Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 12: Nói dối thượng sư Mật tông là Bồ Tát trong kinh Hiển giáo thừa nguyện quay lại

Một thủ đoạn khác để truyền bá tự tông của Mật tông là thác ngôn nói bọn họ là các đại Bồ Tát trong các kinh Hiển giáo quay lại tái sinh, qua đó để khiến người ta tin theo không nghi, hoặc tuy trong lòng có nghi nhưng không dám thể hiện ra qua lời nói, huống hồ là dám thể hiện qua mực đen? vì họ đều lo ngại không cẩn thận phỉ báng nhầm bậc hiền thánh mà gây ra nghiệp địa ngục. Ví dụ như trong các cuốn “Tu tâm thất yếu”, “Bài ca vô tử” do nhà xuất bản Chúng Sinh phát hành nói rằng:

“Liên quan đến vai diễn chuyển thế trong điệu múa ‘Kim Cương ảo hóa vũ’ của Tưởng Cống Khang Sở các đời, căn cứ vào lời văn được viết theo sự thỉnh cầu của Đại Bảo Pháp Vương thứ 14 Ứng Khâm Triết, ở Ấn Độ có thị giả của Phật Đà, cũng chính là tôn giả A Nan kết tập những lời dạy trong kinh Phật: (chuyển sinh thành) quốc vương đầu tiên của Hương Ba Lạp – Nguyệt Hiền; quốc vương Tạc của Sa Kha Na đích thân thụ quán đỉnh Kim Cương tát đỏa và A nỗ du già, tổ sư Tục bộ Mã Cáp du già; Đề Bà – cao đồ của Bồ Tát Long Thụ; Nguyệt Xứng hoằng dương Trung Quán. Vũ đại thời không sau khi chuyển sang Tây Tạng, có (chuyển sinh thành) tể tướng của vua Tùng Chân Can Bố, cũng là Đồ Minh Tam Bác Đạt sáng tạo ra chữ viết tiếng Tạng; Thày phiên dịch đệ nhất Tây Tạng, người được truyền thừa “Long” bộ Đại viên mãn Tâm yếu, người đầu tiên của Tạng tộc chứng được Hồng quang thân – Đại dịch sư Tỳ Lô Giá Na; Tổ sư của phái Hương Ba Cát Cử là Quỳnh Ba Na Cửu; Như Nguyệt Tâm Tử Nhạ Quỳnh Ba của tổ sư truyền thừa Cát Cử Mật Lặc Nhật Ba; Người xây dựng ra Mẫn Đa Lâm Nguyên là Đức Đạt Lâm Ba; Người trì hữu truyền thừa phái Cửu Nang Ba là Đa La Na Tha…vân vân tổng cộng có đến 42 vị. Cứ như vậy, một vị lực hành đạo Bồ Tát (đều chỉ tôn giả A Nan) và Thánh trí Văn Thù, bắt nguồn từ đại bị Quan Tâm, đã khai diễn Phổ Hiền quảng hành không chút mệt mỏi.

Ghi chép bổ sung: Trong chú thích (55) của cuốn ‘Truyện ký Đôn Châu Ninh Ba Xa giáng sinh’ có chép lại rằng: Kim Cương Tiêm Nhuệ đời thứ 19 (truyền thừa của pháp vương Đôn Châu), với chủng tính tôn quý, làm hoàng tử nước Hương Ba Lạp, nắm giữ chính quyền. Về hoàng tử nắm chính quyền của nước Hương Ba Lạp, trong truyền thuyết nói có rất nhiều người, như: Một là Ban Thiền, là hóa thân của Vô Lượng Quang Phật; Hai là Khang Sở, xưa là hóa thân của Phật Tỳ Lô Giá Na, gần là hóa thân của tôn giả A Nan. Nay cùng với Kim Cương Tiêm Nhuệ tổng cộng có 3 người. Nếu nói theo Mật ý thì chỉ là một người. Dưới nhãn quang của chúng sinh bất tịnh, thì tựa lấy dây xâu hạt châu, từng hạt nối tiếp từng hạt, không thể rối loạn. Còn với Bồ Tát tịnh nghiệp, thì một có thể hóa thành 3 ngàn, 3 ngàn cũng có thể hợp nhất. Cũng như ngàn sông có nước, thì ngàn sông đều có thể hiện ánh trăng ở dưới. Cho nên, ở vùng đất nào cần thì Bồ Tát bất cứ lúc nào cũng có thể hóa hiện đến” (181-41~42; 183-280).

Việc ăn bám theo 41 vị tổ sư chưa ngộ của Mật tông (ngoại trừ Đa La Na Tha của Giác Nãng Ba) để làm hóa thân tái sinh của tôn giả A Nan như thế chỉ nhằm để chiếm lấy lòng tin và sự cung kính của chúng sinh. Thế nhưng, tôn giả A Nan tại thời Phật thế đã nhập Sơ địa rồi, vậy thì khi có thể hóa thân quay lại, sao lại không có Kiến địa chứng ngộ, mà trở thành những kẻ phá hoại Phật pháp, phủ định Như Lai Tạng như Nguyệt Xứng… Tuyệt đối không thể có cái lý đó!

Lại nữa, Đa La Na Tha ở thời Phật thế đã chứng ngộ Minh tâm nhưng chưa Kiến tính, 900 năm trước khi thụ sinh ở Trung Quốc nhãn kiến Phật tính, sau đó phụng mệnh thụ sinh ở Tây Tạng hai đời, muốn thay đổi tà giáo Mật tông ở Tây Tạng nhưng thất bại, bị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 mượn tay Đạt Bố của phái Tát Già tiêu diệt. Sau lại triển chuyển thụ sinh ở nhân gian để lợi ích chúng sinh, nay vẫn còn hiện ở nhân gian, tuyệt đối không phải là người chưa ngộ.[1] Sau khi quay lại nhân gian, tuyệt đối không thể nào lại nhập dòng với những kẻ “thường kiến kiến” và ngoại đạo kiến của Tây Mật được, thì sao có thể trở thành thân Bản tôn của các tổ sư phá pháp của Mật tông được? Tuyệt đối không thể có cái lý đó!

Lại nữa, người mà được Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Mật tông phong là Đa La Na Tha chuyển sinh quay lại tuyệt đối không phải là vị Đa La Na Tha đó, mà là Mật tông bám víu vào danh thanh của Đa La Na Tha, để tìm lấy một người thay thế mà thôi, có thể gọi đó là hàng giả mạo. Ngày nay, Đa La Na Tha đang ở đâu, các thày Mật tông không thể biết được. Thế nhưng, Mật tông là chúa hay bám víu danh thanh các đời trước. Những hành vi như thế, giống y hệt như việc bám víu giả danh thời xưa. Sau này, biết đâu có một ngày khi mà Đa La Na Tha hiện thân, thì những lời nói của Mật tông sẽ tự tan thành mây khói, tất sẽ tự chuốc nhục. Những hành vi ngu xuẩn y nhân bất y pháp của Mật tông như thế, không đáng để nói theo.

Còn về việc Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng bị các thày Mật tông phong là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, tuy Đạt Lai Lạt Ma có lúc phủ định việc này, tự xưng chỉ là người bình thường, thế nhưng cũng có lúc lại tán đồng. Ngày nay, trong các thư tịch được Mật tông ở Đài Loan ấn hành vẫn còn có thể bắt gặp những lời lẽ trước sau tự mình mâu thuẫn với chính mình như vậy. Cái việc ăn bám chư Phật Bồ Tát, mạo xưng là hóa thân của chư Phật Bồ Tát như vậy để hòng chiếm lấy sự cung kính, cúng dường cũng chính là một trong các thủ đoạn để truyền bá của Mật tông.

Thế nhưng, Quán Thế Âm Bồ Tát vốn là Chính Pháp Minh Như Lai đảo giá từ hàng[2] để lợi ích chúng sinh. Với trí tuệ của Như Lai, với trí tuệ của Bồ Tát Đẳng Giác thị hiện ngày nay, thì sao có thể “sau khi hóa thân thành Đạt Lai, lại bị đọa vào trong pháp thường kiến và pháp đoạn kiến” được? Sao có thể tin theo Vô Nhân luận của Trung Quán phái Ứng Thành được? Sao có thể sau khi hóa sinh thành Đạt Lai Lạt Ma rồi lại phủ định cái “Chân Thực tướng bất sinh bất diệt” mà mình đã nói trong “Tâm Kinh” được? Sao có thể phủ định chính cái Thức thứ tám mà mình đã đích thân chứng được? Những người có trí tuệ, chỉ cần tư duy một chút là có thể phân biệt thật giả được ngay, còn những người vô trí thì chỉ biết mù quáng tin theo mà thôi.

Việc ăn bám danh hiệu của chư Phật Bồ Tát như vậy để mạo xưng thượng sư của Mật tông là chư Phật hoặc chư Bồ Tát tái sinh, chính là một thủ đoạn tuyên truyền nhất quán của Mật tông, trong các thư tịch lịch sử nhiều không kể xiết, nay chỉ cần đưa ra hai ví dụ để chứng minh là đủ, không cần phải liệt kê từng việc nữa, tránh lãng phí chương tiết.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Nhân gian có câu: “Gần ngay trước mắt, xa tận chân trời”. Những ai có đủ duyên lành, nhất định sẽ được gặp thân đời sau của Bồ Tát Đa La Na Tha. Nếu như có tâm cầu đại Pháp, mong muốn chứng ngộ Bồ Đề, có thể phát nguyện cầu gặp Ngài, tin tưởng, tinh tấn, phát Bồ Đề tâm, phát tâm hộ trì chính pháp, phá tà hiển chính, khiến tâm mình tương ứng với tâm Bồ Tát Đa La Na Tha thì nhất định sẽ được gặp Ngài trong tương lai gần.

[2] Chú thích của người dịch: “Đảo giá từ hàng” là chỉ việc các vị Phật vì để giúp vị Phật khác hoằng truyền Phật pháp, cứu độ chúng sinh nên đã từ bỏ danh xưng Phật của mình, thị hiện thành Bồ Tát. Thời Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế, ngoài Quán Thế Âm Bồ Tát còn có Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Duy Ma Cật Bồ Tát… vốn dĩ đã là các vị Phật đã thành nhưng thị hiện thành Bồ Tát để giúp Phật Thích Ca hoằng pháp.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0