Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 2: Minh Điểm có bốn loại

Thượng sư Trần Kiện Dân nói: “Cổ nhân chia “Điểm” thành bốn loại: Minh điểm vật chất, Minh điểm phong, Minh điểm chú và Minh điểm trí tuệ. Minh điểm vật chất, ví dụ như nam tinh nữ huyết; Minh điểm phong tức là khí; Minh điểm chú là chữ chú và chân ngôn. Minh điểm phong và Minh điểm chú nằm trong ba bộ Mật tục. Minh điểm trí tuệ thuộc về Mật vô thượng, không thể nhận lầm là tinh dịch. Có một số học giả cổ đại cũng phạm vào sai lầm này” (38-673)

Đây là kiến giải độc đáo, vượt qua cả các tổ sư Mật Tông của Thượng sư Trần Kiện Dân, gọi nam tinh nữ huyết là Minh điểm vật chất, gọi Khí nhờ tu luyện khí công mà thành là Minh điểm phong, gọi chữ chú và chân ngôn do quán tưởng mà thành là Minh điểm chú; Trải qua tu luyện thành công Minh điểm vật chất, Minh điểm phong và Minh điểm chú rồi phối hợp quán tu, khiến cho Minh điểm dưới đỏ trên trắng do quán tưởng ra thăng giáng hội hợp, hòa nhập làm một; rồi lại dựa vào Không Lạc song vận của pháp tu song thân Vô thượng Yoga mà đề nâng Tịnh phần (chất tinh khiết) của Minh điểm vật chất, cái Minh điểm sau khi hợp nhất thành công với Minh điểm dung hòa (hỗn hợp) mới được gọi là Minh điểm trí tuệ. Với cách giải thích như vậy mới có thể hóa giải được cách nói tự mâu thuẫn đã nhắc đến ở phần trên, không thể không nói rằng Trần thượng sư quả thực có chỗ độc đáo hơn các thượng sư cổ kim về mặt tu chứng Mật pháp.

“Trong bốn loại Minh điểm, Phật thân mới có Minh điểm trí tuệ; Minh điểm này chỉ có pháp tu quán đỉnh thứ hai, thứ ba của Vô thượng Mật mới có. Phía đầu dưới của Trung mạch là Minh điểm đỏ, nó là Minh điểm chuyết hỏa và trí tuệ. Phần đầu trên của Trung mạch là Minh điểm trí tuệ trắng, hoặc có thể nói là Đại từ bi nhờ trí tuệ mà chứng được. Hồng điểm (Minh điểm đỏ) hàm chứa Ngũ đại, đặc biệt là Hỏa đại làm chính. Còn Bạch điểm thì lấy Thủy đại làm chính. Từ sự hòa hợp của hai loại Thủy Hỏa đại này có thể sinh ra ba loại Đại khác, nhờ thế Ngũ trí mới được hiển hiện, để tiện cho việc tăng cường vận dụng” (38-673)

Tuy nhiên, Ngũ đại thực tế không phải là bao hàm trong Minh điểm đỏ, Thủy đại cũng không do Minh điểm trắng hàm chứa. Bởi nếu Ngũ đại đã do Minh điểm đỏ tàng chứa thì Thủy đại không thể do Minh điểm trắng hàm chứa nữa, nếu không sẽ trái về mặt Lý. Lại nữa, lý luận về Ngũ trí cũng không phải là lý luận đúng đắn, phần này để sau sẽ bàn riêng, tạm gác ở đây. Tứ trí như Đại Viên Kính trí ở Phật địa đều không phải do quán tưởng Minh điểm mà thành, cũng không phải chứng được từ Minh điểm trong quá trình vận tác Không Lạc song vận của phép tu song thân mà chứng được từ việc tu chứng Nhất thiết chủng tử của Bát thức Tâm vương, không thể vọng thuyết (nói láo) là “chứng được từ tu Minh điểm”.

Thượng sư Trần Kiện Dân nói: “Sắc uẩn mà hiển hiện ra ở ngoại cảnh là Minh điểm hữu hình của Ngũ giới…Hai Minh điểm trắng đỏ của vật tịnh, phần trắng là ở trên đỉnh Trung mạch, Tự tính chữ Hãn như hạt cải, trắng mà trong suốt như thủy tinh, lấy từ cha là quý báu nhất…. Đoản A gọi là Tự tính Hợi mẫu, cũng gọi là Xuân và Minh điểm… Hai tịnh phần là Minh điểm trắng và đỏ, trong lời ca tụng đã nói. Hình tướng, nơi chốn, to nhỏ, màu sắc của nó đã tỷ dụ rồi, gọi là Hải diện hỏa (Lửa mặt biển), là để tỷ dụ cho màu sắc nhiệt lực của nó. Cát Tường Hề Lỗ Cát nói: “Phần đỏ chia làm bản thể Hợi mẫu, cũng gọi là Xuân và Minh điểm”. Hai cái này là chỗ dựa của Thức thứ tám và Mệnh khí”. (34-414, 415)

Hai thứ Minh điểm trắng đỏ này đều là Minh điểm vật chất, không thể gọi nó là Thức căn bản A Lại Da được. Mà đã nói Minh điểm trắng đỏ đều lấy A Lại Da thức và Mệnh khí làm chỗ dựa, cho nên không phải là pháp hằng thường bất hoại, cái này là nói đúng. Cho nên, phải coi Thức thứ tám A Lại Da thức (Chân Như) là Pháp thân Phật.

“Hỷ Kim Cương” thì lại nói sai rằng: “Hình tướng của Tinh là Bạc già phạm, sự an lạc của nó là ái lạc” (34-415-6). Người học nên dựa vào lời nói của thượng sư họ Trần, chớ có dựa vào tà thuyết trong “Hỷ Kim Cương”. Như đã nêu trên, nói Minh điểm trắng ở Đại lạc luân trên đỉnh đầu trong hoa sen bốn cánh; Minh điểm đỏ thì ở trong Tề luân, chính là Minh điểm Mẫu Hợi tính.

Việc tu trì thời kỳ đầu của Minh điểm, lấy Minh điểm trắng và đỏ làm đối tượng quán tu: “Trong Chính phần của Mật tông vô thượng, chú trọng vào Đan Điền hỏa. Thế nào là Đan Điền hỏa? Tức là chỉ vật chất đỏ do Mẫu (mẹ) cấp cho trong Đan Điền dưới rốn đó (Chú thích gốc: Vật chất đỏ này tức là Độ mẫu). Vật chất trắng do Phụ (cha) cấp từ đỉnh đầu xuống, cần phải tu để vật chất đỏ này và vật chất trắng cha cho trộn đều lên xuống. Khi chất trắng hòa nhập đi xuống, thì sinh ra bốn loại hoan hỉ. Khi chất đỏ dung hóa đi lên thì cũng sinh ra bốn loại hoan hỉ” (62-51)

Sau khi bắt đầu quán tưởng Minh điểm xuất hiện, những thứ cần quán tưởng tiếp theo là thuộc về yếu chỉ của pháp môn quán tu trong ba bộ dưới thời kỳ đầu. Còn về phương pháp tu luyện Minh điểm và khí công, mời xem thuyết minh chi tiết trong cuốn sách 62, 162 phần Phụ lục cuối sách, cuốn sách này không thuật lại nữa.

Sau khi quán tưởng Minh điểm thành công, buộc phải tu luyện Bảo bình khí nhằm cầu đả thông Trung mạch. Về lý luận tu luyện Bảo bình khí, sẽ nói sơ qua trong Tiết 3 phần dưới. Sau khi tu thành Bảo bình khí, thì có thể vận hành thăng giáng với Minh điểm. Nếu như chỉ quán tưởng Minh điểm mà không tu luyện Bảo bình khí thì không thể đạt được sự thăng giáng và hội hợp của Minh điểm trắng đỏ. Có nghĩa là việc tu đạo Mật Tông sau này sẽ chỉ ngừng trệ ở đó mà không thể tu tiếp lên nữa.

Về Minh điểm, mỗi một Thượng sư Mật tông đều có vọng tưởng: “…Tôi chưa từng xem thất những miêu tả chi tiết như vậy trong giáo điển Mật tục của Tây Tạng, này trình bày ra đây cho độc giả để trợ giúp cho việc quán tu Minh điểm. Cần hiểu rõ rằng cốt tủy của Phật thân là Minh điểm, là sự kết tinh của Pháp thân, là đại lạc của Báo thân và chủng tử đại từ bi của trăm ngàn ức Hóa thân, nó là sinh mệnh chí tôn. Khi bị di dời (bằng pháp Thiên thức) vào trong Tâm Phật A Di Đà, hành giả sẽ biến thành Phật A Di Đà; Khi chuyển nhập vào Tâm Phật thì hành giả sẽ là vị Phật đó; Như thế, hành giả có thể tùy ý trở thành bất kỳ một vị Phật Đà nào. Nó là trí tuệ chí viên chí cao, Đại lạc từ đây trực xung đến cực điểm, đồng thời ban ra cái quả là thân trí tuệ đại lạc, tức là tông chỉ tối thượng của Kim Cương thừa mà Tiểu thừa Đại thừa nằm mơ cũng không thể thấy” (38-676)

Việc không lấy Thức căn bản A Lại Da (ở Phật địa đổi tên thành Chân Như) làm gốc của chư Phật như vậy, lại lấy Minh điểm thuộc pháp duyên khởi để làm khởi nguồn của chư Phật, mà lại nói tất cả Phật pháp đều từ Minh điểm sinh ra, nói Phật pháp cứu cánh phải tu chứng từ trong hành môn song thân dâm lạc hoàn toàn trái ngược với đạo Phật Bồ Đề mà Phật Thế Tôn tuyên thuyết. Hiểu sai lệch về Phật pháp chân chính như thế lại không tự biết sự sai trái hoang đường của tông phái mình, xưa nay còn dị khẩu đồng thanh xướng ngôn: Mật pháp là Phật pháp tối thắng, tối cứu cánh, đó chính là căn bệnh phổ biến của Mật Tông vậy.

Đề cao luận thuyết hoang đường của Minh điểm còn có lời lẽ như sau: “Nói về Mạch khí Minh điểm tam phẩm như trên, đều là duyên khởi do tâm hiển hiện, là do Tâm Bồ Đề thế tục sinh ra. Chính vì có chỗ sở y (căn cứ) sinh ra trí tuệ nên gọi là Kim Cương thân. Hỷ Kim Cương chân thực nói: “Trong Đại lạc của Phối liên (âm hộ của Minh Phi), Phật có đủ 32 tướng, 80 chủng tướng đẹp, tức là thể tính của Minh điểm”, không có nó thì không có đại lạc, không có công năng, thì lấy đâu ra cái lạc du già của Bản Tôn? Lạc này tức là Phật, chứ không phải là vật thông thường; cũng không phải là không có vật, đầy đủ tướng mặt tay, là thể đại lạc bất biến, chúng sinh đều sinh quả, thông đạt nghĩa lý đó như trên là điều cốt yếu” (34-427)

Như thế nghĩa là Minh điểm do quán tưởng mà thành và Minh điểm tu được từ trong Bảo bình khí và song thân pháp đối với hành giả Mật tông mà nói có một địa vị quá ư cao quý, họ đem chúng nâng cao đến mức làm gốc rễ để tu thành Phật, quả thực là trái ngược với chính lý của đạo Phật Bồ Đề và đạo Giải thoát, không đáng tin theo. Dù là loại Minh điểm nào đi nữa thì cũng đều là pháp thế gian, đều không liên quan gì đến đạo Giải thoát và đạo Phật Bồ Đề. Còn về tà thuyết lý luận về Thiên thức, xin được thuật riêng phía sau, tạm không luận đến ở đây.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0