Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 18: Tà kiến tứ đại tương dung của Mật tông

Các phái của Mật tông đều có chung tà kiến tứ đại tương dung (hòa nhập vào nhau), trái với lời Phật nói: “Hai mươi lăm mạch khí tụ đến hòa nhập vào Trung mạch, khi địa nhập vào thủy, cơ thể cảm thấy vô lực; khi thủy nhập vào hỏa, miệng mũi khô ráo, tứ chi dần lạnh (Chú thích gốc: Khi người ta chết, ai lạnh đầu trước thì chắc chắn sẽ xuống địa ngục, ai lạnh chân trước nhất định được lên đường thiện…); khi hỏa nhập vào phong, khí ấm tứ chi toàn thân đều mất hết; khi phong nhập vào thức, khí thở ra nhiều, khí hít vào ít, hơi thở yếu ớt tắt dần, trí thức hoàn toàn bị diệt. Muốn biết các quá trình này thì phải tu trì theo pháp” (62-278, 279).

Thuyết hòa nhập vào nhau như thế, trong các Mật tục của Mật tông đâu đâu cũng thấy, chỉ là một thứ vọng tưởng. Thế nhưng, thực tế thì tứ đại không thể dung nhập vào nhau, vì nguyên tố cực vi của tứ đại đều mãi mãi bất diệt, không chỉ pháp Đại thừa nói vậy mà trong pháp Nhị thừa cũng nói như thế. Trong “Kinh Lăng Già”, Phật có nói đến “Đại chủng tính Tự tính”, cũng nói về ý này. Trong các kinh Tam thừa, Phật cũng không hề nói chủng cực vi tứ đại có thể hòa nhập vào nhau, mà nói cực vi tứ đại xưa nay bất diệt, nói duy chỉ có Căn bản thức A Lại Da mới có thể chấp trì cực vi tứ đại, chứ bảy thức đầu đều không thể chấp trì được. Cho nên, thuyết nguyên tố tứ đại hòa nhập vào nhau mà chuyển hóa lúc lâm chung của Mật tông chỉ là vọng thuyết, không phải là Phật pháp.

Trong các kinh, Phật chưa từng nói sau khi mệnh chung thì tứ đại hòa nhập vào nhau, mà nói sau khi A Lại Da dần dần xả bỏ tứ đại, sinh ra sắc thân vật chất vi tế của Trung âm dựa trên vật chất vi tế do sắc thân đời này sinh ra, trở thành thân đầu sinh nhập thai, trước sau chưa hề nói tứ đại tương dung. Đó chỉ là thuyết do các thày Mật tông tự mình phát minh ra, không liên quan gì đến Phật pháp cả.

Mật tông thường rơi vào trong “tương vọng tưởng” của thế gian, luôn lấy việc thủ chứng thế gian pháp làm chính tu hành của Phật pháp, lại vọng tưởng cho rằng vật chất có thể chuyển hóa thành trí tuệ: “…Nếu dương khí động rồi, thuốc lấy đủ rổi, đan điền ấm rồi, đó là Đan điền hỏa chứ không phải là Chuyết hỏa. Chuyết hỏa là phải phối hợp với hồng Bồ Đề phần dưới của Trung mạch (phải phối hợp với hồng Bồ Đề – tức là tịnh phần dâm dịch người nữ sinh ra từ phần chót Trung mạch trong hạ thể của Minh Phi). Nếu nó phát động, không chỉ nóng ấm, mà còn có quang minh noãn lạc, thậm chí phát sinh trí tuệ. Cho nên, khởi đầu thì nhỏ hơn Đan điền hỏa mà sau khi khuếch đại thì lớn hơn Đan điền hỏa. Người tu Chuyết hỏa thành tựu, xương cốt địa đại toàn thân đều hóa thành trí tuệ. Tuyết ở trên đỉnh núi nơi anh ta ngồi cũng phải tan chảy” (32-461).

Người học cần biết rằng: Trí tuệ sinh ra từ chứng nghiệm đạo Giải Thoát Nhị thừa của bảy tâm đầu gọi là Giải thoát huệ, Vô sinh nhẫn; Trí tuệ sinh ra từ chứng nghiệm Thức thứ tám Như Lai Tạng của bảy thức đầu gọi là Bát Nhã huệ, Vô sinh nhẫn của Đại thừa, Vô sinh pháp nhẫn, Nhất thiết Chủng trí. Hai loại trí tuệ này là thứ mà người tu học Phật pháp phải cầu chứng. Sự tu chứng trí tuệ Bát Nhã đều phải dựa vào sự hiện hành của bảy thức đầu mới có, chứ không phải là tách rời bảy thức đầu mà có thể có bất kỳ trí tuệ nào hiện hành. Nay Mật tông lại nói xương địa đại có thể biến hóa thành trí tuệ thông qua quá trình tu hành, chứ không phải có được nhờ sự chứng ngộ của bảy thức đầu, tức là người chứng ngộ đã chết rồi, thi thể anh ta cũng có trí tuệ, như thế thì đâu phải là thi thể nữa, vì nó có trí tuệ mà, bởi người có trí tuệ thì nhất định phải có tâm thức. Cho nên, các thày Mật tông không biết, cũng không chứng được chân nghĩa của Phật pháp, vọng giải, vọng thuyết Phật pháp dựa trên ý tưởng của mình. Hiện tượng dẫn dắt sai lầm người học này là cực kỳ nghiêm trọng. Phàm là người học Phật giáo chúng ta đều nên hiểu rõ sự thực này, chớ lại bị họ lừa dối, như thế thì mới có thể nhập vào chính đạo Phật giáo thực sự được.

Trong “Đại tập kinh” Phật cũng từng nói: “Thức trí không lìa nhau, hòa hợp ta thường nói”. Lời Phật nói đó vẫn còn trong kinh, nay có thể tra cứu được. Điều này đã sớm chứng tỏ rằng: Tất cả mọi trí tuệ đều phải dựa vào tâm thức mà có, nó hòa hợp với tâm thức. Đó là điều mà Phật thường nói, chứ không thể nào lìa khỏi tâm thức mà vẫn có trí tuệ được. Nếu hành giả Mật tông đã vì thọ tận mà chết, sau khi Bản thức của anh ta rời khỏi thi thể rồi, thì không thể còn sót lại trí tuệ tồn tại trong thân xác đó nữa, càng không thể nói rằng sau khi chết “xương cốt địa đại toàn thân đều hóa thành trí tuệ” được, hoang đường không gì so sánh nổi. Nếu như thây cốt của anh ta đều hóa thành trí tuệ, thì trong xương anh ta lẽ ra vẫn phải có thức tâm trụ trì, tức là thây cốt đó vẫn còn là hữu tình, không phải là thây cốt vô tình nữa.

Nếu nói rằng xương cốt sau khi hóa thành trí tuệ đã biến thành trí tuệ mà biến mất, thì lẽ ra trí tuệ đó của hành giả Mật tông là do thây cốt biến hóa mà thành, không phải là thứ trí tuệ nhờ tu học Phật pháp mà chứng được, cũng không phải xương cốt của anh ta biến hóa vọng tưởng mà thành tựu. Cho nên, thuyết tứ đại tương dung, thuyết xương địa đại có thể hóa thành trí tuệ đều là vọng tưởng tự ý ngoại đạo của các thượng sư Mật tông, tuyệt đối không có chỗ nào đáng tin, dù chỉ là chút xíu.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0