Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 5: Mộng du già (yoga mơ)

Mộng du già là chỉ Mật tông có pháp có thể khiến người ta tu chứng Phật pháp trong lúc ngủ mơ, nên gọi là “Mộng du già”. Thượng sư Trần Kiện Dân giải thích về pháp tu Mộng du già này như sau:

“Các tập khí mạch giới kia, từ mộng này biết chính hay là không chính. Trung âm thân ăn hương nên hướng đến, hiển hiện cái lượng đó có thể dự biết trước. Trí tuệ thủ ấn nên tu tập, nhờ cái nhân và quả như thế, trong này chưa từng tuyên thuyết rộng, trong mộng mê loạn chuyển luân hồi. Dùng mộng bất mê làm pháp đối trị, cho nên trong Bồ Tát thập địa, chia ra hiển thị Mộng tướng kinh đã thuyết, nhân đó là vô lậu giới trì. Bạc Già Phạn thì không có mộng, vì đã vô lậu ly hành ý duyên. Nay những người tu khí, mạch, Minh điểm, nhờ mộng cảnh này, có thể biết được khí, mạch chính hay không chính. Cái cảnh hôm nay mộng, ngày khác chết, hai thứ đều gần giống nhau. Cho nên Bạc Già Phạn nói: ‘khi chuyển thức vãng sinh, nơi đến mỗi chỗ khác nhau. Trung âm thân đi về hướng nào thì cũng giống với chỗ mà trong mộng thường đến. Hoặc hỏi: ‘chuyển biến thiện xảo của mộng và công đức của nó thế nào?’ Đáp rằng: Trong hiển cảnh tự tâm mình, nên đắc tự tại trên pháp hữu vi mà Ý thực hiện, sau đó có thể chuyển biến mộng cảnh. Cho nên tụng rằng: Trí tuệ thủ ấn (pháp tu song thân) nên tu tập. Trong tu tập pháp này, như vô lượng cung Bản tôn thiên nữ, nơi Phật sát trụ khắp, khởi phân biệt ở các cảnh biến hóa, lần lượt có thể tự tại viên mãn tất cả các cảnh. Tri mộng, tu mộng, chuyển biến đều dễ dàng thực hiện, cho nên chỗ Long Thụ có nói: pháp ảo thân song vận nên tu’” (34-433)

Mộng du già như thế nghĩa là dựa vào mộng cảnh (cảnh trong mơ) có thể kiểm tra mạch và khí là chính hay không chính; cũng có thể nhờ mộng cảnh mà kiểm tra các bệnh có trong cơ thể, ví dụ: “Giấc mộng làm thế nào hiển hiện hình sắc vật thể? Cái duyên hiển sắc là khi hoàng hôn, thì tác dụng của bệnh dạ dày mạnh nhất, nửa đêm thì bệnh mật, tảng sáng là bệnh phong. Dựa vào các duyên đó mà phân biệt được hiển tướng, có rải rác rất nhiều trong Mật kinh, tạm tóm tắt thế này: mộng cảnh dưới tác dụng của phong (gió) thì nhìn thấy đất màu xanh, tất cả các vật màu làm hoặc màu đen, như y phục chẳng hạn; quạ đen hư không phi hành, cưỡi ngựa lam bảo, hoặc hiện tâm thanh tịnh tướng; hơn nữa vật nhìn thấy đa phần không chắc chắn (cố định), hoặc ẩn hoặc hiện. Do tác dụng của đảm giới (công năng mật), thì mộng khởi màu đỏ lửa, hoặc áo màu vàng, địa hoàng kim…” (34-431~432)

Lại nói rằng: “Hoặc hỏi rằng: ‘Ba cảnh phong như trên, mộng cảnh lấy phiền não là thứ năng sinh, chư Bồ Tát thì lìa tất thảy phiền não uẩn, thanh tịnh vô lậu, vì sao còn có nằm mộng?’ Đáp: Thứ mà mộng đó nương dựa vào là vô lậu giới, cho nên (Bồ Tát) từ an trụ Sơ địa trở đi, phiền não Tam giới tuy đã tắt, do vô lậu nghiệp có thể sinh Uẩn Xứ Giới nhận trì, cho nên tương hợp với Uẩn, cho nên mới có mộng vô lậu giới sinh ra”. (34-434)

Mộng du già như thế là chỉ việc thông qua cảnh mộng có thể quan sát được bệnh tật trong cơ thể, hoặc dùng mộng lành để thay đổi mộng không lành, thế gọi là Mộng du già. Ý này dễ hiểu, cho nên không cần tốn phí bút mực để thuật thêm. Pháp tu hành như thế, liệu có hữu ích gì trong việc Kiến đạo của Phật pháp, tất cả những người chân đạo đều có thể hiểu được: đó chỉ là hư vọng tưởng tốn công vô ích.

Lại nữa, cảnh giới vô mộng là cảnh giới của người Câu giải thoát, không phải là A La Hán Huệ giải thoát có thể biết được. Bắt đầu từ Tam địa mãn tâm là có thể chứng được như thế, không phải là bắt buộc sau khi đến được Phật địa thì mới như vậy, vấn đề này hành giả cần phải biết. Qua đó có thể thấy đó là các thày Mật tông dựa vào vọng tưởng của riêng mình mà nói, mà tu “Phật pháp” thôi.

Lại nữa, việc chuyển đổi từ cảnh mộng hữu lậu hữu vi sang cảnh mộng vô lậu hữu vi, không phải là có thể thành tựu được nhờ tu tập “Trí tuệ thủ ấn” của “Song vận ảo thân tham đạo”, mà thành tựu được là nhờ đoạn trừ Ngã kiến và Ngã chấp. Nếu người nào muốn thông qua việc tu tập Song thân pháp của Mật tông để mà “tri mộng, tu mộng, chuyển biến mộng”, thì đó chỉ là vọng tưởng, vì Lạc Không song vận của pháp tu song thân vẫn chưa lìa khỏi tham dục nam nữ, người thành tựu Lạc Không bất nhị vẫn chỉ nằm trong Dục giới tham mà thôi. Long Thụ Bồ Tát cũng chưa từng khuyên người ta tu học Song thân pháp, đều là các tổ sư Mật tông vin cho Long Thụ nói sau khi Ngài đã nhập diệt. Long Thụ đã chứng được Như Lai Tạng và đắc Đạo chủng trí, sao còn có thể tán đồng pháp hư tướng của Mật tông và pháp ngoại đạo của phái Tính Lực được? Người mắt sáng xem qua là biết, không cần phải nhiều lời làm gì.

Có thày nói rằng: “…Khi đó bất luận thân đang ở chốn nào, phàm Lục căn tiếp xúc đều biết Không cả, tức là chứng ngộ đạo đó. Trong mộng cũng như vậy, như thế thì công đức lớn lắm. Hành giả ban ngày tu tập kiến Không, nên trong mơ cũng có thể như thế. Xưa thời Phật Ca Diếp, có một quốc vương, phi tần của ông ta toàn thân tỏa mùi thơm, nên ông ta hết mực sủng ái. Một hôm, quốc vương đi du tuần, không có phi tần ở bên, trên đường nhớ nàng vô cùng. Ban đêm mơ thấy nàng đến, gặp nhau vui sướng biết bao. Đến khi tỉnh mới biết mình ngủ mơ, quốc vương vì thế mà ngộ được cái lý Sắc Không. Hành giả có thể tu được tất thảy pháp không cố nhiên là rất tốt, nếu có thể trong mơ mà cũng được như vậy, thì công đức càng thêm vô lượng. Ban ngày nhất tâm huân tập không ảo, lâu dần thì đêm đến nằm mơ cũng thế. Nếu có thể nửa đêm mà nằm mơ như thế một hai thời (hai đến bốn tiếng), thì thật là thắng diệu, vì lúc đó tâm trong sáng nhất. Còn về pháp tu là tu hai chỗ Tiểu luân tam giác mi tâm và Thọ dụng luân giữa hầu, tức là trong đó tưởng tất thảy pháp không. Lúc tu, thiện tâm cực kỳ quan trọng, ngày thì tư duy, đêm thì nằm mộng. Ban ngày nếu có nảy ác niệm thì ban đêm tất có ác mộng, đó là cái lý bất di bất dịch. Người tu Không, tâm như thanh thủy (nước trong xanh), cho nên không gì không chiếu soi. Người không tu thì tâm như nước đục, dễ bị hôm muội điên đảo. Nói tóm lại, cốt yếu của pháp tu là nằm ở nhất tâm không nghi. Nếu được như thế, thì tu bất kỳ pháp gì cũng đều thành tựu cả. Nếu không, nghi ngại đa đoan, quyết chẳng thành công. Nay giấc mơ của con người có thiện có ác, có sáng có các kiểu khác nhau, nếu gặp ma đến, chỉ cần nhất tâm lợi sinh, thì không có chuyện không đuổi được nó đi. Đồng thời đến trước Bản tôn cầu khấn thật nhiều, xin được gia bị bảo vệ; chỗ hộ pháp cũng cần cúng dường thật nhiều, nói rõ thật thà những nghiệp mình đã làm, sau đó bế quan tu trì, tạ tuyệt khách khứa. Ban ngày tu pháp, ban đêm nằm mơ. Khi nằm mơ, nếu trong lòng trong sáng, biết đó là mộng ảo, thì thật là thắng diệu. Nếu tâm chuyển theo cảnh, coi mộng là thật, thì thật là không tốt. Cho nên, ban ngày khi thức tỉnh, phải nhìn tất cả mọi sự như mộng ảo, nhất tâm không nghi ngờ. Đồng thời đến trước Phật tiền cầu khấn thật nhiều, xin Ngài gia bị, để mình bất luận là đi đứng nằm ngồi đều là thiện nghiệp. Ban đêm nằm mơ không bị cảnh làm mê hoặc. Tu trì như thế cho đến khi vô cùng mệt mỏi, thì mới ngủ hẳn. Nhưng trong lòng lại trước sau quán Không không chút xao lãng, buông lơi. Nếu như ngủ thức như một thì vô cùng tuyệt diệu. Nay pháp tu nằm mơ có ba loại: Thứ nhất, tu Thọ dụng luân ở giữa hầu. Luân này có 16 Phật, có thể khiến cho hành giả tự biết những việc mình làm là thiện hay là ác. Trong luân có Bản tôn Na Lạc Không Hành Mẫu ở đó. Khi tu pháp này, trước hết tưởng nhớ đến thượng sư, mời đến trụ ở đỉnh đầu mình, tự đem tâm ý của mình chúc tụng cầu phước nhiều với thượng sư, sau đó tu một chữ Ông bên trong Trung mạch của Thọ dụng luân. Pháp tu chữ Ông này là do Phật Thích Ca Mâu Ni nói. Ngoài ra còn có tu vài chữ Ông, A, Lạc, Đả, Nạp chủ ở trong Trung mạch. Tông Khách Ba nói: ‘Với pháp tu sau, trong kinh có bác rằng không có công đức nào’. Cho nên hành giả chỉ dựa vào lời của Thích Tôn mà tu là được, bởi lời Phật quyết không ngoa chút nào”. (62-246. Chú thích: Sau đoạn văn này không thuật thêm pháp tu thứ hai và thứ ba, chứ không phải tôi cố ý lược bỏ đi).

Khẩu quyết nói trên là pháp tu Mộng du già trong “Na Lạc lục pháp” của Mật tông. Pháp tu như thế mãi mãi không bao giờ tương ứng với du già của Phật pháp, vì như thế là hiểu sai Phật pháp, hiểu sai về du già. Du già (Yoga) nói trong Phật pháp là đoạn trừ Ngã kiến và Ngã chấp trong đạo Giải Thoát và chứng được Thực Tướng pháp giới – Bản lai Tự tính Thanh tịnh Niết Bàn của Thức thứ tám - của tất thảy chúng sinh trong đạo Phật Bồ Đề, chứ không phải là “tất thảy pháp Không” mà Mật tông nói. Pháp nào, người nào đứng ngoài Như Lai Tạng mà nói về tất thảy pháp Không, đều là tà kiến của ngoại đạo đoạn kiến. Phật pháp thực sự dựa vào Thực Tướng pháp giới để nói “Uẩn Xứ Giới và ngoài thân tất thảy pháp Không”, chứ không thể đứng ngoài Thực Tướng Tâm để nói tất thảy pháp Không được, nếu không thì cũng chẳng khác gì ngoại đạo đoạn kiến, tức là ngoại đạo Vô nhân luận (Thuyết không có nguyên nhân).

Lại nữa, Mật tông nói trong pháp Mộng du già phải tu Hầu luân bên trong Trung mạch, ở Hầu luân đó tu quán tưởng, và tu quán tưởng thượng sư trên Đỉnh đầu…kỳ thực đều không liên quan gì đến Phật pháp cả. Tu Mộng du già mà nói vậy, quả thực chẳng có ý nghĩa gì, càng không phải là Phật pháp. Còn cái câu “Thích Ca Phật từng nói quán tưởng chữ chủng tử trong mạch” mà họ nói kỳ thực là do tổ sư đời xưa của Mật tông tự sáng tạo ra trong “kinh điển”, giả thác là câu Phật nói, nhưng trong kinh điển Phật pháp Tam thừa không hề nói quán tưởng chữ chủng tử là chính tu Phật pháp. Pháp môn tu hành Mộng du già đó đã sai lầm ngay từ đầu rồi, kết quả của việc gia công tiến tu tất nhiên chỉ là cảnh giới của ngoại đạo. Như thế cũng có nghĩa là pháp tu kiểu đó là cầu Phật pháp ở bên ngoài Tự tính Chân Tâm, gọi là “tâm ngoại cầu pháp”, nghĩa là “ngoại đạo”. Vì thế, người học muốn cầu Phật pháp, phải dựa vào chính lý của đạo Phật Bồ Đề và đạo Giải Thoát mà tu, chớ có tu Mộng du già như thế này.

Lợi dụng giấc ngủ để tu Phật pháp, đúng là vọng tưởng của Mật tông. Ví dụ như Trần Kiện Dân nói thế này: “Pháp thân vô vi, vốn thuộc pháp tính bí mật, nhưng Phật dựa vào kinh nghiệm quả vị thành Phật của mình, phát hiện ra rằng có các loại duyên khởi có thể hiển hiện quang minh của Không tính Pháp tính, như lúc say, lúc giao hợp, lúc đắc quán (được quán đỉnh), lúc điều tập, lúc nhập Trung mạch, lúc ngất, lúc lâm chung, lúc ngủ. Tri kiến này, Hỷ Kim Cương đã có giải thích phân tích có thứ tự đầy đủ. Khẩu thụ luận thì nói rằng: ‘Pháp thân hỷ biến khắp Không, cái chết, ngất, ngủ, ngáp, hắt hơi, trong mỗi sát na đều có thể nhận biết’. Nhưng nó chỉ trong khoảnh khắc sát na, nên chúng sinh không thể nhận biết. Phật Đà có thể phát hiện quang minh Pháp thân của chúng sinh phát nhanh tắt nhanh, cho nên với lòng đại bi của mình, bèn khai mở phương pháp Mật pháp, lợi dụng lúc ngủ say không mơ để tu tập quang minh Pháp thân. Cả bộ Tham đạo tức dùng phương tiện giao hợp, dùng khí công, Minh điểm để sinh khởi Tứ Hỷ, Tứ Không, để khớp với bí mật duyên khởi”. (34-19)

Lại có thầy khác nói rằng: “Tu ở đây tức là quán tưởng, pháp tu Thời luân Kim Cương có chút khác với pháp nói ở trên. Tức là khi tỉnh thức thì tu Đại an lạc luân ở trên Đỉnh (đầu) và Tề hóa luân ở giữa rốn; lúc ngủ thì tu Báo luân ở giữa hầu, Hộ lạc luân ở Mật xứ (bộ phận sinh dục); khi ngủ say tất cả không biết gì thì tu Pháp luân ở giữa tâm”. (62-77)

Những lời lẽ như thế đều là vọng ngữ, vọng tưởng, bởi thứ mà có thể tu học pháp thế gian hoặc pháp xuất thế gian đều là Ý thức. Ngoại trừ (Ý) Thức này ra thì tuyệt đối không có một pháp nào có thể tu được tất cả các pháp. Thế nhưng, Ý thức chắc chắn sẽ bị đoạn diệt trong Ngũ vị, tức là khi ngủ say (không mơ), ngất, chính tử vị (chết thật), Vô tưởng định, Diệt tận định. Khi ngủ say, Ý thức đã bị mất đi, thì nên hiểu rằng không có cách nào có thể tu chứng được bất cứ pháp nào. Chính lý (chân lý chính xác) này đã được Thế Tôn khai thị rất nhiều lần trong Tứ A Hàm và các kinh Đại thừa, cũng là thường thức hiện thực, tất cả các bác sĩ và những người thế tục không ngu si đều biết. Nay lại có các thượng sư Mật tông “có trí tuệ nhất” lại mê muội trước lý này, nói rằng lúc ngủ, hoặc ngủ say tít có thể tu hành và quán tưởng Pháp luân giữa tâm, hoặc “lợi dụng lúc ngủ say không mơ để tu tập quang minh Pháp thân”, thật là những kẻ trợn mắt nói mò. Người có trí tuệ vì sao lại hết mực tin sùng họ? Người tin họ chỉ có thể là những kẻ ngu!

Lại nữa, quang minh Pháp thân thời thời hiển hiện, chứ tuyệt đối không phải là hiển hiện trong sát na. Điều này là sự thân chứng hiện lượng (chính xác tuyệt đối tận mắt) của tất cả những người chứng ngộ trong Hiển giáo. Sau khi chứng ngộ, họ có thể quán sát Pháp thân hằng hiện hữu trong tất cả các thời mà chưa từng tạm gián đoạn trong một sát na nào. Thế mà Mật tông lại nói rằng Pháp thân chỉ hiển hiện trong sát na, cho nên khiến cho người ta phải tìm kiếm nó trong “lúc say, lúc giao hợp, lúc đắc quán, lúc điều tập, lúc nhập Trung mạch, lúc ngất, lúc lâm chung, lúc ngủ”. Có thể thấy rằng Mật tông đã coi cảnh giới thanh minh tạm thời nhất niệm bất sinh của Ý thức là Pháp thân Chân Như. Như thế mà nói chứng được Chân Như ở Phật địa, bị mê muội trước sự thật “Pháp thân thời thời hiển hiện, biến khắp tất cả các thời không từng không hiển”, thật đúng là ngoại đạo hiểu lầm về Phật pháp.

Người nào muốn chứng ngộ Pháp thân Thức thứ tám, thì phải chứng NÓ lúc Ý thức còn đang hiện tiền. Còn với cái Tâm không có ý thức giác tri, thì bảo ai đi chứng được Pháp thân Thức thứ tám đây? Muốn bảo ai tu chứng Phật pháp đây? Các thày Mật tông xưa nay đều bị mê muội trước lý này, mỗi lần muốn chuyển biến Tâm ý thức thành Pháp thân Chân Như, đều là vọng tưởng cả. Vọng tưởng như thế, sai lầm vô cùng nhiều. Tôi đã từng bác bỏ trong nhiều cuốn sách khác, đặc biệt viết nhiều trong các tập nói về công án, đọc kỹ là biết, nên ở đây không nhắc lại nữa. Cho nên, việc các thày Mật tông dạy chúng đệ tử tu tập Mộng du già đều là vọng tưởng của những người không hiểu gì về Phật pháp. Với vọng tưởng đó mà đi dạy bảo chúng sinh, gọi là tà giáo vậy.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0