Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 4: Lược thuyết về pháp quán tưởng

Pháp quán tưởng sau khi được truyền vào Mật tông, vì sự thay đổi của thời đại mà sinh ra rất nhiều pháp phái sinh, nhưng tất cả đều không ngoài pháp tu Minh điểm (Minh thể) và Trung mạch Bình khí – tất thảy đều phát triển thêm từ trong đó mà ra. Nay xin được lược thuật một vài pháp để làm rõ nội dung chính yếu của pháp quán tưởng này là đủ, không cần thiết phải tường thuật chi tiết từng pháp một, bởi nói mãi cũng không hết được.

“Mỗi người giữa rốn có một Tề hóa luân, giữa tâm có một Pháp luân, giữa hầu có một Báo luân, còn gọi là Thọ dụng luân, đỉnh đầu có một Đại an lạc luân, Mật xứ (hạ thể) có một Hộ lạc luân. Hình dáng của ngũ luân đều khác nhau, phần dưới sẽ nói chi tiết. Giữa Ngũ luân này được nối liền bằng Trung mạch, mạch này là gốc của tâm, khởi chạy từ Ấn đường, chạy lên trên đến đỉnh đầu xuyên qua Đại an lạc luân, rồi chạy xuống giữa hầu, thông qua Báo luân; Tiếp theo xuống dưới đến giữa tâm, thông qua Pháp luân; Lại chạy xuống giữa rốn, thông qua Tề hóa luân; Lại chạy xuống dưới đến Mật xứ (cơ quan sinh dục) thông qua Hỗ lạc luân đến đầu chót quy đầu thì dừng lại. Pháp tu của Lạt Ma Mạt Nhi Oát (Mã Nhĩ Ba) có hai loại: Một là pháp tu lúc ngủ, hai là pháp tu lúc tỉnh thức. Khi ngủ thì tu Pháp luân giữa tâm và Báo luân giữa hầu. Khi thức thì tu Tề hóa luân, như ôm Minh mẫu (Minh Phi); lại tu Đại an lạc luân trên đỉnh đầu. Bốn luân của hai pháp tu thức và ngủ này cần tu tập cho tốt, thì thể chất mạnh dần lên, thành tựu Tự dịch. Tu ở đây tức là quán tưởng đó. Pháp tu của Thời luân Kim Cương thì có chút khác biệt so với pháp tu nói ở trên. Tức là khi thức thì tu Đại an lạc luân trên đỉnh đầu và Tề hóa luân giữa rốn, còn khi ngủ thì tu Báo luân ở giữa hầu và tu Hộ lạc luân ở Mật xứ (chỗ kín). Lúc ngủ say không biết gì cả thì tu Pháp luân ở giữa tâm.... Tu Hộ lạc luân ở trên đỉnh Mật chùy (quy đầu). Tinh khí người đàn ông men theo Trung mạch mà lên xuống, do khí ép nó chạy như thế. Khi ngủ thì tu Pháp luân giữa tâm và Hộ lạc luân nơi Mật xứ, tức là đem khí trong Trung mạch tụ ở Pháp luân, sau đó men theo Trung mạch mà chạy xuống Hộ lạc luân ở Mật xứ, khi đó đại lạc ở trong lòng không thể đặt tên trạng thái của nó; Khi cơn đại lạc xoáy tròn đó giảm dần, lại từ Hỗ lạc luân chạy ngược lên đến Báo luân ở giữa hầu, khi đó trong lòng còn chưa rõ ràng, nhưng khi tỉnh thức thì trạng thái đó dần rõ rệt. Khi đó, khí sẽ chia làm hai đường, một đường lên Đại an lạc luân trên đỉnh đầu, một đường chạy xuống Hộ lạc luân ở Mật xứ. Khi đó, tâm bắt đầu hoàn toàn tỉnh thức rõ ràng. Cái Bồ Đề tâm của người nam chính là tinh dịch đó, khi khí đẩy tinh màu trắng này lên đến Đại an lạc luân trên đỉnh đầu men theo Trung mạch xuống Báo luân ở giữa hầu, trong lòng mơ hồ như trong mộng. Khi nó chạy đến Pháp luân giữa tâm, thì cái tâm lợi ích chúng sinh xuất hiện. Khi chạy đến Tề hóa luân giữa rốn thì trong lòng rất sướng, cái tâm bảo vệ mình xuất hiện. Khi chạy đến Hộ lạc luân ở đầu chót Mật xứ (quy đầu), trong lòng sinh cực lạc, nhất định “Nhất thiết không tâm” sẽ xuất hiện. Khi đó, tất cả đều không biết gì nữa. Cái đạo luyện khí này trước hết phải quán tưởng vận khí trong tâm, lấy khí đẩy tinh. Quán tưởng lâu ngày, khí tự nhiên sinh khởi. Khi đã luyện thật nhiều, khí tự thông đạt, đến sau này có thể vận khí tùy ý. Sau khi khí vận thông đạt, Phạm môn bắt đầu mở. Tinh mà không có khí ép đẩy thì không thể tự vận động, khí mà không có tâm làm chủ thì không thể tự vận động. Tinh là thứ chí bảo quý báu nhất của con người, cần phải sử dụng cho khéo, thì sẽ không khó thành Phật. Sau này người nào tu có thể biến thành vô số Hóa thân Phật thì đều là do tác dụng của tinh này đó”. (62-77~79)

Việc định nghĩa tinh khí là Thắng nghĩa Bồ Đề tâm như thế khác xa so với Thức thứ tám là Thắng nghĩa Bồ Đề tâm mà Phật Thế Tôn đã khai thị, vậy thì với cái “Tâm” – tinh khí mà người tu “Bồ Đề Tâm” này chứng được làm sao có thể nói đó là tu chứng Bồ Đề tâm trong Phật pháp được? Mật tông lại nói vô số Hóa thân thành tựu sau này cũng là do tinh khí biến hóa mà thành, khác xa so với Hóa thân do Bát Nhã tuệ chủng trí ở tam tứ ngũ địa và Tăng thượng Thiền định hình thành mà Phật đã khai thị. Cho nên, có thể khẳng định pháp tu lấy tinh khí làm gốc để tu thành vô số hóa thân ở Phật địa trong tương lai của Mật tông đều là vọng thuyết. “Phật pháp” như thế tuyệt đối không thể là Phật pháp trong Phật giáo được.

Hơn nữa, cảnh giới quán tưởng trong thuyết của Mật tông cũng vô cùng hoang đường, họ nói rằng phải làm quán tưởng vào lúc tất cả đều không biết gì nữa. Khi đã không biết gì nữa, tức là lúc Ý thức đã bị rơi vào đoạn diệt rồi. Ý thức đã không còn tồn tại nữa thì còn quán tưởng làm sao được? Bản thân Thượng sư Mật tông cũng còn không biết mình nói gì nữa, phát sinh mâu thuẫn trong pháp quán tưởng này như thế mà họ cũng không biết, làm sao có thể gọi họ là những “người có tu có chứng trong Phật pháp”? Tất cả đều là những kẻ trùm đầu người khác, những gì họ nói đều không thể khiến người ta tin theo được.

Pháp quán tưởng Trung mạch xin lược thuật như sau:

“Trong Trung mạch trống rỗng như ống tre, trong có một Mạch điểm nhỏ bé, to cỡ hạt cây cải. Cái Mạch điểm nhỏ bé này chính là Tâm tính mệnh của mỗi người vậy. Nhưng Tâm này không phải là nhục tâm (quả tim thật), nhục tâm thì to thô, còn Tâm này thì nhỏ. Nhục tâm nằm ở ngoài còn Tâm này nằm bên trong nhục tâm. Khi người chết đi thì nhục tâm vẫn còn lưu trong cơ thể, còn Tâm này thoát ra ngoài. Phần trên có nói rằng: Chữ Hồng đảo đầu trong tâm mạch bên trong Pháp luân tức chính là cái hình của Tâm này, các mạch dài dài khác không phải là cái Tâm này. Chữ Hồng này dịch chuyển thì tức là Tâm này dịch chuyển. Tâm này đi thì người chết liền. Tu cái đạo Trung mạch, ngoài trừ quán tưởng mạch luân kể trên ra, thì phải quán tưởng chữ Hồng này và ba chữ chủng tử Án, Hanh, A của ba luân ở hầu, đình đầu và rốn. Lúc tu, bốn luân đều có pháp tu một chữ riêng, các kinh khác nhắc đến nhiều. Nhưng pháp tu “Đô địa” thì chỉ có cuốn kinh này mới có. Nếu như không biết pháp tu tụ ở Đô địa thì tất cả các khẩu quyết khác đều mất công hiệu, tương lai quyết khó mà thành tựu được. Nếu như biết được pháp này, sau này khi chết đi mới có thể tụ 80 loại phong khí làm thành 25 chủng; 25 chủng này lại tụ thành 3 chủng, 3 chủng lại tụ tiếp thành 1 chủng, như thế mới có thể thành Phật. “Đô địa” này chính là sự “hòa hợp” mà trước đây đã giảng đến, nằm ở trong Trung mạch giữa nhục tâm, hình dạng của nó trong Trung mạch trông giống như cái ụ nổi sau khi con rắn nuốt xong con chuột vậy. Đoạn văn trên có nói đến cái Tâm tính mệnh, tức nằm ở trong sự hòa hợp này, bị cái khí giữ mệnh nó cuốn vào bên trong, vĩnh viễn bất động. Chỉ cần nó động là chết người ngay....Cái tướng tu không thể quan sát nó ở bên ngoài cơ thể, cần quán sát nó ở bên trong cơ thể. Tu tập như vậy lâu dần dà, tự nhiên Điểm chạy theo Tâm, Tâm muốn chạy sang Đông thì Điểm chạy sang Đông, Tâm muốn sang Tây thì Điểm liền sang Tây. Cái “Điểm” ở đây chính là Tinh điểm to cỡ hạt đậu tương đã nói ở trên đó. Tinh này không phải là tinh dịch bình thường, mà là Quang điểm như hỏa diệm, mạng người nằm trong đó. Thuật ngữ trong pháp tu thì gọi nó là Điểm, là Mệnh, là Minh điểm, Tinh điểm. Kỳ thực đều là một thôi... Trước tiên phải tu các mạch để khiến cho tất cả các mạch hòa nhập vào Trung mạch, sau đó Mạch khí điểm lại có thể hội tụ vận hành như ý, thì kể như công phu đã thành, tự có thể vận Điểm chạy khắp các bộ phận trong cơ thể. Người nào có thể làm được như vậy mới gọi là người thành tựu Chính phần. Kẻ nào không làm được như thế mà tự xưng là đã đắc đạo Chính phần (pháp tu song thân) thì tức là lừa dối người vậy. Người thành tựu Chính phần, có người nữ thì chớ hấp tấp, nếu không sẽ tổn thương thân mình. Khi Mạch khí điểm tụ ở Đại an lạc luân (đương khi tu song thân pháp), thì Hoan hỉ Tâm sẽ sinh ra. Sau đó khi vào giữa hầu thọ dụng Luân mạch, thì sinh ra Diệu hoan hỉ Tâm. Khi nhập vào Pháp luân mạch ở giữa tâm thì sinh ra Thù thắng hoan hỉ Tâm. Khi vào đến Tề hóa luân mạch giữa rốn thì sinh ra Hòa hợp hoan hỉ Tâm. Đó chính là Tứ hoan hỉ Tâm đã nhắc đến ở đoạn văn trên. Muốn sinh ra Tứ hoan hỉ Tâm này, buộc phải biết pháp tu Tứ luân chú tự, thường xuyên tu luyện như vậy thì Mạch khí điểm mới có thể tụ ở Đô địa. Sau khi tu thành thì Không Tâm thứ tư sẽ đến, thì có thể phao-oát (thiên thức – dịch chuyển thức) được rồi. Khi phao-oát, thì trước hết phải khiến cho Đan Điền nóng rực, khí men theo Trung mạch thượng thăng đến Đại an lạc luân ở đỉnh đầu, thế là Bạch Bồ Đề Tâm hòa tan mà chạy xuống giữa tâm, hòa hợp với Hồng Bồ Đề tâm. Bạch nhập vào trong Hồng, Hồng nhập vào trong Bạch, Hồng Bạch hội nhập vào Đô địa. Sau khi nhập vào Đô địa thì sẽ có cảm giác hắc ám dị thường. Khi đó tất cả đều không biết gì nữa, tất cả đều không còn tồn tại gì cả, tựa như lúc ngủ say vậy. Việc đạt đến mức độ đó, mỗi người có trình độ nhanh chậm khác nhau. Khi đạt thành tựu cần phải xem hồng quang như máu trước, khi đó là lúc Đô địa hơi mở, nhưng sau khi mở là lập tức đóng lại, vì mở nhiều thì mệnh xuất ra ngoài hết, thì người sẽ chết ngay. Cái “hồng quang như máu” chỉ hiện ra trong một khoảnh khắc sát na, lóe ra là biến mất. Sau hồng quang là nhìn thấy sắc quang vàng trắng, khi đó mệnh đã rời cơ thể xuất ra ngoài. Mệnh mà đã ra ngoài rồi thì biết mình đã chết. Nhưng người mới đạt thành tựu này không biết mình đã chết. Người nào tu tập khá lâu thì mới biết điều đó. Khi đó cần quán tưởng “Ta chết, vô thường, nhất thiết pháp không, không vô sở hữu”, đột nhiên trong không trung hiện ra một chữ chủng tử Bản Tôn, chữ lại biến thành dáng vẻ của Bản Tôn, mình chính là Bản Tôn này, không hai không khác. Thế là, giữa tâm phóng quang phụng thỉnh Trí tuệ Phật Tự tính tịnh xứ dung nhập vào thân của mình. Khi Trí tuệ Phật đến, Phật quang rất sáng, gần như hai mắt không thể nhìn thẳng. Lúc đó trong lòng đừng có sợ hãi, cần làm như con gặp mẹ, sinh lòng hoan nghênh, đừng có trù trừ mà lao ngay thân vào trong ánh sáng đó, hợp nhất với luồng sáng đó. Hợp với ánh sáng, tức là thành Phật rồi” (62-141~146).

Nếu như nói mệnh căn của con người nằm ở trong Minh điểm Trung mạch, thì đó là ngôn từ của kẻ vọng tưởng rồi. Mệnh căn vốn dĩ là danh từ do con người thiết lập ra, gọi là “tâm bất tương ứng hành pháp”. Sinh mệnh của con người liệu có tồn tại hay không, và sự tồn tại đó lâu hay ngừng nghỉ, đều là do bên trong Thức thứ tám của mỗi người quyết định. Nếu như chủng tử uẩn trong Thức thứ tám khiến cho người đó đoản mệnh hay trường thọ, thì phải do chủng tử quả báo nằm trong uẩn ở bên trong Thức thứ tám của người đó hiện hành, khiến cho người đó sống dài hay ngắn, cho nên mệnh là do A Lại Da thức tàng giữ, không phải là do Minh điểm (Minh thể) trong Trung mạch quyết định. Minh điểm có được do quán tưởng của bên Mật tông, lấy đó để mong cầu tu thành Phật, quả thực là cái tưởng hư vọng. Minh điểm do quán tưởng mà thành chính là “Nội tướng phần” do Thức thứ tám hiện hành thôi, nó do quán tưởng mà thành, không phải là thứ vốn dĩ đã có, không hề tồn tại trước khi chưa tu. Đã là pháp có sinh thì tất có diệt, không thể gọi nó là nguồn gốc của sinh mệnh được.

Nếu như Minh điểm là nguồn gốc của sinh mệnh, mà Phật lại nói Thức thứ tám A Lại Da là nguồn gốc của sinh mệnh, như vậy sinh mệnh có những hai nguồn gốc, như thế thì không đúng lý. Trong các kinh Tam thừa, Phật nói về “cái Nhân của sinh mệnh”, tức là cái Thức mà Danh Sắc duyên vào – Thức thứ tám Như Lai Tạng – do đó tất cả những người học Phật đều phải coi những gì Phật nói là chuẩn mực, không thể tự lập riêng một nguồn gốc khác của sinh mệnh ngoài những gì Phật nói. Lại nữa, cái Thức thứ tám A Lại Da Tâm mà Phật thuyết quả thực có thể chứng thực được, cổ kim đều có người đã chứng được (sự tồn tại chân thực của nó), nay ở Hội đồng tu Chính Giác vẫn có nhiều người có thể chứng được, chứng tỏ Phật không nói vọng ngôn. Cho nên, tất cả những người học Phật đều nên tin rằng Thức thứ tám mà Phật tuyên thuyết là nguồn gốc của sinh mệnh, chớ có tin Minh điểm mà các Tổ sư Mật tông tự lập riêng đó là nguồn gốc của sinh mệnh.

Các kinh điển cơ bản của Mật tông đều nhiều lần nói rằng Bản thân mà do mình quán tưởng thành tức là Bản Tế ở Tất địa Phật, ví dụ: “Bí Mật Chủ hỏi rằng: ‘Thưa Thế Tôn! Nguyện nói sắc tượng chư tôn uy nghiệm hiện tiền, khiến cho các Bồ Tát tu Bồ Tát hạnh ở Chân Ngôn môn, vì quán duyên hình dáng Bản tôn, tức thân Bản tôn cho là Tự thân, không có nghi hoặc mà đắc Tất địa’”. “Phật” trong “Đại Nhật kinh” khai thị thế này: “...Này Bí Mật Chủ! Chư tôn có ba loại thân, đó là Tự, Ấn, Hình tượng. Tự (chữ) đó có hai loại, gọi là Thanh và Bồ Đề tâm; Ấn có hai loại, gọi là hữu hình và vô hình; Thân của Bản tôn cũng có hai loại, gồm thanh tịnh và phi thanh tịnh. Ngươi chứng thân thanh tịnh ly rời tất cả các tướng, còn cái thân phi thanh tịnh hữu tưởng thì hiển hiện ra các sắc màu khác nhau. Hai loại tôn hình đó thành tựu hai loại việc, hữu tưởng thì thành tựu Tất địa hữu tướng, vô tưởng thì tùy sinh ở Tất địa vô tướng”. Lại nói kệ rằng: “Vì Phật thuyết hữu tưởng, lạc dục thành hữu tướng. Vì trụ vào vô tưởng, đắc Tất địa vô tướng. Vì thế tất thảy chủng, nên trụ ở phi tưởng” (Quyển 6).

Những lời “Phật” nói đó, nghĩa là chỉ Bản tôn do quán tưởng mà thành tức là Tự thân mình, thật đúng là vọng tưởng. Hình ảnh của Bản tôn do quán tưởng đó chỉ là “Nội tướng phần” do chính mình quán tưởng thành mà thôi. Mà Tướng phần do quán tưởng mà thành chỉ là pháp duyên sinh, pháp duyên sinh làm sao có thể coi là Thực tế của chính mình được?

Lại nữa, ba thứ Tự, Ấn, Hình tượng tuy mỗi thứ có hai pháp giải thích, nhưng đều chưa lìa khỏi bản chất của duyên sinh. Tuy có nói rằng Tâm giác tri khi vô tưởng (không suy nghĩ) tức là Tất địa, nhưng vô tưởng chỉ là sự bất động của Tâm giác tri trong Dục giới mà thôi – nghĩa là không hiện khởi bất cứ suy tưởng nào, chưa thể chứng được Vị đáo địa định, nói gì đến việc có thể biết, có thể chứng Bát Nhã? Nếu vô tưởng chính là Tất địa Thực tướng vô tưởng mà Mật tông chứng được, thì tất cả những người chứng đắc Dục giới định đều đã trở thành Phật của Mật tông rồi.

“Phật” trong “Đại Nhật kinh” của Mật giáo lại nói: “Kẻ ngu và phàm phu chia cái hình tượng Tự tính không (của Tưởng) từ Ta ra, sinh điên đảo bất thực, khởi các niệm phân biệt: hoặc để cúng dường hoặc làm hủy hại. Này Bí Mật Chủ! Tâm không có tự tính, lìa tất cả các loại tưởng, cần nên tư duy Tính không. Này Bí Mật Chủ! Tâm không thể cầu được trong tam thời, vì nó qua cả ba đời, Tự tính như thế rời xa tất cả các tướng. Này Bí Mật Chủ! Người có tâm tưởng tức là sự phân biệt của kẻ ngu và phàm phu. Do không hiểu biết, có những tính toán hư vọng như vậy. Như cái đó không thực không sinh, cần tư niệm như thế. Này Bí Mật Chủ! Chư Bồ Tát tu Bồ Tát hạnh của Chân Ngôn môn này chứng được vô tướng tam muội, do trụ vào vô tướng tam muội, chân ngữ mà Như Lai thuyết gần gũi nhằm vào người đó, thường hiện tại tiền” (Quyển 6).

Như vậy, từ việc nhằm vào cái “tưởng” mà Bản tôn quán tưởng là không có hình tượng, và nhằm vào “Bản tôn” do quán tưởng thành là Không, không có vật chất nhục thân, quán tu “thân niệm” và “quan sát Tính không” như thế, tức là đã chứng được vô tướng tam muội. Cái Thực tướng vô tướng mà “Phật” của Mật tông nói đó khác xa so với việc lấy Thức thứ tám “Vô tâm tướng tâm, bất niệm tâm, phi tâm tâm” của “Bát Nhã kinh” làm Pháp thân Thực tướng mà Phật nói trong các kinh của Hiển giáo, hoàn toàn không phải là Phật pháp. Thế mà các hành giả Mật tông lại lấy “Tâm ý thức nhất niệm bất sinh không có ngôn ngữ, vọng tưởng” coi là chứng được Tất địa, gọi thế là thành Phật, lấy việc tu chứng đó để hạ thấp những người chân tu thực chứng của Hiển giáo là tu hành Nhân địa, từ đó tự nâng cao mình lên thành tu hành Quả địa “Cứu cánh Phật quả”, điên đảo đến như mức độ đó.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0