Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 3: Tùy tiện giải thích chứng lượng Phật pháp để hoằng truyền Mật tông

Một phương pháp truyền bá giáo môn khác của Mật tông là dựa trên ý riêng của mình, tùy ý giải thích chứng lượng danh tướng Phật pháp để phối hợp với pháp mà họ nói. Đồng thời, họ còn tự sáng tác thêm ra những danh tướng quả vị mà Phật chưa từng nói, đem pháp mà mình hấp thụ từ ngoại đạo để lồng ghép, nói đó là tu chứng cảnh giới Báo thân Phật cao hơn sự tu chứng của Phật Thích Ca bên Hiển giáo. Ví dụ, những pháp của riêng Mật tông có như Tứ gia hành, Ngũ gia hành, Tứ duyên, Tam vô lậu, Ngũ duyên khởi, Ngũ quả, Ngũ cam lộ, Ngũ Phật, Tứ chính đoạn, Tứ quả, Thập nhị địa bán, Thập tam địa, Tứ niệm trú, Tam muội da, Thực Tướng khí, Đẳng lưu quả, Dị thục quả, Sĩ dụng quả, Vô cấu quả, Ngũ pháp thân, pháp giao hoán tự tha, pháp quán tưởng diệt tội, pháp cúng dường trừ tội, quá trình xả báo tứ đại tương dung, pháp quán tưởng thành Phật, coi Quang minh là Pháp thân Phật, sau khi thành Phật thì hợp nhất với Chân Như của Phật, dâm dục là đạo, yoga vô tử vân vân (chi tiết xem Chương 14). Họ đem những thứ đó ra để lừa dối người học Phật giáo, khiến người ta hiểu lầm rằng người trong Mật tông quả thực chứng được chứng lượng của đạo Phật Bồ Đề và đạo Giải Thoát mà Phật đã tuyên thuyết, vì thế mà sùng bái họ, qua đó mà hoằng truyền Mật pháp.

Thế nhưng, kiểm điểm lại các thuyết trong Mật kinh, Mật tục mà những người như các thày, các Pháp vương của Mật tông xưa nay biên tạo, thì thấy họ hoàn toàn không có tu chứng gì về đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề - hai đạo chủ yếu trong Phật pháp. Họ đều đem Minh điểm, khí công, chuyết hỏa, tu trì Song thân pháp của ngoại đạo pháp, rồi lại lấy danh sách các quả vị tu chứng trong đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề mà Phật nói ra lồng ghép vào trong cảnh giới ngoại đạo pháp mà họ tu để coi đó làm căn cứ chứng được Phật pháp.

Sự tu chứng như thế đều không phải là chứng lượng Phật pháp chân chính, hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng trong Phật đạo. Thế nhưng, để khiến cho người ta sinh lòng tin không chút nghi ngờ với mình, cho nên tuy Mật tông hoàn toàn không có tu chứng gì về Phật pháp, nhưng lại tôn sùng các danh tướng quả vị trong Phật pháp, khiến người ta cho rằng tu chứng của họ quả thật cao siêu, cho rằng đều là những Bồ Tát trên địa, thậm chí nhầm lẫn cho rằng họ đều là những đại Bồ Tát thừa nguyện tái sinh đến, qua đó để quảng truyền Mật tông. Đối với Hiển giáo của Phật pháp thực sự, họ áp dụng thủ đoạn này để tằm ăn kình nuốt, thậm chí đến mức cuối cùng là thay thế hoàn toàn Hiển giáo, hoàn thành đại nghiệp thoán cải chính thống, mận thay đào chết.

Giống như nội dung nói trong “Thậm thâm nội nghĩa” chính là một ví dụ thực tế: “Khí mạch Minh điểm thanh tịnh, sau Thắng hỷ (Hỷ thụ xúc lạc có được trong Song thân pháp), giao (hợp) đến lúc Ly hỷ (đây cũng là Hỷ thụ xúc lạc có được trong Song thân pháp), sinh khởi An Lạc vô nhị trí, lìa các tâm tham (lìa xa lòng tham dâm xúc muốn xuất tinh), như trăng trong nước (đây là lồng ghép danh tướng tu chứng Duy Thức ở Tứ địa mãn tâm trong Phật pháp, kỳ thực Mật tông căn bản không biết hàm nghĩa của ‘Trăng trong nước’), lìa hư vọng kiến và chân thực kiến (tự cho rằng đã lìa hư vọng kiến, thế nhưng lại lìa xa chân thực kiến, vì đều đọa vào trong tà tri kiến), lạc thù thắng bất biến vô lậu (không lậu xuất tinh dịch mà thường trụ ở trong cái lạc của cực khoái tình dục), trong một sát na diệt trừ ngàn tám trăm nghiệp khí, mà đăng Sơ địa. Nghĩa lý và sự giải thích này, có thể nói là tương hợp với tam Bồ Tát” (34-330~331).

Thế nhưng, bất luận là tu chứng Bình khí, Minh điểm và Song thân pháp rồi phối hợp với dâm lạc Tứ hỷ của Song thân pháp để đạt đến cảnh giới thắng diệu bao nhiêu nữa thì trước sau vẫn chỉ là “chứng lượng” của ngoại đạo pháp, hoàn toàn không liên quan gì đến chứng lượng Sơ địa trong Phật pháp, vì vẫn chưa từng chứng biết chút gì về trí tuệ Bát Nhã. Việc tự ý giải thích tu chứng trong danh mục quả vị của Phật pháp như thế để lừa dối người học Phật giáo nhằm đổi lấy sự cung kính cúng dường, đó là một trong những thủ đoạn quảng truyền Mật pháp của Mật tông vậy.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0