Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 3: Mật tông đến sau ngồi cao?

Các hành giả Mật tông ai nấy đều tự rêu rao rằng mình là tôn giáo đến sau ngồi cao, tự hào cho rằng mình là giáo pháp tối cứu cánh trong Phật giáo, như Thượng sư Trần Kiện Dân nói: “Hành nhân dựa vào Phật mà được nghe chính pháp, được tự tư duy, lựa chọn chính xác, sau đó có thể tu hành theo thứ tự như lý như pháp; Cho đến tư lương, gia hành, kiến đạo, tu đạo, vô học đạo, hoàn thành ngũ đạo, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác. Anh ta làm thế nào để tăng tốc thành tựu? Chỉ có Mật pháp sau cùng tối cao truyền thụ, có thể tùy theo đại nguyện của anh ta mà tức thân thành Phật lợi tha... Trong vũ trụ này, giá trị nhân sinh nằm ở chỗ sùng thiện bỏ ác, giữ giới ly dục, sám hối tội lỗi và tích đức, cải thiện biệt nghiệp mà thăng nhập vào thiên đạo; hoặc quy y Phật môn, học tập Tứ đế vô ngã, điều luyện chỉ quan, chứng lấy Tứ quả mà thành A La Hán. Đó là thành tựu tối cao, nhưng chỉ là giáo pháp Tiểu thừa. Đứng ở Đại thừa mà nói, phàm có giáo pháp Tiểu thừa, có thể phá nhân vô ngã, có thể trừ khử tất cả mọi tà kiến, vô minh, tham ái, thì đạt được cơ sở của Đại thừa. Nhưng đứng ở Mật thừa mà nói, phàm có nền tảng vô ngã rồi, không bị tham ái của pháp thế tục tiêm nhiễm, lại thành tựu nhị vô ngã của Đại thừa, tiếp theo phát khởi tiền tam Bồ Đề tâm thì mới có được cơ sở của Mật thừa”. (34-22, 23)

Tuy nhiên, những hành giả tu Mật tông nếu như quả thực có nền tảng tu hành Tam thừa và hiểu biết về pháp nghĩa chính xác thì chắc hẳn sẽ không thể chấp nhận tất cả các pháp môn quán hành và lý luận tức thân thành Phật của Mật tông; Đó là vì pháp môn tức thân tức sinh thành Phật của Mật tông hoàn toàn trái ngược với nghĩa lý chân thực của Phật pháp Tam thừa, càng tu sâu vào nó thì càng xa rời pháp nghĩa Tam thừa. Đừng nói pháp môn của Mật tông là pháp phương tiện đến sau ngồi cao, kỳ thực về căn bản nó chưa từng là Phật pháp. Còn về những tà thuyết hoang đường của Mật tông, sau này tôi sẽ nêu ví dụ phân tích rõ, ở đây tạm gác chưa bàn đến.

Thượng sư Trần Kiện Dân còn nói rằng: “Mật tông đến sau ngồi trên. Phật giáo sau khi trải qua đợt giáo hóa Đại thừa, hiểu rõ được duyên khởi Chân Như, không còn như Tiểu thừa cự tuyệt vật chất, cũng không như Quyền Đại thừa chấp trước duy tâm, bèn đề xướng lục đại Du Già (Yoga). Gọi là lục đại, năm cái đầu tức là ngũ đại sắc pháp Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, cái cuối cùng chính là Thức đại Tâm pháp. Cái sắc pháp tâm pháp này, trong bản thể Chân Như vốn tự viên dung. Dựa vào sự tu tập của Mật pháp, có thể cảm ứng lẫn nhau từ các pháp phân biệt, như pháp viên dung mà hình thành xu thế quay lại với bản thể Chân Như, mà Phật tính Chân Như cũng có thể dần dần khôi phục tình trạng ban đầu của nó. Từ đây tiến tới đề xướng chính kiến của Mật tông, lấy đó để chỉ huy công việc tu hành của Thức đại và ngũ Đại này, tấn tốc tiến hành. Lục đại Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức này có tính chủng vô biên, viên hôi pháp giới, thể tính Chân Như. Lấy Địa đại nâng đỡ và kiên cố, Thủy đại tư nhuận và phát triển, Hỏa đại thành thục và quang đại, Phong đại vận động và truyền bá, Không đại hàm chứa thức và viên dung, Thức đại thẩm thấu và liễu biệt (hiểu biết). Bất kỳ chủng tính nào tùy duyên mà hưng khởi, vì thế sự chỉ đạo vận dụng của “Kiến đại” có thể tận khả năng của nó mà vận hành. Thất đại này duyên khởi, từ việc tu tập Mật pháp tâm khí bất nhị, hồng bạch Bồ Đề, mạch và mạch tương hàm (nghĩa là trong song thân tu pháp, phần dưới cùng của trung mạch nam giới tiếp hợp với hải loa mạch ở phần dưới cùng của trung mạch nữ giới. Chi tiết xem thuyết minh ở Tiết 6 Chương 9), điểm và điểm tương dung (chỉ việc tương dung hòa hợp tinh dịch của nam hành giả với dâm dịch của nữ hành giả Mật tông, Minh điểm mà hai người quán tưởng cũng tương hợp), mà phát sinh thắng quả tức thân tức sinh thành Phật, cuối cùng lợi ích cho sự nghiệp của nhân thiên. Như thế, nhân sinh vũ trụ của Phật giáo sẽ đắc thành công viên mãn. Không chỉ khiến cho vũ trụ có thể tịnh hóa thành Mạn đà la Phật thổ mà cũng có thể giúp cho nhân sinh phát huy Phật tính của mình, quả thực có thể chứng đắc Phật quả vô thượng, thật đúng là giá trị cao nhất của nhân sinh; Đáng được tất cả mọi người ngưỡng mộ mong cầu, bắt chước làm theo, tận hết tinh lực cả đời để cầu đạt được viên mãn. Chính vì triết lý cao siêu của nó, lại thêm sự gia bị vạn hạnh thập lực của các Bản tôn Phật từ vô thủy kiếp đến nay mà hiển hiện diệu dụng của Mật tông...” (34-22~25).

Không chỉ Thượng sư Trần Kiện Dân nói như vậy, tất cả các hành giả Mật tông và tất cả các tổ sư Mật tông cổ kim đều nói như thế, cùng nhau chủ trương “Phật pháp xuất hiện ở nhân gian, càng về sau càng thắng diệu, càng về sau càng cứu cánh, cho nên Mật tông xuất hiện sau cùng là cứu cánh nhất, thắng diệu nhất”. Những cách nói có tính chất tôn sùng Mật giáo và hạ thấp Hiển giáo như thế xưa nay xuất hiện đầy rẫy trong ngôn từ và thư tịch lưu truyền của tất cả các Thượng sư Mật tông. Thế nhưng Thượng sư Trần Kiện Dân và tất cả các Thượng sư cổ kim của Mật tông kỳ thực đều hiểu sai về cái lý duyên khởi Chân Như, thứ nữa là đều hiểu sai về ý nghĩa thật sự của duy tâm chân thường trong Phật địa cứu cánh, vì thế mới có những ngôn từ hạ thấp duyên khởi Chân Như và duy tâm chân thường (về cái lý của duyên khởi Chân Như và chính lý của duy tâm chân thường, xin xem thêm biện chứng trong Tiết 2, Chương 6 cuốn “Chính pháp nhãn tạng – Hộ pháp tập” của tôi, ở đây không giảng giải thêm).

Các Thượng sư kim cổ của Mật tông và tất cả các hành giả Mật tông cũng không biết rằng những gì mình nói đều không đúng với Phật pháp, đều không tự biết Mật pháp mà mình tu kỳ thực xưa nay đều không phải là Phật pháp, thế nhưng ai nấy đều tự hào rằng đó là Phật pháp tối cứu cánh đến sau ngồi cao, ngược lại còn hạ thấp chính pháp thực sự của Hiển tông là pháp khó có thể khiến người ta thành Phật, chỉ là pháp môn tu hành Nhân địa, còn mình thì tự hào rằng Mật tông là pháp môn “tu hành quả địa”. Những người có sự hiểu lầm tai hại đó quả thật là những người đáng thương.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0