào trong vũng bùn tà kiến của ngoại đạo, thày trò đều không thể tự đứng dậy được, thì có chỗ nào cao hơn được đây?

Các thày Mật tông không đoạn trừ được tà kiến “Tâm giác tri hằng thường bất hoại” nên không đoạn được Ngã kiến; họ không đoạn trừ được tà kiến “Tâm giác tri hằng thường bất hoại” nên càng không đoạn được Ngã chấp, mà họ lại coi việc “yêu người mà bỏ mình” là đoạn Ngã chấp. Vì thế họ đi ngược với ý chỉ của Phật trong pháp Tiểu thừa mà nói rằng: “Như tinh noãn người khác, vốn không phải thân ta, vì thói quen lâu ngày nên chấp thủ, tinh noãn tụ làm ta. Chỗ thân người khác đó, sao không chấp làm ta? Thân mình đổi thân người, cho nên cũng không khó. Thân mình tội lỗi nhiều, thân người công đức lớn, biết mình nên tu tập, yêu người bỏ ngã chấp”. (3-2-297)

Những lời nói đó của Tịch Thiên nghĩa là dùng tâm thương yêu chúng sinh để tu pháp giao hoán tự tha (chuyển đổi giữa mình với người khác). Trong quá trình tu tập pháp giao hoán tự tha, từng lớp từng lớp tu trừ Ngã chấp. Thế nhưng, trong pháp Nhị thừa, Phật Thế Tôn của chúng ta nói người muốn đoạn Ngã chấp, phải hiện tiền quan sát cái Ngã thập bát giới trong tứ uy nghi (bao gồm cả Tâm giác tri ý thức và Mạt Na thức tư lượng làm chủ) đều là pháp hư vọng, giả có. Phải hiện quan như thế để đoạn Ngã chấp, chứ không phải như pháp môn quán hành giao hoán tự tha do Mật tông tự mình phát minh ra. Hành môn mà pháp giao hoán tự tha phải tu mãi mãi có Tâm ý thức “Tâm giác tri Ngã thường trụ bất hoại” tồn tại, còn không thể đoạn Ngã kiến, huống hồ có thể đoạn Ngã chấp? Cho nên, những gì họ nói đều phi lý.

Trong pháp Đại thừa thì không chỉ hiện tiền quan sát hai cái Ngã Tâm giác tri ý thức và Mạt Na thức tư lượng làm chủ đều là hư vọng, mà còn phải hiện tiền chứng được Thức thứ tám, hiện quan Tâm Thức thứ tám sinh ra bảy thức đầu như thế nào? Hiện quan Thức thứ tám làm thế nào để sinh ra sắc thân? Hiện quan Thức thứ tám làm thế nào sinh ra tâm hành kiến văn giác tri của chúng sinh? Hiện quan mối quan hệ giữa Thức thứ tám và các loại phiền não. Vì chứng được bày thức đầu đều là hư vọng như thế, đoạn tận Ngã kiến, sau đó cũng hiện quan tương tự mà đoạn Ngã chấp, nhờ đó mà sinh ra Biệt tướng trí và Nhất thiết chủng trí của Bát Nhã.

Người Mật tông muốn đoạn Ngã chấp bằng quán hành pháp giao hoán tự tha, việc này tuyệt đối không thể làm được, chỉ có thể là tự cho rằng mình đã đoạn được Ngã chấp mà thôi, chứ không phải là có thể đoạn được Ngã chấp thật sự, không phải là chính tu của Phật pháp thực sự. Những người Hoàng giáo của Mật tông sở dĩ đoạn vào trong tà kiến này, nguyên nhân lớn nhất của nó là đã phủ định Thức thứ tám. Vì phủ nhận sự tồn tại của Thức thứ tám, nên họ không có được nhân duyên chứng đắc Tâm Thức thứ tám, thì chỉ có thể cầu Phật pháp ở bên ngoài Thức thứ tám Thực Tướng tâm này, tức là thành ngoại đạo cầu pháp ngoài Tâm. Trước nhân duyên chìm đọa như thế, tất cả mọi người học Phật đều nên lấy đó làm gương, đừng có phỉ báng chính pháp Duy Thức nữa mà tự cản trở nhân duyên chứng đắc trí tuệ Bát Nhã của mình trong tương lai.

Vì Hoàng giáo Mật tông phủ định Thức thứ tám, nên đọa vào trong “Vô ngã đoạn diệt luận” của “Vô nhân luận”, cuối cùng trở thành tông đồ đoạn hết nhân quả. Như Tịch Thiên nói: “Nếu ta không phải là thực có, nghiệp quả là phi lý, nghiệp tạo rồi sẽ diệt, thì ai chịu nghiệp báo? Kẻ làm, kẻ chịu khác nhau, lúc nhận quả báo thì kẻ làm đã chết. Ta và ngươi nếu có cộng hứa (cùng chấp nhận một lập luận)[1], thì tranh luận điều này có nghĩa lý gì?” (3-2-337).

Tịch Thiên chấp trước rằng Tâm giác tri nhất định có thể đi đến được đời sau, cho nên Tâm giác tri của người tạo nghiệp đời này sẽ phải chịu quả báo ở đời sau, cho rằng cái đạo lý chịu quả báo như thế mới là có ý nghĩa. Nếu như người tạo nghiệp ở đời này (Tâm ý thức) đã tạo nghiệp rồi, không thể đi đến được đời sau, mà đời sau lại có một Ý thức khác hoàn toàn mới phải chịu quả báo của nghiệp đời này thì Tịch Thiên không chịu chấp nhận lý này. Nhưng ông ta không biết rằng Mạt Na thức và Thức thứ tám Như Lai Tạng vẫn đi đến đời sau và sinh ra một Ý thức khác hoàn toàn mới để chịu quả báo. Quả báo như thế, “Bồ Tát Ưu Bà Tắc giới kinh” nói là “phi tự tác tự thụ, phi dị tác dị thụ”. Tâm giác tri ở đời này không đi đến đời sau để chịu quả báo, cho nên Tâm giác tri chịu quả báo của đời sau không biết vì sao mà phải chịu quả báo này, cho nên mới nói là “phi tự tác tự thụ - không phải là tự làm tự chịu”. Thế nhưng, Mạt Na thức và Thức thứ tám đi được đến đời sau, rồi sinh ra Tâm giác tri hoàn toàn mới để chịu quả báo của chính mình, cho nên mới gọi là “phi dị tác dị thụ - không phải là người khác làm người khác chịu”. Chính lý như vậy, mà các thày Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông còn chưa có đủ duyên để được nghe, huống hồ là có thể biết? huống hồ có thể chứng? huống hồ bọn họ đã phủ định thức thứ bảy, thức thứ tám rồi, chắn chắn không có nhân duyên để chứng, thì sao có đủ nhân duyên để chứng biết đạo lý này? Tất cả mọi người học Phật môn đều nên lấy ví dụ này làm gương, đừng có tùy tiện phủ định pháp Thức thứ tám Như Lai Tạng, nếu không nhất định sẽ thành nhân duyên chướng đạo, không thể không cẩn thận được đâu.

Các thày Mật tông hiểu nhầm về lý Không tính Bát Nhã cực kỳ nghiêm trọng, ai nấy đều coi “chư pháp vô thường không có thật, Tâm giác tri vô hình vô sắc như hư không” là Không tính, cho nên nói rằng: “Bởi vì chư pháp Không, làm gì có được mất? Ai người cung kính ta? Ai muốn khinh miệt ta? Khổ lạc từ đâu sinh? Làm gì có lo vui? Nếu tìm ở trong Tính, đâu là kẻ yêu và đâu là kẻ bị yêu? Xét kỹ người đời này, ai sẽ từ bỏ đời này? Ai là kẻ sinh ra, ai là người bị sinh ra? Đâu là thân là bạn? Cùng với ta thụ trì: tất thảy tựa hư không”. (sách 3-2, trang 356, 357)

Đó là bài kệ mà “Bồ Tát” Tịch Thiên nói trong bài viết “Làm rõ Chân thực nghĩa” của phần “Khuyến tu Không tính” trong cuốn sách “Nhập Bồ Tát hành luận”. Ý trong bài kệ này là, coi tất cả vạn pháp đều là hư vọng, vô thường, chung quy về Không, coi cái Không đoạn diệt như thế là đạo lý của Không tính Bát Nhã. Ông ta cũng coi Ngũ âm vô thường không, thân hữu vô thường không…coi là “Không tính”, cho nên nói “tất thảy tựa hư không”, coi đó là Không tính. Đó là toàn bộ nhận thức của Tịch Thiên đối với Không tính.

Thế nhưng, Không tính mà Phật Thế Tôn tuyên thuyết là chỉ Tâm Thức thứ tám mà tất thảy mọi chúng sinh ai cũng đều có, nó mãi mãi lìa kiến văn giác tri, hằng lìa tham nhiễm, không bám chấp vào tất cả vạn pháp trong Tam giới, bản tính thanh tịnh, cho nên gọi là Không tính, chứ không phải là nói về sự vô thường không của Ngũ âm và chư pháp. Tịch Thiên khai thị về Không tính như thế, không hề khớp với nghĩa lý Không tính mà Phật nói, như thế mà khuyên người ta tu Không tính, như thế mà gọi là “Làm rõ Chân thực nghĩa”, rõ ràng là phi Phật pháp, vì không phải là Không tính mà Phật dạy, không phải là Chân thực nghĩa của Phật pháp.

Qua nội dung nói trong “Nhập Bồ Tát hành luận” của Tịch Thiên, có thể chứng minh được rằng trong Thập trí của Giải thoát quả, Tịch Thiên chỉ chứng được Thế tục trí đầu tiên, còn chưa thể chứng được Pháp trí và Loại trí của Giải thoát quả, càng không thể chứng được Tận trí và Vô sinh trí phía sau. Nghĩa là Tịch Thiên cũng chỉ như người thế tục, chứng biết được sắc thân vô thường, mà vẫn không biết Tâm giác tri cũng vô thường, vẫn còn chấp trước Tâm giác tri hằng thường bất hoại, có thể đi đến kiếp sau. Vì thế mà cuốn luận của ông ta tuy có nói thân người Ngũ âm là vô thường, nhưng thực tế vẫn chưa thể biết một cách thực sự về tướng vô thường của Ngũ âm, vì vẫn còn chấp Thức âm trong Ngũ âm là Chân Như, còn chấp Tâm giác tri thức thứ sáu trong Ngũ âm là pháp thường trụ bất hoại, chẳng khác gì thường kiến ngoại đạo cả.

Còn về Kiến đạo của pháp Đại thừa, Tịch Thiên càng chẳng có lý luận gì hết! Vì sao vậy? Vì Kiến đạo của Đại thừa buộc phải chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng trước, sau đó mới sinh khởi Pháp trí và Loại trí của Bát Nhã. Từ Pháp trí và Loại trí của Bát Nhã, tất sẽ đồng thời phát khởi Khổ trí, Tập trí, Diệt trí, Đạo trí và Tri tha tâm trí (đây không phải là Tri tha tâm trí của Tha tâm thông, độc giả chớ hiểu lầm) trong Thập trí của quả Giải thoát. Như thế vẫn còn chưa có đầy đủ các trí giải thoát, huống hồ là phàm phu Tịch Thiên còn chấp Ý thức bất diệt và rơi vào trong Ngã kiến, có thể biết được Tận trí và Vô sinh trí đằng sau? Vì trí tuệ hạ địa (cảnh giới thấp) không thể chứng biết được trí tuệ thượng địa (cảnh giới cao), nên kẻ Ngã kiến chưa đoạn mà chấp “Ý thức bất hoại” sẽ không thể chứng được Pháp trí và Loại trí của Giải thoát trí. Cứ cho là có đủ Thập trí trong Giải thoát trí của Thanh Văn, thì cũng không thể chứng được một chút Tổng tướng trí Bát Nhã mà Bồ Tát Đại thừa chứng được, huống hồ là Biệt tướng trí và Chủng trí thâm diệu đằng sau?

Nay thấy Tịch Thiên còn chưa đắc Kiến đạo của Đại thừa, cũng chưa thể chứng được đạo Giải thoát của Nhị thừa, cho nên cái việc tu chứng Không tính mà ông ấy luận thuật chưa hề vượt ra khỏi ngoài cái trí tuệ đầu tiên của Thập trí trong Giải thoát trí. Lại càng chưa thể chứng được Như Lai Tạng, sai lầm cho rằng Tâm giác tri thức thứ sáu (chỉ cần) không sinh vọng niệm, vọng tưởng, cũng không chấp trước chư pháp, như thế gọi là đã chứng được Không tính. Ông ta hoàn toàn không biết gì về chính nghĩa Không tính mà Bát Nhã nói tới, ngộ nhận Ý thức là Tâm Không tính nói trong chư kinh Bát Nhã, căn bản vẫn là thường kiến ngoại đạo kiến, vẫn chỉ là tri kiến của phàm phu. Tịch Thiên đã phủ định Thức thứ tám A Lại Da, không thừa nhận A Lại Da thức là thực có, cho nên có thể thấy Tịch Thiên đích xác chưa từng chứng ngộ Thức thứ tám A Lại Da. Ông ta cũng không biết A Lại Da thức chính là Như Lai Tạng – tức là Chân Như ở Phật địa trong tương lai, chứng tỏ đối với pháp Đại thừa, Tịch Thiên căn bản không hề biết, không hề chứng được trí tuệ Bát Nhã, còn không phải là Bồ Tát thất trụ vị trong Biệt giáo, vì chưa chứng đắc Như Lai Tạng. Ông ta cũng không phải là Bồ Tát lục trụ vị, vì chưa hề đoạn Ngã kiến, vẫn còn cho rằng Tâm giác tri là Như Lai Tạng. Như thế tức là người còn chưa cả tu Tứ gia hành trong Hiển giáo cho đến đoạn Ngã kiến, tức không phải là Bồ Tát lục trụ vị, bởi Bồ Tát lục trụ vị bắt buộc phải tu Tứ gia hành của Hiển giáo để song chứng Năng thủ và Sở thủ Không, vì Tâm giác tri chính là tâm Năng thủ, bởi Tâm giác tri chắc chắn tương ứng với Lục trần cảnh Sở thủ.

Tịch Thiên còn chưa chứng được Pháp trí của Thanh Văn, cũng chưa chứng được Pháp trí của Đại thừa, vẫn chưa thể nhập vào Bồ Tát lục trụ vị, thì sao có thể mù quáng suy tôn ông ấy là Bồ Tát sơ địa được? Lại nữa, Bồ Tát sơ địa đều đã chứng được một phần Vô sinh pháp nhẫn, mà Vô sinh pháp nhẫn muốn có thì phải từ việc chứng đắc một phần Nhất thiết chủng trí để đắc Đạo chủng trí mới được; còn Đạo chủng trí muốn có thì phải từ sau khi chứng được Thức thứ tám A Lại Da mới có thể tiến tu theo thứ tự mà chứng đắc. Vì thế, Tổng tướng trí, Biệt tướng trí, Nhất thiết chủng trí trong Chủng trí Bát Nhã đều bắt buộc phải lấy việc chứng đắc Thức thứ tám A Lại Da làm Nhân, thì sau này mới chứng được. Nay, Tịch Thiên đã phủ định Thức thứ tám A Lại Da, không thừa nhận có Thức thứ tám A Lại Da, thì sao có thể gọi là người chứng được Thức thứ tám? Đã là người không chứng được Thức thứ tám, căn bản không thể hiện quan được sự vận hành của Như Lai Tạng, thì không thể nào có được Tổng tướng trí Bát Nhã của Bồ Tát thất trụ vị, huống hồ có thể có được Biệt tướng trí cho đến Chủng trí? Còn không thể biết được Mật ý của Bát Nhã tức là thể tính của Thức thứ tám, mà trong luận của mình, ông ta còn phủ định Thức thứ tám, duy chỉ thừa nhận có sáu thức, lại coi tất thảy pháp không là Không tính, hiểu sai về Trung Quán Bát Nhã, mà lại dùng Trung Quán kiến hiểu lầm đó để phủ định Chủng trí Thức thứ tám Như Lai Tạng mà người Trung Quán thật sự cần tiến tu, đem nghĩa lý Duy Thức mà mình đã hiểu lầm để phỉ báng chính nghĩa Duy Thức thực sự, loạn bình và phá hoại các pháp Chủng trí của Duy Thức, thì sao có thể gọi là người Kiến đạo được? Còn không phải là Bồ Tát thất trụ vị mới Kiến đạo, huống hồ có thể xưng là Bồ Tát sơ địa? Không có cái lý ấy! Cho nên Tịch Thiên một đời hoằng dương tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành, bảo đó là hoằng dương chính pháp, nhưng thực tế bản chất lại là phá hoại chính pháp, tất cả đều do tin theo tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành gây ra.

Người hoằng truyền Trung Quán phái Ứng Thành không phải chỉ có một mình Tịch Thiên mà còn có nhiều người khác nữa. Ví dụ như A Để Hạp cũng coi “tất thảy pháp duyên khởi tính không” sau khi đã phủ định Như Lai Tạng là Trung Quán kiến. Ông ta viết trong “Trung Quán yếu quyết” rằng:

“Một, Trung Quán căn bản kiến: Chúng ta trước tiên nhất định phải hiểu rằng: Trên thế tục, với cái nhìn thiển cận của phàm phu mà nói, tất cả mọi pháp, tất cả mọi sự kiến lập nhân quả, đều chân thực như chúng đang hiển hiện trước mắt. Nhưng đứng ở Thắng nghĩa hoặc Chân thực nghĩa, bản thân các hiện tượng đang hiển hiện đó, nếu giải tích bằng các chính nhân lớn thì cũng không thể đạt được phần vi lượng của 1% đầu sợi tóc. Hai, Tư duy tu: Sau đó ngồi kiết già trên đệm thoải mái (Chú thích gốc: làm quán tu như sau): Hữu vi pháp có hai loại, Sắc pháp và Phi sắc pháp. Trong đó, các sắc pháp là tập hợp của vật chất cực vi tế (cực vi trần). Lại nữa, nếu như phân chia nó bằng phép chia phần vuông, thì dù là vật chất nhỏ bé nhất cũng không thể thừa ra, không có cái gì hết. Còn phi sắc pháp là Tâm, nó như thế này: Cái tâm quá khứ như lửa đã tắt, cái tâm tương lai thì vẫn chưa sinh ra, còn cái tâm hiện tại thì lại cực khó quan sát như thế này: nó vô sắc lìa hình, tựa như hư không, không có gì cả, hoặc vì lìa một hay nhiều, hoặc vì không sinh, hoặc vì tự tính quang minh… Nếu như quan sát, phân tích bằng lợi khí chính lý, thì có thể lý giải nó không thành lập… Ba, Căn bản vị tu Vô phân biệt huệ: Khử bỏ tất cả mọi lỗi lầm hôn trầm và điệu cử, trong cái sự trống rỗng không trầm không điệu đó, Tâm thức không cần thực hiện bất cứ sự tầm tư nào, cũng không cần chấp thủ bất cứ ý niệm nào, đoạn trừ tất cả mọi ức niệm và tác ý. Trước khi có ý niệm, hoặc kẻ địch, thổ phỉ trong tâm phân biệt phun trào ra, hãy cố gắng hết sức để Tâm thức an trụ ở trạng thái đó. Bốn, Hậu đắc vị tu như huyễn chư thiện: Một khi tưởng xuất định rồi, thì từ từ mở chân ngồi kiết già để đứng lên, bằng tâm ý như huyễn ảo, tận khả năng thực hiện các thiện hành nơi thân ngữ (khẩu) ý. Năm, Tu Không lợi ích: Nếu như tu tập như vậy một cái cung kính dài lâu, không gián đoạn, thì những người có thiện căn sẽ hiện kiến Chân đế ở đời này, đồng thời hiện chứng “Tất thảy pháp tựa như vầng trăng trong không trung, không cần nỗ lực, không cần chuyên tu, tự nhiên sẽ được thành tựu”. Sáu, Tu đạo thành Phật: Cái (Chú thích gốc: Hậu đắc trí) có được sau khi xuất khỏi cái (Chú thích gốc: Căn bản định) này, chính là hiểu biết tất cả mọi pháp như huyễn ảo… Sau khi đến hiện chứng Kim Cương dụ định, Hậu đắc trí cũng không còn nữa, tất cả mọi lúc đều ở trong Đẳng dẫn Tam ma tư đa. Nếu không, (Chú thích gốc: Phật) và Bồ Tát có gì khác nhau? Giáo lý trên mấy phương diện này, ở đây không nói nữa”. (6-281, 282)

Trung Quán thực sự, bất luận trong chư kinh Tứ A Hàm hay trong các kinh Bát Nhã của Nhị chuyển pháp luân, hay các kinh hệ Duy Thức của Tam chuyển pháp luân đều lấy Trung Đạo tính của Như Lai Tạng làm chủ thể của Trung Đạo quan, dựa vào Trung Đạo tính của Thức thứ tám Như Lai Tạng để quán hành, chứng biết Trung Đạo tính của Thức thứ tám Như Lai Tạng, gọi là Bát Nhã. Cũng dựa vào sự chứng biết của Nhất thiết chủng tử (tất thảy mọi chủng tử) trong Thức thứ tám Như Lai Tạng để thành tựu Nhất thiết chủng trí.

Nay, A Để Hạp lại coi cái Không nhờ “hiện quan” Ngũ âm là Không tính. Ông ta lại hiểu sai Ngũ âm, cho rằng Ý thức trong Thức âm (Tâm giác tri) không có hình sắc cho nên gọi là Không tính, như thế không phải là hiện quan chân thực Ngũ âm vô thường không. Thế nhưng, trong các kinh Tam thừa, Phật đều nói đó là “Không tướng” của Ngũ âm – vì duyên khởi nên tính nó (như là) Không, và coi Tâm Thức thứ tám là Không tính. Tâm ý thức giác tri là vọng thức phải dựa vào pháp khác mà sinh ra, vì trong các kinh hệ Bát Nhã đều nói Ý thức có tướng pháp, Ý thức đến (tương ứng) với Lục trần tướng. Trong chư kinh Tứ A Hàm, còn nói Tâm Ý thức giác tri là “tâm thường bất hoại” mà thường kiến ngoại đạo hay nói đến. A Để Hạp dựa vào sự không hình không sắc của Ý thức để nói rằng nó là Không tính bất hoại, chứng tỏ A Để Hạp vẫn còn chưa đoạn Ngã kiến, cũng chưa chứng được Thức thứ tám A Lại Da, chứng tỏ ông ta còn chưa có một phần công đức Kiến đạo trong Phật pháp Tam thừa, vẫn còn trong Ngũ trụ vị của Biệt giáo, chưa chứng được “song ấn Năng Sở thủ không” mà các Bồ Tát lục trụ vị đã chứng được.

Lại nữa, A Để Hạp cho rằng khi đả tọa đạt đến nhất niệm bất sinh, không rơi vào trong trạng thái hôn trầm hay điệu cử, cũng không ức niệm tất cả các pháp thì là chứng được Căn bản định, coi đó là Quyết định trí “Căn bản Vô phân biệt trí”. Như thế hiển nhiên là đã hiểu nhầm về chính nghĩa Căn bản Vô phân biệt trí của Phật pháp. Căn bản Vô phân biệt trí trong Phật pháp là chứng đắc Thức thứ tám, hiện kiến thấy nó tùy duyên nhậm vận trong tất cả mọi cảnh duyên mà đều không hề có sự phân biệt nào, như thế mới là chứng được Căn bản Vô phân biệt trí; Việc an trú ở định kiến này, không còn sinh nghi ngờ mà chuyển dịch sang tri kiến khác như vậy mới được gọi là Căn bản định, chứ không phải là lấy việc Tâm ý thức giác tri bất động, gọi đó là Căn bản định của Vô phân biệt trí.

A Để Hạp lại cho rằng: Sau khi đạt đến nhất niệm bất sinh trong định thì tức là đạt Kim Cương dụ định. Ra bên ngoài định cảnh, lại quán tưởng nó bằng tất thảy pháp như huyễn, đồng thời lìa khỏi tất cả mọi trí tuệ, Hậu đắc trí cũng không có nữa, an trú ở ngoài định trong trạng thái như vậy, đồng thời không khởi tâm phân biệt với tất thảy các pháp, tức là đang trụ ở trong Đẳng dẫn vị, như thế tức là đã thành Phật đạo cứu cánh rồi. Thế nhưng, với cảnh giới như vậy, trước sau vẫn không đoạn trừ được “Ngã kiến” mà thường kiến ngoại đạo rơi vào, vì từ đầu đến cuối vẫn coi Tâm ý thức giác tri là Tâm Không tính bất hoại, chưa hề chứng được Thức thứ tám. Người không chứng được Thức thứ tám, còn chưa thể hiểu được Tổng tướng trí của Bát Nhã, thì sao có thể biết được Biệt tướng trí của Bát Nhã? Huống hồ là biết được Nhất thiết chủng trí? Không chứng, không biết Nhất thiết chủng trí mà tự nói đã thành Phật đạo, làm gì có cái lý đó! Bởi lẽ Bát Nhã lấy Vô phân biệt tính, Trung đạo tính, Niết Bàn tính của Thức thứ tám làm thể, lìa Thức thứ tám thì không thể có quán hành về Trung đạo lý.

Tất cả chư Phật Bồ Tát sau khi Kiến đạo ở Nhân địa, không những Căn bản Vô phân biệt trí của Kiến đạo vẫn luôn có, mà cho đến Tu đạo vị sau (giai đoạn) Kiến đạo, vẫn tiếp tục duy trì Căn bản Vô phân biệt trí như lúc Kiến đạo, trong tất cả các quả vị sau khi bắt đầu Tu đạo – bao gồm cả sau khi thành Phật – cũng đều luôn giữ được Căn bản Vô phân biệt trí của Kiến đạo, khiến cho Căn bản Vô phân biệt trí của Kiến đạo và Hậu đắc Vô phân biệt trí có được lúc Tu đạo đồng thời tồn tại, không xung đột, chứ không phải như A Để Hạp nói: “Hậu đắc trí cũng không có nữa, an trú ở ngoài định trong trạng thái như vậy, đồng thời không khởi tâm phân biệt với tất thảy các pháp, tức là đang trụ ở trong Đẳng dẫn vị, như thế tức là đã thành Phật đạo cứu cánh rồi”.

Nếu như chư Phật Bồ Tát đều như A Để Hạp nói: xem “liệu có đang trụ ở Đẳng dẫn hay không để xác định liệu anh ta có phải là đang trụ ở công đức Phật địa hay không”, thì có lẽ chư Phật Bồ Tát đều có lúc thành Phật Bồ Tát, có lúc thành phàm phu, tất đều vì có trụ ở Đẳng dẫn vị của Thiền định mà dẫn đến sự khác biệt. Pháp của Phật giáo nếu giống như A Để Hạp nói, thì Kiến-Tu-Hành-Quả của Phật giáo sẽ chẳng còn chỗ nào đáng quý nữa cả, vì chẳng khác gì pháp (tu) định của tu hành ngoại đạo, vì “đã thành Phật” không phải là mãi mãi thành Phật, thành Bồ Tát “Kiến đạo vị, Tu đạo vị” cũng không phải mãi mãi là Bồ Tát Kiến đạo vị, Tu đạo vị nữa, sẽ đều vì việc anh ta liệu có trụ ở Đẳng dẫn vị hay không để quyết định anh ta có Căn bản trí và Hậu đắc trí hay không; đều vì anh ta liệu có trụ ở Đẳng dẫn vị hay không để quyết định anh ta liệu có trụ ở trí tuệ Phật vị hay không. Cho nên mới nói câu nói này của A Để Hạp mắc phải sai lầm lớn, bởi vì (sự thực là) chư Phật Bồ Tát bất luận là có trụ ở Đẳng dẫn vị hay không, thì Căn bản và Hậu đắc Vô phân biệt trí mà họ đã chứng được đều hằng thời hiện khởi, không gián đoạn trong khi Ý thức của họ ở hiện hành vị, không vì chuyện họ không trụ ở Đẳng dẫn vị mà không hiện khởi, cũng không vì chuyện họ “thành Phật” và trụ ở Đẳng dẫn vị thì sẽ khiến cho Hậu đắc trí biến mất.

Các thày Trung Quán phái Ứng Thành sở dĩ tinh tấn tu hành mà không có chút thành tựu nào, dẫn đến buộc phải phủ định Thức thứ tám Như Lai Tạng, buộc phải phủ định chư kinh ở Tam chuyển pháp luân và đọa vào trong tà kiến của ngoại đạo, thành tựu tội địa ngục vì đại vọng ngữ và phá hoại chính pháp, tất cả đều có nguyên nhân từ việc ngay từ đầu họ đã phủ định Thức thứ tám, không tin Phật Thế Tôn nói có Thức thứ tám, không biết trong các kinh Tam chuyển pháp luân Phật đều nói có Thức thứ tám, không biết Phật nói Kiến đạo ở Đại thừa coi việc chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng là nội dung Kiến đạo, ngộ nhận cho rằng phải nhập trụ trong định ở trạng thái nhất niệm bất sinh, coi kiến giải Tâm giác tri và định cảnh mà nó đang trụ là “phi nhất phi dị” là nội dung của Kiến đạo và Tu đạo, cho nên tà thuyết của A Để Hạp mới lưu truyền đến tận ngày nay. Thành ra, tất cả người học, thượng sư của Mật tông đều gọi việc Tâm giác tri trụ ở trong cảnh giới nhất niệm bất sinh là chứng được Căn bản Vô phân biệt trí, đều cho rằng sau khi chứng được cảnh giới này thì tiến tới hiểu biết, nhận thức rõ về chư pháp ở ngoài định mà không sinh tâm chấp trước, gọi đó là Hậu đắc Vô phân biệt trí. Trong đoạn khai thị này, A Để Hạp còn cho rằng cảnh giới lìa tất cả mọi giác tri, phân biệt là cảnh giới thành Phật, cho nên mới nói rằng trụ ở trong Đẳng dẫn vị khiến cho Hậu đắc trí không còn tồn tại nữa, tức là thành tựu Phật quả cứu cánh. Từ tà kiến này – không biết trí tuệ Bát Nhã coi tính Thức thứ tám là thể - cho nên phủ định luôn các pháp Chủng trí của Duy Thức, phủ định cả Thức thứ tám, vì thế mà tu học Phật pháp bên ngoài Thức thứ tám, trở thành tín đồ cầu pháp ngoài tâm, dẫn đến thành tựu trọng tội đại vọng ngữ, thật đúng là những kẻ đáng thương. Những người học có trí chớ có học theo họ để tránh chướng đạo và quả báo khốc liệt trong tương lai.

Không chỉ có A Để Hạp phủ định thức thứ bảy, thức thứ tám, mà vị thày Trung Quán phái Ứng Thành Tây Mật Tông Khách Ba cũng chủ trương dùng “trí tuệ” của pháp tu song thân làm pháp thể, cho nên không cần có thức thứ bảy, thức thứ tám: “…Năng y, Sở y thanh tịnh, Du Già bộ tuyên thuyết thanh tịnh về pháp công đức như đức tin. Trong Vô thượng bộ đều nói đạo thanh tịnh và các Uẩn thanh tịnh. Để ngăn vọng chấp Năng y, Sở y, như các tình khí chưa thanh tịnh, cái Thể đều khác nhau, cho nên nói cung điện thanh tịnh. Để ngăn vọng chấp chư tôn bản thể khác nhau, cho nên nói thiên thanh tịnh. Chỉ dựa vào tướng phần trí tuệ của chủ tôn như vậy, hiện khởi tướng Mạn đà la Năng y và Sở y (hiện khởi tướng Mạn đà la của nữ âm (bộ phận sinh dục) Năng y Sở y), lìa khỏi nó thì càng không có Thể, cho nên tất cả những thứ đó đều coi trí tuệ (tất cả mọi trí tuệ đều lấy trí tuệ Lạc Không bất nhị của pháp tu song thân) làm Thể”. (21-372)

Xây dựng Sắc uẩn, Tâm giác tri, Tham đạo, cung điện quán tưởng, Bản tôn quán tưởng, Mạn đà la Không Hành Mẫu dùng để tu (Mạn đà la hạ thể của Minh Phi)…tất cả đều thanh tịnh như vậy, tức là lấy trí tuệ Lạc Không bất nhị trong pháp tu song thân làm Thể của Bát Nhã. Như thế là tức thân thành Phật của Lạc Không bất nhị, là xây dựng pháp môn tu hành quả vị cứu cánh thành Phật của tức thân thành Phật của Mật tông. Kỳ thực, tất cả đều được xây dựng trên sự vọng tưởng, tà trái sai lầm, nhưng họ lại dựa vào đó để hạ thấp pháp môn chứng đạo tu hành thực sự của Hiển giáo là pháp hạ đẳng của tu hành Nhân địa, đảo lộn gốc ngọn đến như vậy.

Tông Khách Ba coi cái Lạc trong Song thân pháp là Thực tính của Pháp, cho nên không cần đến thức thứ bảy, thức thứ tám. Quan niệm này có thể thấy rải rác trong các trước tác của ông ta, đâu đâu cũng thấy. Xin lấy một ví dụ ra để làm chứng. Tông Khách Ba viết trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” thế này:

“…Che tả hữu phong như thế, đi vào Trung mạch bất động, công năng mệnh lực từ đây mà viên mãn. Sau đó phải tu chấp trì, để “ở Trung mạch vững bền an trụ vào quả phi mệnh lực” thì phải nhờ chấp trì mới có thể thực hiện được. Cho phong nhập Trung mạch, nhập rồi và an trụ, tiếp theo dùng sức mạnh Du già mãnh liệt tùy niệm, đốt bùng lửa mạnh, hòa tan các giới (hòa tan các chủng tử - tinh dịch), giáng hạ đến đầu chót Kim Cương (giáng hạ đến quy đầu), không tiết xuất ra ngoài (không phóng tinh ra ngoài), hoàn thành diệu lạc Câu sinh bất biến (vì lý do hạ giáng đến đấy mà không xuất tinh, nên có thể đạt đến diệu lạc đệ tứ hỷ mà từ khi sinh ra vốn dĩ đã bất biến)…Hòa tan Bồ Đề tâm (hòa tan vật chất Bồ Đề tâm – tinh dịch), giữ chặt không xuất mà tu diệu lạc bất biến. Từ chi thứ sáu tu thành sắc ở hai chi đầu, tự thành cái thân Không sắc phụ mẫu ở Dục thiên, tùy ái đại ấn mà đắc lạc bất biến (giữ chặt ở quy đầu mà không xuất ra để tu đệ tứ hỷ chí lạc cực khoái tình dục), triển chuyển tăng thượng (mỗi ngày tu tám thời, để nó xoay vần tăng trưởng); cuối cùng đoạn tận mãi mãi tất thảy Sắc uẩn thô… thân này biến thành thân Không sắc Kim Cương (Sắc thân của hành giả nhờ quán tu như thế mà trở thành pháp Không sắc không có chất thịt nữa, gọi là thân Kim Cương), tâm thành diệu lạc bất biến (Tâm giác tri thì trở thành tâm diệu lạc bất biến của đệ tứ hỷ chí lạc), trong tất cả mọi thời trụ vào pháp thực tính, chứng đắc thân song vận (Trong mọi lúc mọi thời đều trụ ở trong “Thực tính” của “Pháp” như vậy – trụ trong thể tính chí lạc để cảm nhận đệ tứ hỷ này – gọi là chứng đắc thân Không Lạc song vận)”. (21-564)

Đạo Mật tông mà Tông Khách Ba khai thị trong đoạn văn này chính là đạo “tức thân thành Phật” mà Mật tông rất đỗi tự hào. Ý ở đây nói là hành giả Mật tông khi quán tưởng Bản tôn thiên thân thành tựu rồi, thì lại quán tưởng Bản tôn thiên thân cũng ôm lấy Minh Phi, thành hình tượng giao hợp hưởng thụ dâm lạc. Sau khi quán thành công, vẫn còn phải tu quán tưởng Minh điểm Trung mạch, Bảo bình khí và Chuyết hỏa, sau đó dùng công phu Bảo bình khí và Chuyết hỏa tiếp tục quán tưởng Bạch Bồ Đề tâm (bạch Minh điểm) ở Đỉnh luân hòa tan (nhỏ giọt) xuống đến đầu Kim Cương (giáng hạ đến quy đầu của dương vật) để dẫn sinh dâm lạc. Trong lúc hưởng thụ dâm lạc, thì vẫn bắt buộc phải ghìm nén không cho xuất tinh, để cơn dâm lạc được tăng cường và thụ hưởng thật lâu cực khoái tình dục, tuân theo lời dặn dò của Tông Khách Ba: “mỗi ngày tu tám thời”. Tu luyện cho đến khi thường xuyên được hưởng thụ dâm lạc mà mãi mãi không xuất tinh, tức là Bồ Đề tâm bất lậu, gọi là chứng đắc “Vô lậu”, thành tựu “quả Giải thoát”. Trong cảnh giới Vô lậu định” đó, quán tưởng sự dâm lạc này thường hằng bất biến, như thế là chứng biết được cái lạc đó là Đại Lạc bất biến. Việc quán tưởng thiên thân Bản tôn phụ mẫu và chính mình hợp nhau làm một để thụ hưởng dâm lạc trường cửu bất thoái như thế gọi là chứng đắc “Đại ấn tùy ái – đắc Diệu lạc bất biến”.

Nếu hành giả nào có thể dựa vào pháp tu song thân này mà tu tập tinh tấn, khiến cho sự dâm lạc này được triển chuyển tăng trưởng, vĩnh trụ (trụ lâu dài) ở cảnh giới thụ lạc như thế mà không xuất tinh, có thể khiến cho cơn cực khoái tình dục đạt đến cực lạc mà không gián đoạn, thì gọi là chứng được “Diệu lạc bất biến”, tức là “tâm thành diệu lạc bất biến, trong tất cả mọi thời trụ vào Pháp thực tính, chứng đắc thân song vận”, tức là đã thành “Phật đạo cứu cánh”. Chứng được cái sắc thân diệu lạc của song vận như thế, tức là đã chứng được Báo thân Phật mà Mật tông thường nói đến - Báo thân Phật của Mật tông đều là người nhận quả báo thụ lạc trong giao hợp song thân nam nữ - tức là đã thành “Phật cứu cánh”. Vì thế mới nói pháp môn tu hành của Mật tông là pháp “thành Phật ở Quả địa”.

Qua đây cũng chứng minh rằng các thày Trung Quán phái Ứng Thành như Tông Khách Ba đều lấy Đại Lạc bất biến trong dâm lạc nam nữ làm Thể trí tuệ, cho nên “Bát Nhã Phật pháp” mà họ chứng được không cần phải lấy Thức thứ tám làm Thể, vì thế mà phủ định luôn Tâm Thức thứ tám, không thừa nhận Tâm Thức thứ tám là thực có, còn cố ý xuyên lạc lời Phật trong các kinh Duy Thức của Tam chuyển pháp luân, cuồng ngôn nói rằng: “Phật nói có Thức thứ tám là thuyết phương tiện, không phải là nói có Tâm Thức thứ tám thật”. Những lời xuyên tạc lời Phật, kinh Phật như thế, trong các trước tác của Tông Khách Ba đâu đâu cũng có, đặc biệt nghiêm trọng nhất là ở cuốn “Nhập trung luận thiện Hiển Mật ý sơ”, đến mức độ không trang nào không có; sau đó là đến các cuốn “Biện liễu bất liễu nghĩa thiện thuyết tạng luận” và “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, tuy không phải là trang nào cũng viết thế, nhưng rất hay nhắc đến trong sách.

Tông Khách Ba không chỉ coi dâm lạc của nam nữ song tu là Bản thể của Không tính, có lúc còn coi Minh điểm do quán tưởng mà thành là Không tính nói trong kinh Bát Nhã, gọi nó là Thực tế. Cho nên, Trung Quán phái Ứng Thành không cần phải có thức thứ bảy, thức thứ tám, vẫn có thể xây dựng nên học thuyết “Phật pháp” của họ: “Cái lý (ảo thân) thu nhập Quang Minh, như Ngũ thứ đệ luận nói: ‘(đem Bạch Minh điểm ở đỉnh đầu do quán tưởng mà thành) từ đầu cho đến chân, trực thẳng đến giữa tâm, hành giả nhập vào Thực tế, gọi là Chỉnh trì. Trước tiên nhiếp động, phi động, khiến cho nhập vào Quang Minh (của Minh điểm). Sau đó tự mình cũng như vậy, là thứ tự tùy hoại. Giống như khí trên mặt gương, tất cả đều tiêu tán biến mất. Thầy yoga như thế, nhiều lần nhập vào Thực Tế’…Cuốn luận này cũng nói rằng, vô phân biệt chuyển với ngũ sắc phong như thế là Không điểm (Minh điểm) của tâm bề ngoài. Lúc sinh thì sinh ra phong, hỏa, thủy… từ đó (Minh điểm), mà lúc thu thì cũng hoàn nhập về đó (Minh điểm). Khi thuận theo việc thanh tịnh này mà tu ba tầng Tát Đỏa xong, nhập vào đạo lý quang minh Tam ma địa (quang minh Minh điểm), vấn đề này giống với Thánh phái”. (21-555)

Tông Khách Ba xây dựng Minh điểm quán tưởng trở thành Thực tế của “Bát Nhã” Phật pháp như thế, nói rằng người thường nhập trụ ở cảnh giới Minh điểm tức là thày Yoga; thường xuyên trụ ở trọng cảnh giới Minh điểm, không phan duyên ngoại pháp, như thế tức là nhiều làn nhập vào Thực tế. Bởi vì phái Ứng Thành Mật tông tạo dựng Minh điểm là Bồ Đề Chân Tâm, cho nên không cần phải tu chứng Tâm Thức thứ tám A Lại Da mà Phật tuyên thuyết, mà coi việc chứng đắc Minh điểm tức là chứng đắc “A Lại Da thức”. Vì xây dựng Minh điểm là A Lại Da thức, cho nên họ mới nói rằng “A Lại Da thức mà Phật nói chỉ là pháp kiến tạo, là thuyết phương tiện, không phải là có một cái Tâm thật sự tên gọi là A Lại Da thức, vì thế thuyết Thức thứ tám chỉ là thuyết phương tiện”. Các thày Trung Quán phái Ứng Thành của pháp môn tu hành cao nhất trong Mật tông đều nói như vậy. Nếu như có người nào đó nói rằng: “Phật nói Thức thứ tám chính là Như Lai Tạng, là Thể của Bát Nhã”, có nội dung khác với Mật tông là họ cùng nhau nổi dậy mà công kích, thậm chí tiêu diệt kẻ đó (ví dụ như phái Giác Nãng bị họ vu cho là kẻ ngoại đạo phá hoại Phật pháp, nên họ đã xuyên tạc pháp nghĩa rồi tiêu diệt Giác Nãng). Pháp môn tu hành của Mật tông kiểu đó vì không thể chứng được Tâm Thức thứ tám nên đã cố ý xuyên tạc kinh Phật, ý Phật, tạo dựng riêng xúc thụ dâm lạc và Minh điểm làm Bồ Đề tâm nhằm thay thế Phật pháp vốn có, thì sao có thể gọi họ là hành giả Phật giáo được? Cho nên, Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông chỉ là tà kiến của Vô nhân luận, chỉ là ngoại đạo pháp lấy Minh điểm quán tưởng thay thế cho A Lại Da thức trong Phật pháp mà thôi.

Ông thày Trung Quán phái Ứng Thành Tông Khách Ba trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của mình đã vọng ngôn nói rằng dâm lạc đệ tứ hỷ là Diệu lạc bất biến, nói láo rằng nhờ tu dâm lạc của Song thân pháp có thể đoạn được Ngã kiến và Ngã chấp, vì thế mà Mật tông đều tu hành bên ngoài đạo Phật Bồ Đề và đạo Giải Thoát mà Phật đã dạy, chủ trương dâm lạc của hợp tu song thân là pháp bất biến bất hoại, cho rằng “Diệu lạc” của đệ tứ hỷ dâm lạc là Thể của Bát Nhã, cho nên không cần phải lấy Như Lai Tạng mà Phật thuyết để làm Thể của Bát Nhã.

Tông Khách Ba dựa vào tà kiến của qtput còn cho rằng bằng việc tu hành dâm lạc này cũng có thể chứng được Phật quả, thành tựu trí tuệ Trung Quán:

“Diệu lạc bất biến là pháp bất biến, không phải là nói nhân duyên không thể sinh ra. Bên trên đã từng nhiều lần nói về Giới (“Giới” của Mật tông là chỉ chủng tử tinh dịch) xuất ra ngoại gọi là biến hoại, cho nên nếu ghìm Giới bất lậu (ghìm giữ chủng tử tinh dịch không rơi rớt ra ngoài) gọi là bất biến. Cái Lạc sinh ra từ đây không phải là nói thân ghìm giữ Giới sinh ra lạc thụ của thân từ “khả ý xúc” trong thân, cũng không phải tất cả lạc thụ ý thích duyệt tướng có duyên không gián đoạn bằng cái này, cũng không phải là Vô phân biệt định dựa vào lạc thụ làm nhân để phát sinh ra; mà là Diệu lạc thông đạt chân thực sinh ra (Diệu lạc chân thực sinh ra nhờ thông đạt mãi mãi không xuất tinh nên thường trụ ở trong Đại Lạc) nhờ lấy chính kiến vô tính thông đạt chư pháp làm nhân duyên gần, ghìm Giới bất lậu làm tăng thượng duyên (ghìm giữ chủng tử tinh dịch không xuất ra làm tăng thượng duyên). Cho nên, kinh này nói Lạc là vô đắc, không sắc là hữu đắc. Như “Đệ ngũ phẩm đại sớ” cũng nói: ‘Không là nói chư pháp vô sinh vô diệt, hiện ra từ Tâm; Trí là nói chứng được cái Lạc bất biến đó. Ở đây nói thông đạt không sắc ở Chân thực nghĩa sinh diệt tính không, cái tính vô trụ là Lạc bất biến…Chấp nhận Ngã chấp là gốc rễ của sinh tử là điểm chung của đại tiểu thừa Hiển và Mật, cho nên chấp thuận rằng chứng trí tuệ Vô ngã có thể đoạn được gốc rễ trói buộc sinh tử cũng rõ rệt nhất. Vì thế mà “Đệ tứ phẩm đại sớ” nói: ‘Tiếp đến nên ức niệm ba loại căn bản, là phát đại Bồ Đề tâm, thanh tịnh ý lạc, đoạn trừ Ngã, Ngã sở chấp’. Ở đây nói về đạo đoạn Ngã chấp, lấy chứng ngộ trí tuệ Vô ngã làm căn bản của đạo. Lại nói các thày Trung Quán tu trí tuệ vô nhị bất biến, cũng là tu từ pháp môn nhị Vô ngã’”. (21-565~566)

Tông Khách Ba cho rằng trong cảnh giới dâm lạc của hợp tu song thân, nếu nam hành giả Mật tông có thể thường trụ mãi trong cực khoái tình dục của lạc xúc đó mà không xuất lậu Giới trong thân (Mật tông dẫn dụng chữ “Giới” là danh từ của Duy Thức học, nhưng đối với Mật tông, “Giới” ở chỗ này là chỉ tinh dịch của người nam, ở đây Giới nghĩa là chủng tử), tức là có thể không xuất tiết tinh dịch, như thế có thể duy trì sự cương cứng mà trụ mãi ở trong xúc lạc đệ tứ hỷ dâm dục, thì Tông Khách Ba cho rằng cái Lạc này chính là Lạc bất biến, cho rằng loại lạc thụ này không thuộc về cái lạc vô thường biến dị, cho nên gọi là Lạc bất biến. Ông ta còn cho rằng: Cứ giữ mãi kéo dài trong cảnh giới cảm giác dâm lạc mà không xuất tinh như thế, rồi quan sát thiên thân do mình quán tưởng thành không có thô sắc vật chất cho nên nó có tính Không, đồng thời quan sát trong cảnh giới Sắc Không này có thể sinh ra “lạc thụ bất biến” của dâm xúc, mà cái Tâm giác tri trong cơn lạc thụ này vô trụ - tức là không tham trước tất thảy các pháp, như thế tức là có thể đoạn trừ được Ngã kiến và Ngã chấp.

Nói như vậy thực là giảo biện, cả vú lấp miệng em. Bởi kẻ thụ lạc như thế, nếu như lìa được sắc thân thô nặng vô thường ở Dục giới, thì làm gì còn cái lạc thụ của dâm dục để nói nữa. Nếu như lìa được sắc thân thô nặng vô thường ở Dục giới, thì không thể nào tu thành “thiên thân, Trung mạch Minh điểm, Bảo bình khí” nữa rồi. Chúng sinh hữu tình ở Dục giới nếu lìa được sắc thân thô nặng vô thường ở Dục giới, còn không có Tâm giác tri có thể hiện hành, thì nói gì đến việc chứng đắc Trung mạch Minh điểm, Bảo bình khí trong thân và thiên thân quán tưởng ra? Mà nói có “Diệu lạc không sắc”? mà nói nó “thường” bất biến dị? Nói năng đảo lộn đến thế là cùng.

Hành giả Mật tông tu như thế, tâm muốn thường trụ trong Diệu lạc dâm xúc, cứ phải ôm mãi nữ nhân trong lòng để thụ hưởng dâm lạc, chẳng lẽ không mệt mỏi hay sao? Như thế sao có thể nói là cái Lạc giải thoát được? Họ chấp trước vào sự thường còn không lui của lạc xúc như thế, chính là chấp trước vào pháp lạc xúc của Ngũ trần, bị “Dục giới ái” trói buộc, sao có thể nói là vô chấp? Còn chấp bám vào xúc trần bên ngoài Tâm giác tri thì sao có thể phủ định hoặc diệt trừ “bản thân Tâm giác tri” mà đoạn Ngã kiến và Ngã chấp? Họ rơi vào “Ngã kiến” như thế mà còn không tự biết, thì sao lại nói có thể đoạn Ngã kiến? Ngã kiến còn chưa đoạn, sao có thể nói dựa vào dâm lạc để đoạn Ngã chấp? Tông Khách Ba nói năng điên đảo như vậy, là kẻ chấp bám chặt vào Ngã kiến và Ngã chấp không rời, sao có thể gọi là người đại tu hành được? mà các tín chúng của Mật tông lại có thể phong ông ta làm bậc Chí tôn được?

Trung Quán phái Ứng Thành phủ định Thức thứ tám, coi “tất thảy pháp Không, Tâm giác tri không có hình sắc thô nặng ở nhân gian nên cũng Không” là Không tính, khiến cho các Phật tử ngộ nhận Ý thức là Tâm Chân Thực, vì thế mà khiến cho lý luận của pháp tu song thân vô thượng Yoga được thành lập – Tâm giác tri tương ứng với dâm xúc, thường hằng bất hoại – vì thế mà các thày Trung Quán phái Ứng Thành không cần lấy Thức thứ tám làm Thể của Bát Nhã. Vì thế mà Mật tông cho rằng họ đã giải quyết được khốn cảnh “phủ định Thức thứ tám là rơi vào đoạn diệt không”, liền quảng truyền Tham pháp hợp tu song thân, phá hoại Phật giáo vốn dĩ thanh tịnh. Đó chính là đại sai lầm của Trung Quán phái Ứng Thành. Thế nhưng, tất cả mọi người đều có thể hiện kiến, xác nhận rằng Tâm giác tri dễ sinh dễ đoạn, vì đêm đêm ngủ say không mơ chắc chắc sẽ tạm đứt đoạn, trong các trạng thái hôn mê, chính tử, vô tưởng định và diệt tận định chắc chắn sẽ bị đoạn diệt. Cho nên, kẻ tạo dựng nên thuyết Tâm giác tri là pháp thường hằng bất hoại mắc vô số sai lầm, mà thuyết này đã bị Phật phá hết trong kinh Tứ A Hàm, nói đó là thường kiến ngoại đạo kiến. Vì thế, việc Tông Khách Ba xây dựng Tâm giác tri là Tâm Không tính bất hoại của pháp giới, tạo dựng Minh điểm là A Lại Da thức, kiến lập đệ tứ hỷ dâm lạc là Thể của Bát Nhã, tất thảy đều trái ngược với Thánh giáo mà Phật nói, cũng trái ngược với Thế tục đế mà mọi người đều biết, rõ ràng không phải là chính lý.

Ví dụ, Tông Khách Ba nói về Không tính thế này: “…Về Sinh khởi thứ đệ vị, khi dần dần thu tình khí nhập vào Không tính, diệt trừ tất cả cảnh giới thô như hiển sắc, hiểu rõ an trú duy tâm; sau từ Định khởi, tuy không tác ý, cũng có thể hiển hiện thiên thân và hiện thanh tịnh vô ngại”. (21-549)

Lời khai thị của Tông Khách Ba trong đoạn văn này đã chứng tỏ rõ về tri kiến của Tông Khách Ba: Đem tất cả các pháp quán tưởng mà thành – bất luận là thiên thân hay Minh điểm do quán tưởng mà thành – sau cùng đều quán chúng hòa tan và nhập vào Nguyệt luân, lại hòa tan Nguyệt luân và nhập vào trong Tâm giác tri, như thế gọi là “thu tình khí nhập vào Không tính”; sau đó duy trừ bản thân Tâm giác tri, nó không duyên bám tất cả các pháp có hình ảnh (hiển sắc), một mình an trú bất động, như thế gọi là “an trú cảnh giới duy tâm”. Thế nhưng, đó đều là cảnh giới của Tâm ý thức, không phải là chính nghĩa “Tam giới duy Tâm” mà Phật nói trong kinh Đại thừa, vì đó là lấy Tâm ý thức giác tri làm Tâm thường bất hoại, bởi “Tam giới duy Tâm” của Phật là lấy Thức thứ tám Như Lai Tạng làm Tâm. Cho nên mới nói, cái “Trung Quán kiến phái Ứng Thành” chính là “thường kiến ngoại đạo kiến”, thế nhưng Ấn Thuận đời nay lại kế thừa Tâm giác tri của “thường kiến ngoại đạo kiến” phái Ứng Thành mà Tông Khách Ba đã hoằng truyền, đã khiến cho đông đảo người học Hiển Mật đều nhận định đó là Chân Tâm, khó có thể thay đổi được tà kiến này. Bởi thế mới nói thời nay là thời mạt pháp vậy!

Câu “tất thảy pháp Không” mà Phật nói trong chư kinh Tam thừa đều có một đại tiền đề - đó là dựa vào Thức thứ tám mà nói tất thảy pháp duyên khởi tính không. Trong các kinh Tứ A Hàm mà pháp Nhị thừa coi là chính yếu thì cũng phải dựa vào “Bản Tế, Thực tế, Chân Như, Thức, Chân Ngã” của Niết Bàn để nói tất thảy các pháp Uẩn Xứ Giới duyên khởi tính không. Trong chư kinh Bát Nhã đại tiểu phẩm cũng phải dựa vào “Phi Tâm Tâm, Vô Tâm Tướng Tâm, Bất Niệm Tâm, Bất Trụ Tâm” để nói tất thảy pháp duyên khởi tính không. Trong các kinh Duy Thức của Tam chuyển pháp luân thì phải dựa vào A Lại Da thức để nói về đạo thành Phật, để nói Tâm ý thức giác tri là Tâm dễ khởi dễ đoạn y tha khởi tính, cho nên mới nói Ý thức là chuyển thức, không phải là Tâm Chân Thực; cũng nói về Ý căn Mạt Na thức phải dựa vào A Lại Da thức mà sinh khởi thì mới có Biến kế chấp tính – có thể biến duyên khắp tất cả mọi pháp mà không bỏ sót. Vì thế, “Không tính” mà Phật nói chính là Thức thứ tám, chứ không phải là coi sự đoạn diệt không của tất thảy pháp không là Không tính. Tông Khách Ba và Ấn Thuận vì không biết nên đã giảo biện rằng “Phật thuyết Thức thứ tám là thuyết phương tiện”, thật đúng là những kẻ phá pháp.

Vì sao nói rằng Thức thứ tám không phải là thuyết phương tiện như Tông Khách Ba và Ấn Thuận nhận định? Vì trong chư kinh từ Sơ chuyển đến Tam chuyển pháp luân, Phật đều nói A Lại Da thức là pháp có thể sinh ra Ý thức, Mạt Na thức, có thể sinh Thập bát giới, vì nó là pháp thường trụ bất hoại. Nay Tông Khách Ba lại cho rằng Ý thức mà đêm đêm đoạn diệt đó có thể là pháp thường trụ bất hoại, thì A Lại Da thức có thể sinh ra Ý thức đó sao có thể nói là pháp thuyết phương tiện được? Sao có thể nói A Lại Da thức không phải là Thực pháp? Vì sao vậy? Vì Ý thức được sinh ra lại có thể là pháp Chân Thực, mà A Lại Da thức có thể sinh ra Ý thức lại là pháp giả danh bày đặt hư vọng ư? Trong pháp thế gian và xuất thế gian, liệu có cái lý như thế hay không? Thế mà Tông Khách Ba lại ngang nhiên đưa ra những lời lẽ điên đảo như vậy, rồi các thày trò Hoàng giáo Mật tông, và những người như Đạt Lai Lạt Ma, Ấn Thuận được truyền thừa đến nay lại không có trí tuệ để phân biệt rõ đúng sai? Thiên hạ sao lại có thứ tôn giáo quái đản như vậy, dám đem Trung Quán phái Ứng Thành hoang đường cực độ đó phong làm Trung Quán chí cao vô thượng? Như thế sao không đau lòng cho được?

Trong các kinh, Phật thường nói: Kẻ vọng thuyết tất thảy pháp không, tất đọa địa ngục. Có thể lấy lời Phật trong “Lăng Nghiêm Kinh” quyển tám thuộc hệ kinh điển Mật tông làm chứng: “Đại vương Lưu Ly, tỳ kheo Thiện Tinh: Lưu Ly thì tru diệt chủng tộc Cù Đàm, Thiện Tinh thì vọng thuyết tất thảy pháp không, thân rơi vào địa ngục A Tỳ… Nếu trong tâm chìm đắm đó, có phỉ báng Đại thừa, hủy Phật phá giới, thuyết pháp cuồng vọng, hư tham tín thí, lạm nhận sự cung kính, phạm tội ngũ nghịch thập trọng, càng sinh xuống địa ngục A Tỳ mười phương”. (“Đại Chính Tạng” 19-143 thượng)

Như vậy, trong “Lăng Nghiêm Kinh”, chỗ nào cũng nói Âm (Uẩn) Xứ Giới hư vọng không thật, còn tính kiến văn giác tri đều có nhân là các nghiệp chủng tham ái đời quá khứ, từ trong Như Lai Tạng sinh ra; nó dựa vào tính bất sinh bất diệt của Như Lai Tạng mà đêm đêm đoạn diệt, sáng sáng xuất hiện, đời đời đoạn diệt, kiếp kiếp tái sinh, cho nên mới nói các tính như kiến văn giác tri “phi sinh diệt, phi bất sinh diệt”, vì “vốn có tính Như Lai Tạng Chân Như”, vì dựa vào Như Lai Tạng mà có thể “sau khi đoạn diệt lại tiếp tục hiện tiền”. Nếu như lìa pháp Như Lai Tạng, thuần chỉ nói về tính kiến văn giác tri thì nó chỉ là pháp sinh diệt. Còn nếu dựa vào sự thường trụ của Như Lai Tạng, có thể luôn khiến cho tính kiến văn giác tri sau khi đoạn diệt lại tiếp tục tái hiện, thì các tính như kiến văn giác tri phải nói là phi sinh diệt tính, bởi vì Như Lai Tạng thường trụ bất diệt nên tính kiến văn giác tri cũng thường trụ bất diệt. Cho nên, không thể đứng ngoài Như Lai Tạng mà nói tính kiến văn giác tri thường trụ bất diệt được, mà phải nói các tính Âm Giới Nhập (Ngũ âm, Thập nhị nhập, Thập bát giới) đều là một phần thể tính hàm chứa trong Như Lai Tạng – thể tính của Thất chuyển thức này đều do Như Lai Tạng nắm giữ, cũng là một phần thể tính thuộc về Như Lai Tạng. Vì có chính lý này, cho nên “Kinh Lăng Nghiêm” muốn người học buộc phải tìm kiếm Như Lai Tạng – tri kiến vô kiến, tức Niết Bàn vô lậu chân tịnh – buộc phải dựa vào kiến văn giác tri để tìm kiếm Như Lai Tạng lìa kiến văn giác tri trong tất cả mọi thời. Nếu như có người nào quả thực có thể hiểu được và đích thân chứng thực “cái Tâm xưa nay vô kiến”, tức là tìm thấy Niết Bàn vô lậu chân tịnh, tức là “Bản lai Tự tính Thanh tịnh Niết Bàn”.

Thế nhưng, những người học Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông nghe Phật nói xong lại không hiểu ý chỉ của Phật, còn đem “Kinh Bát Nhã” ra để ngắt câu lấy nghĩa, lấp liếm những lời Phật nói về Như Lai Tạng “Phi Tâm Tâm, Vô Tâm Tướng Tâm, Bất Niệm Tâm…” rồi nói Uẩn Xứ Giới tất thảy pháp không. Đã là “không” rồi, thì cái sự “không vô” này thường tồn, cho nên tính “không vô” là bất sinh bất diệt, cho nên họ coi tất thảy pháp không là chính pháp mà Phật nói. Họ rơi vào đoạn diệt không như thế mà lại vu cho những người đã chứng được Như Lai Tạng chân nghĩa của Phật là đồng với tư tưởng Phạm Ngã, Thần Ngã của ngoại đạo, thậm chí còn dùng cả thủ đoạn chính trị để tiêu diệt các tông phái khác. Đó chính là tà kiến mà Hoàng giáo Mật tông rêu rao là cứu cánh nhất, là Trung Quán phái Ứng Thành vượt trên tất cả các tông phái khác.

Các thày Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông - như Nguyệt Xứng, Trí Quân thời Thiên Trúc cổ, như A Để Hạp, Tông Khách Ba, Khắc Chủ Kiệt, Thổ Quan của Tây Tạng và Đạt Lai Lạt Ma, Ấn Thuận thời nay – đều là những kẻ ra sức phá hoại pháp Thức thứ tám Như Lai Tạng, vọng ngôn nói đó là thuyết phương tiện, vu rằng Phật chưa từng nói. Sau khi phủ định Thức thứ tám Như Lai Tạng xong, họ còn vọng ngôn nói tất thảy pháp không tức là Bát Nhã. Tông Khách Ba và Đạt Lai Lạt Ma các đời thậm chí vì thế còn nói chư kinh Duy Thức trong Tam chuyển pháp luân là thuyết bất liễu nghĩa (chi tiết xem các cuốn sách “Biện liễu bất liễu nghĩa thiện thuyết tạng luận”, “Bồ Đề đạo thứ đệ lược luận”…của Tông Khách Ba). Còn pháp sư Ấn Thuận trong các trước tác của mình, đâu đâu cũng tuyên thị như vậy, hoàn toàn lấy Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông làm tư tưởng nòng cốt của mình, vì thế mới nói Ấn Thuận bề ngoài là Hiển giáo, kỳ thực bản chất lại là Mật tông, vì pháp của ông ta toàn là tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông. Nếu như loại bỏ “Trung Quán kiến phái Ứng Thành của Mật tông” ra thì Ấn Thuận không còn bất kỳ tư tưởng nào để nói nữa.

Tất cả các thầy Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông đều bám vào tà kiến đoạn kiến lưu truyền cho đến nay của những người như Nguyệt Xứng, Tịch Thiên thời Thiên Trúc xưa, rơi vào trong tất thảy pháp không, không tự lập nổi tông riêng mà phá tất cả các pháp của các tông phái khác, cho rằng pháp của mình là pháp cứu cánh nhất trong Phật giáo. Qua những lời dưới đây của A Để Hạp, có thể biết được ý của ông ta: “Nguyệt Xứng thì chủ trương: Chân lý lìa ngôn ngữ, tuy có dụ để ví, nhưng không có nhân để lập, cho nên tự tông không thiết lập tỷ lượng đặc định, chỉ là khéo léo quyền biến mượn dùng tông phái đối địch làm nhân để luận phá bên địch, khiến họ ngộ hiểu lập trường bên tông mình”. (6-52)

Thế nhưng, các thày Trung Quán phái Ứng Thành đều đọa vào trong tà kiến của tất thảy pháp không, cùng một giuộc với những người theo thuyết đoạn kiến của ngoại đạo, song họ đều không thể tự biết mình đang rơi vào trong tà kiến, lại còn rêu rao tông mình là pháp cứu cánh nhất. Khi luận nghĩa với các tông khác, đều lấy pháp nghĩa của các tông khác đem ra nói và phá bỏ. Thậm chí, đối với pháp Thức thứ tám cứu cánh liễu nghĩa thực sự, họ cũng coi đó là pháp ngoại đạo, nhất loạt phá hết. Những hành vi như thế, chỉ là mượn dùng danh từ của Phật pháp, dùng ngoại đạo kiến để phá Phật pháp chân chính. Điều này cũng có nguyên nhân từ việc trong Hiển giáo tạm thời không có bậc Đại thiện tri thức chứng được Đạo chủng trí thực sự nên mới khiến cho tà kiến của Trung Quán phái Ứng Thành mới đầu độc được những người tu hành của Phật giáo hơn ngàn năm nay. Nay đã có người biết được việc này, thì nên phân tích những chỗ tà trái, hoang đường trong cái lý của họ, khiến đại chúng đều hiểu rõ chân tướng, để tránh cho những người học đời sau không còn bị đọa vào trong “thuyết thỏ không sừng” tất thảy pháp không của Trung Quán phái Ứng Thành nữa.

Pháp sư Ấn Thuận đời nay thì càng ngu si hơn, đã không biết gì về sự tà trái, hoang đường của Trung Quán phái Ứng Thành, ngược lại với thân phận cao quý của tăng bảo Hiển giáo, tự mình còn kế thừa các loại tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành phá pháp nghiêm trọng nhất trong số những người phá hoại Phật pháp của ngoại đạo Mật tông. Ông ta còn vận dụng tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành, đem ý Phật trong chư kinh Bát Nhã ra xuyên tạc, bóp méo trong “Diệu Vân Tập” và các cuốn sách khác của mình, vu rằng Bát Nhã là “Tính Không duy danh” – “chỉ nói tất thảy pháp không, không có pháp tính chân thực, những gì Bát Nhã nói duy chỉ là các danh tướng”. Hành động của ông ta đã khiến cho Bát Nhã trở thành hý luận huyền học “duy danh” mà “không có pháp tính chân thực”, trở thành pháp hư tướng, biến thành nghĩa học kinh pháp không nói gì về Thực tướng của Pháp giới. Cho nên mới nói các hành vi của pháp sư Ấn Thuận, về bề ngoài thì như một pháp sư Hiển giáo tựa đang hoằng dương Phật pháp, kỳ thực lại đem nghĩa lý Thực tướng của Phật pháp ra chặt đứt từ gốc rễ, thay thế bằng thuyết Vô nhân của Trung Quán phái Ứng Thành. Bởi thế không thể nói Ấn Thuận là người của Hiển giáo được, vì tư tưởng nòng cốt của ông ta hoàn toàn là pháp của Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông. Với vẻ bề ngoài là Hiển giáo, lại mượn pháp Mật giáo thay thế cho chính pháp Hiển giáo như thế, nhằm tiêu diệt chính pháp Hiển giáo trong sự bất tri bất giác của đông đảo người học Phật, thủ đoạn cao siêu của ông ta thật khó để người ta phát giác. Nếu như không có ai đem nghĩa lý chân thực ra biện chính để đông đảo người học được biết, thì chính pháp liễu nghĩa của Phật giáo không lâu sau sẽ bị tư tưởng Mật tông của Ấn Thuận quảng truyền và tiêu diệt, từ đó sẽ vĩnh viễn biến mất ở nhân gian.

Các thày Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông đều là những người đứng ngoài Như Lai Tạng mà vọng thuyết tất thảy pháp không, tội lỗi của họ còn hơn cả những người ngộ sai như “pháp sư Duy Giác, pháp sư Thánh Nghiêm ngộ nhận tính kiến văn giác tri là Tâm thường trụ bất hoại”, bởi hành vi phủ định Thức thứ tám Như Lai Tạng là trực tiếp chặt đứt gốc rễ của Phật pháp Tam thừa. Vì thế mà Phật nói những người vọng thuyết tất thảy pháp không sau khi đọa vào địa ngục chịu khổ báo trường kiếp, còn phải chuyển sinh sang các địa ngục nơi khác, tiếp tục chịu quả báo cực nặng thuần khổ trường kiếp (chi tiết xem lời Phật trong “Đại thừa Phương quảng Tổng trì kinh”). Đã biết tội này cực kỳ nghiêm trọng rồi, thì tất cả mọi người học Phật nhất định không được bắt chước những người như Đạt Lai Lạt Ma và Ấn Thuận “phủ định Thức thứ tám mà nói tất thảy pháp không”, để tránh phải chịu quả báo cực nặng thuần khổ trường kiếp trong các đời sau. Cho nên, nếu như dựa vào Thức thứ tám Như Lai Tạng mà nói Uẩn Xứ Giới, Tâm giác tri tất thảy pháp không thì mới là đúng. Còn nếu người nào lìa Thức thứ tám, phủ định Thức thứ tám mà nói Uẩn Xứ Giới, Tâm giác tri tất thảy pháp không là sai lầm lớn. Tất cả mọi người học đều nên khắc ghi những lời nói này đấy!

Các thày Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông thì phủ định Thức thứ tám Như Lai Tạng, còn pháp sư Ấn Thuận càng nhấn mạnh rằng “pháp Như Lai Tạng là sự sống lại của tư tưởng Phạm Ngã, Thần Ngã của ngoại đạo”, vu rằng Phật nói Thức thứ tám Như Lai Tạng là đồng với Tâm thức thứ sáu của Phạm Ngã, Thần Ngã ngoại đạo, khiến cho người ta không còn tin rằng có Như Lai Tạng để chứng, như thế thì chính pháp thâm diệu của Phật giáo sẽ theo đó mà vĩnh diệt, thất truyền. Kiến giải của ông ta đã thiên tà như thế rồi, lại còn phá hoại nghiêm trọng Phật pháp Tam thừa, khiến cho Phật pháp Tam thừa đều đọa vào trong bản chất đoạn diệt, trở thành “thuyết thỏ không sừng, thuyết vô nguyên nhân” của cái gọi là “Tính Không duy danh”, trở thành một môn triết học huyền học hý luận, tức là kẻ phá hoại chính pháp của Phật giáo. Vì thế, tất cả mọi người học Phật đều nên cùng nhau vứt bỏ thứ tà kiến này, không cho thứ tà kiến phá hoại chính pháp của Phật giáo này tiếp tục được lưu truyền, đầu độc những người học Phật pháp ngày nay và muôn đời sau.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: “Cộng hứa” là một thuật ngữ trong Nhân Minh học. Trong Nhân Minh luận, nếu như hai bên người lập luận (lập giả) và người chất vấn (địch giả) cùng chấp nhận sự việc mà bên lập luận nêu ra là đúng thực tế thì gọi là “cộng hứa”, còn gọi là “lập địch cộng hứa pháp”, “đồng hứa”, “câu hứa”. Ngược lại, nếu như hai bên lập và địch đều không chấp nhận nhau, thì gọi là “bất cộng hứa”.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0