Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 17: Mật tông lấy sự thần dị của thế gian pháp làm thánh quả để chứng đắc

Các thày xưa nay của Mật tông vì không hiểu được nghĩa lý chân thực của hai đạo chủ yếu trong Phật pháp, ai cũng lấy việc tu chứng khí công, Minh điểm của thế gian pháp để làm cảnh giới hiện lượng chứng thánh, thậm chí là còn lấy sự thần dị của thế gian pháp để chứng thánh: “Hành giả phải quán tưởng được thấu triệt rõ ràng đối với nội dung các tiết nói ở trên, khi tượng Phật hiện tiền, chớ có động tâm, chớ có trầm xuống, thì công phu Khởi phần mới dần đến, tu trì lâu ngày, Tất địa tự đắc. Bất luận thô tế, nếu có thể hoàn toàn nhìn thấy rõ ràng, tự nhiên sức mạnh dần lớn, sau này linh hồn tự có thể xuất nhập tự chủ, cầu không gì không được, nói không gì không linh nghiệm. Khi đó tức là thành thánh nhân rồi. Người đời gọi đế vương là thánh nhân, thực tế không phải là thánh nhân thực sự. Loại người này có đại thần thông, có đại sức mạnh mới là thánh nhân thực sự” (62-60).

Có lúc thì lại lấy quán tưởng thành tựu để coi là đã thành tựu thật trong thực tế: “Người quán tưởng thành tựu đó, ví dụ hễ nhìn thấy Kim cương chùy trên bàn, lập tức có thể quán tưởng nó biến thành Kim cương Dũng Phụ minh hiển hiện tiền, không gì vui sướng bằng, đó mới là bản lĩnh chân thực. Lạt Ma mà không có bản lĩnh thì không cần phải đảnh lễ ông ta, vì ông ta không có tư cách làm thượng sư của người ta” (62-60).

Thứ tư tưởng như thế cực kỳ hoang đường. Cho dù người nào có sự thần dị, tất cả mọi pháp đại thần thông đều đầy đủ đi chăng nữa, thì vẫn chỉ là phàm phu ngoại đạo, sao có thể dựa vào việc có hay không cảnh giới thần dị của thế gian để làm căn cứ phán đoán có chứng thánh hay không? Nếu mà được như thế, thì các ngoại đạo chưa chứng Nhị thừa Bồ Đề và Đại thừa Bồ Đề, người nào chỉ cần có thần thông thì cũng có thể tự xưng là thánh nhân trong Phật giáo rồi, vì những gì hai bên tu và chứng đều không khác nhau mà. Thế nhưng, Phật và chư vị Bồ Tát rốt cuộc đều không hề nói rằng các ngoại đạo có thần thông đó là thánh nhân trong Phật pháp.

Lại nữa, việc quán tưởng chùy Kim cương trên bàn ở trong tâm mình biến thành Kim cương Dũng Phụ cũng chỉ là do tự mình tưởng tượng ra, chứ không phải là thực sự có thể biến hóa được thật. Giữa việc này và việc liệu có tư cách làm thầy người khác hay không chắc chắn chẳng có chỗ liên quan nào. Các thày Mật tông không hiểu Phật pháp, không chứng được Phật pháp, nói những lời vọng tưởng dựa theo ý riêng mình, lấy đó làm chuyện để quảng truyền, dẫn dắt sai lầm người ta vào tà đạo, gây hại không nhẹ chút nào. Pháp như thế là pháp lấy giả làm thật. Những người học bình thường đã có tri kiến cơ bản rồi thì không có chướng ngại lớn gì. Nhưng nếu là người phàm tục sơ cơ ham thích cảnh giới hữu vi, không có đủ chính tri chính kiến về mặt Phật pháp, thường tin là thật, liền cho rằng quán tưởng thành công cảnh giới thì tức là quả thực đã thực hiện được cảnh giới như thế, liền nghĩ rằng nội tướng phần mà mình quán tưởng ra đó quả thực đã xuất hiện trong thế giới ngoại tướng phần. Việc tin rằng là thật như thế, cứ học và thực hành pháp đó, lâu dần sẽ trở thành bệnh tâm thần tưởng giả là thật.

Người mà không có đủ chính tri chính kiến như thế mà tu học Mật pháp, dẫn đến xảy ra hiện tượng bất thường về tâm thần sau này, phải đưa đến bệnh viện tâm thần chữa trị, việc này khá nhiều chứ không phải là thiểu số. Quan sát những bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần, có đến phân nửa là thuộc về “người học Phật” như thế, là có thể biết rồi. Thế nhưng, những bệnh nhân này vẫn cứ nghĩ rằng những gì mình học là Phật pháp thực sự, nói thao thao rành mạch, khiến cho các bác sĩ chữa trị cho họ đều cho rằng bệnh nhân đó đúng là người tu học Phật pháp thật, kỳ thực đều là do vọng tưởng của ngoại đạo Mật tông này gây hại. Còn pháp quán tưởng lấy giả làm thật đó của Mật tông thực chất không phải là Phật pháp, nhưng Phật pháp lại phải gánh lấy tiếng xấu này, thật đúng là thứ tôn giáo phá hoại chính pháp của Phật giáo.

Cũng có thày trò Mật tông còn vọng coi việc thu nhỏ lại nhục thân sau khi chết của ngoại đạo làm căn cứ của việc chứng thánh. Thế nhưng cái việc thu nhỏ nhục thân đó, người tu hành trong ngoại đạo ngày nay vẫn còn có người có thể làm được mà hoàn toàn không hiểu gì về Phật pháp. Lại nữa, việc thu nhỏ nhục thân này cũng có nhiều người giữ bí mật, không cho người ngoài biết, lấy đó để làm công cụ cho người kế thừa pháp huyễn hoặc thế nhân. Ngày nay vẫn có bộ lạc ở châu Mỹ còn có thể làm phép rút xương từ thân thể người chết, phơi khô rút nhỏ lại còn một thước, dung mạo tươi tắn như khi còn sống, có thể bảo tồn mấy trăm năm không bị hủy hoại. Đó đều là pháp hữu vi hữu tác của thế gian, không lìa thế gian tướng, không phải là người thực chứng Phật pháp. Những pháp đó vừa không phải là cảnh giới thần thông, cũng không phải là chứng tướng trong tu đạo, chỉ là những chuyện do người thế tục thực hiện mà thôi. Nếu như người nào coi đó là biểu hiện của tu chứng trong Phật pháp thì đúng là kẻ vô tri, vô trí, những gì họ nói không đáng để nghe.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0