Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 3: Lược thuật về Bảo Bình Khí

Lược thuật về Bảo bình khí như sau: “…như pháp tu viên mãn Bảo bình khí: thân ngồi kiết già, lưng duỗi thẳng, hai tay dùng sức chống lên hai đầu gối, bịt chặt lỗ mũi bên trái, chỉ dùng lỗ mũi bên phải để hít khí. Khi hít khí vào, tưởng tượng gió của tam thiên đại thiên thế giới và tất cả những thứ tốt đẹp đều theo khí này mà chui vào trong trong cơ thể qua lỗ mũi, tất cả đều hóa thành công đức. Sau khi hít xong thì đóng lỗ mũi bên phải lại, mở lỗ mũi bên trái, đẩy khí trong cơ thể từ từ thoát ra qua lỗ mũi trái, cần phải thở hết toàn bộ khí trong bụng ra mới thôi. Trong lúc thở ra thì quán tưởng tất cả những tội nghiệp trong thân theo khí mà thoát ra, đồng thời phải dùng sức mạnh để thở xì ra. Cứ như thế lỗ mũi trái phải thay nhau hô hấp. Lúc thực hành, miệng nhất định không được hô hấp. Hít thở như vậy, khí định sẽ nhập Trung mạch, lúc thở ra thì khí định sẽ từ Trung mạch bắn ra, như thế trong ngoài thông suốt, năm pháp luân trong cơ thể cũng thông luôn. Hít thở như vậy 3 lần, 7 lần, 9 lần, tùy sức mà làm là được. Sau khi một lỗ mũi hô hấp tu luyện vài lần như thế sẽ bắt đầu tu hai lỗ mũi đồng thời hô hấp. Lúc tu, cũng ngồi kiết già, hai tay trái phải đồng thời duỗi mạnh ra, sau đó co về, dùng lực chống lên đầu gối, rồi bắt đầu đồng thời hít khí bằng hai lỗ mũi. Sau khi hít khí vào thì ngưng lại không thở ra, nín thật lâu thật lâu. Khi khí vào trong cơ thể, quán tưởng các luân (luân xa) bị khí thúc đẩy, xoay tròn sang phải, duy chỉ có Tề hóa luân là xoay sang bên trái, rồi lại tưởng tượng cơ thể no đủ vô cùng. Khí này tự lên xuống, khi đến dưới rốn thì nuốt một chút nước bọt (nước miếng); Nước bọt này chạy đến các mạch. Nếu không nuốt nước bọt mà để khí đè xuống dưới, thì khí sẽ không vào mạch được mà lại còn thoát nhanh hơn. Sau khi nuốt nước bọt thì xì hơi (đánh rắm) chút ít. Tâm nghĩ rằng khí trong ngoài đã hợp lại lâu rồi, thì bắt đầu từ từ thở hết khí trong bụng ra qua hai lỗ mũi, không được thở hắt mạnh ra. Thở hắt nhanh thì chóng chết đấy! Phải cẩn thận, cẩn thận! Lúc thở ra, thì phải thở hết toàn bộ khí trong bụng ra, nghĩ rằng trong cơ thể tất cả đã trống rỗng, hoàn toàn sạch không. Rồi lại tưởng tượng tất cả pháp không, lúc thở ra sức tưởng tượng phải thật mạnh. Đồng thời hô hấp qua hai lỗ mũi như vậy 3 lượt, 7 lượt, 9 lượt, tùy theo sức của mỗi người mà thực hành. Lúc mới thực hành thì đừng làm quá nhiều, sau này tùy theo sức mình mà tăng dần lên, không được quá gượng ép, càng không được hô hấp bằng miệng. Ngày ngày tu tập như vậy, thì trong Tề hóa luân sẽ tự có thể giữ được khí từ bên ngoài vào. Pháp tu này có thể diên niên ích thọ, đây chính là sự viên mãn của Bảo bình khí” (62-83~85). Những vẫn trần thuật sau lược qua không nhắc nữa.

Lại nói: “Người mới tu Bảo bình khí, không được hít vào mà không thở ra. Không thở ra thì khí trong bụng quá đầy, không thể nhịn được nữa. Nhưng tu tập lâu ngày, số lần hô hấp giảm dần, cho đến khi đoạn hẳn. Mật Lặc nói: “Khí hai mạch trái phái có thể nhập vào Trung mạch, thì mới được an lạc. Nếu có thể ngưng bế hô hấp, hít một khí được viên mãn, thì thật là an lạc. Nếu như có thể ngừng hẳn hô hấp, thì đạt đại an lạc không gì bằng”. Nếu như trong mũi còn có chút khí ra ngoài, thì hòa nhập vào Trung mạch rất khó. Thứ nhất, Bảo bình không được tụ khí, thứ hai là lúc đến (đắc) chỉ tạm thời, chỉ trong một khoảnh khắc búng ngón tay, đến cái là đi luôn. Trạng thái lúc đến của nó tức là Đan Điền ấm nóng lên, có sinh nhiệt thì khí mới dần dần đi vào Trung mạch. Nếu không vào Trung mạch mà trong mũi lại có khí thoát ra, thì người sẽ bị hôn trầm. Đây là sự mê man trầm uất, rất là không tốt. Vì hễ sinh ra Tâm trầm thì người ta sẽ không thể tự chủ, khí trong bụng cũng không thể tụ lại, tất sẽ có chút ít thoát ra ngoài. Người nào mà không thể làm cho khí hòa nhập vào Trung mạch, tức là người đó không biết công phu Bảo bình khí. Bắt buộc phải tu cho được loại diệu pháp đặc biệt này, cần phải tu tập hết lần này đến lần khác thì mới thành công. Lúc tu tập, không được nghe ngóng chuyện thế sự, cần nhất tâm tu luyện, thì Bảo bình khí mới đến. Sáng sớm dậy khi tu tập Bảo bình khí, trước hết phải phụng thỉnh Phật gia trì. Sau nghĩ kỹ qua một lượt về đạo lý (lý thuyết) Bảo bình khí nói trên rồi mới ngồi kiết già, hai lòng bàn tay giao thoa đặt ngửa trước rốn, trên dưới thay nhau ba lần, như cách rửa tay vậy. Làm xong, thì ngưng bế hô hấp trong khoảng thời gian 6 lần bật ngón tay, không để chút khí nào thoát ra ngoài. Đồng thời quán tưởng khí trong bụng tụ nhập vào Bảo bình. Sau này, nâng số lần bật ngón tay lên 36 lần, mà khí vẫn có thể ngưng bế lại, không thoát ra chút nào, để nhập vào Trung mạch thì Bảo bình khí có thể gọi là đến thật rồi. Tuổi thọ của người đó tự nhiên sẽ tăng lên. Sau này lại tiếp tục tăng lên đến 108 lần mà khí vẫn không thoát ra, thì có thể nói Bảo bình khí đã thành tựu rồi. Nếu như anh có thể ngừng hô hấp hoàn toàn trong khoảng thời gian một hai trăm lần bật ngón tay, thì tuổi thọ của anh có thể đạt vô lượng. Lúc bế khí, ngón tay phải bật ngón tay, ngón tay trái thì dùng chuỗi hạt để ghi nhớ số lần, đồng thời chuyên tâm ức tưởng “tất thảy pháp không, ta chết vô thường”, đó chính là tổng căn của việc thành Phật. Nhất cả các kinh và nghi quỹ không tu đều được. Nếu như có thể thường xuyên nghĩ “ta chết vô thường” thì không thể có chuyện không thành Phật” (62-175, 176).

Lại nói thế này: “Đan Điền hỏa ở trong và ngoài Bảo bình, khí tụ ở trong Bảo bình rất đầy, đó chính là pháp tu Bảo bình khí” (62-165)

Lại nói: “Đạo tu pháp vốn dĩ từ giả tu chân, trước hết là tu bằng quán tưởng, sau mới thành sự thật. Cho nên mới nói lý tưởng là mẹ của sự thật. Phần dưới sẽ thuật các loại cảnh giới xảy ra khi tu pháp, quán tưởng theo thứ tự của nó, coi đó là luyện tập là được” (62-177)

Thượng sư Trần Kiện Dân nói: “Trước tiên phải nắm vững một nguyên tắc quan trọng: “triết lý trừu tượng, trải qua sự ngưng kết định lực công thâm lâu ngày mà biến thành chứng lượng cụ thể, điều này tuyệt đối có thể làm được”. Trong ca quyết này có một số sự tình như là “tức trú, mạch đình, tâm hưu”, tôi đều trải nghiệm qua, cho nên không phải là không đáng tin cậy” (34-924)

Thế nhưng, cái đạo lý chân thật không thể biến thành sự thực thông qua quán tưởng giả được. Không khí cũng tuyệt đối không thể hòa nhập vào Trung mạch thông qua quán tưởng bế khí giả quán tưởng được. Trung mạch là pháp hư giả do quán tưởng giả tạo thành, không khí lại là hữu pháp vật chất, không thể nào dung nhập và trú ở trong Trung mạch được. Pháp tu Bảo bình khí như thế, quả thực chỉ là pháp vọng tưởng mà thôi. Những người có chút thường thức về vật lý và y học, chỉ nghĩ qua là biết. Tà thuyết vọng tưởng trái ngược với vật tính tứ đại như thế mà lại có thể hoằng truyền trong thế kỷ 20 ngày nay, vậy mà có không ít những phần tử tri thức cao cấp lại tin theo, quả thực là chuyện bất khả tư nghì (không thể nghĩ bàn). Bởi lẽ “khí” trong “khí công” không phải là “khí” trong “không khí”, mà là năng lượng tương tự như điện năng (không có danh từ tương thích để dùng, tạm dùng danh từ này để giả thuyết) sinh ra khắp kinh mạch cơ thể sau khi tu luyện, tuyệt đối không phải là “khí” trong “không khí” như thuyết của Mật Tông.

Lại nữa, mạch đình tâm hưu (mạch dừng tim ngừng đập) tạm thời cũng không phải là Thiền định thực sự. Thiền định thực sự phải dựa vào pháp Tứ thiền Bát định mà tu. Sau khi chứng được Sơ thiền thì mới gọi là Thiền định thực sự. Cho đến khi định giữa Tam thiền và Tứ thiền tu chứng hoàn thành, tâm mạch mới ngừng vận hành, hoặc kéo dài ba, năm tiếng, hoặc ba đến năm ngày không xác định, như thế mới là Thiền định thực sự. Còn về pháp tu Minh điểm Mạch khí của Mật Tông, nếu người nào có thể tu đạt mạch dừng tim ngừng, chẳng qua cũng chỉ kéo dài 5, 10 phút, lâu nhất cũng chỉ khoảng 15 phút, tương tự như thợ lặn nhịn thở 5, 10 phút mà thôi, rõ rang không phải là Thiền định. Đạo Nhiên Ba Lạc Bố Thương Tang Bố nói có người có thể bế khí đến một giờ là nói quá sự thật, không thể tin ông ta được.

Cũng giống như những người mò ngọc trai dưới biển, khi lặn xuống biển họ cùng lắm là nhịn thở được 10 phút, như thế cũng là người có công phu giỏi lắm rồi. Ngày nay cũng có một số dị nhân, thể chất khác xa người thường, cũng có thể nhịn thở lặn xuống biển được 30 phút, nhưng cũng chỉ là năng lực cơ thể rèn luyện mà có được, chẳng liên quan gì đến Thiền định. Pháp tu Bảo bình khí cũng như vậy, hoàn toàn không liên quan gì đến Thiền định, vì thế không nên nói đó là cách tu Thiền định thực sự. Người tu Thiền định như thế sẽ mãi mãi không thể nào chứng được Tứ thiền Bát định. Những người tu học Mật tông nên hiểu biết rõ về đạo lý chính tu của Thiền định, đừng có bị các tổ sư xưa nay của Mật tông mê hoặc.

Lại nói thêm thế này: “Luận về pháp tu kiên cố hay không kiên cố, người nào có thể kiên trì mới thật là tốt. Người tu pháp cần học tưởng pháp để khí hòa nhập vào bên trong Mạch khí, nếu khí nhập Trung mạch thì 80 loại Thức cũng nhập vào trong liền. Thức (Thức nói ở đây là nói về Minh điểm. Xem chi tiết phần tiền hậu văn là biết) tức là Mệnh. Mệnh nhập Trung mạch, sau đó mới có thể thượng thăng, qua Phạm môn xuất ra ngoài. Sau khi ra ngoài thì nó cao một thước. Khi nó còn ở trong cơ thể, ban đầu chỉ như một điểm sang mà thôi, sau mới dần lớn lên. Sau khi thoát ra ngoài đỉnh đầu thì mới bắt đầu cao một thước. Người nào tu pháp thành công, Mệnh của anh ta sau khi thoát ra ngoài thì có thể hóa thân vô số, bay đi bốn phương để lợi ích chúng sinh, đó chính là thân ảo” (62-178)

Sau khi chết, 80 (tám mươi) loại Thức trong cơ thể sẽ hợp lại thành một Thức, đó là vọng tưởng của Tổ sư Mật tông. Cần phải hiểu rằng, Thức của hữu tình nhân loại trong Dục giới đều có tổng cộng 8 (tám) Thức, không phải như các Tổ sư Mật tông nói có 80 loại Thức. Phật đã nói về đạo lý này rất rõ ràng trong các cuốn kinh. Các Tổ sư Mật tông không nên tự tiện phát minh ra lý thuyết 80 Thức. Đã không có 80 Thức thì chuyện 80 Thức hợp lại thành 25 Thức, rồi lại hợp nhất thành một Thức, thăng lên Phạm môn xuất ra ngoài đều là những lý thuyết vọng tưởng hoang đường mà thôi.

Lại nữa, Thức không hình tướng, không màu sắc, cho nên không thể nói rằng Thức sau khi xuất ra khỏi Phạm môn thì nó cao lớn một thước được, đây cũng là vọng tưởng của các tổ sư Mật tông. Lý luận kiểu như vậy ngay từ đầu đã là hư vọng (nói láo) thì cái ảo thân tu thành công sau đó cũng là cái tưởng hư vọng mà thôi. Vì thế, lý luận dựa vào Bảo bình khí và Minh điểm để tu thành ảo thân rõ ràng là vọng tưởng. Không khí không thể nào dung nhập và hòa lẫn vào trong Trung mạch do quán tưởng mà thành được. Minh điểm do quán tưởng ra tuyệt không phải là Thức. Còn pháp tu Bảo bình khí cũng chỉ là thế gian pháp, sau khi tu thành thì thực chất cũng không có liên quan gì đến Phật pháp, cũng không dính dáng gì đến Tứ thiền Bát định trong Thiền định thế gian. Hành giả Mật tông nếu người nào muốn tu học Phật pháp, tu Tứ thiền Bát định thì không nên coi đó là pháp tu hành chuẩn.

Pháp như luân toàn chuyển (như bánh xe xoay chuyển) trong Bảo bình khí chính là pháp thứ hai trong Na Lạc Lục Pháp: “Hôm qua giảng về Bảo bình đầy đủ, tức là đem khí hội tụ ở Tề hóa luân, sau này trong lòng nghĩ vận khí đến một chỗ nào đó, khí sẽ đi liền đến chỗ đó, chỗ đó liền động. Nếu khí không đi thì không động, hoàn toàn có thể tự chủ. Hôm nay giảng tiếp về pháp thứ hai trong Lục pháp, tức như bánh xe xoay chuyển. Khi tu pháp này thì vẫn ngồi Kim Cương kiết già, chân trần, hai tay dùng lực nắm chặt lấy ngón chân cái hai bên, cánh tay duỗi thẳng, hít khí vào trong cơ thể, bế khí không thở ra, miệng ngậm không xuất khí, nín thật lâu, thật lâu. Có người có thể nhịn khí lâu đến một tiếng đồng hồ, đó gọi là “trụ” trong “nhập, trụ, xuất”. Khí trụ ở bên trong, các luân xa bắt đầu xoay chuyển. Người tu Lục pháp chỉ có thể hô hấp bằng mũi, nhất định không được hô hấp bằng miệng. Thở bằng mũi thì khí mới ra vào Trung mạch. Khí ra vào Trung mạch thì mới có thể trú ở bên trong. Trong cơ thể con người có ngũ luân, tổng cộng có bảy vạn hai ngàn mạch. Nói đơn giản, còn có 120 mạch, tức Pháp luân giữa tim có 8 mạch, Báo luân giữa hầu có 16 mạch (Chú thích gốc: Như Cung Man Đạt, đó là Báo thân, không có thứ gì quý hơn bảo bối này. 16 mạch này tức là 16 Báo thân Phật. Báo thân Phật này mãi mãi không động, động là có thể biến thành ngàn vạn Hóa thân Phật). Đại an lạc luân trên đỉnh đầu có 32 mạch, hình dáng của nó như cái ô (dù) báu. Hóa luân ở giữa rốn có 64 mạch. Mạch của bốn luân này hợp thành con số 140, nhưng Hộ lạc luân ở Mật xứ có 32 mạch thì không nằm trong số này. 120 mạch này vô cùng quan trọng, người tu pháp phải nắm vững về chúng, vì sẽ thường xuyên dùng đến. Tất cả khí huyết chạy qua lại đều là nhờ 120 mạch này, cho nên rất quan trọng” (62-87)

Lại còn có pháp tu Như Câu Câu. Pháp tu Như Câu Câu này là pháp thứ ba trong Na Lạc Lục Pháp: “Tư thế pháp tu Như Câu Câu cũng ngồi kiết già, bế khí, dùng hai tay hợp thành Kim Cương câu chưởng, duỗi ngang ra phía trước, đưa nhanh thẳng phía trên đầu. Trên đầu tạm ngừng một chút, sau đó hạ từ từ xuống chỗ ngang tim. Lúc này hai tay vẫn móc liền như cũ mà cánh tay thì thành một đường thẳng. Sau đó hai tay dùng sức kéo sang bên trái phải, như là muốn kéo giằng Kim Cương câu chưởng ra. Làm như thế thì khí sẽ đều chạy đến hai tay. Xoắn để hai tay tách ra dùng sức, rồi duỗi sang trái. Lúc duỗi thì thân mình hơi vặn sang trái, sau khi duỗi thì hai tay dần dần co về. Lại dùng sức chuyển duỗi sang phải, lúc duỗi thân cũng hơi vặn sang phải, sau khi duỗi thì hai tay lại dần dần co về. Lại lấy hai tay nắm chắc lấy hai ngón chân cái, cánh tay duỗi thẳng, rồi hơi vặn thân người sang hai bên trái phải, giống như quay sang vấn lễ hỏi thăm người đứng hai bên vậy. Sau khi vặn người, hai tay rời ngón chân, ngón tay nắm thành nắm đấm nhưng ngón út lại duỗi thẳng ra. Thế rồi duỗi tay ngang bằng sang hai bên trái phải thành hình chữ nhất. Duỗi xong thì co hai tay về, chắp nách chỗ trên hai bên sườn, lúc làm thì dùng sức thật mạnh, đồng thời bế khí. Mỗi tư thế nói trên đều làm một lượt, sau đó tùy sức mà tăng dần số lượng. Tu luyện như vậy, bệnh tật đều tiêu tan” (62-91). Thuyết của Thượng sư Trần Kiện Dân (34-195) cũng giống với chỗ này, không cần nhắc lại nữa. Còn chi tiết của pháp 4, 5, 6 trong sách “Na Lạc Lục Pháp” đã nói rõ rồi, nay lược bỏ qua.

Lại nữa, về pháp tu Bảo bình khí, vẫn còn những lời thuật khác, muốn xem chi tiết có thể xem thêm tại sách “Na Lạc Lục Pháp” (62-157~165) là có thể nắm được. Ở đây vì lý do chương tiết có hạn nên lược bỏ. Hơn nữa, pháp tu luyện đã ít nhiều tường thuật trong Tiết thứ 4 Chương 2 rồi nên ở đây không nhắc lại.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0