Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 3: Pháp quán tưởng sau này diễn biến thành pháp tu Khởi phần

Thời kỳ đầu, Mật tông vốn chỉ lấy quán tưởng làm pháp môn chính tu, nếu như có ai đó có thể quán tưởng thành đầy đủ hình Phật của Bản Tôn thì coi như là đã thành Cứu cánh Phật. Sau đó, vì pháp tu song thân nam nữ của Tính Lực phái ở Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo du nhập vào trong Mật tông thì họ bắt đầu lấy pháp tu song thân làm Vô thượng Yoga, pháp quán tưởng dần dần mất đi địa vị ban đầu, trở thành phần tu học cơ sở của pháp tu Mật tông.

Vì thế mà có Thượng sư viết: “Người tu học sau khi biết về Sinh khởi thứ đệ thì bắt đầu ra sức tu “tự quán thành Phật”, thực hành mãi cái pháp quán tưởng này, nhất tâm không nghi ngờ. Tâm này sau khi tu xong, nếu không tu Chính phần, thì không có hy vọng thành Phật (Chính phần tức là pháp tu song thân). Vì việc lợi ích chúng sinh không phải một thân có thể làm được, buộc phải hóa thân thành vạn ngàn thân xuất ra bốn hướng, như thế thì sức mạnh lợi tha mới lớn, mà pháp tu hóa thân này duy chỉ Chính phần mới có” (62-50).

Sau sự việc này, Mật tông bèn sửa đổi thành phải tu Khởi phần trước, đồng thời cổ vũ đổi lại thành quán tưởng Không Hành Mẫu (nguyên do là để chuẩn bị cho tu song thân pháp sau này), như trong cuốn “Na Lạc Lục Pháp” nói: “Hành giả nếu tu Khải giác Phật Mẫu (chú thích gốc: Khải giác Phật Mẫu là tên gọi khác của Na Lạc Không Hành Mẫu), Không Hành Mẫu không chỉ có một vị Khải giác mà có vô lượng vô số, trên thế giới này khắp nơi đều có. Duy chỉ có Khải giác mới là chúa tể của Không Hành Mẫu). Khi tu luyện, tự mình phải quán tưởng là Khải giác, quyết không được có sai sót. Nếu không tu Khởi phần này, mà đốt cháy giai đoạn sang tu Chính phần, không những gây bệnh mà còn mắc tội lớn” (62-51).

Ngoài ra, pháp quán tưởng lại do có quán tưởng Trung mạch và Đàn thành...cho nên lại sinh ra rất nhiều pháp diễn biến và phái sinh khác, nay xin được nêu ra một pháp để chứng minh: “Cơ thể con người có bẩy vạn hai ngàn mạch, mỗi mạch là một Đàn thành; có bẩy vạn hai ngàn lỗ chân lông, mỗi lỗ là một La Hán (chú thích gốc: La Hán là tên gọi chung, có sự khác biệt trong Đại thừa và Tiểu thừa. La Hán trong Đại thừa tức là Phật và Bồ Tát, La Hán trong Tiểu thừa là Duyên Giác và Thanh Văn)” (62-51).

Tuy nhiên, việc quán tưởng mỗi lỗ chân lông có một vị La Hán như thế cũng là một sự vọng tưởng, đều là nói theo sự bày đặt vọng tưởng của chính mình. Nếu nói câu “mỗi mạch là một vị Phật”, cũng là sự tưởng hư vọng. Bởi vì Tâm của mỗi chúng sinh đều là “Duy Ngã độc tôn”, vị nào vị nấy đều độc lập mà không thể phân chia hoặc sáp nhập lại với nhau. Nay Mật tông lại ngang nhiên nói cơ thể người “mỗi lỗ chân lông đều có một vị La Hán”, lại nói La Hán tức là Phật, là Bồ Tát. Như thế mới nói trong cơ thể mỗi người có bẩy vạn hai ngàn hữu tình, vì cơ thể người có bẩy vạn hai ngàn lỗ chân lông mà. Nếu như không phải là bẩy vạn hai ngàn vị Phật đồng thời xuất thế, thì nghĩa là bẩy vạn hai ngàn Phật hoặc La Hán trong các lỗ chân lông đó hợp lại với nhau thành một vị Phật mà xuất hiện ở nhân gian. Giả sử như điều này đúng, thì khi mỗi người thành Phật, thì các hữu tình trong Ứng thân sẽ đồng thời thành Phật, cùng lúc sẽ có bẩy vạn hai ngàn vị Phật xuất thế trụ thế; Hoặc giả như bẩy vạn hai ngàn vị Phật sáp nhập lại thành một vị Phật, thì có nghĩa là Tâm của chúng sinh hữu tình có thể phân chia, sáp nhập, cũng có nghĩa là những thứ có sinh có diệt. Cái Tâm bị sáp nhập là pháp sinh diệt như thế chỉ là tà thuyết sáng tạo riêng của Mật tông, không phải là do Phật thuyết. Vì Phật Thế Tôn nói Tâm của chúng sinh đều là Tâm không tăng không giảm, không sinh không diệt mà. Cho nên có thể nói những thứ luận thuyết mà Mật tông nói như “mỗi lỗ chân lông có một vị La Hán”... đều là những lời nói hư vọng, người học Phật quyết không thể tin theo.

Ngoài ra, cái nguyên tắc thiết định thời gian quán tưởng cũng là hư vọng tưởng. Ví dụ như người nào tu tập Thượng sư Yoga (Thượng sư tương ứng pháp) buộc phải tránh những khoảng thời gian nhất định. Nếu người nào tu tập vào khoảng thời gian đó, đều mất công vô ích: “Vào khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, khoảng thời gian từ sáng sớm trước khi mặt trời mọc cho đến khoảng thời gian mặt trời lóe tia sáng (chú thích gốc: khoảng 5 đến 6 giờ sáng), khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều và khoảng thời gian từ hoàng hôn mặt trời lặn cho đến lúc ngôi sao bắt đầu mọc (chú thích gốc: khoảng 5 giờ đến 6 giờ chiều), trong bốn khoảng thời gian này là lúc Phật thiền định, người mới tu học pháp không được tọa thiền trong bốn khoảng thời gian này, nếu tọa thiền sẽ không có thiền định. Nhưng nếu người nào đã tu lâu có thể nhập định thì không thuộc điều cấm này, bất luận lúc nào cũng có thể tọa thiền” (62-39).

Cái quy định kiểu này cũng là vọng tưởng, áp đặt lên tất cả những người học Thiền định. Nếu không phải là lúc vừa ăn no xong thì bất kể lúc nào cũng có thể tọa thiền. Duy chỉ trừ những người thân thể hư nhược nhiều bệnh và những nguyên nhân khác, chứ không phải là vì những khoảng thời gian đó là lúc Phật tọa thiền gì hết. Phật từ vô lượng kiếp đến nay đã viên mãn tất cả các loại thiền định, đâu có cần phải tu thiền định tiếp. Lại nữa, nếu quả thật đó là lúc “Phật tu thiền định”, thì người tu học Phật tu chứng thiền định vào khoảng thời gian đó có gì đáng ngại? Cho nên mới nói cái quy tắc của Mật tông hạn định người học không được phép tu thiền định vào “lúc Phật tu thiền định”, lý lẽ vô cùng hoang đường, không phải là chính lý.

Những pháp quán tưởng kể trên đã bị giáng xuống thành pháp tu Sinh khởi thứ đệ kể từ sau khi Vô thượng Yoga song thân pháp được truyền nhập vào Mật tông, nó đã không còn là pháp môn cứu cánh nữa. Điều này có nghĩa là Mật tông từ giai đoạn “Chân ngôn Mật” sau khi chuyển sang thâu thập pháp tu Tính Lực phái của ngoại đạo thì đã có sự diễn biến: tức đem Chính phần (pháp tu chính) giáng xuống thành Khởi phần (pháp tu giai đoạn đầu), đổi thành lấy Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận của song thân pháp làm Chính phần. Sau khi thay đổi như thế thì mới có sự xuất hiện và tổng hợp các kinh Mật như “Đại Nhật kinh, Nhất thiết Như Lai chân thực nhiếp Đại thừa hiện chứng tam muội đại giáo vương kinh...”.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0