Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 11: Vọng thuyết phân thân quay lại để khuếch đại số lượng Phật sống

Thủ đoạn truyền bá thứ 11 của Mật tông là vọng ngôn nói sau khi chết có thể phân thân thành nhiều người quay lại đầu thai, dùng phương pháp đó để tăng gia số lượng “bậc thánh” của Mật tông và mở rộng giáo đoàn, tức là có thể khuếch trương thế lực của Mật tông. Hành pháp kiểu đó, thời xa xưa cũng đã có người thực hiện rồi, trong cổ tịch vẫn còn lưu giữ, nay vẫn có thể tra cứu ra được. Gần đây thì có Tưởng Dương Khâm Triết và Tưởng Cống Khang Sở là ví dụ điển hình.

Nay lấy trường hợp của Tưởng Cống Khang Sở để ví dụ, còn các trường hợp khác thì lược bỏ qua để tiết kiệm chương tiết. Trong các cuốn “Tu tâm thất yếu”, “Bài ca vô tử” do nhà xuất bản Chúng Sinh ấn hành có nói: “Khang Sở trước khi viên tịch có dự báo rằng: ông ta sẽ hóa thân chuyển thế bằng năm thứ là thân, khẩu, ý, công đức và sự nghiệp, trong đó hóa thân của Ý sẽ lên ngồi chủ sàng ở chùa Bát Bạng” (181-36 và 183-279).

Cách nhân rộng số lượng “thánh giả” của Mật tông như thế, đời đời bắt chước thực hiện. Sau vài đời thì số lượng “thánh giả” của Mật tông có thể khuếch trương tổ chức như ổ chuột, số lượng Phật sống của Mật tông “chuyển thế tái sinh” trong mấy chục năng có thể bội tăng, nhờ đó mà khuếch đại thanh thế của Mật tông.

Tưởng Cống Khang Sở nói những lời đó xong, sau này nếu có người lên tọa sàng ở chùa Bát Bạng bằng danh nghĩa đó, bất luận đó có phải là người được Trung Quốc thừa nhận hay không, cũng đều có thể nói ông ta là hóa sinh của Tưởng Cống Khang Sở, như vậy thì Mật tông liền có thể dựa vào đó để truyền Mật pháp vào đất Trung Quốc, qua đó để ảnh hưởng đến nhân dân Trung Quốc. Kế này cực dễ thực hiện, dù cho sau này Trung Quốc có tự đi tìm một người nào đó, khi lên tọa sàng chùa Bát Bạng mà không dưới danh nghĩa của Tưởng Cống Khang Sở thì cũng khó mà thoát khỏi cái bóng “lời tiên tri” đó của Tưởng Cống Khang Sở. Cho nên, các thày Mật tông cần mẫn bày ra kế này để quảng truyền Mật pháp, quả thực có thể nói là một cao chiêu.

Thế nhưng, việc các tổ sư Mật tông nói hóa thân thành nhiều người đến chuyển sinh ở kiếp sau đều là những lời hư vọng, vì họ đều lấy Tâm ý thức để làm tâm chuyển sinh:

“Tiết 8: Chuyển thế tái sinh… Hai thứ thân, tâm đều có nhân duyên sáng tạo và kéo dài riêng của nó. Trong số những nhân duyên này, chỉ có một số là hai cái cùng thông, ví dụ, thân thể bị ăn một cái tát, tâm cũng cảm thấy đau đớn. Thông thường mà nói, thân và tâm là hiện tượng khác nhau, ví dụ: mọi người đều biết rằng khi cơ thể bị lão hóa, tâm vẫn có thể duy trì sự tươi trẻ của nó. Bởi vì quan hệ thân và tâm rất mật thiết, hai thứ này tự nhiên sẽ ảnh hưởng lẫn nhau. Khi trong đó có một cái bị can nhiễu, thì cái kia sẽ cảm thấy chấn động, bi thương, thiên chấp và các loại đau khổ về thân và tâm khác…

Do nhân duyên dòng chảy của tâm thức vẫn còn tiếp tục khi cơ thể chết, cho nên trừ phi có sự trở ngại nào đó, nếu không thì tâm thức vẫn tiếp tục còn duy trì. Chỉ cần vẫn còn Tự ngã, thì sẽ có sự đối lập nhị nguyên, thì sẽ tạo ra nghiệp lực. Mà năng lượng của nghiệp ấy, cho dù thân thể có xảy ra chuyện gì đi nữa, nó vẫn làm duyên khiến cho dòng tâm thức tiếp tục chảy. Sự liên tục của tâm chính là sự tái sinh…

Vì tất cả là tâm, thân thể cũng là sản phẩm của Tâm giác tri, hơn nữa chỉ cần chúng ta có thể thao túng giác tri đối với hiện tượng là có thể thao túng được tất cả mọi hiện tượng. Cho nên nếu có thể thay đổi được giác tri đối với thân thể, thì có thể thao túng hoặc thay đổi cơ thể chúng ta. Cứ như vậy, Kim Cương thừa có thể khiến cho hành giả thành Phật ở đời này” (179-74~75; 179-190)

Theo lời “thánh giả” Mật tông nói “hóa sinh” quay lại như vậy, thì họ đều coi Ý thức của Tâm giác tri là Tâm thường trụ bất hoại, vậy thì có thể chứng thực rằng bọn họ đều chưa từng đoạn Ngã kiến, đều là những phàm phu còn chưa có chứng lượng giải thoát Sơ quả của Thanh Văn, càng chưa thể nào chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, thì chỉ là phàm phu chưa hề chứng biết Tổng tướng trí Bát Nhã của pháp Đại thừa.

Qua việc dẫn chứng khai thị của “thánh giả quay lại” của Mật tông này, có thể biết rằng các “thánh giả hóa thân quay lại” đó đều rơi vào trong tà kiến của thường kiến ngoại đạo, còn chưa lìa xa được thường kiến và biên kiến, chỉ là một phàm phu đầy đủ đúng nghĩa. Là phàm phu đúng nghĩa mà nói có thể hóa thân thành năm, thành ba…ở nhân gian, để tái sinh ở thế gian hóa độ chúng sinh, tuyệt đối không thể có chuyện đó được. Nếu như những phàm phu đó mà vẫn có thể thực hiện được, thì các phàm phu khác cũng có thể làm được, vì lấy cái này so với cái kia, lý lẽ tất giống nhau cả. Cho nên, cái gọi là “phân thân thành nhiều người để tái sinh” của Mật tông chỉ là một trong những thủ đoạn truyền bá Mật pháp, khuếch đại thế lực của Mật tông mà thôi, đều là những lời lẽ hoang đường dối trá để trùm đầu chúng sinh, hoàn toàn không có thực chất nào để nói.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0