Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 3: Chân Mật – Sự Mật và Lý Mật

 

Mục 1: Sự Mật

Nói về chân Mật, về cơ bản có thể chia thành Sự Mật và Lý Mật. Sự Mật có ba phần là Thân Mật, Khẩu Mật và Ý Mật. Thân Mật là chỉ tu khí công, Minh điểm, chuyết hỏa, qua đó để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, chứ không vọng ngôn nói các pháp khí công, Minh điểm, chuyết hỏa có thể khiến người ta chứng đắc đạo Giải Thoát và quả Phật Bồ Đề trong Phật pháp. Ví dụ, có người tu luyện chuyết hỏa nhằm trừ bệnh thân hư sợ lạnh; hoặc có người tu luyện khí công để trừ những bệnh mà y học thế gian không thể chữa nổi; cũng có người thế tục dựa vào tu luyện khí công để mong cường tinh ích khí, bù đắp năng lực tình dục ngày càng suy giảm theo thời gian nhằm đem lại niềm vui cho bạn đời, đạt đến mục đích gia đình hòa lạc…Vì thế mà có người đã dựa vào chứng lượng khí công của mình, mở lớp nhận học trò, tiếp nhận cúng dường, danh lợi song thu. Những ví dụ thực tế đó có đầy rẫy hai bờ Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Những việc đó đều thuộc về Sự Mật.

Thậm chí còn có người dựa trên cơ sở tu luyện khí công quyền thuật của mình, đã tự tiện giải thích Phật pháp, bám vào các danh tướng trong Phật giáo để tự cao, nói láo rằng đã ngộ, nhằm kiếm sự cung kính cúng dường của người đời, thu về món tiền lớn, ví dụ như Diệu Thiên, Đại Thừa Thiền Công ở Đài Loan. Cũng có người chỉ bằng tu luyện khí công đã vọng ngôn nói đã chứng Phật quả, thậm chí còn nói mình có chứng lượng Phật pháp còn cao hơn cả Phật Thích Ca Mâu Ni, từ đó mà có được thế lực hùng hậu, khiến chính phủ không thể không để ý, ví dụ như Lý Hồng Chí của Pháp Luân Công ở đại lục…

Những ngoại đạo như vậy, họ dần dần đã có dã tâm tranh ngôi chính thống với Phật giáo cùng với sự phát triển thế lực của mình. Đó đều thuộc về phạm trù của cuồng Mật, vì chỗ nào cũng tự lập bằng Phật giáo, đồng thời với thân xác phàm phu chưa ngộ của mình thường hay hạ thấp giáo chủ Phật giáo, nói trình độ tu chứng của họ và các tổ sư của họ còn siêu việt hơn cả Phật Thích Ca. Những kẻ đó còn không thể hiểu nổi một chút gì về chính lý của đạo Giải Thoát Nhị thừa, còn không hề biết tí gì về chính lý của đạo Phật Bồ Đề Đại thừa, đối với sự tu chứng Phật pháp mà nói, họ đều là những kẻ ngoại môn, đều rơi vào trong tri kiến ngoại đạo, thế mà lại dám đảo lộn lời lẽ, cuồng ngôn nói trình độ tu chứng Phật pháp của mình còn vượt qua cả Phật Thích Ca, đúng là vô trí đến cùng cực. Cho nên mới nói những người như thế đều thuộc về lớp ngoại đạo ăn bám (đội lốt) Phật pháp, tự huyễn bằng Thân Mật quyền thuật hoặc khí công của mình, thậm chí còn muốn nhập thoán chính thống, thực hiện các hành vi khách cướp ngôi chủ. Đó đều là những tông đồ cuồng Mật, hoàn toàn không phải là Sự Mật nữa rồi.

Khẩu Mật là nói về việc trì chân ngôn dựa vào các chú nói trong Mật kinh thời kỳ đầu nhằm cầu mong sự gia trì của Phật Bồ Tát và các thần hộ pháp, cầu mong bình an hoặc giảm bớt chướng ngại khi tu học Phật pháp. Người tu trì như thế là tự tu bằng pháp tụng niệm Kim Cương, không để cho người khác biết, cho nên gọi là Khẩu Mật.

Mật tông thời kỳ đầu vốn dĩ là thần hộ pháp xin dựa vào Phật giáo để cầu tu chứng Phật pháp, từ đó phát nguyện hộ trì chính pháp của Phật giáo, qua đó để tu tập tích lũy phúc đức, lấy đó để làm tư lương[1] tu chứng Phật pháp. Nhờ có sự nỗ lực hộ trì của các vị thần hộ pháp đó mà sau này đã khiến cho người học ở nhân gian có được sự hộ trì, ít gặp phải chướng ngại khi tu hành thế gian pháp và tu đạo. Sau khi bia miệng đã dần dần lưu truyền khắp nơi, được người người biết đến, vì thế mà số lượng những người cầu sự trợ giúp của thần hộ pháp ngày càng nhiều hơn, thế là xuất hiện những người thế tục – những người sùng bái cúng dường mà không tu Phật pháp – cũng vào trong Phật giáo để cầu thần lễ Phật mà không hề tu hành, trở thành những tín đồ chuyên cầu thế gian pháp.

Sự tín ngưỡng của những người thế tục đó đã khiến cho số lượng người tu trì chú Mật pháp ngày càng đông hơn, từ đó dẫn đến sự phát triển của nghi quỹ cầu thần trong Mật pháp. Cùng với dòng chảy thời gian, các nghi lễ cầu thần trong Mật pháp cũng ngày càng trở nên hoàn thiện, đầy đủ, cũng vì những hành vi của con người đó mà dẫn đến sự ra đời của Mật giáo. Nhưng những việc này vẫn chưa đáng coi là tai họa, mà là sau này do sự tu chứng trong Mật giáo rất thô thiển, khó nhập vào chính lý của Phật pháp, lại vì muốn tranh cao thấp với Hiển giáo, cho nên họ đã thâu nhập tư tưởng của phái Tính Lực ngoại đạo vào, đồng thời tỏ ra bí mật không cho người khác biết, rồi tự tôn cao lên thành Mật pháp cao siêu có thể khiến người ta tức thân thành Phật, trùm đầu người khác. Từ đó đã dẫn đến việc khách đoạt ngôi chủ của Mật giáo trong Phật giáo sau này, gây ra sự thực lịch sử nhập thoán chính thống bằng ngoại đạo pháp, khiến cho Phật giáo vì thế mà diệt vong.

Vì thế Mật tông thời kỳ đầu chỉ là một tôn giáo cầu khấn sự trợ giúp của thần hộ pháp, các mật hành như “trì chú” mà họ tu còn gọi là trì minh, đều là những hành vi bí mật không tuyên thuyết công khai cho người ngoài. Thông qua khẩu mật sự hành như thế để dành được lợi ích của thế gian pháp, hoặc đạt được mục đích bài trừ các trở ngại trong quá trình tu học Phật pháp, gọi là Khẩu Mật.

Về Ý Mật, là chỉ việc tu sửa các hành vi tham sân… ở Dục giới thông qua sự quán. Ví dụ như việc quán hành các ngũ độc tham sân mà Mật tông dạy ngày nay đều thuộc về Ý Mật trong Sự Mật. Lại như việc các thày Mật tông xưa nay tăng cường tư duy quan sát đối với các pháp Nhị thừa như Tứ thánh đế, Bát chính đạo, Nhập nhị nhân duyên, Ngũ âm, Lục nhập, Thập nhị xứ, Thập bát giới được nói ở trong Phật pháp Tam thừa, thông qua thực tiễn hiểu rõ Uẩn Xứ Giới là vô thường, khổ, không, vô ngã, từ đó trong lòng không còn khởi tham trước thế gian pháp nữa, tất cả đều là Ý Mật trong Sự Mật.

Người trong Mật tông thực hiện quán hành như vậy, tuy còn chưa thể hiện quan được “Ý thức Ngã” hư vọng, cũng chưa thể hiện quan được “Ý căn Ngã” tư lượng làm chủ cũng là hư vọng, cho nên dẫn đến không thể nào chứng được Sơ quả Thanh Văn, nhưng đó cũng gọi là Ý Mật của hành giả chân Mật. Người quán hành Mật tông như thế, nếu như anh ta không vọng ngôn nói về chứng quả, cũng không vọng ngôn tự ý phát minh ra những thứ mới mẻ, thì tức là thuộc về chân Mật, vì anh ta được coi là người quán hành trong Phật pháp, đã có những kiến giải khác với hữu tình thế tục rồi.

Việc luyện khí, trì chú cầu bình an trong Mật tông, lấy đó để làm trợ duyên trong tu học Phật đạo, tuy không phải lấy đó làm tu chứng Phật pháp, chỉ coi là sự trợ duyên bài trừ chướng nạn thân bệnh trong quá trình học Phật, mà không công khai tuyên giảng; nhưng vì nó có thể giúp ích cho hành giả trong việc quán hành và tu chứng Phật pháp, không phải là thứ mà người ngoài có thể biết được, cho nên mới gọi là hành giả chân Mật trong Sự Mật.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Tu hành Phật pháp từ lúc đầu cho đến khi thành Phật phải trải qua 3 đại a tăng kỳ kiếp. Vì phải trải qua một quãng đường tu hành vô cùng dài và gian khổ như thế, cho nên phải có tư lương (lương thực) và phúc đức rất lớn đi kèm thì mới đến đích được.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0