LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÚ “OM MA NI BÁT MÊ HỒNG” CỦA MẬT GIÁO CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Tín đồ Mật giáo thông thường khi nhắc đến "Om Ma Ni Bát Mê Hồng", họ đều nói đó là kết tinh giữa nguyện lực và sự gia trì của Quán Thế Âm Bồ Tát, cho nên còn gọi đó là Tâm chú của Quán Thế Âm (Tiếng Tạng là Spyan Ras Gzigs - Bạch Quán Âm Bốn Tay). Lạt Ma giáo ngoài việc khắc lục tự Chân Ngôn lên trên đá, họ cũng thường khắc nhiều trên ống kinh xoay tròn.

Họ cho rằng sáu chữ chú Om, Ma, Ni, Bát, Mê, Hồng này nhiếp thụ mật ý của chư Phật vào làm thể tính của nó, nhiếp tám vạn bốn ngàn pháp môn vào làm tâm tủy, nhiếp ngũ bộ Như Lai và mỗi chữ trong Tâm chú của các Bí Mật Chủ vào làm Tổng trì Đà la ni của nó. Câu chú này là cội nguồn của tất thảy công đức phúc lành, là nền tảng của tất thảy tất địa lợi lạc. Đó chính là đạo sinh lên thượng giới và đại giải thoát. Nó quả thực thần kỳ như vậy ư? Niệm chú mà có thể siêu thoát sinh tử và được giải thoát ư? Vậy thì có thể không cần thiết phải tu hành nữa chăng? Hình như có một câu chuyện cười kể về người xuất gia Hải Đào nói niệm chú có thể trị bệnh đau răng, thế là có tín đồ niệm chú không dưới ngàn lần, cuối cùng vẫn phải đi khám bác sĩ nha khoa. Đây không phải là mê tín, thì cái gì mới là mê tín đây?

Trước hết hãy nói về chữ "Om". Nếu như chúng ta tra Đại Tạng Kinh, xem các kinh điển có liên quan đến chữ "Om", thì có thể tra được 16700 bài kinh có mối liên hệ với chữ "Om". Nhưng nếu chúng ta xem kỹ một chút thì sẽ thấy đại bộ phận là các kinh điển thuộc Mật giáo bộ, nếu không thì là chữ "Om" được thêm vào trong các nghi quỹ của Hiển giáo Đại thừa sau này.

Điều đáng nói là, trong rất nhiều kinh điển mà đại sư Huyền Trang đời Đường phiên dịch, kinh điển duy nhất bị Đại Tạng Kinh quy nhập vào Mật giáo bộ là "Chư Phật Tâm Đà La Ni kinh", thế nhưng trong bộ kinh này cũng không hề có chữ "Om". Còn các kinh điển khác do đại sư Huyền Trang phiên dịch, không có một bộ kinh nào thuộc về kinh điển Mật giáo.

Chúng ta có thể tra cứu đơn giản về thời đại phiên dịch Đại Tạng Kinh, thì thấy tông phái Mật tông độc lập và cường thịnh vào thời triều Đường mới xuất hiện ở Ấn Độ. (Tư tưởng) Mật giáo trong lịch sử, từ Đà la ni (Darani) chuyển hóa thành Trì minh (Vidya), rồi chuyển hóa thành Mạn đà la (Madala), rồi chuyển hóa tiếp thành Thản đặc la (Tantra) và Vô thượng Thản đặc la (Anuttara-tantra). Hai (ba) bộ đầu trong bốn bộ Mật tông ngay trước triều Đường đã khá hoàn chỉnh rồi, ví dụ khi truyền đến Trung Quốc, những người như An Thế Cao, Trúc Pháp Hộ, Khương Tăng Hội...đã tinh thông nó rồi (cho nên chú chữ Om đã xuất hiện nhiều trước thời nhà Đường, chẳng qua là không dịch thành chữ "Om" thôi). Thông thường mà nói, thì người ta lấy "Trì Minh chú tạng" dưới danh nghĩa (mạo danh) của Bồ Tát Long Thụ xuất hiện ở chùa Na Lan Đà (Nālandā Vihāra) làm mốc phân giới, Mật tông trở thành một tông phái độc lập. Mà phần lớn các kinh điển của Mật giáo đều là do các đại sư Mật giáo đứng đầu là nhóm Bất Không Tam Tạng phiên dịch sang tiếng Hán. Các đại sư Mật giáo này đều đến Trung Quốc sau khi đại sư Huyền Trang qua đời, và đem các kinh điển Mật giáo này dịch sang tiếng Hán.

Từ quan điểm nói trên, sẽ khiến cho người ta nảy sinh một số điểm hoài nghi dưới đây:

1. Các thượng sư Kim Cương "Phật sống" của Mật giáo trì chữ "Om" này, họ tự xưng rằng sự tu hành của họ vượt qua cả Phật giáo của Hiển giáo Đại thừa. Xin hỏi các vị thượng sư Kim Cương "Phật sống" của Mật giáo có bản lĩnh gọi là "tức thân thành Phật", năm xưa khi đại sư Huyền Trang đi khắp các vùng Ấn Độ, mở đại hội Vô Giá biện luận chính pháp, thì những người được gọi là thượng sư Kim Cương "Phật sống" này ở đâu? Tại sao không dám đứng ra biện luận với đại sư Huyền Trang?

2. Năm xưa, đại sư Huyền Trang đi lấy kinh là vì muốn tìm được kinh Phật thực sự, cho nên mới đến Ấn Độ. Nếu như các kinh điển Mật giáo là Phật pháp chân thực, vậy thì tại sao đại sư Huyền Trang hồi đó không mang chúng về Trung Thổ? Hơn nữa, vì sao đại sư Huyền Trang lại không phiên dịch dù chỉ là một cuốn?

Tôi đem tư liệu tra cứu được chia sẻ với mọi người một chút quan điểm, mọi người đừng có thất kinh đấy:

Giáo sư Rahul Peter Das trường đại học Hamburg nước Đức vào năm 1992 đã từng phát biểu một bài luận văn trên Tạp chí Xã hội Phương đông nước Mỹ (Journal of the American Oriental Society 112.3 -1992). Trong bài luận văn của mình, ông đã đề cập đến nội dung của sáu chữ "Om Ma Ni Bát Mê Hồng" này chính là sự kết hợp của bộ phận sinh dục nam nữ và sau cùng thì xuất tinh sinh ra hạt giống mới.

Các học giả Âu Mỹ khác nhau có nghiên cứu về Tây Tạng đều có sự giải thích tương tự, cho rằng "Ma Ni - Mani" là đại diện cho bảo thạch đá Kim Cương của người cha, còn "Bát Mê - Padme" là chỉ Hoa Sen của người mẹ, nghĩa là nói phải đặt bộ phận sinh dục của người cha vào trong bộ phận sinh dục của người mẹ. Mà mục đích cuối cùng của lời chú chính là mong cầu về cái "Om". Đặt bảo thạch đá Kim Cương (Linga cương cứng) của người cha vào trong Hoa Sen (Yoni sinh thực khí nữ) của người mẹ, cái này chẳng phải là giống với Siva Linga trong tư tưởng Tính Lực của Ấn Độ giáo hay sao? Chẳng qua là tăng thêm lời chú mà thôi.

Còn có học giả chỉ ra rằng sáu chữ "Om Ma Ni Bát Mê Hồng" này chính là sự giao hợp của sinh thực khí nam nữ, có điều là phải tích lũy, không được xuất tinh, nghĩa là chỉ pháp song tu mà tinh dịch không được chảy ra ngoài, chỉ được phép hấp thu linh khí của người nữ.

Còn có học giả (Phật giáo) Tạng truyền người Đức đã từng thỉnh giáo Xích Giáng Nhân Ba Thiết (Trijang Rinpoche, 1901-1981) (Xích Giáng Nhân Ba Thiết từng là vị thày giáo vô cùng quan trọng của Đạt Lai Lạt Ma ngày nay. Đạt Lai Lạt Ma sau khi thành niên có hai vị thày giáo là Á Tề Lâm Nhân Ba Thiết và Xích Giáng Nhân Ba Thiết, hai người này đồng thời cũng là giáo chủ phái Cách Lỗ, trụ trì chùa Cam Đan đất Cam Đan Trì Ba). Xích Giáng Nhân Ba Thiết cũng đã cung cấp lời phiên dịch rõ ràng và chính xác về sáu chữ "Om Ma Ni Bát Mê Hồng". "Ma Ni" đại diện cho bảo thạch đá Kim Cương của người cha, "Bát Mê" thì đại diện cho Hoa Sen của người mẹ, trải qua sự vận hành của "Hồng" mà xâm nhập, đem hai cái kết hợp với nhau, thì sẽ có đứa con được sinh ra. Đây chính là ý nghĩa chân thực của "Om Ma Ni Bát Mê Hồng". Đó là nội dung mà Lạt Ma Xích Giáng Nhân Ba Thiết đích thân nói với học giả Tạng truyền người Đức, đều có tư liệu để tham khảo.

Đồng thời, ví dụ như "Như ý luân Vô thượng Tổng trì tục" với tư cách là một trong ba bộ Mật tục Vô thượng Du Già (Yoga) xuất hiện sớm nhất, nó đã giải thích rõ ràng hạt châu (mani) và hoa sen (padme) chính là tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam nữ, dụ cho vòng châu báu (quy đầu) của người nam và hoa sen đại bảo (âm hộ) của người nữ. Câu chú sáu chữ này có hai tầng nghĩa bề ngoài (mặt chữ) và bên trong (tượng trưng): Về phương diện truyền giáo đối với xã hội đại chúng, thì đương nhiên phải lấy ngôn từ tích cực tán thán, dễ hiểu bề ngoài; nhưng về mặt thực chất, đối với những tín đồ đã chấp nhận (được) quán đỉnh Vô thượng Yoga - song tu mà nói, thì là ngầm tưới rót Mật pháp tu chứng cao nhất trong Mật giáo (Vô thượng Yoga - Song tu), khiến cho người trì tụng trong âm thanh bất tri bất giác mà thành tựu dâm ý (khẩu nghiệp), để làm sự chuẩn bị cho việc chính thức tu hành Song thân pháp sau này.

Xét về mặt pháp nghĩa, thì Mật giáo đã sao chép phần lớn từ Ấn Độ giáo, ví dụ như các pháp tức tai (tiêu tai), tăng ích, điều phục trong "A Thát Bà Phệ Đà" đã được nhiếp thủ (sao chép) trực tiếp trong "Đại Nhật Kinh", "Tô Tất Địa Kinh", "Kim Cương Đỉnh Kinh". Thế nhưng, trong "Tấn Tốc Kinh" thuộc "Bát Tụng Kinh Phẩm" lâu đời nhất của tiếng Pali thì Phật đã từng nói các tỳ kheo không được phép sử dụng A Thát Bà Phệ Đà, điềm mộng, tướng mặt và tướng sao (Xem "Kinh Tập" do Quách Lương Quân dịch).

Trong "Tăng Nhất A Hàm" có nói: "Có ba việc nếu như ẩn mật thì thắng diệu, lộ ra thì không còn thắng diệu. Ba việc đó là người nữ, chú thuật của Bà la môn, và các nghiệp tà kiến". Trong "Tứ Phần Luật" cũng nói: "Nếu tỳ kheo ni dạy người tụng đọc và tập chú thuật, thì mắc tội ba dật đề (Pāyattika)".

Mật giáo cơ bản không phải là Phật giáo, qua câu chú "Om Ma Ni Bát Mê Hồng", chúng ta có thể nhận ra rằng, kỳ thực nó chính là Siva Linga trong tư tưởng Tính Lực của Ấn Độ giáo đã bị biến tướng.

Lục tự đại minh chú "Om Ma Ni Bát Mê Hồng", câu chú ngữ này chính là "đồ giả", về cơ bản không phải là chú ngữ của Quán Thế Âm Bồ Tát. Mọi người hãy cẩn thận, đừng có bị lừa nhé!

TÀI LIỆU BỔ SUNG

Tài liệu 1: Journal of the American Oriental Society 112.3 (1992) page 11

The Indo-Aryan and Arabic words have later amalgamated, but as mani "jewel" is after all a well-known tantric term for "semen," it does seem more probable that this is the origin of the expression used in Sufi-yogic Bengali works, too, especially since they repeatedly refer to semen as "wealth" (A. Roy 1983: 186). Interestingly, Sekh Jahed (Enamul Hak 1979: 51) calls candra after it has left the man and entered the woman mani, but this differentiation does not seem to be consequent. Gulik 1961: 3403 says that mani means "penis" in Buddhist texts. I do not know whether this is correct, but cf. vajra "thunderbolt; diamond; penis"; see, e.g., S. B. Dasgupta 1974: 106 (p. 169 on om mani padme hum); also J. Simha 1969, 1:179f. (on possible instances of New Indo-Aryan equivalents or synonyms of vajra with the meaning "penis" in the Carydpadas, in which texts Simha, in contrast to other commentators, sees references to sexual practices). In medical texts the glans penis is called mani.

Tạp chí Xã hội Phương đông nước Mỹ năm 1992 (Journal of the American Oriental Society 112.3 -1992) trang 11: Trong từ vựng hợp nhất giữa ngôn ngữ Aryan Ấn Độ và Ả Rập, từ "Mani" (châu báu) trong thuật ngữ Mật giáo nổi tiếng rốt cuộc vẫn là chỉ "tinh dịch", nó có lẽ bắt nguồn từ một phương thức biểu đạt đặc biệt trong tiếng Bangladesh sufi-yogic, đó là vì họ thường gọi tinh dịch là "châu báu" (A.Roy 1983:186). Điều thú vị là, Sekh Jahed (Enamul Hak 1979: 51) đã gọi nó là candra sau khi nó rời khỏi người nam và xuất vào trong mani người nữ, nhưng sự khác biệt này không gây ảnh hưởng lớn lắm. Gulik (1961:3403) từng nói "Mani" nghĩa là "dương vật" trong kinh Phật. Tôi không biết điều này có chính xác hay không, nhưng theo Kim Cương thừa có nghĩa là "sấm sét, kim cương, dương vật", theo S.B.Dasgupta (1974:106) (xem trang 169 nói về Om Mani Padme Hum (Um Ma Ni Bát Mê Hồng); hoặc J. Simha (1969 1:179f) (Từ ngang nghĩa hoặc đồng nghĩa tiếng Aryan Ấn Độ mới cho thấy ý nghĩa của Kim Cương (châu báu) là "dương vật" ở Carydpadas, mà trong tiếng Simha thì theo giải thích của các nhà bình luận khác, là chỉ pháp song tu bằng hành vi tình dục). Ngoài ra, trong y văn của Ấn Độ, quy đầu dương vật được gọi là "Mani".

Tài liệu 2:

The most sacred mantra expressing Tantric worship was Om mani padme hum, the Jewel (penis) in the Lotus (vulva). The symbolic lingam-yoni often took the form of an altar shaped like a penis in a vulva.

https://www.themystica.com/mystica/articles/t/tantrism.html

Châu Báu (dương vật) trong Hoa Sen (âm hộ), là câu chú thiêng liêng và được sùng bái nhất trong Mật giáo: "Om Ma Ni Bát Mê Hồng". Nó chính là đàn tế có biểu tượng là bộ phận sinh dục nữ Yoni và bộ phận sinh dục nam Linga.

Tài liệu 3:

Tantras: Written scriptures founded thousands of years ago in India by women of a secret sect; "originally called Tantrism. Women were thought to possess more spiritual energy than men; consequently, a man could attain realization of divinity only through sexual and emotional union with a woman. Still practiced in a variety of forms in India, Nepal, Bhutan, Tibet and the USA, rituals include eye gazing, breathing practices, anointing with oils, bathing, dance, food sharing, positions of sexual power, and maithuna (controlled sexual intercourse) or Latin coitus reservatus: intercourse without male ejaculation. The most sacred phrase expressing Tantric worship is Om mani padme hum, the Jewel (penis) in the Lotus (vulva).

https://www.mswsacredjourneys.net/Stephanie_Rainbow_Lightning_Elk_Wadell,_M.A./Sacred_Spiritual_Sexuality.html

Mật giáo (Tantras): Kinh văn của một tổ chức bí mật truyền lại do những người phụ nữ thành lập nên ở Ấn Độ mấy ngàn năm trước, vốn được gọi là Tantrism (Tức Tantra, Thản Đặc La, hoặc Đàm Thôi). Họ cho rằng phụ nữ có năng lượng tinh thần nhiều hơn so với nam giới, vì thế, người nam nhất định phải thông qua quan hệ tình dục và kết hợp tình cảm với người nữ thì mới thực hiện được Thần tính thực sự. Ở Ấn Độ, Nepal, Butan, Tây Tạng, bao gồm cả ở Mỹ, nó vẫn đang được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Nghi thức này bao gồm mắt ngắm nhìn nhau, luyện nhịp thở, bôi dầu, tắm rửa, nhảy múa, chia sẻ thức ăn, năng lượng tình dục và giao hợp tình dục (tình dục có kiểm soát) hoặc quan hệ tình dục kiểu Latin: quan hệ tình dục mà người nam không xuất tinh. Đoản ngữ biểu đạt thiêng liêng nhất chính là câu chú Mật giáo "Om mani padme hum - Om Ma Ni Bát Mê Hồng", nghĩa là Châu Báu (dương vật) nằm trong Hoa Sen (âm hộ).

Tài liệu 4:

His androgyny is most clearly recognizable in the famous mantra with which Padmapani (Avalokiteshvara) is called upon and which millions of Buddhists daily mumble to themselves: OM MANI PADME HUM. There is an extensive literature concerned with the interpretation of this utterance, from which the sexual magical ones sound the most convincing. In translation, the mantra says, "Om, jewel in the lotus, hum". The jewel should be assigned to the masculine force and the phallus, whilst the lotus blossom is a symbol of feminine energy. The "jewel in the lotus blossom" thus corresponds to the tantric union, and, since this takes place within a male person, the principle of androgyny. The syllable OM addresses the macrocosm. HUM means "I am" and signifies the microcosm. The gist of the formula is thus: "In the union of the masculine and feminine principles I am the universe". Anyone who knows the magic of the famous mantra "possesses control over the world" (Mallmann, 1948, p. 101). Trijang Rinpoche (1901-1981), an important teacher of the current Dalai Lama, also offers a clear and unambiguous translation "... mani indicates the vajra jewel of the father, padma the lotus of the mudra, and the letter hum[indicates] that by joining these two together, at the time of the basis, a child is born and at the time of the [tantric] path, the deities emanate" (quoted by Lopez, 1998, p. 134).

https://www.trimondi.de/SDLE/Part-2-01.htmSự song tính hóa của nó được biểu đạt một cách rõ ràng qua câu chú nổi tiếng của Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara), đồng thời có đến hàng triệu tín đồ Phật giáo đều niệm hàng ngày: "OM MANI PADME HUM". Liên quan đến câu chú này, có một lối giải thích rộng, xét từ quan niệm tình ái mà nói, nghe ra thì có sức thuyết phục nhất. Lời phiên dịch của câu chú là: "Om, Châu Báu trong Hoa Sen, Hồng". Châu Báu ở đây có lẽ là chỉ năng lực tình dục và dương vật của người nam, còn Hoa Sen là tượng trưng cho năng lượng tình dục của người nữ. "Châu Báu trong Hoa Sen", chính là quan niệm song tính hóa trên thân người nam, chỉ sự song tu và hòa hợp trong Mật tông. Âm "Om" là đại diện cho đại thế giới. Âm "Hồng" nghĩa là "Ta là", ám chỉ tiểu vũ trụ, có ý nói rằng đó là sự kết hợp giữa ta và vũ trụ. Vì thế, điểm cốt yếu của câu chú này là "Trong sự giao hợp giữa người nam và người nữ, ta chính là vũ trụ". Bất kỳ ai cũng đều biết rằng niệm câu chú chính là muốn "có quyền kiểm soát thế giới" (Mallmann, 1948, trang 101). Trijang Rinpoche (Xích Giáng Nhân Ba Thiết, 1901-1981), một vị thày giáo vô cùng quan trọng của Đạt Lai Lạt Ma ngày nay, đã cung cấp lời phiên dịch rõ ràng và chính xác về câu chú: "...MANI đại diện cho bảo thạch đá Kim Cương của người cha, PADME thì chỉ cho Hoa Sen của người mẹ, còn âm HUM chỉ ra rằng bằng cách kết hợp hai cái với nhau, trải qua thời gian thì sẽ sinh ra đứa con, và trong thời gian tu hành đạo "Mật tông Tantra" thì thần tướng sẽ xuất hiện" (Trích dẫn bởi Lopez, 1998, trang 134).


Từ khóa: Lục tự đại minh chú, Om mani padme hum, Phật sống, Mật giáo, hoa sen, kim cương, Om Ma Ni Bát Mê Hồng, Kim Cương thừa


Bài trước: LẠT MA NHÂN BA THIẾT Ở PARIS

Bài sau: DƯỚI ÁP LỰC VỤ BÊ BỐI TÌNH DỤC, LÃNH TỤ CỦA RIGPA TUYÊN BỐ TỪ CHỨC

Trang chủ

Lượt xem trang: 33