Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

CHƯƠNG 3: MINH ĐIỂM VÀ MẠCH KHÍ CỦA MẬT TÔNG

 

Tiết 1: Minh điểm và Mạch khí của Mật tông

Minh điểm và Mạch khí có một địa vị cực kỳ quan trọng trong Mật tông. Sở dĩ nó quan trọng là vì nó đều liên quan mật thiết đến thiền định, chuyển thức lúc lâm chung, pháp đạo tu hành thành Phật trong pháp tu song thân, quả vị chứng đắc...trong Mật tông. Sự tu chứng dưới từ cảnh giới phàm phu, trên đến “Phật quả” đều lấy Minh điểm và Mạch khí để quán xuyến liên thông chúng, chính vì thế mà Minh điểm và Mạch khí chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong pháp môn tu hành của Mật tông.

Minh điểm, Mạch khí, pháp tu song thân Vô thượng Yoga, ba thứ này đều là gốc rễ của pháp môn tu hành Mật tông giai đoạn sau. Mật tông gọi nó là “Thiền định Phật giáo”, mối quan hệ của ba thứ này rất chặt chẽ. Thông thường mà nói, hành giả Mật tông đều buộc phải tu thành Minh điểm và Mạch khí xong thì mới có tư cách tiếp nhận Quán đỉnh bí mật Lạc Không song vận (Pháp tu song thân nam nữ) và pháp tu song thân thực sự sau quán đỉnh. Vì lẽ đó, Minh điểm và Mạch khí là khóa trình tu học bắt buộc của hành giả Mật tông sau khi nhập môn tu học pháp môn “Tức thân thành Phật”.

Có ông thầy nói rằng: “Mệnh của con người nằm ở trong Trung mạch, mạch này nằm ở trong cột sống, ngoài trắng trong đỏ; Trên mạch có u sù sì (nốt sần) (có lúc gọi là “Hòa hợp”), hình dạng của nó giống như tất cả các hiện tượng sau khi con rắn nuốt quả trứng vậy, thân rắn uyển chuyển tựa như Trung mạch, còn quả trứng thì như cái u lồi đó. Có ba cái u lồi này, lấy lửa Đan Điền để đốt nó. Giống như vợ chồng giao hợp, tất cả khí trong mạch đều tụ ở Mật xứ (chỗ kín), cái dáng vẻ vô cùng khoái lạc khi sắp xuất tinh; đúng lúc tinh sắp xuất mà chưa xuất ra, niệm gấp hãm phanh cấp tốc (khởi niệm lìa bỏ giống cái), đóng chặt cửa xuất tinh lại, làm cho tinh dịch không xuất ra khỏi cơ thể, dương vật cương cứng mà đạt cực lạc. Người nào có thể làm được như thế thì mới có thể tu được, nếu không thể bế tinh lại thì nhất định không được tu. Vì tinh mà tiết xuất ra, thì Tất địa mất hết, toàn bộ công phu tích lũy được đều phế bỏ hết, cho nên chỉ có người thông minh mới có thể tu được”. (62-64, 65).

Qua đó có thể thấy, trong Mật tông, thông thường mà nói, người nào muốn dùng Minh Phi thực thể (người thật) để hợp tu song thân pháp, buộc phải tu thành công Minh điểm và Mạch khí xong, thì mới có thể tu song thân pháp. Do đó mới thấy địa vị cực kỳ quan trọng của Mạch khí và Minh điểm trong pháp môn thực tu của Mật tông. Còn về Vô thượng Yoga của Lạc Không song vận, cho phép được thuật riêng ở Chương 8 và Chương 9, ở đây lược bỏ.

Người trong Mật tông đại đa số chủ trương phải có công phu Mạch khi và Minh điểm viên mãn, sau đó mới có thể tiếp nhận quán đỉnh và thực tu song thân pháp, nhưng điều này không phải là tuyệt đối. Như Liên Hoa Sinh chủ trương không bắt buộc phải tuân thủ tuyệt đối thứ tự tu hành như vậy, nếu như có người tu Minh điểm và Mạch khí rất lâu ngày mà không thể tăng trưởng thì cũng có thể mượn nhờ vào người nữ để tu luyện Minh điểm: “Muốn để Minh điểm tăng trưởng, hành Sự nghiệp thủ ấn (có thể dùng Minh Phi để tu song thân pháp), cần dùng (người nữ) 16 tuổi, hoa sen (âm hộ) và vú đều to phì, eo nhỏ làm người nam (hành giả Mật tông tu tình dục) sinh ra cái lạc bất nhẫn, thân Bản tôn tự tha minh hiển (quán tưởng Bản tôn của chính mình và Minh Phi minh hiển)... (thì có thể) mật tu Mạch giới Bản tôn đồng thời song vận với Hợi Mẫu (Minh Phi), (từ nửa đêm cho đến) tảng sáng không ngừng thực hành, ra sức làm đại căn minh hiển, mạch giới bất loạn, chủ yếu truyền dạy cho đến đây” (34-553, 554).

Vì bản thân đã thành tựu Minh điểm và Mạch khí rồi, thì có thể dễ dàng thành tựu Chuyết hỏa định (Linh nhiệt), sau đó có thể dựa vào Lạc Không song vận của tu học song thân pháp để tức thân thành Phật. Vì thế, Thượng sư Trần Kiện Dân nói: “Trên thân Bản tôn tu Linh nhiệt (Chuyết hỏa), thêm vào đó lại tu Quang minh (Hồng quang), là có thể tức thân thành Phật... Giả sử tu pháp Linh nhiệt thành tựu rồi, vậy thì năm pháp khác cũng theo đó mà thành tựu (tức nhờ đó nhất định sẽ tu thành), cho nên việc khẩn yếu là tu pháp Linh nhiệt đấy!” (32-242).

Còn về pháp tu Mạch khí và Linh nhiệt trong Mật tông, có sự khác biệt đôi chút với khí công Đạo gia và khí công quyền pháp mà tôi học từ thuở thiếu thời. Nhưng vì pháp tu khí công của Mật tông cho đến nay đã có rất nhiều kinh điển của Mật tông thuật rồi, cho nên trong cuốn sách này không nói chi tiết nữa. Độc giả nếu có hứng thú, có thể đọc các cuốn như “Bí điển về pháp tu Tạng Mật – Lã Thiết Cương viết, nhà xuất bản Hoa Hạ Bắc Kinh ấn hành, gồm 5 cuốn”, “Khí công Mật tông – Mã Nhĩ Ba dịch, Dư Vạn Trị và Vạn Quả cùng dịch sang tiếng Trungvà phê chú, Công ty đồ thư Bách Thông xuất bản” và “Khúc Quăng Trai toàn tập – Thượng sư Trần Kiện Dân viết, Từ Cần Đình biên soạn, Hội Phật giáo Như Lai Phổ Hiền Vương xuất bản”. Còn trong cuốn sách này của tôi chỉ giới thiệu sơ quan, không thuật chi tiết, vì chỉ chú trọng vào biện chính về mặt nghĩa lý.

Nặc Mỗ Khải Kham Bố, Đạo Nhiên Ba Lạc Bố Thương Tang Bố Thượng sư từng có khẩu quyết truyền lại thế này:

“Hỏa Đan Điền tu tốt, chỉ là thứ tự tu phổ thông. Phần trước giảng tất cả khí đều từng bước tụ nhập Trung mạch, lại từ Trung mạch mà nhập vào trong chỗ hòa hợp. Chỗ hòa hợp này là hai vật hình cái bát khép vào nhau mà thành. Phần trên màu trắng là Nguyệt, là tinh cha làm thành. Phần dưới màu hồng là Nhật, là huyết mẹ tạo thành. Khi đắc thai đã sinh thành như vậy rồi. Mệnh của con người tàng ở bên trong, giống như chim trong lồng vậy... Đan Điền rực cháy, thì cái màu trắng bị nóng chảy, tiếp đó dung hợp với cái màu đỏ. Trước khi dung hợp, cái màu trắng sức lớn, bao ôm lấy cái màu đỏ, ý chỉ trắng nhiều. Sau đó, đến lượt cái màu đỏ sức lớn, ôm ngược lại cái màu trắng, thế là đỏ nhiều vậy... Nay lại giảng về khí nhập vào đô địa (A ngõa đô địa, còn gọi là Hòa hợp) lúc tu. Cái mệnh mà đô địa tàng chứa, tức là Tâm mà người thường hay nói đến. Nhưng Tâm này không phải là trái tim bằng thịt, mà là Tâm của tính mệnh. Cái mà ta hiện đang giảng chính là cái đạo Minh quang ảo thân. Pháp tu tập của nó là Bất cộng pháp, được nói rất chi tiết trong các kinh Kim Cương Mật tụ. Khí thụ vào Trung mạch để ép Minh điểm khiến nó dâng lên, thế là bên trong nhìn thấy màu trắng như tuyết, từ trên giáng xuống dưới. Phút chốc lại nhìn thấy màu đỏ như máu, từ dưới dần dần dâng lên. Khi đó, đỏ trắng hòa hợp, trời đất tối sầm, tựa như khi mặt trời lặn chuyển từ ám tối sang tối đen vậy. Lúc này, người như ngu muội, tất cả đều không biết gì. Sau đó, chỗ màu đỏ trắng tiếp hợp bỗng nhiên hơi hé mở, thế là Minh điểm lập tức bay ra, tựa như con chim sổ lồng. Sau khi bay ra, nhìn ngay thấy ánh sáng màu vàng nhạt, như ánh sáng mặt trời buổi sáng. Lúc này, người thường xuyên tu luyện có thể nghĩ ngay đến rằng: “Ta đã chết rồi, ta chết vô thường, tất cả pháp không”. Ba cái suy nghĩ “Ta đã chết rồi, ta chết vô thường, tất cả pháp không” xuất hiện xong thì trong không trung hiện ra một chữ chủng tử. Sau đó chữ này chuyển thành Bản tôn, từ giữa tâm của Bản tôn phóng quang, phụng thỉnh Trí tuệ Phật dung hòa (nhập) (trong) thân... Nay giữa tâm Bản tôn này phóng quang, phụng thỉnh Trí tuệ Phật dung thân, cũng tức có ý nghĩa là khai quang. Giữa tâm Bản tôn phóng quang chiếu lên thân Trí tuệ Phật, thế là Phật lập tức cảm nhận được và hiểu rằng có người thỉnh ngài, bèn phóng ra một đạo hào quang đến giáng lâm. Lúc đó, Tạp Hồng Ba Mỗ Hoắc dung nhập vào trong thân của Bản tôn không hai không khác (hòa nhập làm một)... Yếu quyết của pháp tu này cốt ở tu Tâm, Tâm đạt tịch tĩnh thì Phật mới có thể thành. Ban đầu thì hắc ám dị thường, tất cả đều không biết gì. Sau đó mệnh xuất ra ngoài, thì nhìn thấy ánh sáng. Lúc đó, tự quán thấy mình là Phật, giữa tâm phóng quang thỉnh Phật về quán đỉnh. Sau khi quán đỉnh, có thể phóng quang lợi lạc chúng sinh. Tất cả những thứ đó quả thực là tâm tủy Khởi phần Chính phần. Hành giả nếu như biết được Chính phần, Khởi phần, thì khi niệm nghi quỹ sẽ hoàn toàn hiểu rõ ý nghĩa trong đó. Còn nếu như chưa hiểu rõ được Chính phần, Khởi phần thì tụng niệm nghi quỹ có khác gì tu mù luyện mò đâu? Ý tứ mà kinh này nói là nếu như tu tập rất nhiều mà vẫn không đạt được, thì ôm Minh Mẫu một tiết, nhất định phải nghĩ cho tốt, nghĩ đến nó thì nó đến, không nghĩ thì không đến. Khi ôm Minh Mẫu, cái Tâm tất cả an lạc đều tụ vào một chỗ, thì khí tự dung nhập vào Trung mạch, sau đó có thể đưa đến Mật xứ (chỗ kín). Nếu như khí mà không nhập vào Trung mạch, thì không thể đến được Mật xứ. Khi tu nhất định phải có khí để chèn đẩy, sau đó Minh điểm mới có thể đến được Mật xứ. Sau đó, từ chỗ Mật xứ quay ngược lên trên. Trở lại lên trên rồi, nhưng nếu miệng hơi xuất khí ra thì quả thật không hay. Minh điểm quay ngược lên trên xong, thì phải để nó tán vào các mạch. Tức hai tay làm ấn Kỳ Khắc (Chú thích gốc: Nắm quyền lại mà duỗi ngón trỏ, ngón út ra), giao thoa ở trên ngực. Mắt hướng lên trên, hướng nhìn đến chữ Hồng trên đỉnh đầu, trong miệng hô chữ Hồng 21 lần. Khi hô lên thì tay chân đều dùng sức (lên gân). Sau khi hô xong, hai tay nắm thành nắm đấm, trái phải chầm chậm vẫy lắc ba lần. Vẫy xong, hai tay chống nạnh (hai bên hông) ba lần. Chống nạnh xong, thân thể trái phải xoay vặn ba lần, giống như quay sang hành lễ hỏi thăm vậy. Xoay xong, ngực duỗi ưỡn lên xuống vài lần, đầu trái phải trước sau lắc lắc vài cái. Làm như thế thì tinh khí sẽ tự động tán đều tứ chi. Lúc thực hiện cần dùng nội lực (lên gân), không được làm một cách tùy tiện, thư giãn. Tinh khí nếu như có thể tán đi (tán khắp toàn thân), thì cơ thể mới có nhiều lợi ích nhất, da dẻ mới trở nên sáng nhuận. Nếu không làm cho tinh khí tán đi, thì đại bệnh sẽ đến, thậm chí mất mạng, lợi hại phi phàm, không thể khinh suất. Lúc thực hiện, trong lòng phải nghĩ tất cả các khí đều tán đi như vậy, hoàn toàn tán đến các nơi trong cơ thể. Nội dung giảng ở đoạn này, đều thuộc về đạo Chính phần, không có trong Khởi phần”. (62-209~219).

Những gì nói ở trên đây, có rất nhiều chỗ trái ngược với giáo lý. Vì kết cấu chương tiết có hạn, chỉ biện chính đôi chút về phần khí công. Vấn đề tu hành Khí công (pháp luyện tinh hóa khí) và Linh nhiệt, thuở thiếu thời tôi đã từng luyện qua, quả thực có thể chứng đắc. Vì thế, những người cầu sức khỏe và diên niên ích thọ trên thế gian không thiếu những người làm được. Tuy nhiên, trong Phật pháp không cổ vũ người học tu luyện chúng. Nếu như cơ thể suy nhược, đa bệnh mà muốn cầu sức khỏe, để tránh chướng ngại đến việc tu đạo thì tu luyện cũng không đáng ngại, song cần biết là nó không có liên quan gì đến việc tu chứng trong Phật đạo, tuyệt đối không thể nói tu chứng khí công là gốc rễ của việc tu thành Phật được.

Ví dụ như Thượng sư Mật tông vọng tưởng, coi tinh khí là căn bản để thành Phật: “Tinh là vật chí bảo của con người, cần thiện dụng nó, không khó thành Phật. Tương lai, nếu có biến thành vô số Phật hóa thân, thì đó đều là tác dụng của tinh vậy”. (62-79)

Lại nói: “Người ta trong tương lai có thành Phật hay không thành Phật, trường mệnh hay không trường mệnh, đều phải trì giữ tinh này (dựa vào tinh khí này), cho nên cần phải trân trọng nó. Sau khi luyện tinh thành, tàng trữ ở trong bể nhỏ cạnh dịch hoàn (tinh hoàn), tích bảy ngày cho đầy, nếu có thể mãi mãi không xuất ra là tốt nhất. Người tu pháp tối kị xuất tinh. Mùa đông khi tu pháp cần uống một loại thuốc, uống xong trong ba ngày có thể khiến tinh bế chặt, tinh sẽ không xuất. Nếu không uống thuốc, khó tránh khỏi việc mộng tinh di tinh. Mộng tinh là điềm có ma đến, cho nên người tu pháp không được khởi dâm niệm, không được nói năng luyên thuyên càn rỡ. Khi nhìn thấy phụ nữ trẻ cần coi như là em gái, thấy phụ nữ lớn tuổi thì coi như là mẹ, là gì, như thế thì dâm dục không khởi lên. Dâm tâm bất động thì tinh mới không tiết xuất, tinh không tiết thì mới thành Phật được”. (62-89)

Tuy nhiên, trong tương lai, Hóa thân Phật từ Phật địa biến hóa ra, thực tế không phải là do rèn luyện tinh khí mà đạt được, mà đó là do bốn loại Thiền định quán luyện huân tu và vô lượng trăm ngàn Tam muội tu chứng mà thành, thêm vào đó là sự chứng lượng viên mãn của Nhất thiết chủng trí, mới có thể thành tựu, tuyệt đối không phải là do tu luyện tinh khí mà thành. Cho nên, sự chứng lượng mà các Tổ sư Mật tông xưa nay nói đến đều trái ngược với Phật pháp, đều xuất phát từ sự ức tưởng (tự suy diễn), sau đó được nhiều người huân nhiễm phụ họa mà thành, không phải là sự chứng lượng của Phật pháp thực sự. Trong Mật tông, những người sai lầm cho rằng tinh khí là căn bản để tu thành Phật, chỗ nào cũng có. Các Tổ sư kim cổ của Mật tông đều không nằm ngoài thứ Tà kiến này.

Các tổ sư Mật tông xưa nay sở dĩ đều không thoát khỏi thứ tà kiến này đều là do pháp nghĩa căn bản của Mật tông thiên tà gây ra. Mật tông coi Đại thủ ấn Lạc Không song vận làm đạo thành Phật cứu cánh, gọi là Vô thượng Yoga, thì tất cả các tổ sư, người học của Mật tông muốn không đọa vào cái cối xay tà kiến đó quả thực rất khó. Cho nên, pháp của Mật tông từ gốc rễ đã là tà, không thuộc về Phật pháp. Người nào mong muốn thay đổi Mật tông để sửa đổi lại tà kiến sai lầm của mình cũng không phải là chuyện dễ dàng gì, vì buộc phải bắt đầu từ pháp nghĩa căn bản thực hiện sự thay đổi toàn diện. Nhưng vì pháp môn “tức thân thành Phật” trong pháp tu song thân vốn dĩ được Mật tông tự rêu rao là hơn hẳn pháp môn của Hiển giáo, cho nên qua đó có thể thấy, muốn sửa đổi toàn bộ pháp nghĩa của Mật tông, chẳng khác nào đòi lột da hổ, khó có hy vọng.

Lại nữa, các Thượng sư xưa nay của Mật Tông nói sai Mệnh căn là “Minh Điểm nằm ẩn trong Trung mạch”, hoàn toàn hiểu sai Phật pháp: “Mệnh của con người nằm ở trong Trung mạch, Mạch này nằm ở trong xương sống, ngoài trắng trong đỏ; Trên Mạch có những u sù sì, hình dạng của nó giống như tất cả các hiện tượng xảy ra sau khi con rắn nuốt quả trứng vậy, thân rắn uyển chuyển tựa như Trung mạch, còn quả trứng thì tựa như cái u lồi đó”. (62-64)

Lại nói thêm rằng: “Ba mạch đều sinh dọc theo xương sống, cái Mạch ở giữa tức là Trung mạch, là Mạch quan trong bậc nhất; Hai bên Trung mạch có hai mạch nữa, một cái gọi là Tả mạch (Mạch trái), cái còn lại là Hữu mạch (Mạch phải), tổng cộng là ba mạch. Các mạch còn lại đều là phân nhánh từ ba mạch này, lan khắp toàn thân. Trong Trung mạch có một cái “Hòa hợp”, tiếng Tạng gọi là “Đô địa”. Hình dạng của nó như sự hòa hợp nên gọi là “Hòa hợp”. Hòa hợp là sự ghép vào nhau của hai vật có hình cái bát tạo thành, trên màu trắng, dưới màu đỏ. Mệnh của con người nằm ẩn trong đó, cái Phong đến từ bên ngoài (Chú thích gốc: Phong tức là Thức) cũng tụ ở đây. Cái Hòa hợp này mà hơi có biến động thì người ta sẽ bị bệnh, nếu mở là chết. Bên trên và bên dưới của cái Hòa hợp này chừng 2 ngón tay, mỗi chỗ có ba cái gút (như cái nút thắt kết hạch); khi cái đạo Chính phần đến, quang minh (ánh sáng) trong tâm phát ra thì sẽ khiến cái gút này mở ra, vì thế mà vô cùng tiện lợi, linh hồn có thể tự chủ ra vào. Phàm phu đến khi chết thì cái gút này mới bị linh hồn xông mở ra, hồn đã ra ngoài rồi thì không thể quay lại được nữa, vì thế mà chết”. (62-97, 98)

Lại nói thêm thế này: “Bất luận là tu theo pháp gì, cái đạo lý nói về 80 cái Phong khí đi vào trở thành 25 cái, rồi lại trở thành 3 cái là vô cùng quan trọng. Phong khí này hòa nhập được vào Trung mạch là tốt đẹp nhất. Thứ đến là nhập vào Tề hóa luân thì cũng rất tiện lợi. Mệnh của con người không chỉ nằm ở đây mà toàn thân đều có. Nhưng Mệnh trong Trung mạch là tổng hành dinh của Mệnh, là thứ tối quan trọng. Ví dụ như ở Mật xứ (chỗ kín) cũng cũng có Mệnh ở đó, Mệnh này mà đi thì cũng dẫn đến cái chết” (62-117)

Lại nói rằng: “Trong Trung mạch có một Tinh điểm to cỡ hạt đậu tương, khi vận khí có thể đi lại lên xuống trong Trung mạch. Cái Tinh điểm to bằng hạt đậu tương này cũng tức là cái trước đây chúng ta gọi là “Hòa hợp”, bên trong có tàng chứa Mệnh của con người. Trung mạch được ví như quản bút, tất cả các Phong khí vào bên trong khiến cho Tinh điểm dao động, cho nên mới khiến cho nó đi lại lên xuống trong Trung mạch theo luồn khí đó. Khi “phao-oát” (tức là lúc Thiên thức – dời Thức), thì cái Tinh điểm to bằng hạt đậu tương này hơi mở, Mệnh của con người lập tức từ trong vọt ra, chạy theo Trung mạch mà thượng thăng lên đỉnh đầu, xuất ra ngoài từ Phạm môn, có thể đi đến bất kỳ chỗ nào tùy ý, do đó Mệnh chính là cái Thức của con người, cách gọi thông tục chính là Linh hồn” (62-136)

Lại nói rằng: “Trong Trung mạch trống rỗng như quản bút, bên trong có Mạch điểm rất nhỏ bé, chỉ to chừng hạt cải. Cái Mạch điểm nhỏ bé này, chính là Tâm của tính mệnh con người. Nhưng Tâm này không phải là quả tim bằng cục thịt. Tâm thịt nó thô, còn Tâm này nó tế (nhỏ). Tâm thịt thì nằm bên ngoài, còn Tâm này nằm trong Tâm thịt. Khi chết, Tâm thịt vẫn nằm trong cơ thể, còn Tâm này lúc con người chết sẽ chạy ra ngoài. Phần trên nói rằng: Chữ Hồng đảo đầu trong Trung mạch ở trung tâm Pháp luân tức là hình (dáng) của cái Tâm này, những cái mạch dài dài khác không phải là cái Tâm này. Chữ Hồng này đi, tức là cái Tâm này đi. Tâm này mà đi, thì người sẽ chết”. (62-141)

Lại nói: “Cái tướng mà ta tu đó không được xem nó ở bên ngoài cơ thể mà nên quan sát nó ở bên trong cơ thể. Tu tập như vậy, lâu dần tự nhiên Điểm sẽ theo Tâm chạy; Tâm muốn chạy sang phía đông thì Điểm sẽ chạy sang đông; Tâm muốn chạy sang phía tây thì Điểm sẽ chạy sang tây. Cái Điểm đó tức chính là Tinh điểm to bằng hạt đậu tương mà phần trên gọi đã nói đến. Tinh này không phải là tinh dịch thông thường mà là Quang điểm như hỏa diệm (lửa nóng). Mệnh của con người nằm bên trong đó. Thuật ngữ trong phép tu hành gọi nó là Điểm, là Mạch, là Minh điểm, Tinh điểm. Kỳ thực đều là chỉ một vật thôi” (62-143)

Lại nói: “Nay giảng lại rằng lúc tu, khí nhập vào bên trong Đô địa, cái Mệnh nằm trong Đô địa chính là Tâm mà mọi người thường gọi. Nhưng Tâm này không phải là cái Tâm cục thịt mà là Tâm của tính mệnh” (62-210)

Lại nói: “Các ngươi muốn tu pháp này, trước tiên bắt buộc phải tu Chính phần, khiến cho tất cả các Khí đều hòa nhập vào trong Trung mạch. Khí tức là Thức đó” (62-125)

Lại nói: “Cái phao-oát đệ nhất chính là Mệnh của mình (Chú thích gốc: Cũng có thể gọi là Thức), là pháp từ lỗ Phạm (Phạm môn) chui ra, di dời đến chỗ khác. Đó chính là Đạo tối đại thù thắng của Mật Tông vô thượng, mà các Mật Tông khác không có” (62-315).

Những lời khai thị như vậy, trước sau đầy mâu thuẫn, tự mình xung đột, đừng nghĩ là đúng. Điều này chứng tỏ các Tổ sư Mật Tông không biết, không chứng được Bản Thức – A Lại Da, chỉ dựa vào ức tưởng (tưởng tượng) mà nói về Thức, hiểu nhầm về thể tính của Thức thứ tám. Điều này cũng cho thấy rằng các Tổ sư xưa nay của Mật tông không hiểu gì về nghĩa lý thật sự của Mệnh căn. Mệnh căn là pháp do Bát thức tâm vương và 51 Tâm sở hữu pháp cùng 11 sắc pháp cùng hiển thị ra, xưa nay không hề tương ứng với Tâm Ý thức và Tâm Thực tướng, chỉ là sự bày đặt danh tướng, cho nên gọi là “Tâm bất tương ứng hành pháp”. Mệnh căn thực sự là không có, không phải là pháp chân thực.

Con người có thể tồn tại trên thế gian mà sinh sống, cho nên gọi là có Mệnh, hoặc có Mệnh căn. Thế nhưng, cái Mệnh này sở dĩ có thể tồn tại, là do quả báo nghiệp chủng kiếp trước mà A Lại Da thức nắm giữ tàng chứa đem đến, không phải do Trung mạch hay Minh điểm trong Trung mạch nắm giữ, cũng không phải Minh điểm đại diện cho Mệnh căn. Người tu trong Mật tông vì có những tà kiến hoang đường như vậy, coi Tinh khí Minh điểm là bảo vật quý nhất, cho nên mới sinh ra loại tu hành khí công, muốn nhờ khí công để “cố tinh cường tinh”, cho rằng làm như thế có thể sống lâu trăm tuổi mà tu Phật pháp, cho đến tức thân thành Phật, kỳ thực đều là vọng tưởng.

Nếu như con người ta có thể sống lâu trăm tuổi, mượn nhờ vào pháp tu khí công quả thực không thể thành tựu. Cần phải dựa vào cứu hộ chúng sinh, thương xót chúng sinh thì mới được trường thọ ở kiếp sau, không phải là nhờ vào tu luyện khí công để có thể đạt được mục đích này. Chỉ cần xem các Tổ sư Mật tông có trường thọ hay không là biết liền, cần gì phải nhiều lời[1]. Cho nên mới gọi đó là những vọng tưởng của những người tu Mật tông, đó là vì Tinh khí và Minh điểm đều không phải là Mệnh căn.

Tông Khách Ba còn nói Phong là Mệnh căn: “Thứ nữa cần biết rằng, cái Khí ra vào từ mắt, tai, mũi, miệng, rốn, nam nữ căn (bộ phận sinh dục nam nữ), lỗ bất tịnh (lỗ tiểu và hậu môn), lỗ chân lông, gọi là Mệnh” (21-79)

Đây cũng là tà kiến, hoàn toàn không khớp với những gì Phật nói. Vì thế, người học Mật tông cần suy xét xem: “Ta và mọi người học Mật, tu Mật là vì mục đích gì?” Nếu là tu học thế gian pháp, thì tiếp tục tu học pháp kiện thân và dâm lạc không xuất tinh, chỉ cần có thể trì Ngũ giới, không xâm phạm quyến thuộc của người khác, thì không có tổn hại gì. Nếu là muốn tu học Đạo Giải thoát hoặc Đạo Phật Bồ Đề của Phật pháp, thì nên vứt bỏ những lý luận và pháp môn tu hành của Mật tông, như thế mới gọi là người có trí tuệ.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Theo thống kê sơ bộ, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ ba thọ 46 tuổi, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ tư thọ 28 tuổi, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm thọ 66 tuổi, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ sáu hưởng dương 26 tuổi, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ bảy hưởng dương 49 tuổi, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ tám hưởng dương 47 tuổi, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ chín hưởng dương 11 tuổi, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ mười hưởng dương 22 tuổi, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ mười một hưởng dương 18 tuổi, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ mười hai hưởng dương 20 tuổi. Tuổi thọ trung bình của các đời Đạt Lai Lạt Ma nói trên chỉ khoảng 33 tuổi.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0