LẠT MA NHÂN BA THIẾT Ở PARIS

(Những tín đồ này tu thiền như vậy thật khiến người ta khó mà tưởng tượng nổi)Chủ nhật, ngày 6 tháng 11 năm 2011

Phóng viên: Elodie Emery - Tuần báo Marianne nước Pháp

Sogyal Rinpoché (Sách Giáp Nhân Ba Thiết), vị Lạt Ma Tây Tạng nổi tiếng này vừa kết thúc khóa tu thiền bốn ngày ở Paris. Phương thức dẫn dắt người phương Tây tu thiền của vị đại sư Phật giáo Tạng truyền này vô cùng hấp dẫn người địa phương. Thế nhưng, sự lạm dụng quyền lực vô hạn định của vị đại sư Tây Tạng nổi tiếng này, và các mối quan hệ với đệ tử thân cận nhất của ông ta đã khiến cho những tin đồn về ông Sogyal Rinpoché này ngày càng tăng lên.

Bài báo đưa tin về Trung tâm tu thiền của Sogyal Rinpoché, Trung tâm Núi Lerab như sau:

(Đoạn tán gẫu giữa những người tham gia)

- "Cái ông Sogyal Rinpoché này, anh có biết không?"

- "Cho đến nay thì tôi mới chỉ gặp ông ấy có một lần, ở trong hội nghị tổ chức tại Amsterdam".

- "Tôi ở bên ông ấy một tuần...Tôi cảm thấy đó là một vinh dự lớn lao".

Ở ngôi chùa Phật giáo hào hoa trên đỉnh núi Roqueredonde Lerab vùng Heart thuộc dãy núi Les Cévennes, khi Trung tâm thông báo đại sư đến, sẽ thăng tòa tại vị trí hoa sen, lúc này vẻ hưng phấn của các đệ tử cũng đã đạt đến tột đỉnh.

Các đệ tử của ông ấy đều chăm chỉ luyện yoga, đồng thời hết sức lắng nghe giới thiệu về Trung tâm tu thiền lần này. Bọn họ sẽ ở đây tổ chức một hoạt động kéo dài 8 ngày. Họ rất chú ý đến quy định về tu thiền lần này, ngoại trừ giữa bãi đỗ xe ra thì tất cả đều không được phép uống rượu, hút thuốc, đồng thời cố gắng hết mức ít dùng đến điện thoại di động. Các đệ tử đều tuân thủ quy định, ai nấy đều mong đợi để được gặp vị đại sư mà mình đã ngưỡng mộ trong lòng từ lâu.

Vậy Sogyal Rinpoché là ai vậy? Đó là một vị Lạt Ma nổi tiếng thế giới. Ông ta sinh năm 1947 tại Tây Tạng, ngay từ đầu đã được coi là nhân vật chuyển thế của một trong những vị thày của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, một người rất được tôn trọng ở xã hội tôn giáo Tây Tạng. Năm 1971, sau khi ông ta đến châu Âu, thì bắt đầu truyền thụ những tri thức cơ bản về Phật giáo Tạng truyền cho những người phương Tây. Ông ta có một nỗi niềm tha hương mới và sự nhiệt tình tu luyện tâm linh trước hiện tượng nhóm nhân loại mới Hippy bài xích Cơ Đốc giáo.

Đầu óc hiện đại hóa, thân thể tộc người Tạng

Sogyal Rinpoché khá béo tốt, nhưng tinh lực dồi dào, dáng người thấp nhỏ. Ông là người sáng lập ra Trung tâm núi Lerab. Ngôi chùa lấp lánh ánh vàng này, khi khánh thành vào năm 2008, đã được xếp hạng rất lớn, có Đạt Lai Lạt Ma, Nicolas Sarkozy và Carla Bruni (vợ chồng tổng thống Pháp), Bernard Kouchner (người sáng lập tổ chức Thày thuốc không biên giới và Thày thuốc thế giới) và Rama Yade (Đại sứ của Pháp tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) đều đến dự. Đến nay, Trung tâm này mỗi năm đều tiếp nhận 2000 đến 3000 học viên.

Cuốn sách tuyên truyền nói rằng Sogyal Rinpoché: "Ông là một đại sư lừng lẫy, trí tuệ và kinh nghiệm của nền Phật giáo hơn 2000 năm, kỳ thực đều hiển hiện trên người ông. Ông ấy có tinh thần hiện đại của thế giới nằm trên thân thể Tây Tạng của mình (hoặc ngược lại cũng vậy). Đại sư đã giúp đỡ người châu Âu tìm kiếm ý nghĩa chân thực của sinh mệnh. Ông ấy cũng tụ hội đủ quyền uy tinh thần của Hiệp hội 130 Trung tâm Phật giáo Rigpa nằm ở 41 quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng là tác giả cuốn sách "Tử thư Tây Tạng" được bán hơn 2 triệu cuốn trên khắp thế giới". Đồng thời, Sogyal Rinpoché còn là món ăn và người tình về mặt tinh thần của Lady Gaga (một ngôi sao nhạc Rock hàng đầu), nhưng danh tiếng và sự thành công của ông ấy còn có kèm theo cả những bê bối tình dục nữa.

Không phải là sách của Rinpoché (Nhân Ba Thiết) làm ông ấy nổi danh, mà điều quan trọng nhất là ông ấy thành danh nhờ vào lạm dụng quyền lực vô hạn đối với các đệ tử thân cận nhất của mình (xem phần dưới)...

Tháng 7 năm 2011, có 500 người đã tham gia một khóa tu thiền ở Trung tâm Lerab nơi thắng địa nghỉ mát, họ đến từ các nước Ý, Hà Lan, Đức, Anh hoặc Pháp. Họ đã từ bỏ kỳ nghỉ hưởng thụ đồ uống màu hồng (Cocacola) ở trên bãi biển, để đến đây 8 ngày cách ly với thế giới bên ngoài, hy vọng có thể phát hiện được bí mật của sinh mệnh. Trong số này, có rất nhiều dân Hippy thời những năm 50 (của thế kỷ 20) và hai thanh thiếu niên dòng Gothic, cùng những người dân bình thường khác. Có người đến một mình, cũng có cặp vợ chồng hoặc cả nhà cùng đến. Những người đến tham gia không hẹn mà nên, đều cùng trải những tấm đệm quý để khi ngồi xếp chân mấy tiếng đồng hồ có được cảm giác thoải mái nhất. Họ đã đem những đồ vật xếp đống trước mặt dịch chuyển dần sang hai bên chỗ ngồi để mình có thể nhìn thấy được vị đại sư của lòng mình (đại sư chỉ cao 1,3m). Các nhà thiết kế của chùa đã lắp thêm rất nhiều màn hình trong các phòng khác nhau. Lại có cả người dịch nói chuyên nghiệp để phiên dịch tiếng Anh của Sogyal Rinpoché (Ông ấy nói tiếng Anh kiểu "Is dat clear? D'you undeustand?), đồng thời cũng dịch sang các ngôn ngữ khác nhau.

Nhục nhã trước đại chúng

Vị đại sư mặc áo choàng màu cam cuối cùng cũng đã xuất hiện, vẫn cái dáng vẻ ông ấy xuất hiện vào buổi trưa hàng ngày. Lúc này thì 500 người hâm mộ vĩ nhân đang chăm chú theo dõi từng cử động trên người ông ấy. Đồng loạt bắt đầu, trong không gian hữu hạn này, cái động tác rất khó thực hiện đối với người khác thì họ đã hoàn thành: đầu gối, bụng và trán chạm sát đất, đó là cách thức lễ Phật thành kính nhất trong Phật giáo. Họ cho rằng, để nhìn thấy được vị đại sư kính ngưỡng trong lòng, thì tất cả những việc này đều xứng đáng.

Có một người phụ nữ nói khẽ với chồng mình: "Tóc ngài ấy sẫm hơn lần gặp trước, có đúng không?"

"Nhân Ba Thiết", từ này trong tiếng Tây Tạng (Rinpoché) có nghĩa là "Đồ báu trân quý", hoặc có lẽ vì muốn chăm sóc vẻ bề ngoài mà ông ấy đã nhuộm tóc. Nhưng trên thực tế thì chúng ta đều biết rằng đầu bạc vẫn có sức cuốn hút của đầu bạc.

Buổi trưa hôm ấy, đại sư bốc hỏa, đứng trong ngôi chùa bày biện quá nhiều đồ trang sức, chỉ vào sau lưng một bức tượng Phật vàng cao 7 mét, bức tượng của một vị đại sư khác mà mắng chửi. Ông ta lạnh lùng hỏi vị trợ thủ của mình: "Cái bức tượng này ở đó làm cái gì? Tại sao lại đặt ở đó?" Tiếp theo đó thì biến thành 20 phút chửi bới đầy kích động, đồng thời còn chửi cả từng vị tỳ kheo ni đang dịch chuyển bức tượng và những người xung quanh vị nữ tu ấy. Nhưng những "lời giáo huấn" ngày hôm nay, mọi người nhanh chóng đã được làm quen rồi. Tính khí của ông ấy kém rất nhiều so với vị Đạt Lai Lạt Ma ôn hòa. Ông ta gầm rống ở trên ngọn núi Lerab, còn cười giễu và chỉ trích những nhân viên làm việc của mình, thường là vì những chuyện như một tấm ảnh, hoặc cốc nước, hoặc do cửa đóng không chặt, mà ông ta có thể sỉ nhục người công khai và cả công kích nhân thân nữa. Ví dụ, ông ta nói: "Ăn mặc như vậy khiến tôi cảm thấy có lẽ phải mua bộ Âu phục cho ông ta, hay là chúng ta nên cắt tóc cho anh ta..." (Ông ta sỉ nhục đệ tử của mình quá đĩ điếm, khiến đại chúng phải bật cười).

Những chuyện xảy ra như vậy, khiến một số đệ tử không khỏi nghi vấn trong lòng. Laura, một cô gái 31 tuổi người Pháp nói: "Tôi không thể tưởng tượng nổi đây lại là tác giả của cuốn 'Tử thư Tây Tạng', tất cả những gì trước mắt và vị đại sư mà tôi tôn sùng không kết nối được với nhau, những hành vi như vậy khiến tôi hoài nghi trong lòng".

Những vị đệ tử mới đến này, họ đều tán đồng một sự việc: "Tại sao trên thế giới này lại có người chấp nhận muốn làm trợ thủ cho ông ấy, thậm chí là khom lưng phục vụ ông ấy? Thật đúng là không thể hiểu nổi".

Một người Mỹ tên là Jack thừa nhận rằng, trên thực tế thì vị đại sư này mỗi ngày gây ra ít nhất 10 câu chuyện cười, nhưng với anh ta mà nói thì đó lại là một chủ đề hoàn toàn mới. Anh ta còn nói chắc như đinh đóng cột rằng: "Nếu như anh không hiểu rõ mục đích của chúng tôi, thì sẽ không thể hiểu được rằng đại sư làm thế là để phá vỡ những thói quen và quan niệm của anh".

Cho nên, các đệ tử không hề tức giận chút nào. Bọn họ tiếp tục chuẩn bị tiếp thu những bài học mới (chuyện cười) trong chùa vào 9 giờ sáng hôm sau.

Ngày thứ ba là bài kiểm tra lớn đối với sức chịu đựng của hàng trăm đệ tử và đập vỡ tất cả các quan niệm

Một người Hà Lan hơn 40 tuổi, đứng trước hàng trăm người và vợ của mình trong ngôi chùa, chủ động thực hiện nghi lễ sám hối. Người đàn ông này thảo luận trước pháp hội về vấn đề hôn nhân của mình. Ông ta hỏi rằng làm thế nào để cho ông và vợ mình có được một cơ hội mới? Đại sư biểu diễn của chúng ta, Sogyal Rinpoché trả lời: "Anh có ý định tặng cho cô ấy một nụ hôn bất ngờ không? Hoặc là làm tình nồng nhiệt với cô ấy? Có hay không vậy? Nếu như không có, thì anh hãy đi luyện Karate đi. Có lẽ sẽ thành công đấy".

Đoạn đối thoại thú vị này đã khiến cho các đệ tử cười như nắc nẻ.

Vị đại sư lại nói: "Phải rồi, anh là người Hà Lan phải không? Người Hà Lan rất là gay go đó. Có lẽ anh nên trao đổi cho tốt với vợ mình đi, có nhẽ anh không hiểu giao tiếp với cô ấy như thế nào rồi. Anh có thể thử nói một cách đơn giản với cô ấy rằng, Jawohl, Jawohl, tình yêu của anh".

Trong Phật đường, vị đại sư biểu diễn của chúng ta Sogyal Rinpoché lại giành được những tràng pháo tay và tiếng cười rộn rã.

Lúc này, điều mà mọi người không ngờ đến đã xảy ra. Người đàn ông đó bắt đầu nói với mọi người lý do tại sao anh ta khiến vợ mình phẫn nộ. Anh ta nói: "Công việc 25 năm nay của tôi là dạy dỗ những đứa trẻ thiểu năng. Có một hôm, tôi đã lạm dụng thân phận của mình, đã xâm hại tình dục đối với một trong số những đứa trẻ đó".

Lúc này thì các đệ tử bắt đầu run lên. Anh ta nói tiếp: "Sau đó, tôi đã kể chuyện này với vợ tôi, cô ấy bắt đầu trở nên rất sợ tôi. Cô ấy lo sợ rằng, tôi sẽ làm chuyện tương tự với đứa con gái 4 tuổi của chúng tôi".

Đại sư trầm mặc trước người vợ thiếu vắng nụ cười của người đàn ông Hà Lan. Vị đại sư biểu diễn Sogyal Rinpoché của chúng ta sau đó không còn nói những chuyện gây cười nữa.

Anh ta lại nói tiếp: "Có một hôm, cô ấy buộc phải xa nhà vài ngày. Tôi chuẩn bị đi tắm với con gái...nước nóng quá, tôi có một cảm giác bất an, nhưng tôi có thể nghe thấy và nhìn thấy...Tôi không thể nào nhúc nhích được, đó là vì con gái tôi đã quan hệ tình dục bằng miệng với tôi".

Phật đường im phăng phắc... Sogyal Rinpoché lại tiếp tục nói: "Có thể nói ra chuyện này trước mặt mọi người, đó là một sự thổ lộ vô cùng dũng cảm, những tiếng vỗ tay đồng tình hãy nổi lên cho chúng ta và người đã kể ra hai câu chuyện về bệnh ái nhi tội lỗi này".

Đến buổi tối, Trung tâm thông báo: "Người đàn ông tự thuật chuyện mình đã rời đi rồi" và "sau này sẽ có người chuyên trách đến chăm sóc ông ấy".

Buổi tối, các đệ tử tách riêng ra thảo luận. Các đệ tử tu hành lâu nhất sẽ dẫn dắt các đệ tử mới thảo luận và phân tích. Họ thảo luận vì sao có người lại có cảm giác phẫn nộ đối với khóa tu thiền lần này.

Một nữ đệ tử tu hành trên 60 năm chậm rãi nói với cô gái trẻ tuổi đang chảy nước mắt: "Cô có phản ứng cảm giác mãnh liệt như vậy, điều này rõ ràng là rất thú vị, nhưng tôi thì lại 'bát phong bất động'. Đối với tôi mà nói, cho dù là những câu chuyện ghê gớm hơn nữa thì tôi cũng không động lòng".

Cứ như vậy, sang ngày hôm sau, mọi người đều nhanh chóng quên đi sự kiện "về người Hà Lan tự thuật chuyện mình".

Mọi người đều rất yên lặng, lắng nghe đại sư đánh rắm!

5 ngày đã trôi qua. Mỗi người đều lấy việc chuyên tâm thuần phục cái tâm không vui vẻ này làm mục đích. Phương pháp này có thể đánh thức vị Phật trong tâm mỗi người. Để đạt đến mục tiêu này, mọi người phải học tập theo lời giáo huấn của Rinpoché, bởi vì đây hẳn là pháp môn duy nhất.

Khi đại sư nói rất rõ ràng, mọi người đều có thể hiểu được nguyên tắc cơ bản của tĩnh tọa. Các đệ tử đều rất vui mừng rửa tai lắng nghe, đó chính là mục đích vì sao họ đến đây. Trên Phật đường là một cảnh tượng hết sức tĩnh lặng, mọi người đều lắng nghe sự tĩnh lặng trong nội tâm, và cảm nhận sự tĩnh lặng trong lòng do tâm định đem tới. Nhưng rất rõ ràng rằng, khoảng thời gian này quá ngắn, vị đại sự của chúng ta lại nhanh chóng biến thành một anh hề Tây Tạng. Ông ấy bắt đầu mô phỏng tiếng đánh rắm, hoặc mô phỏng tiếng rung phát ra từ chiếc máy mát xa. Hoặc có lúc trong thời gian tu thiền, vị đại sư của chúng ta lại có phần lớn thời gian lạnh nhạt với học viên của mình, chỉ vì ông ấy ngứa lưng mà gãi không đúng chỗ ngứa.

Trong lúc ăn trưa, các học viên chia sẻ với nhau ấn tượng của mình đối với đại sư. Các đệ tử tu hành lâu ngồi xen giữa các đệ tử mới vào. Các đệ tử tu lâu nêu ra những ý kiến chính xác, họ nói: "Cái ngộ quan trọng nhất là không được 'chống lại' những lời dạy của đại sư. Chỉ có những học viên không ngừng phụng hiến thì mới có thể kết nối thực sự được với Rinpoché về mặt tâm linh".

Họ còn giải thích rõ thêm rằng: "Tất cả hãy làm theo giáo nghĩa, không nên nghĩ quá nhiều".

Nói một cách khác, vị đại sư này đối với các đệ tử mà nói, thì là: Ta là sếp của anh, ta cũng là chủ nhân của anh, tất cả mọi việc anh phải nghe lời ta.

Vào đầu tuần này, đại sư nhấn mạnh trọng điểm nằm ở giao tiếp - kết nối. Nhưng kể từ ngày thứ tư trở đi, đại sư đột nhiên lại thay đổi chủ ý, đồng thời đề nghị hủy cuộc hội thảo vào buổi chiều, ông cho rằng hội thảo không có ích gì.

Đại sư cũng đề nghị với các học viên mới đến rằng: "Không nên hỏi quá nhiều vấn đề, khi đứng trước mặt đại sư, các anh chị hãy trầm tư, lắng nghe âm thanh của đại sư, bởi vì âm thanh này có pháp lực đặc biệt. Âm thanh này có thể cầu phúc cho anh, đặc biệt là khi mà tâm anh không an định".

Sogyal Rinpoché nói rõ ràng rằng, pháp môn âm thanh của ông ấy đã được chứng minh là rất có hiệu quả. Ông ấy còn nói với các học viên rằng, pháp môn âm thanh của ông ấy đã từng chữa lành cho một số đệ tử mắc bệnh ung thư hoặc khôi phục thị lực cho họ. Bởi vì pháp môn âm thanh này đều có được gia trì bằng thần lực của Sogyal Rinpoché.

Đại đa số các đệ tử đều đồng ý tuân theo đề nghị của đại sư. Dù sao họ đã bỏ ra một cái giá rất lớn, họ đều hy vọng đạt được lợi ích lớn nhất từ trong trải nghiệm tu thiền lần này.

Học viên = máy rút tiền ngân hàng của đại sư

Học viên trẻ tuổi nhất (thường là nghèo rớt mùng tơi), họ đã bỏ ra 500 euro để có thể được nghe lời dạy của đại sư, lại được hưởng thụ các món ăn (mỗi bữa ăn trừ rau ra thì toàn là rau). Trung tâm còn cho phép họ dựng lều ở sân bóng trong rừng. Thế nhưng, bên cạnh toa lét trên sân bóng trong rừng đó có rất nhiều muỗi, vì thế mà tất cả các lều đều dựng cách xa toa lét. Với khoảng cách xa như thế, nó đã khiến cho tất cả những người muốn đi toa lét vào ban đêm đều tựa như một dũng sĩ viễn chinh trèo đèo vượt núi. Ngoài ra, nhiều cơn mưa vào buổi tối và cái lạnh thấp hơn 7 độ (Trung tâm nằm ở độ cao 850 mét so với mặt biển) cũng khiến cho những đệ tử giàu nghị lực nhất không thể không đề nghị rời đi. Vào buổi tối thứ sáu, một cô gái người Pháp đã chọn chỗ ngủ trên con đường mà Sogyal Rinpoché sẽ phải đi qua, cô đã yêu cầu đại sư cho mình một chỗ ngủ thoải mái. Hành vi bất chấp tất cả và những vết thâm quầng dưới mắt của cô ấy đã làm đại sư cảm động. Đại sư mời cô ấy đến qua đêm ở biệt thự riêng tại địa phương vào đêm hôm sau... Đến lúc đó thì dường như tất cả các cô gái có mặt ở đấy đều nắm chặt tay nghĩ thầm tại sao mình lại không áp dụng cách tương tự như thế...đành phải chấp nhận nộp thêm mấy trăm euro để nhờ Trung tâm thuê hộ một căn nhà gỗ nhỏ qua đêm, chứ không để mình chịu lạnh cóng trong lều nữa.

Các học viên còn phải tham gia các nhiệm vụ thường nhật của chùa nữa. Cái này được gọi là nhiệm vụ "chuyển Pháp luân". Các học viên tu hành lâu nhất đều không chút do dự, lập tức đứng dậy đi quét dọn toa lét. Những người khác thì càng nguyện mong chìa bàn tay hỗ trợ làm kế toán. Với cái giá thấp nhất là 500 euro nhân với 2000 hoặc 3000 người hâm mộ, tính toán mức thấp nhất, thì mỗi khóa tu thiền này có thể đem lại cho Trung tâm từ một triệu đến một triệu rưỡi euro.

Đương nhiên là các học viên còn có thể đóng góp nghĩa vụ bằng cách mua các đồ từ cửa hàng Phật cụ của Trung tâm. Trong cửa hàng này, anh có thể mua được sách và tranh ảnh của đại sư. Đương nhiên, chỗ này cũng đem lại cơ hội cho đại chúng, để mọi người thưởng thức tài nghệ kinh doanh của các tín đồ Phật giáo, để mọi người biết rằng các tín đồ Phật giáo cũng không hề thiếu ý thức kinh doanh. Nào là cốc Trung tâm Phật đường Lerab, đệm ngồi đả tọa của Lerab, cả cái áo phông có dòng chữ "Tôi muốn tĩnh tọa", ngoài ra, mọi người cũng có thể tìm được những đồ kỷ niệm và sách Phật khác nữa.

Mỗi lần khi pháp hội tu thiền kết thúc, mỗi học viên thông thường sẽ tiêu tốn khoảng 70 euro để mua đồ kỷ niệm đem về nhà. Trong thời gian tu thiền, mỗi học viên đều tận sức cống hiến tiền mặt của mình, tổng kết thu hoạch sau một tuần là: Ngoại trừ những đồ kỷ niệm đem về nhà ra, còn có việc mỗi ngày đả tọa giữ cho đầu óc tĩnh lặng, rồi nghe Sogyal Rinpoché thuyết pháp. Về pháp của Sogyal Rinpoché, đại khái có thể quy nạp bằng một câu đơn giản thế này: "Phải tiếp tục a dua phụng thờ Sogyal Rinpoché".

Nhưng cho đến nay, những tiếng oán thán mà chúng ta nghe được vẫn còn rất ít...

Tất cả những cái tên trên đây đều đã được sửa đổi (trừ tên của Sogyal Rinpoché).

Nghề nghiệp: Nô lệ của đại sư

Tháng 11 năm 1994, Janice Doe (đã đổi tên) đã kiện và tố cáo Sogyal Rinpoché có hành vi "ngược đãi tình dục, tinh thần và thân thể" đối với một phụ nữ. Chuyện này cuối cùng đã được hòa giải bằng tiền ngoài tòa án. Cho đến nay thì không có thêm vụ kiện nào mới, nhưng trên các diễn đàn mạng quốc tế thì đầy rẫy các bài viết của các học viên khác nhau đã rời bỏ Sogyal Rinpoché. Họ đều nhất trí không tán đồng các hành vi của Sogyal Rinpoché. Daniel Genty là người sáng lập blog "Con đường tinh thần", blog của anh ấy còn gọi là "Phương thức của linh hồn". Vào tháng 10 năm 2007, anh ấy cho đăng một đoạn trích dẫn từ "Tử thư Tây Tạng". Điều anh ấy không ngờ là, đoạn trích dẫn này có đến không dưới 462 lời bình luận hồi đáp. Trong đó, có không ít hồi đáp chỉ trích vị lãnh tụ tinh thần to lớn này, đó chính là vị đại sư của núi Lerab.

Tây Tạng có truyền thống xưng hô về Rinpoché (Nhân Ba Thiết), đây là di sản truyền thống cuồng tín "Thánh nhân", là tiêu chuẩn không phù hợp ở thế giới phương Tây, bởi vì tất cả các hoạt động của Rinpoché, bao gồm cả hành vi tình dục, đều được cho là có thể dẫn dắt học viên minh tâm khai ngộ. (Chi tiết xin xem phỏng vấn chuyên đề với nghiên cứu sinh tiến sĩ Nhân loại học Marion Dapsance).

Có một người khá thân cận với đại sư nói: "Đại sư tựa như một đống lửa, nếu như anh đứng cách xa một chút thì sẽ cảm thấy lạnh lẽo, nhưng nếu anh tiến lại quá gần thì sẽ bị ông ấy đốt cháy". Mimi, một người làm trợ lý công việc cá nhân cho đại sư 3 năm, cô ấy thuộc về nhóm những người bị đốt cháy. Mimi nói: "Công việc của tôi là phục mệnh cạnh đại sư, quét dọn, thay thuốc, truyền lệnh cho người khác. Hàng ngày tôi đều ngủ dưới chân giường của ông ấy, đó là đại sư yêu cầu tôi ngủ dưới chân giường ông ấy đấy. Tôi phải phục mệnh chuẩn bị tất cả mọi thứ...Đợi lệnh bên cạnh ông ấy không phải là chuyện dễ dàng gì. Mỗi lần Rinpoché đi ra ngoài, cần phải huy động mấy chục người, đồng thời phải tuân theo quy định nghi thức của hoàng gia Anh. Những thị giả có đặc quyền đó đều phải hành động dựa trên các quy tắc mười mấy trang, ví dụ như phải đảm bảo trên xe có đầy đủ thức ăn và đồ uống. Ngoài ra, phải đảm bảo chắc chắn rằng trước khi Rinpoché đến thì phải chuẩn bị đi mở cửa. Ông ta còn yêu cầu trên thực đơn nhất định phải có thịt bò (Đại sư Rinpoché của chúng ta không phải là người theo chủ nghĩa ăn chay, ông ấy rất thích ăn thịt bò), hay như chỗ ngồi bên tay lái nhất định phải để trống...Những yêu cầu quy tắc này đúng là không có giới hạn gì cả".

Mimi nói tiếp: "Chế độ này được thực hiện qua 4 tháng, mọi người đều mệt nhoài, không còn có cả thời gian để suy nghĩ nữa. Có một hôm, ông ta yêu cầu tôi cởi sạch quần áo. Tôi coi chuyện này như là một khảo nghiệm cao cấp mà tôi dâng hiến cho Rinpoché". Cái "khảo nghiệm" này, Rinpoché từng nói đó là một cơ hội rất tốt để minh tâm khai ngộ, cho nên cô ấy không tiếc bằng mọi giá phải giữ bí mật câu chuyện này. Đến nay, cô ấy đã khẳng định là đã từ bỏ Rinpoché, cho nên vị nữ đệ tử này đã quyết định công bố ra đại chúng.

Cô ấy đứng ra làm chứng về việc Rinpoché lạm dụng quyền lực. Sự chứng kiến của cô ấy trở thành một phần của phim tài liệu "Xâm hại tình dục dưới danh nghĩa khai ngộ". Bộ phim tài liệu này do Deb Goodwin làm đạo diễn, từng phát trên kênh Vision TV của Canada ngày 23.5.2011.

Mimi hiện đang viết một cuốn tự truyện nói về thời gian tu học Phật giáo Tạng truyền

Trung tâm của Sogyal Rinpoché hồi đáp rằng, Sogyal Rinpoché không phải là một vị hòa thượng, cho nên ông ấy có quyền thực hiện hành vi tình dục. Các nữ đệ tử của ông ấy, nếu như tình nguyện thì đều có thể lên giường với ông ấy. Tất cả những gì mà đại sư làm đều là vì muốn đem lại cho họ một hy vọng minh tâm khai ngộ, để các nữ đệ tử thông qua pháp môn phương tiện này có thể trực tiếp thành Phật. Các nữ đệ tử nếu như không hiểu được rằng họ đã may mắn như thế nào, thì có nghĩa là họ có ngã chấp và nghiệp chướng quá nặng. Đó là điều vô cùng đáng tiếc và bất hạnh.

Toàn văn bài báo tiếng Pháp ở đây:

https://www.marianne2.fr/Le-lama-Rinpoche-a-Paris-pas-si-zen-ces-bouddhistes_a211593.html


Từ khóa: Phật giáo Tạng truyền, Lạt Ma, Nhân Ba Thiết, Sogyal Rinpoché, Đạt Lai Lạt Ma, Tây Tạng


Bài trước: SHANGRILA: THIÊN ĐƯỜNG CHƯA TỪNG TỒN TẠI

Bài sau: LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÚ “OM MA NI BÁT MÊ HỒNG” CỦA MẬT GIÁO CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Trang chủ

Lượt xem trang: 40