Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 5: Giới Tam muội da của Mật tông

Tu học pháp Mật tông, ngoài trừ phải thụ Tứ quy y trước ra – quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, quy y Thượng sư, còn phải thụ giới luật nghi chỉ riêng Mật tông mới có, đồng thời phải tụng niệm Bách tự minh ít nhất 10 vạn lần, lấy Bách tự minh để “sám trừ tội nghiệp của mình”. Sau đó mới có thể thụ thêm giới Tam muội da của Mật tông. Về giới Tam muội da và “thanh tịnh luật nghi” kèm theo, Tông Khách Ba có dặn dò thế này để thanh tịnh luật nghi: “Khi quán đỉnh thì thụ luật nghi gì? Và có bằng tội căn bản của anh ta hay không? Cuốn “Giải thích tội căn bản” cũng đã nói rõ rồi, nay nói Tam muội da còn lại. Vấn đề này như trong chú “Tô tất địa kinh” phẩm Tỳ Nại Da (Chuyển chân ngôn pháp phẩm) nói: “Lại nữa, thầy tụng chú phải trụ vào luật nghi nào, thì mới nhanh chóng đạt các thành tựu? Nói rằng các câu chú đó có thể điều phục: Với hành giả có trí, trước chư chú chư thiên và những người đại trì tụng đều không được sân. Người có trí không được tạo riêng các nghi quỹ của chú và Mật chú. Với những người có các hành vi ác, cũng không được rỉa rói hủy hoại. Thầy khai thị Mật đàn, hành vi tuy có bạo ác, nhưng không nên dùng lời hay thậm chí suy nghĩ để phỉ báng. Người có trí tuy thịnh nộ, nhưng trước những câu minh chú khác, không được hạ thấp làm tổn hại, và trị phạt hàng phục. Nếu như không được sự cho phép của thầy, không được trì Mật chú. Với người chưa thừa hành phụng sự thì muốn biết câu chú cũng không cho. Người có trí biết kinh chú, hiểu được ấn và nghi quỹ, biết giải thích kinh và lập đàn tràng, không truyền cho người chưa nhập đàn. Tất cả mọi hình dạng cờ hiệu, mọi hình tượng hữu tình, mọi thứ thủ ấn, không ăn không vượt qua. Người tu hành có trí tuệ không được khinh suất mà phá hủy mọi loại thuốc, không được tiếp xúc với các thứ uế tạp, cũng không được lấy chân chạm vào. Với những người bên Đại thừa, người có trí không nên tranh cãi. Nghe được thần lực của Bồ Tát, không được phá hoại...Tâm ý không được tán loạn, không được khởi các tạp niệm. Giữ tâm không tham không tranh, hành giả phải tụng Mật chú. Không được tu các pháp khu trục, bảo vệ kẻ khác và che giấu pháp. Không lấy chú của mình của kẻ khác trì tụng những thứ cấm kỵ ác độc. Ngoại trừ để tu thành tựu ra thì các chú không có tác dụng khác. Cũng không được dùng chú của mình để so sánh và khảo nghiệm. Người có trí tụng chú tam thời, cũng cần phải tắm gội tam thời...”” (21-63).

Với phần giới Tam muội da, Tông Khách Ba viết thế này: “Người chưa nhập vào Mạn đà la thì không nên truyền chú, như cuốn “Tổng tục” viết: “Nếu chưa vào đàn tràng một cách chính đáng mà thiết lập truyền thụ các câu chú thì anh ta không được thành tựu, sau khi chết sẽ đọa vào ác đạo. Nếu ai tuyên thuyết cho anh ta các chú ấn và nghi quỹ, thì người ấy sẽ tự phạm giới Tam muội da, sau bị đọa xuống địa ngục”. Nếu chưa theo Mạn đà la trong Tứ bộ mà nhận quán đỉnh, thì không được dựa vào các pháp đã cho để tu thành chư tôn và truyền các chú. Nếu đã lỡ làm rồi, thì phải tịnh trừ các pháp tội của anh ta, như Tục trước có viết: “Nếu nói Tam muội da, giả như lỡ hủy phạm, anh ta nên khéo trì tụng tâm chú 10 vạn lần, hoặc tụng 1000 lần tổng trì Vô si tâm, hoặc hộ ma[1] tiêu tai, hoặc được nhập đàn tràng nữa”. Trong cuốn “Trát noa kinh thích bảo củ luận”, trước tiên nói Tam muội da cho họ, rồi nói rằng: “Chư Tam muội da, ta làm theo Bộ trung tập. Các thầy Yoga của Đại Yoga bộ, từ tăng thượng không gian thời gian cho đến tăng thượng ý lạc cũng đều nên hộ trì đúng lý. Lại nữa, các thầy Yoga của Đại Yoga bộ tự xưng nếu không chăm chút sự khiết tĩnh, không khéo phòng hộ, thì sẽ không cảm ứng được với đạo lý. Với tăng thượng ý lạc, trong Sự bộ cũng có khai thị thế này: Tùy theo tịnh hoặc bất tịnh, ăn hay chưa ăn, bất kể tắm gội rồi hay chưa, chỉ cần niệm Bản tôn là thành. Vì thế, các thầy Yoga của Đại Yoga bộ cũng không được làm trái với trên mà tuyên thuyết Tam muội da”. Điều này có nghĩa là không chỉ người nhận quán đỉnh của Sự bộ, Hành bộ thì được bảo vệ mà người nhận Vô thượng Yoga bộ cũng cần bảo vệ. Cho nên cần khéo biết Tam muội da đó và tội căn bản, cẩn thận phòng ngừa chớ có phạm các tội căn bản. Giả như phạm các tội khác cũng chớ có gác bỏ, nếu ngày phạm thì tối sám hối, tối phạm thì ngày sám hối, như thế là có thể sám trừ được, làm cho thanh tịnh trở lại”. (21-64, 65).

Giới Tam muội da mà Tông Khách Ba tuyên thuyết chủ yếu có 4 loại: Một là “Người vị cụ khí” (dành cho người chưa vào đàn quán đỉnh Mật quán để nhận quán đỉnh), không được truyền thụ câu chú và các Mật pháp; Hai là không được sinh tâm phóng dật ở đàn quán đỉnh; Ba là nếu phạm giới Tam muội da, cần sám trừ theo pháp Mật tông để thanh tịnh trở lại; Bốn là nếu phạm giới Tam muội da mà truyền bừa bãi Mật chú hoặc Mật pháp cho “Người vị cụ khí” thì sẽ bị đọa xuống địa ngục. Người tu đại lạc mà phỉ báng Minh Phi thì cũng như phạm trọng giới (34-109). Đó đều là những giới căn bản của Mật tông bao hàm 14 loại đọa (Mười bốn giới căn bản của Mật tông, chi tiết xem 34-166~168, cuốn sách này không liệt kê ra).

Thượng sư Trần Kiện Dân còn có những quy định thế này: Nếu như người nào hành tà dâm trên thân tỳ kheo ni, mẹ, con gái, chị ruột, em gái ruột, súc sinh thì phạm giới Tam muội da; Nếu dựa vào pháp tu song thân của Mật tông mà hợp tu với tỳ kheo ni, mẹ, con gái, chị gái, em gái và súc sinh giống cái thì không phải là tà dâm, là người không phạm giới Tam muội da của Mật tông. Chính vì thế mà rất nhiều tổ sư tu hành đại thành tựu của Mật tông đa phần đều lấy chị gái, em gái, súc vật giống cái thậm chí là cướp công chúa của quốc vương để làm người cùng hợp tu.

Nếu là hành giả (nam) dùng tỳ kheo ni, mẹ, chị em gái, súc vật giống cái thì người đó (hoặc con vật đó) được gọi là Không hành nữ có chủng tính liên hoa (về người nữ chủng tính liên hoa, chi tiết xem thuyết minh ở Chương 8 và 9), hoặc người nữ đó tuy không phải là chủng tính liên hoa nhưng đã hội tụ đầy đủ khởi phần chứng lượng kiên cố rõ rệt (đã tu thành nữ hành giả Mật tông sinh khởi phần), mới được coi là đúng pháp. Nếu như bản thân chưa chứng được “sinh khởi phần” thì bắt buộc đối phương phải có đủ chứng lượng sinh khởi phần. Nếu bản thân chưa chứng được “sinh khởi phần” và đối phương khác giới hợp tu với mình cũng chưa có đủ chứng lượng “sinh khởi phần” mà cưỡng ép đối phương hợp tu song thân pháp thì đều là vi phạm giới Tam muội da, sẽ bị đọa địa ngục. Đó là điều đã được quy định trong giới Tam muội da của Mật tông.

Nếu người nào hành dâm phi thời (không đúng giờ giấc) thì coi là phạm giới Tam muội da. Nhưng nếu là pháp tương ứng không khác với pháp môn song thân pháp – tức trong lúc hành dâm không sinh lòng tham dâm lạc (không tham cầu cực khoái tình dục và xuất tinh) – thì hợp tu song thân pháp bất cứ thời gian nào cũng không bị coi là phạm giới. Chính vì thế mà các tổ sư Mật tông thường xuyên hợp tu với đối tượng khác giới một ngày một đêm, cho đến nhiều ngày nhiều đêm hai thân không rời nhau, cứ như thế liên tục dài lâu ở trong trạng thái giác thụ (cảm nhận) cực khoái tình dục, mà kẻ “không sinh lòng tham dân lạc (cái tham này gọi là cảm xúc khoái lạc không tham xuất tinh)” này không những không phạm giới mà còn có thể đắc “tức thân thành Phật, có đại công đức”. Cho nên, sự hợp tu song thân pháp chính là Tam muội da thành tựu cứu cánh Phật quả của Mật tông vậy.

Nếu người nào hành dâm phi xứ (không đúng nơi chốn) thì coi là phạm giới Tam muội da – ví dụ hành dâm ở trước tượng Phật trong Phật đường, hoặc hành dâm trước tượng Phật trong Đàn thành. Nhưng nếu hai bên hợp tu song thân pháp đều thực hiện các bước phù hợp với các điều kiện tu luyện song thân pháp thì dù có hành dâm trước tượng Phật ở Phật đường hay Đàn thành thì không gọi là hành dâm, mà là song tu đạo thành Phật vô thượng Yoga, “tức là tu luyện đạo Phật vô thượng”, không những không phạm giới Tam muội da mà còn có “đại công đức”.

Lại còn có giới Tam muội da quy định bắt buộc sau khi quán tưởng thành công thì mới được hợp tu, nếu không là thành phạm giới. Điều này gọi là “Tam sang môn”, nghĩa là hành giả (lấy ví dụ là nam giới) trong hành môn song thân pháp, lấy hạ môn (âm đạo) làm chính môn mà tu. Trước khi hợp tu, bắt buộc phải quán tưởng hạ môn của bên nữ giới là liên hoa (hoa sen), sau khi quán thành công thì mới bắt đầu tiến hành hợp tu. Đôi khi cũng có thể dùng thượng môn (miệng nữ giới), nhưng đó không phải là chính tu. Lúc đó phải quán tưởng miệng người nữ là cam lộ môn trước, rồi quán tưởng nước xuất ra từ đầu chùy của mình là cam lộ thì sau đó mới được hợp tu. Cũng có khi hợp tu với hậu môn của nữ giới. Trước khi tu phải quán tưởng cúng dường “thủ phương mẫu” trước, sau đó mới có thể hợp tu, nếu không bị coi là phạm giới Tam muội da.

Mật tông cho rằng: Nếu tỳ kheo lấy Kim Cương chùy (dương vật) của mình đút vào Liên hoa (âm đạo) của người nữ thì coi là phạm giới. Nếu đã đút sâu vào hơn một tấc hai thì gọi là cứu cánh phạm, tức là phạm giới căn bản. “Lạt Ma” Mật tông khi hợp tu song thân pháp với người nữ, “pháp đó vẫn là rút đút toàn bộ”, không bị ràng buộc bởi giới cấm nói trên. Trước khi hợp tu cần phải quán tưởng cơ quan sinh dục của hai người mình và người nữ hòa nhập vào nhau, tức là Kim Cương chùy đút vào Liên hoa. Quán tưởng thành công như vậy xong thì mới có thể tiến hành hợp tu thực sự. Nếu quán tưởng chưa thành công, mà thực hiện hợp tu thật ngay thì là phạm giới căn bản (chi tiết xem tại 34-162, 163).

Nếu như hành giả trong quá trình tu song thân pháp vì sơ suất mà Lậu điểm (không cẩn thận nên đã xuất tinh), thì là phạm giới Tam muội da. Nếu người nào tu mà không để rớt Minh điểm (tức có thể kìm hãm không xuất tinh), đùa bỡn với các người nữ thì đều không phạm giới. “Cho nên ở Ấn Độ khi gặp được thầy thành tựu Bất Đạt Cổ Đạt quán cho ta nghi thức quán đỉnh Vô thượng Mật bộ, khai thị phương tiện sự ấn (các phương tiện thiện xảo của pháp tu song thân nam nữ hợp tu) thật nhiều; Ở nơi vắng lặng không người, lấy vải quây thành Đàn thành, niệm chú câu triệu; Một lát sau, cho vời mỹ nữ đến, tuổi vừa độ cập kê, y phục đẹp đẽ; Sau đó, kéo đến một chỗ, cho cô gái mười sáu tuổi nhảy múa hết mình. Tuy ta đã thụ giới, nhưng trí tuệ tham tâm (trí tuệ có thể “thành Phật” của song thân tu pháp) không thể sinh khởi. Trong giây lát, người nữ đó (cởi) bỏ quần xuống, lộ ra hoa sen (lộ ra âm hộ), trong hoa (âm hộ) hiện ra Đàn thành, thầy dặn dò cho giao (hợp). Ta tâm khẩu như một, bạch rằng: ‘Con là tỳ kheo, sao có thể như vậy?’ Thầy đáp: ‘Mật hành này quyết phải thực hành. Nếu như có nghi ngờ, có thể uống hoàn dược của ta, đồng thời vận hành khí công ta dạy, Minh điểm tất sẽ không tiết xuất, bất kể sự thỏa dục nào cũng không đáng ngại’. Ta quả quyết bẩm bạch mà cự tuyệt, như thế là phá giới, là lừa dối thầy A xà lê, quyết không dám phụng mệnh. Thầy bùi ngùi than rằng: ‘Ngươi rốt cục không thể biết đến cái tinh yếu’. Nói xong, thầy tự thực hành (dâm hợp) với người nữ. Thực hành xong thì dâng cúng lên trên (lấy dâm dịch cúng “Phật” và quán tưởng cảm giác dâm lạc để cúng Phật), vừa xong giây lát (thời gian bật ngón tay), người nữ im lặng đi ra. Sau đó ta vô cùng hối hận làm sao. Minh điểm (tinh dịch) của thầy không tiết xuất, giới tất không phạm phải, trí tuệ (của pháp tu song thân) triển chuyển tăng lên, thầy A xà lê lấy làm mừng vì điều đó, sao có thể nói là lừa dối? Thế nhưng sự đã thành hoa vàng ngày mai (thời cơ đẹp đã qua mất rồi), pháp đại duyên khởi sao có sai lầm được, tiếc thay! Tiếp theo thầy lại đem khẩu quyết Tham đạo (pháp tu song thân) khai thị, truyền trao kinh luận bí mật, đại ý là: ‘Lấy trí nhiếp trì, Minh điểm mà trí nương tựa vào tuy hoại (tuy bất cẩn mà xuất tinh), nhưng không phạm “giới cấm hành”. Minh điểm không lậu rớt, duy chỉ trước khi chưa sinh trí tuệ, dựa vào nó để mà tăng trưởng vậy...Giữa chừng cũng nghi là đang phạm giới tỳ kheo, nhưng chỉ trong khoảnh khắc uống cốc trà, tức thì không còn ý niệm đến nó nữa, lúc thì muốn ca hát, lúc thì muốn đùa bỡn nữ nhân, lúc thì muốn đến chỗ xa lạ để mà thỏa thích muốn làm gì thì làm’” (34-608~609). Đoạn này muốn nói rằng người không để rớt Minh điểm vật chất (tinh dịch) thì không phạm giới – ý là người có thể kìm hãm không xuất tinh thì khi giao hợp tu song thân pháp với người khác thì không phạm giới.

Người phạm giới Tam muội da Mật tông nếu muốn thanh tịnh trở lại, cần thực hành pháp như thế này: “Để thanh tịnh người tu du già (yoga) phạm giới Tam muội da, như trong “Phổ Hiền tu pháp” nói rằng: ‘Phạm Tam muội da, tưởng tâm nguyệt, Tâm chú biến thành Tạp Kim Cương, Tam muội Kim Cương sư, nghĩ đến bản tính chúng sinh đều thanh tịnh, cần vào trong lá sen tạp sắc, thụ quán đỉnh theo thứ tự như trước’. Tường Mễ Kim Cương giải thích ý này như sau: ‘Cần quán tưởng đến Địa luân trong tâm mình, trên có hoa sen đủ màu sắc, chính giữa Nguyệt luân trên đó, từ chữ Hồng biến thành Yết Ma chùy (dương vật), trên có chữ Khảng, biến thành bảo kiếm, lại biến thành Phật Bất không Thành tựu, phương tiện trí tuệ làm thể (lấy Mật ý của Mẫu tục và Mật ý của Phụ tục làm thể). Sau đó quán tưởng tất cả bản tính chư pháp thanh tịnh, chủng tử giữa tâm của Tát Đỏa trí tuệ (Không Hành Mẫu) phóng quang khuyên thỉnh chư Phật ở hư không phóng quang, hiện ra thiên nữ có Phật nhãn, tay cầm Bảo bình cam lộ đựng đầy, quán đỉnh cho chính mình, tất cả mọi bụi trần đều được nhuận trạch’. Nay lập tự tông: Tu thiên làm đầu, dựa vào Ngũ cam lộ, dùng để đối trị tội hủy phạm các Tam muội da hộ Mật hành chú nói đến trong Mật tục, phá tan lời nói ‘hòa nhập tự thân làm hình Tam muội của Bất không Phật mà thụ quán đỉnh’ của các phái khác. Lại nữa, Tứ bách ngũ thập luận nói: ‘Phạm Tam muội da mà xuất ra, vi diệu Bất không Kim Cương luân, trong tâm quán tưởng Nghiệp Kim Cương Khảng, tất cả đều tự quán đỉnh’. Luận sư Tịch Tĩnh nói: ‘Tự tu Bất Không thành tựu, quán tưởng trong tâm Bản tôn Mạn đà la có chùy Yết Ma, trên có chữ Khảng, tự thụ quán đỉnh’. Trong hai cái này thì tu theo một cái, có thể làm thanh tịnh các tội khinh phạm Sư trưởng, vô cùng quan trọng”. (21-540~541).

Nếu như vi phạm giới Tam muội da (ví dụ không tin pháp này, phỉ báng pháp này; hoặc nữ hành giả Mật tông khi gặp nam hành giả yêu cầu hợp tu song thân pháp mà không chịu phối hợp cùng tu; hoặc nam hành giả gặp nữ hành giả muốn tu pháp này mà từ chối phối hợp cùng tu, đều coi là người phạm giới Tam muội da), cần buộc phải đem Minh Phi xinh đẹp (nếu Thượng sư là nữ giới thì cần đem nam giới khỏe mạnh anh tuấn) để cúng dường cho Thượng sư vui vẻ, như thế mới diệt trừ được tội. Vì thế mà phái Tát Già nói thế này: “Lại như vi phạm giới Tam muội da thì bù bằng năm Không hành. Nếu vi phạm tất cả giới Tam muội da, thì bù đắp bằng chính ý của Kim Cương Không hành, để Thượng sư của mình thực hành, tức bản tụng nói rằng: ‘Dĩ ngũ diệu dục đẳng lệnh duyệt đẳng’. Cái gọi là “diệu dục” tức là cái dục vui lòng tâm ý, là lập nên pháp công đức. Chữ “đẳng” phía trước là “công đức ngũ dục ngoài”, tức chỉ vật để cúng và đồ dùng cần thiết. Chữ “đẳng” phía sau là “công đức ngũ dục trong”, tức chỉ Minh Phi được trang điểm đặc biệt, hiến cho Sư trưởng. Lấy đó làm vui lòng Thượng sư, mà cũng để bù đắp giới Tam muội da thô lược. Nếu là người phạm giới Căn bản đọa, thì sau khi dâng cúng để Thượng sư vui lòng mới được giữ quán đỉnh thanh tịnh trở lại” (61-326~327). Tông Khách Ba cũng nói như vậy, không hề có ý khác biệt nào.

Lại nữa, trong “Đại Nhật kinh” cũng giả mạo lời “Phật” nói thế này: “Này Bí Mật Chủ! Thượng thủ các ấn Như Lai như thế, sinh ra từ việc tin và hiểu Như Lai, tức cùng với hàng ngũ Bồ Tát, số lượng đó là vô lượng. Lại nữa, này Bí Mật Chủ! Cho đến các cử động ngừng nghỉ của thân, nên biết rằng đó đều là Mật ấn; Rất nhiều ngôn thuyết mà cái tướng lưỡi chuyển động, cần biết đều là chân ngôn. Vì thế, này Bí chủ! Pháp môn chân ngôn tu Bồ Tát hạnh, chư Bồ Tát đã phát Bồ Đề tâm, cần nên trụ ở Như Lai địa, vẽ nên Mạn đà la. Nếu như làm gì khác với điều này thì coi như là phỉ báng chư Phật Bồ Tát, vượt giới Tam muội da, nhất định đọa vào ác đạo” (Quyển 5). Ở đây nói rằng người tu học Mật pháp tất phải nhận định rằng: Tất cả mọi thân khẩu ý hành của Thượng sư hay chính mình trong đàn tu pháp đều là Mật ấn chân ngôn, thần thánh không được hoài nghi, nếu không tức là phạm giới căn bản – vi phạm giới Tam muội da – tất đọa vào ác đạo, chịu vô lượng khổ. Đó là căn bản giới nói trong “Đại Nhật kinh” của Mật tông.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Hộ ma (tiếng Phạn: homa) là một pháp trong Mật giáo để cầu thành tựu. Hộ ma có nghĩa là thiêu đốt, tế lửa, hỏa cúng, hỏa pháp…Nguyên là ngoại đạo Bà La Môn thời Ấn Độ xưa có pháp thờ thần lửa, coi lửa là miệng của Phạn thiên (Bà La Môn giáo cho rằng mình là chủng tính cao quý, được sinh ra từ miệng của đại Phạn thiên), cho rằng đem đồ cúng quẳng vào đó có thể bẩm báo lên trời được. Mật giáo mượn pháp này, tạo lập đàn thành, bày lò lửa, sắp đồ tế, gia trì theo thứ tự để ném vào lò, dùng để cúng dường Bản Tôn, mong cầu thành tựu. Hộ ma là một pháp tu quan trọng của Mật giáo, dụ cho việc dùng lửa trí tuệ để đốt cháy tâm mê. Ở đoạn văn trên ý nói dung pháp đốt lửa hộ ma để tiêu trừ tai họa.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0