Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Mục 2: Lý Mật

Lý Mật là chỉ việc thực sự chứng được trí tuệ giải thoát và trí tuệ Phật Bồ Đề, hiện tiền quan sát ba pháp Thân Khẩu Ý đều hư vọng, hiện quan Ý thức (Tâm giác tri, tâm ly niệm linh tri rõ ràng trong sáng), Mạt Na thức (tâm tư lượng làm chủ khắp nơi khắp chốn ngay cả trong mơ, trong định), Lục nhập (kiến tính – tính thấy, văn tính – tính nghe…cho đến giác tri tính, chi tiết xem “Lục nhập như kiến tính văn tính giác tri tính đều không có thể tính, đều là pháp do Diệu Chân Như tính của Như Lai Tạng hiển hiện” trong kinh Lăng Nghiêm), Thập nhị xứ, Thập bát giới đều hư vọng, chứng được quả Giải thoát, đó gọi là Lý Mật, vì chứng cảnh của nó nếu như không nói ra, thì sẽ không có ai hiểu được, bởi đó là Mật pháp chân thực xuất thế gian. Ý nói rằng người nào chứng thực được Nhị thừa Bồ Đề thì được gọi là Lý Mật của Thế tục đế.

Còn nếu là Lý Mật của quả Phật Bồ Đề thì phải đích thân thực chứng Thức thứ tám Như Lai Tạng luôn luôn lìa kiến văn giác tri. Vì chứng được Thức này, tận mắt thấy Thức thứ tám mãi mãi không sinh tham sân, thủ xả đối với Lục trần, mãi mãi lìa kiến văn giác tri nhưng lại có thể sinh ra kiến tính (tính thấy), văn tính (tính nghe), khứu tính (tính ngửi)…cho đến giác tri tính (tính hiểu biết) trong bảy thức đầu. Thông qua việc thân chứng Thức thứ tám mà hiện tiền lĩnh hội các pháp tính như tính thể hằng thường trụ vốn có, thể tính vốn dĩ có đầy đủ thế gian pháp và xuất thế gian pháp, tính mãi mãi thanh tịnh vô nhiễm, tính vốn dĩ đã trụ Niết Bàn, tính Trung Đạo thường trụ…của nó, qua đó chứng biết và hiện tiền quan sát lĩnh nạp các loại thể tính của nó, bất cứ lúc nào cũng có thể hiểu rõ chính xác tất thảy Pháp giới của chúng sinh đều được sinh ra từ Thức thứ tám mà ai nấy đều có này. Sau khi đã chứng biết thể tính của Pháp giới xong, liền sinh khởi trí tuệ Bát Nhã ở Thất trụ vị trong Hiền vị, thành tựu (đạt được) Pháp giới Thể tính trí, Trung Đạo trí cũng theo đó mà sinh ra. Đó gọi là Lý Mật của Đại thừa Bồ Đề.

Từ đó tiếp tục tiến tu Biệt tướng trí của Bát Nhã và tu trừ Dị sinh tính…, dần dần sinh khởi cho đến khi có đủ Đạo Chủng tính – tức là có đủ tính năng (điều kiện) để bước vào Sơ địa, bắt đầu tiến tu Nhất thiết Chủng trí phải có ở bậc Sơ địa…, từ đó mà đắc Đạo Chủng trí; sau đó lại dũng mãnh phát Thập vô tận nguyện để (chính thức) tiến vào Sơ địa. Từ đó trở về sau, các pháp nói ra đều như kinh luận, tất cả những người nghe đều cho rằng những gì mà vị Bồ Tát ấy nói đều là những nội dung mà vị ấy đọc và ghi nhớ kỹ trong kinh luận rồi nói ra, chứ họ đều không biết rằng đó đều là những nội dung lưu chảy từ trong tự tâm rồi được vị Bồ Tát ấy nói ra, đấy cũng là Lý Mật. Cho đến khi các Bồ Tát chư địa chứng được Đạo Chủng trí xong, tiến tu trí tuệ ở Phật địa, tiến đến viên mãn Nhất thiết Chủng trí ở Phật địa cứu cánh – viên mãn tam phẩm Diệu quan sát trí, Bình đẳng tính trí, đồng thời cũng sinh khởi Đại viên kính trí và Thành sở tác trí. Các trí tuệ được chứng đó cũng đều gọi là Lý Mật.

Mật tông Tây Tạng thì lại coi Minh Không song vận trong tĩnh tọa và Lạc Không song vận trong Vô thượng yoga là cứu cánh, cho nên đã coi thường tam mật trong Sự Mật, cho rằng Sự Mật không cứu cánh: “…Thế nhưng với bốn loại công phu của Mật tông: niệm tụng, quán tưởng, khí công, chân như thì niệm tụng đứng đầu, hơn nữa là nguồn gốc đặt tên của Chân Ngôn tông. Mà niệm tụng tuy có nhiều loại, song thông thường đều bị Vô thượng du già bộ (tông phái lấy Lạc Không song vận trong Song thân pháp làm chính tu hành) coi khinh, cho nên cái tên “Chân Ngôn tông” đa phần đều được ba bộ dưới trích dùng. Như Đường Mật, Đông Mật quen dùng cái tên gọi này. Tạng Mật tuy không phủ nhận, nhưng đa số là dùng tên gọi Kim Cương thừa, nặng về khí công, song vận (Lạc Không song vận trong Song thân pháp)” (34-43).

Mật tông Tây Tạng đã coi Song thân pháp làm chủ tu thì nhất định sẽ nặng về khí công, để có thể nhiếp trì tinh dịch không cho xuất tinh nhằm kéo dài thời gian hưởng thụ đại lạc trong cực khoái tình dục, đồng thời quan sát Tâm giác tri không có hình sắc nên gọi nó là Không tính. Lạc Không song vận như thế chính là pháp tu trong Vô thượng yoga trên ba bộ của Tây Mật.

Tây Mật với lý luận “tu hành” và pháp thực tu như vậy, cho nên niệm niệm không quên cái đại lạc trong Song thân pháp:

“Về biểu nghĩa của pháp khí: Thiên trượng đại diện cho Phật Phụ có thể ban cho đại lạc (trong hợp tu Song thân pháp); Trống đại diện cho Phật Mẫu và chân không (lấy khoang rỗng bên trong trống ẩn dụ cho khoang rỗng nữ âm để tiếp nạp dương vật, đại diện cho chân không); Lô khí đại diện Lạc Không vô biệt và Nhân uân tam muội của Minh Phi (Nhân uân tam muội là chỉ các loại thân khẩu ý hành trong giao hợp); Bộ chùy giữa đại diện cho Biến Chiếu Phật, bộ đông đại diện cho Bất Động Phật…, năm bộ dưới đại diện cho Ngũ Mẫu Phật; hoa sen tám cánh dưới đại diện cho Tứ môn mẫu (tức bốn Minh mẫu đại diện cho môi âm hộ lớn nhỏ) và tứ mẫu Câu, Sách, Tỏa, Linh. Linh thể (quả chuông) chia làm ba bộ phận, chia để đại diện cho Tam giới. Khoang rỗng bên trong đại diện cho tự tính vô ngã; Lưỡi chuông (bộ phận gõ trong chuông) đại diện cho phương tiện thông đạt chân không và Câu sinh đại lạc trí ở các quả vị (dâm lạc từ Sơ hỷ cho đến Đệ tứ hỷ trong Song thân pháp); Linh thanh đại diện cho pháp luân Kim Cương thừa chuyển động không ngừng nghỉ (tiếng chuông đại diện cho pháp luân Song thân pháp không ngừng chuyển động). Bất cứ lúc nào cầm chùy thì phải niệm đến đại lạc phương tiện (cứ lúc nào cầm chùy thì nhất định phải tâm tâm niệm niệm nghĩ đến đại lạc trong Song thân pháp); bất cứ lúc nào lắc chuông thì tất phải niệm chân không trí tuệ (cứ lúc nào lắc chuông thì nhất định phải nghĩ đến người nữ có thể khiến người ta chứng được “chân không trí tuệ”); bất cứ lúc nào lắc trống thì buộc phải niệm Không Lạc song vận, độ tận tất thảy hữu tình (cứ lúc nào lắc trống thì nhất định phải nghĩ đến đại lạc trong Lạc Không song vận, phải nghĩ dựa vào pháp Lạc Không song vận này để độ hết tất cả chúng sinh)” (34-42).

Mật tông Tây Tạng với những tà kiến như vậy, tâm tâm niệm niệm không lìa khỏi “đại lạc” của Song thân pháp, lại vì có pháp môn tu hành “đại lạc” này nên đã sinh ra tâm thái khinh miệt Đông Mật và Hiển giáo, nói Đông Mật và Hiển giáo không bằng họ. Thế nhưng Đông Mật tuy không đề xướng tu hành pháp môn dâm lạc song thân, nhưng vẫn lấy chân ngôn làm chính, hơn nữa về mặt pháp môn tu hành, mức độ sai khác nhỏ hơn rất nhiều so với Tây Mật, tối đa cũng chỉ rơi vào trong thường kiến kiến, chỉ không thể Kiến đạo mà thôi, chứ không đến nỗi ra mặt phá hoại chính pháp của Phật giáo. Còn về cái Lý của Chân Như – tu chứng Bát Nhã thì Đông Mật và Tây Mật ngày nay đều không có phân biệt gì hết.

Tuy nhiên, việc Mật tông làm trái ngược với đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề mà Phật đã tuyên thuyết đã đến mức vượt quá sự tưởng tượng rồi. Đã xuyên tạc hiểu sai Phật pháp nghiêm trọng rồi, lại còn sùng mình đè người – sùng Mật ức Hiển, thậm chí đến mức lấy thân phàm phu chưa chứng ngộ hoặc ngộ sai để phê bình những người đã chứng ngộ của Hiển giáo là không cứu cánh, là có chứng lượng nông cạn, còn phê bình Phật của Hiển giáo không bằng “Báo thân Phật” tà dâm của Mật giáo nữa. Họ đã tranh ngôi chính thống với Hiển giáo như thế, nhưng các đại sư Hiển giáo thì lại cùng nhau làm người tốt bừa bãi, không dám bác bỏ, khiến cho Mật tông dần dần chiếm được vai trò đại diện trong Phật giáo, cuối cùng có thể thay thế được Phật giáo tổng thể. Với hành vi tằm ăn kình nuốt như vậy, cuối cùng Phật giáo hoàn chỉnh của Thiên Trúc xưa đã bị diễn biến thành Phật giáo Mật tông, Phật giáo theo đó mà bị diệt vong trong sự bất tri bất giác của mọi người. Bị diệt vong rồi mà vẫn không biết mình đã bị Mật tông tiêu diệt, trở thành pháp ngoại đạo Mật tông thuần túy, mà còn tự xưng là Phật giáo.

Như vậy, Tây Mật ngày nay đang bắt chước Mật tông thời Thiên Trúc, một lần nữa từng bước thực hiện quá trình diễn biến bên trong Phật giáo. Với thủ đoạn và hùng tâm tráng trí đó, họ đã tăng cường truyền bá Mật giáo. Thế nhưng, nay đã khác xưa, Hiển giáo đã không còn như xưa nhờ có vương triều Bà La Môn ủng hộ Mật tông mà bị đè bẹp, tôi cũng không còn như Hiển giáo phương Nam thời Thiên Trúc xưa chỉ cầu kéo dài chút hơi tàn, cho nên nay đã công khai toàn bộ nội tình của Mật giáo, khiến họ không còn trở nên thần bí nữa. Những người học Phật giáo sau khi đọc xong cuốn sách này, cũng đã có thể hiểu rõ được sự hư vọng của Mật giáo, đều có thể đồng thanh nói họ là cuồng Mật, thì sẽ không còn bị họ lừa dối, dần dần có thể thúc đẩy khiến Phật giáo từ nay về sau quay trở lại với chính pháp, tẩn xuất Mật tông tà dâm cuồng vọng ra. Chính vì thế mà hôm nay tôi nói “Mật giáo tồn tại trong hiện thực là cuồng Mật”, tuyệt đối không phải là những lời lẽ cấy tang vật vu oan và bình loạn họ.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0