SHANGRILA: THIÊN ĐƯỜNG CHƯA TỪNG TỒN TẠI

Shangrila của tôi nằm trên đường chân trời đã biến mất ở Tây Tạng. Bộ phim đen trắng của Frank Capra (1937) được thực hiện trên cơ sở tiểu thuyết cải biên của của James Hilton. Câu chuyện này đã gây xúc động mãnh liệt đến tâm thức tôi thời thơ ấu. Tuy rằng hiệu ứng đặc biệt thô lược của bộ phim này từ lâu đã không còn gây cho tôi bất kỳ sự kinh ngạc nào nữa, nhưng tôi vẫn còn nhớ được kết cục của bộ phim ấy. Thiên đường trong bộ phim của Hilton/Capra nằm ẩn trong một hang núi thuộc dãy Himalaya, là biểu trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Phật giáo, một thế giới hài hòa trong nền thống trị hòa bình. Shangrila tươi đẹp như vườn thơ trong phim vẫn luôn là Tây Tạng trong lòng tôi bao nhiêu năm nay, hơn thế nữa, tôi cho rằng đến bây giờ vẫn còn có rất nhiều người có suy nghĩ trong lòng giống như tôi năm xưa.

Ngọn lửa Áo Vận Hội đã được đốt lên vào ngày 24.3, thời gian khai mạc Áo Vận Hội tại Bắc Kinh cũng chỉ còn tính ngược từng ngày, sắp đến nơi rồi. Mấy tuần nay (tại Tây Ban Nha), có một số người đi theo ngọn đuốc Áo Vận Hội phản đối Trung Quốc chiếm lĩnh lãnh thổ Tây Tạng. Trong bộ phim của Capra, người Trung Quốc đóng vai những kẻ xấu xa, còn những người dân Tây Tạng trên ngọn núi Himalaya thì sinh sống trong một thế giới hài hòa như vườn thơ, dưới sự thống trị hòa bình của các Lạt Ma. Bộ phim này có thể nói là sự quảng cáo hay nhất cho Đạt Lai Lạt Ma khoác bộ áo đỏ và các đồ đệ của ông ta ngày nay. Thế nhưng, trên thực tế thì không phải vậy. Khi người Trung Quốc chưa tiến vào Tây Tạng, thì Tây Tạng đã là một xã hội thần quyền thống trị tàn khốc kiểu phong kiến rồi, cũng hắc ám y hệt như Vatican thời xưa.

Bởi vì trước năm 1949 thì mảnh đất này hoàn toàn không phải là một thế giới vui vẻ hạnh phúc dưới sự thống trị của các Lạt Ma. Tất cả vốn dĩ không phải là như vậy.

"Nếu so với người dân các nơi khác, thì người Tạng rất yêu mến hòa bình", đó là lời tuyên bố của tôn giả Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso vào năm ngoái, nói về đất Tây Tạng mà ông ấy đăng cơ (lên ngôi), thì có lẽ người Tạng bị o bế khép kín ở đầu thế kỷ này là những người dân yên tĩnh hữu ái. Nhưng cho dù là như thế đi chăng nữa, thì cũng là vì họ sống trong sự sợ hãi, là vì xã hội mà trước khi người Trung Quốc còn chưa tiến vào Tây Tạng là một chế độ phong kiến tàn khốc, kẻ thống trị tối cao của họ chính là Đạt Lai Lạt Ma. Còn những kẻ thống trị khác chính là các Lạt Ma có địa vị khá cao, tức là các nhân viên và quý tộc nắm giữ thần chức. Họ đã thiết lập nên các giai cấp xã hội khác nhau, sau đó thì họ ngược đãi nhân dân Tây Tạng bằng các hình phạt thảm khốc khác nhau.

Quốc gia của người hầu và nô lệ

Đại bộ phận cư dân ở Shangrila, nếu như họ không phải là nô lệ, thì cũng là người hầu dưới con mắt của các nước phương Tây, nếu không thì cũng là một số tăng nhân và quyến thuộc của họ. Michael Parenti cũng đã thông qua các kênh và tác phẩm để chỉnh lý, sàng lọc một số hành vi dã man dưới chế độ Lạt Ma, trong đó bao gồm cả chế độ nô lệ, tiền thuế bất hợp lý đối với người dân, ngược đãi tình dục, tự viện cho vay lãi suất cao, hình phạt thảm khốc và hành quyết bí mật. Bởi vì chúng ta biết rằng, với một tín đồ Phật giáo mà nói thì cho dù là một con ruồi cũng không làm tổn hại. Trong cuốn sách "Thần thoại Tây Tạng" của mình, Colin GOLDNER đã nhắc đến "vì nguyên tắc của Phật giáo là cấm sát sinh, nhưng Lạt Ma thì lại thường xuyên hành hạ phạm nhân, khi phạm nhân chỉ còn lại một chút hơi tàn, thì bỏ mặc anh ta để anh ta tự sinh tự diệt. Nếu như phạm nhân không may chết đi, thì cũng là do nghiệp lực của bản thân anh ta, chẳng liên quan gì đến sự hành hạ cả".

Đạt Lai Lạt Ma thì đương nhiên hoài niệm về quá khứ rồi, chúng ta thử nghĩ xem, Đạt Lai ngày xưa có cung điện Bố Đạt Lạp (Budala) và một ngàn căn phòng, có đầy người hầu và nô lệ, hầu hạ ông ta rất tận tụy.

Lại nữa, mỗi khi bạn nghe Đạt Lai Lạt Ma, người giành được giải Nobel hòa bình nói người Trung Quốc chưa xâm nhập Tây Tạng, Tây Tạng dường như là một thế giới hoàn mỹ. Khi bạn nhìn thấy đại minh tinh của Hollywood Richard Gere cùng với Đạt Lai Lạt Ma bảo vệ nhân dân Tây Tạng trên màn ảnh, các bạn sẽ nghĩ như vậy ư?

Hàng triệu người phương Tây đã bị che mắt như vậy đó

Chúng ta hãy xem tiếp, Lobsang Rampa trên cơ sở Lạt Ma giáo Tạng truyền đã viết một cuốn sách nhan đề "Con mắt thứ ba", công bố vào năm 1956. Tác giả đã miêu tả cuộc sống và kỳ tích của mình trong 20 chương. Ông ta sinh ra ở Tây Tạng vào đầu thế kỷ này (thế kỷ 20), từ nhỏ đã được các Lạt Ma nhận định là Phật sống, và chịu sự giáo dục của các Lạt Ma, sau đó đến Trung Quốc học y học. Ông ta cũng đã từng bị giam giữ lại trại tập trung của Nga và Nhật Bản. Thật đúng là trải qua các cuộc phiêu lưu mạo hiểm trong nhân gian, kịch tính cao trào dữ dội. Trong đó, ông ta mô tả, khi ông lên tám tuổi, một thày giáo đã dùng một cái dùi rất nhỏ khoan vào xương sọ chính giữa trán ông, thế là mở ra con mắt thứ ba cho ông ta. Ông có thể tự do nhìn thấy vòng hào quang mà mình muốn, ông cũng có thể bay lên không trung đi du hành ngắm các kỳ quan ở các hành tinh khác. "Con mắt thứ ba" là một cuốn sách bán chạy, đã được phiên dịch thành nhiều ngôn ngữ khác nhau, đến nay vẫn chưa tuyệt bản.

Cuốn sách này có thể nói là một trong những cú lừa xuất bản lớn nhất trong lịch sử cận đại. Trước khi cuốn sách này được phát hành, nhà xuất bản Secker & Warburg đã từng đem bản thảo viết tay của cuốn "Con mắt thứ ba" đưa cho vài chuyên gia Đông Phương học xem qua, như Agehananda Bharati, Marco Pallis, Heinrich Harrer (Heinrich Harrer là tác giả của cuốn "Bảy năm ở Tây Tạng") và Hugh Richardson (cựu đại diện của chính phủ Anh ở Lhasa). Họ đều đưa ra kết luận giống nhau: Sách của Lobsang Rampa là một vụ lừa đảo. Agehananda Bharati phát biểu trên Bản tin Xã Hội Tây Tạng năm 1974, phê bình cuốn sách này rằng: "Hai trang đầu khiến cho chúng ta tin rằng tác giả không phải là người Tạng, hơn mười trang tiếp theo đã chứng minh ông ấy chưa từng đến Tây Tạng hoặc Ấn Độ. Ông ta cũng hoàn toàn không biết gì về diễn biến lịch sử của tộc Tạng và Lạt Ma giáo thời đó".

Trên thực tế, Shangrila không hề tồn tại, đó hoàn toàn chỉ là tiểu thuyết của James Hilton, sau đó thì bên điện ảnh đã cải biên cuốn tiểu thuyết này. Vì thế, tổng thống Franklin Delano Roosevelt đã đặt tên cho bộ phim này là "Trại nghỉ mát của tổng thống David".

Đến nay thì chúng ta đã tin rằng, Tây Tạng trước khi bị người Trung Quốc xâm nhập tuyệt đối không phải là xã hội hoàn mỹ nhất mà Đạt Lai Lạt Ma và những người tin theo ông ta thường nói. Rampa không phải là sư Lạt Ma, cũng chưa từng đến Tây Tạng. Ông ta tên là Cyril Henry Hoskin, là con trai của một thợ điện nước sống ở Devon, chưa từng đặt chân đến Tây Tạng, cũng không biết một câu chữ tiếng Tạng nào cả. Cuốn "Con mắt thứ ba" là một vụ lừa đảo, khiến người ta tin rằng đó là cuốn sách do một Lạt Ma vì Trung Cộng xâm nhập, nên mới phải tháo chạy khỏi Tây Tạng và viết ra.

Thần thoại về thiên đường Hymalaya quả là có tồn tại, nhưng không thể không thừa nhận đó là một thần thoại, mà thần thoại thì khác với thế giới thực tế. Không nên vì thần thoại mà lẫn lộn, lay chuyển thế giới quan của chúng ta. Maria trẻ tuổi trong bộ phim, vẻ đẹp của Shangrila, tất cả đều không phải là thật.

Tây Tạng muốn tự do? Điều này thì đúng, nhưng không phải là tự do dưới nền bạo chính của Trung Quốc hay dưới nền chính trị thần quyền tàn khốc của Lạt Ma, mà phải là được người Tạng tự do quyết định tương lai họ muốn có: Phải chăng là chịu sự thống trị của Trung Quốc, hay là chế độ phong kiến tàn khốc của Lạt Ma giáo, hay là chính quyền nào đó khác?

Tháng 3 năm 2008.

Giới thiệu tác giả: Luis Alfonso Gámez là một phóng viên người Tây Ban Nha và là đại diện của Trung tâm PENSAR tại Tây Ban Nha.

Đường link nguyên văn lấy từ: www.pensar.org/2008-03-gamez.html


Từ khóa: Shangrila, Đạt Lai Lạt Ma, Heinrich Harrer, Con mắt thứ ba, Bảy năm ở Tây Tạng, Lạt Ma giáo


Bài trước: ĐẠT LAI LẠT MA CHÍNH LÀ MỘT TÊN ĐẠI BỊP TÂM LINH TRÊN VŨ ĐÀI QUỐC TẾ

Bài sau: LẠT MA NHÂN BA THIẾT Ở PARIS

Trang chủ

Lượt xem trang: 27