Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 4: Nội dung chủ yếu của Mật kinh và Mật tục

Mật tục tuy có phân chia thành Tứ tục, Lục tục, Thất tục nhưng đều lấy Lạc Không song vận của pháp tu song thân làm pháp môn tu hành chủ yếu, đặt cho cái tên mỹ miều là pháp tu quả vị tức thân thành Phật. Tây Mật bất luận tông phái nào cũng không tách rời khỏi lý luận này.

Pháp môn tức thân thành Phật của Mật tông đều là lấy pháp tu song thân nam nữ làm nòng cốt, cho nên Báo thân của ngũ phương Phật đều là tượng Mật hợp ôm lấy Phật Mẫu – là quả báo từ trong cảm thụ dâm lạc cho đến đại lạc đệ tứ hỷ cao cấp, cho nên gọi là “Báo thân Phật”. Ví dụ như Phàm hỷ Kim Cương, Mật tập Kim Cương, Thắng lạc Kim Cương, Đại huyễn hóa Kim Cương, Đại uy đức Kim Cương, Đại lạc Quang minh, Hách Lỗ Cát, Vô thượng Yoga, Kim Cương tát đỏa, Thời luân Kim Cương, Kim Cương trì (có lúc gọi là Kim Cương tát đỏa)...đều cùng một pháp, duy chỉ có khác nhau ít nhiều ở chi tiết mà thôi. Còn về Báo thân Phật của Mật tông đều là tượng giao hợp hưởng sướng ôm lấy “Phật Mẫu”, đều lấy cái thứ dâm lạc Lạc Không bất nhị khi quan hệ tình dục nam nữ để làm Cứu cánh lạc ở Phật địa, cho nên khi Ngũ Phật đến nghênh đón trong giai đoạn Trung âm được nói đến trong cuốn “Tây Tạng độ vong kinh” cũng đều là trạng thái hưởng lạc giao hợp khi ôm Minh Phi; Cho nên, sự tu chứng Phật pháp cứu cánh mà Mật tông đề xướng đều là lấy đại lạc giao hợp làm nội dung cốt yếu: “Đầu chùy chỉ có quy đầu này, cánh sen ngậm chặt tựa móc câu, trên dưới dập dìu tạo khoái lạc, Minh Không hòa hợp biếc trời thu. Công phu định có cái nhàn nào hơn, chùy tựa như núi Tu Di, một lần cất lên thông suốt ba đời, Không hành được hoan lạc nhất. Chuyển diệu pháp luân: Mật xứ dung thành trục thượng xuân, bất dung tử thủy thi hoành trần, vẫn thần bão cảnh câu song túc, hỗ động hoảng như chuyển pháp luân. Thượng sư Trần Kiện Dân chú giải rằng: Khi thực hành tập trung trên dưới thân của hai vị hành giả, hình thành trục pháp luân, khi khu trung tâm chỗ kín của hai hành giả chuyển động trên dưới tương tác với nhau, trái phải lay động, gọi đó là chuyển diệu pháp luân”. (34-305, 316).

Còn về lý luận Phật tháp mà Mật tông xây dựng nên, cũng có liên quan đến pháp tu song thân: “Thai tạng giới có rất nhiều pháp tu, nhưng sự tu trì chủ yếu để có thể tu thành thai tạng giới chính là ngũ luân tháp quán. Vì sao vậy? Bởi vì Địa Thủy Hỏa Phong Không, ngũ luân này là thứ vật chất hữu (có tồn tại) trong pháp giới thiên sinh, cho nên lấy hiện tượng vật lý đó làm cơ sở. Ngũ đại này là nền tảng của vật lý, cho nên anh ta phải tu cái quán này – trước hết phải quán thân thể của mình thành một cái tháp ngũ luân...Tháp ngũ luân từ dưới lên trên là Địa Thủy Hỏa Phong Không... Tháp ngũ luân làm bằng đá là (dựa theo lý luận này) đổi phiên nhau... Về ngũ đại còn có thuyết minh thế này: Nói đến kiên định chính là Địa, nói đến từ bi chính là Thủy, nói đến nhiệt tình, dũng cảm chính là Hỏa, nói đến chuyển pháp luân chính là Phong, nói đến bản thể Không tính chính là Không. Do đó, Không cũng là thân, thân cũng là Không... Cho nên đồ vật nhìn thấy là Địa Thủy Hỏa Phong Không, nhưng trên thực tế tác dụng của nó mỗi cái đều khác nhau. Các anh xem có cần hiểu cho đúng cái duyên khởi này hay không vậy? Hiểu được thứ này thì tất cả mọi thứ của pháp giới đều hiểu được. Kỳ thực, trong pháp song vận cũng là năm thứ này thôi. Đàn ông không có Địa đại thì không cửng lên được! Cương dương chính là Địa đại đấy thôi. Trong dương vật có chảy dịch ra chính là Thủy đại. Trong dương vật phát nhiệt – lúc anh (ở trạng thái) bình thường thì bên trong nó lạnh – đến lúc đó thì rất nóng, chính là Hỏa đại. Cái động tác rút chồm chính là Phong đại của nó, chín nông một sâu[1] chính là Phong đại. Không đại chính là sự an lạc của anh ta đấy! Khi song vận, mạch Hải loa của người nữ (chi tiết xem Tiết 6 Chương 9) sưng mọng ra, chính là Địa đại. Nước chảy ra từ chỗ kín của người nữ chính là Thủy đại đấy! Bên trong người cô ấy tê tê nóng nóng chính là Hỏa đại. Người nữ nhấc dập chính là Phong đại. Không đại chính là sự an lạc của cô ấy. Những người nữ này khi làm (tình) quá nhiều, thì cái ấy của anh ta tự nhiên không đút vào được nữa rồi, ở đây Địa đại quá mạnh, đó gọi là Thạch nữ”. (32-216~219).

Tất cả pháp môn tu hành như thế của Mật tông đều lấy lý luận hợp tu song thân nam nữ làm nền tảng. Nếu như có người vào Mật tông thực tu, sớm muộn cũng phải đối diện với sự thật này, sớm muộn cũng phải tu cái pháp Không Lạc bất nhị này, tức tất phải phá hủy giới hạnh, đọa vào trong pháp dâm dục ở Dục giới, tức vĩnh viễn tuyệt duyên với việc Kiến Đạo của Tam thừa Bồ Đề. Chính vì Pháp tu của Mật tông tuyệt đối không phải là Phật pháp, cho nên người có trí cần nên suy xét sớm.

Thế nhưng những người muốn tu pháp này cũng không chắc chắn có thể tu thành ở đời này, vì sao vậy? Gọi là “người muốn tu pháp này” buộc phải tu thành Thiên Yoga trước, Minh điểm và khí công sau, thì mới có thể tu học pháp này. Chi tiết như trong trang 29-33 và 80 cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba đề cập. Vấn đề này tạm chưa nói đến, trong Chương 2 tôi sẽ thuật chi tiết. Trong cuốn “Na Lạc lục pháp” cũng nói như vậy, tất cả mọi cuốn Mật tục đều nói như vậy, sau khi thành tựu thì mới bắt đầu tiếp nhận quán đỉnh và tu luyện pháp tu song thân. Mà việc tu chứng Thiên Yoga và khí công Minh điểm không phải chắc chắn ai ai cũng luyện thành công. Thế nhưng sau khi vất vả tu thành Thiên Yoga, khí công, Minh điểm suốt một thời gian dài, trong tương lai khi tu thành Không Lạc song vận, Lạc Không bất nhị của Vô thượng Yoga “như pháp” để thành tựu “Phật quả” của Mật tông thì lại hoàn toàn không liên quan gì đến đạo Phật, hoàn toàn lãng phí thời gian mà chỉ gặt hái được thành tựu của pháp thế gian Dục giới vô thường mà thôi, đồng thời cũng chỉ vì tà kiến mà phá hủy giới luật. Tất cả mọi nỗ lực tu hành đều vô công vô ích trên còn đường tu đạo Giải thoát và đạo Phật Bồ Đề. Chính vì lý lẽ này, cho nên tôi mới khẳng định rằng mọi ngôn thuyết “đến sau ngồi trên” như là “càng về sau càng cứu cánh, càng về sau càng thắng diệu” mà các Thượng sư cổ kim của Mật tông chủ trương quả thực là những chuyện hài vô căn cứ.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: “Chín nông một sâu” nguyên văn là “cửu thiển nhất thâm”, là từ ngữ chuyên dùng chỉ kỹ thuật làm tình trong Tố nữ kinh, để kéo dài thời gian xuất tinh thì phải chín lần đút nông thì mới một lần đút sâu.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0