Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 5: Quán tưởng trừ chướng và cúng Phật

Lấy pháp quán tưởng để tiêu trừ tội chướng và cúng dường chư Phật, thật đúng là vọng tưởng chỉ có ở Mật tông. Có sư nói rằng: “Hành giả khi tu pháp lúc sinh tiền, lấy uy lực của câu chú để trừ khử ma chướng trong người. Ma sẽ biến thành khí đen chui ra ngoài từ lỗ chân lông. Khí đen sau khi ra ngoài, sẽ biến hóa thành vô lượng vô số chính mình, để mặc cho oan gia đánh giết nhục mạ. Một lần không đủ thì mười lần, mười lần không đủ thì trăm lần, cuối cùng thì oan khí của anh ta tất cả đều tiêu tán, mãn nguyện mà đi. Cách quán tưởng trả nợ kiểu này vô cùng quan trọng. Con người ta ai mà không có tội lỗi, có lỗi tức là có oan nghiệt, có oan nghiệt thì buộc phải trả nợ. Nếu không quán tưởng trả nợ, thì tu bất cứ pháp nào cũng khó mà thành tựu. Đây là khẩu quyết, các ngươi phải giữ nghiêm bí mật, không được phép tùy tiện nói cho người khác; Ta mỗi ngày ít nhất đều quán tưởng trả nợ 2, 3 lần, tức đều là việc này đó”. (62-169). Đuổi ma ra khỏi cơ thể, mặc cho oan gia đánh giết, để gán cái mạng mà mình đã nợ oan gia, tức là lấy mạng kẻ khác gán nợ mạng mình, không thể nói là từ bi được.

Lại nữa, nếu như quán tưởng trả nợ quả thật có thể trả nợ thì tất cả mọi người sau khi tạo nghiệp, sau khi quán tưởng như thế thì món nợ đã có thể trả sạch, cái pháp môn tiêu trừ nghiệp chướng đơn giản thế, Thích Ca Thế Tôn tuyệt đối không thể tiếc rẻ mà không tuyên thuyết, thế nhưng rốt cuộc chúng ta chưa từng nghe thấy Thế Tôn thuyết pháp này. Nếu như việc quán tưởng là thật, có thể biến thành sự thực, thì người nào có năng lực quán tưởng tương đối tốt cũng có thể dựa vào pháp quán tưởng mà nương cậy vào phúc đức của người khác mà biến thành của mình. Còn chư Phật thì cũng có thể quán tưởng cho tất cả các đệ tử của mình đều thành Cứu cánh Phật, đỡ cho chúng đệ tử khỏi phải vất vả tu hành, chỉ cần cúng dường thật nhiều cho Phật, khiến Phật vui vẻ, nhờ Phật quán tưởng đệ tử trở thành cứu cánh Phật đạo là được rồi.

Lại nữa, với lòng đại từ bi của Phật thì hàng ngày cũng nên quán tưởng cho các đệ tử học sót pháp đều thành cứu cánh Phật đạo, không khiến mọi người phải tu tập vất vả để tích lũy tư lương phúc đức và khổ tu Tam muội nữa. Cũng khiến cho chúng đệ tử Mật tông không cần phải vất vả tu hành các loại quán tưởng Minh điểm, khổ luyện khí công, quán tu Trung mạch, lập đàn quán hành, hợp tu song thân...nữa. Cho nên mới nói cái thuyết quán tưởng trả nợ không thể nhẹ dạ tin theo, chỉ lãng phí thời gian quý báu của hành giả mà thôi.

Ông thầy này lại nói: “Trả nợ quán tưởng hoa, tức là quán tưởng dùng sức mạnh của chú biến ra vô số châu báu và những đồ cúng khác mà Phật Bồ Tát ưa thích, dùng để cúng dường Bản tôn và Phật hội trong hư không ở trước mặt. Cúng hoa, Bản tôn và Phật đều rất vui mừng, thế là chư Phật Bồ Tát hóa thành ánh sáng hòa nhập vào trong thân của Bản tôn, Bản tôn cũng hóa thành ánh sáng hòa nhập vào trong cơ thể hành giả, hành giả tức thì biến thành Bản tôn không hai không khác” (62-169,170)

“Cúng Phật” như thế nếu thực sự có thể cúng được Phật, thì hai đại vô lượng số kiếp (2 đại a tăng kỳ kiếp) vất vả khổ tu các Tam muội của Bồ Tát bát địa đều thành thừa rồi. Hơn nữa, Phật và chư Bồ Tát lẽ ra cũng đều thường xuyên truyền thụ pháp đại lợi ích cho hành giả như vậy rồi, không nên tiếc pháp. Thế nhưng đến nay vẫn chưa thấy Thế Tôn truyền thụ pháp đệ nhất thù thắng này, mà lại đợi các Tổ sư cổ kim chưa từng Kiến đạo của Mật tông truyền thụ pháp này, thế là đúng hay là sai đây?

Ông thầy này lại nói rằng: “Hành giả sau khi biến thành Bản tôn, thì (quán tưởng) mình tuyên giảng kinh Phật cho tất cả chúng sinh, để chúng sinh cũng ngộ đạo mà thành Phật. Đồng thời quán tưởng biến ra vô số châu báu và những đồ vật khác mà tất cả chúng sinh đều yêu muốn, thực hành bố thí thật lớn, kết thiện duyên rộng rãi. Đồng thời lại đem tất cả công đức thiện nghiệp mà bản thân mình có đều hồi hướng cho chúng sinh, cầu cho họ sớm lên được Bờ bên kia, cùng chứng Phật quả. Ba loại quán tưởng trả nợ, cúng dường và biến thành Bản tôn thuyết pháp lợi sinh kể trên đều là khẩu quyết, nhất định không được tùy tiện tuyên thuyết cho người ngoài. Ngoại trừ huynh đệ Kim Cương ra, không được tiết lộ một lời, tự chiêu tội lỗi. Nhớ kỹ! Nhớ kỹ!” (62-170)

Cái việc Bản tôn do quán tưởng mình thành Phật như thế có thể thuyết pháp cho chúng sinh để giúp chúng sinh đắc độ, kỳ thực đều là vọng tưởng của cá nhân, thực tế không từng có một chúng sinh nào có thể nghe được pháp của anh ta. Bản tôn quán tưởng mà thành và sự nghiệp độ chúng sinh đều chỉ là Nội tướng phần của chính mình mà thôi. Nếu quán tưởng như thế mà lập tức có thể độ hóa chúng sinh đắc độ thì chư Phật đâu cần phải thị hiện trong Tam giới để khổ nhọc độ chúng, chỉ cần sau khi thành Phật, mỗi ngày quán tưởng độ hóa vô lượng vô số chúng sinh, thì có thể khiến chúng sinh đắc độ rồi. Thế nhưng, rốt cuộc Phật đâu có độ hóa chúng sinh như thế. Không chỉ hữu tình ở nhân gian cần Ứng thân Phật đến độ mà hữu tình ở thiên giới cũng cần Hóa thân Phật đến thì mới độ được họ, cho đến việc tu chứng của các Bồ Tát các địa vẫn còn cần Phật đến độ hóa bằng Báo thân trang nghiêm. Còn cái tướng mà hành giả Mật tông quán tưởng ra chỉ là Nội tướng phần của bản thân anh ta thôi, chẳng liên quan gì đến người khác cả.

Lại nữa, quán tưởng biến hóa ra vô số đồ cúng, lấy những thứ đó để cúng dường cho Bản tôn do chính mình quán tưởng mà thành, kỳ thực vẫn chỉ là cúng dường chính mình mà thôi. Nếu cúng dường như vậy mà có thể sinh ra công đức, thì lý này không thông tí nào, vì Bản tôn do quán tưởng mà thành chỉ là thành tựu của Nội tướng phần của bản thân thôi.

Lại nữa, Bản tôn Phật do quán tưởng mà thành, hóa thành ánh sáng hòa nhập vào trong cơ thể mình, kỳ thực vẫn là Tướng phần do bản thân hành giả quán ra biến mất mà thôi. Cái gọi là hóa quang hòa vào mình, chỉ là sự tưởng tượng của chính mình. Nó cũng như những người thích ảo tưởng vậy, ảo tưởng mình biến thành hoàng đế, sau đó đem ông hoàng đế tưởng tượng đó hóa quang nhập vào bản thân, mà tự xưng là hoàng đế. Người nào tự xưng hoàng đế thì cuối cùng cũng không tránh khỏi bị người ta tống vào bệnh viện tâm thần để chữa bệnh vọng tưởng mà thôi. Pháp quán tưởng của Mật tông cũng hư vọng như thế cả, lý lẽ chẳng khác gì. Cho nên mới nói pháp quán tưởng đó không thể gọi là Phật pháp được.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0