Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 2: Gia hành bất cộng của Mật tông

Mật tông còn có Gia hành bất cộng như sau: “Gia hành bất cộng là chỉ chuyết hỏa, tam mạch, tứ luân, tu Minh Không. Ngoại chuyết hỏa: tất thảy vô duyên thượng X (chữ Phạn, lược bỏ), tự thành Hợi mẫu, nội ngoại thấu triệt. Tâm chuyên nhất mà tu mạch luân trong thân, quán tưởng như trước, đó là nội chuyết hỏa. Về chuyết hỏa mật, tam mạch tập hợp chỗ X (chữ Phạn, lược bỏ), hồng hỏa lan khắp toàn thân, tập quyền pháp, lục táo ấn, tu dây, thân rùng lắc (chi tiết Mật ý ở đây xin xem Chương 9 tập 2), nên thực hành. Vì lạc tăng trưởng, trên đỉnh ít hướng xuống dưới, chuyết hỏa chiếu lên, Minh điểm hòa tan, trong mạch sung mãn. Người nào đạt bản thể bất biến vô sinh ly tâm là chuyết hỏa chân thực mật mật, có đủ kham năng sĩ, tu ba thân trong trí tuệ đại lạc. Ở cảnh giới bản lai thanh tịnh, kiên cố nhiếp trì, cần phải khiến cho tăng trưởng ở tất cả các việc lợi ích chúng sinh, lạc cũng tăng trưởng (ở đây là nói pháp tăng trưởng dâm lạc, chi tiết xem dẫn thuật ở Tiết 32 của Chương này)” (34-549).

Về tu Hách Lỗ Hát, gia hành bất cộng của nó cũng tương tự với phần nêu ở trên:

“Quán tưởng: tất cả ngoại cảnh và mọi hữu tình đều hòa tan nhập vào luồng ánh sáng lam, ánh sáng đó lại dung nhập vào ta, ta và thân thể sau ta lại dung nhập vào quang, từ đầu đến chân hai đầu đồng thời hòa nhập, càng biến càng nhỏ, cuối cùng dung nhập vào chữ X (chữ Phạn, lược bỏ) màu lam trong tâm ta. Chữ X (chữ Phạn, lược bỏ) dần dần từ phần đáy hòa nhập vào Na Đả X (chữ Phạn, lược bỏ), tức là phần tiền xuyết của X (chữ Phạn, lược bỏ). Cuối cùng ngay cả Na Đả cũng biến mất, hòa nhập vào Không tính quang minh.

Lúc này, sinh ra thắng giải mức độ cực cao: Tâm ta và tâm Hách Lỗ Hát vô nhị vô biệt, như nước hòa nhập vào nước, quan sát kỹ Pháp thân này, tâm liền hiện khởi Phật mạn. Tâm tưởng ta tức là Pháp thân, đây là thiền tu đơn giản “trì tử vi đạo” chứng Pháp thân, mục đích của nó là buông bỏ thân phàm phu của anh, chết một cách thanh tịnh, khiến cho quang minh ở Viên mãn thứ đệ được thành thục, trồng hạt giống để đắc Pháp thân thật của Phật.

Sau đó quán tưởng: Đi ra từ cảnh giới Pháp thân không, tâm của ta lập tức chuyển hóa thành ánh sáng màu lam có độ dài từ cùi chỏ đến cổ tay, dựng đứng ở trên Nhật luân chính giữa hoa sen màu tạp tám cánh. Sau đó quán tưởng: bây giờ ta đã biến thành Báo thân viên mãn, đồng thời hiện khởi Phật mạn như thế này. Đây là phương pháp “trì trung tâm vi đạo” chứng Báo thân Phật đơn giản. Mục đích chủ yếu của pháp này là làm thanh tịnh trạng thái trung âm (trung ấm thân) thông thường, khiến cho ảo thân của Viên mãn thứ đệ được thành thục, trồng xuống hạt giống đắc Báo thân thật sự.

Sau đó tiếp tục (quán tưởng): Tâm ta nhanh chóng từ dạng ánh sáng lam chuyển hóa thành Hách-Cát, thân màu lam, một mặt hai cánh tay, cầm chùy chuông, ôm giao với Kim Cương Hợi Mẫu. Quán tưởng: Bây giờ ta đã biến thành Hóa thân, và hiện khởi Phật mạn như vậy. Đây là phương pháp trì “chuyển sinh vi đạo” chứng Hóa thân đơn giản. Mục đích chủ yếu của pháp này là tu Hóa thân thành tựu khiến Viên mãn thứ đệ chín hàng chứng tam thân, đồng thời trồng hạt giống chân đắc Hóa thân thực sự của Phật. Lúc này, anh có thể chuyên chú vào thân Hách Lỗ Hát hoặc tụng niệm chú ngữ. Nếu như anh niệm chú, thì chuyên chú chữ X (chữ Phạn, lược bỏ) trong tâm, quán từng chữ trong chú ngữ đều vây quanh chữ X (chữ Phạn, lược bỏ), đồng thời niệm chú. (Chú thích gốc: Tuy ở đây lấy Hách Lỗ Hát làm ví dụ, nhưng đồng thời cũng thích hợp đối với các Bản tôn như Kim Cương Hợi Mẫu, Mật Tập Kim Cương, Đại Uy Đức Kim Cương. Chỗ không giống chỉ là khác biệt về quán tưởng thân Bản tôn, màu sắc vân vân)” (72-20~21).

Lại có Ngũ gia hành thế này: “Phàm là người chuyên tâm học Mật, trước hết buộc phải tu tập năm loại gia hành, sám tội tích phúc, thì mới được bế quan tu trì, thì mới mong được thành tựu. Năm loại gia hành là: Tụng quy y mười vạn lần để được nhập Phật môn. Lạy Phật mười vạn lần để tiêu tội cúng Phật. Niệm trăm chữ Minh mười vạn lần để sám trừ tội chướng từ vô thủy. Bát nước mười vạn lần, Man đạt mười vạn lần để tu tập phúc huệ tư lương. Như thế là tu viên mãn xong năm loại gia hành, giống như vải bẩn nay đã sạch sẽ trở lại. Sau đó chứng lấy Bản tôn, bế quan tu trì theo pháp, thẳng tiến Phật quả, không có chướng ngại” (119-81).

Còn vọng tưởng về Gia hành của của Tông Khách Ba như sau: “Tiếp đến tu ‘Không’ tính, giống như cái chết mới có, lựa chọn Ngã, Ngã sở chấp Ngũ uẩn vô tính, các tướng đó đều diệt, như xả bỏ các uẩn cũ. Sau đó cho đến chữ Trung Hữu chưa nhập bảng, tất cả mọi thứ phối với đạo Gia hành. Cuốn “Giáo thụ huệ” nói: ‘Hướng đến cái chết như Gia hành vị, thắng giải hành địa, là vì Gia hành tính quyết chọn chân thực. Sau do ‘Quá khứ hữu” diệt, sinh ‘Trung hữu’ vị, như thế từ Gia hành vị đến sát na cuối cùng diệt tắt, tức là Vô gián đạo vị cực hỉ hoan địa sát na tính cuối cùng’. Vô gián đạo ở Sơ địa, tức là Thế đệ nhất pháp thượng phẩm cuối cùng ở Gia hành đạo. Thập địa phía dưới phối với các vị trong thai. Cuốn “Trang nghiêm kinh luận” cũng nói: ‘Khi đó nhanh chóng nên chứng, Vô gián tam ma địa’, vì nói như vậy đối với Thế đệ nhất pháp. Từ chữ Trung Hữu nhập bảng cho đến thiên thân chưa đủ, là Kiến tu đạo, phối với Thập địa vị. Cuốn “Giáo thụ huệ” nói: ‘Sau đó nếu Trung hữu sinh, sự hình thành sau của Sắc nhập thai vị. Nên biết rằng sau khi Vô Gián đạo của Bồ Tát diệt là Thập địa, vì các địa này có chướng ngại’” (21-513~514).

Tông Khách Ba và các thày Mật tông xưa nay thông thường không có gì khác biệt, đều coi Tâm giác tri cảm nhận khoái lạc trong Song thân pháp là Tâm thường trụ bất hoại; cũng cho rằng Tâm giác tri khi đả tọa cho đến lúc không có ngôn ngữ vọng tưởng là Tâm thường trụ bất hoại. Như thế mà nói ‘lựa chọn Ngã, Ngã sở chấp Ngũ uẩn vô tính, các tướng đó đều diệt, như xả bỏ các uẩn cũ’, kỳ thực vẫn là rơi vào trong “Ngũ uẩn Ngã”, vì tướng Ngũ uẩn chưa diệt, chưa xả bỏ uẩn cũ, Tâm giác tri chính là Tâm ý thức Thức uẩn trong “Ngũ uẩn Ngã”. Kiên trì chấp bám Tâm ý thức là thường như thế mà nói Ngũ uẩn vô thường thì gọi là Không tính, hoàn toàn hiểu sai về nghĩa lý Không tính mà Phật nói, chẳng khác gì các thường kiến ngoại đạo thông thường cả. “Không tính” mà Phật nói chính là cội nguồn Pháp giới của chúng sinh – Thức thứ tám Như Lai Tạng, còn Tông Khách Ba thì lại coi Không tướng của Ngũ uẩn vô thường làm Không tính, sai khác so với Phật nói đâu chỉ có một vạn tám ngàn dặm? Cho nên mới nói Tông Khách Ba vẫn không biết, không hiểu gì về cái lý “Ngũ uẩn không”, chấp trước Ý thức trong Thức uẩn là pháp bất sinh diệt, vì Phật nói Ý thức là pháp sinh diệt, là pháp hữu vi nằm trong phạm trù của Thập bát giới.

Tông Khách Ba đã không thể biết được nội hàm ý nghĩa của Ngũ uẩn, lại chấp bám coi Ý thức trong Ngũ uẩn là pháp bất sinh bất diệt, thì chẳng khác gì phàm phu, thường kiến ngoại đạo, vẫn đọa vào cái chấp trước về “Ngã, Ngã sở”, căn bản chưa từng lìa chấp, hoàn toàn không sinh khởi trí tuệ quyết trạch[1], còn không có thuận quyết trạch phần, thế mà nói “các tướng đó đều diệt, như xả bỏ các uẩn cũ”, như thế đều là nói suông, không có ý nghĩa thực sự.

Tông Khách Ba lại còn đem tri kiến tà tu về “thường kiến kiến” đó ra để phối với tu chứng Thập địa của Bồ Tát pháp trong Đại thừa, đem quả chứng trong Thập địa của Bồ Tát phối loạn xị khiến cho người sơ cơ nhầm lẫn cho rằng quả vị tu chứng của Bồ Tát đó thực sự đúng như những gì Mật tông nói, kỳ thực chỉ là lấy pháp ngoại đạo thay thế cho chính pháp của Phật giáo, thực chất là dẫn dắt sai lầm chúng sinh, có bản chất hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng trong Phật pháp.

Tông Khách Ba thường trích dẫn lời văn trong các kinh Hiển giáo để nhằm chứng minh những gì mình nói khớp với Phật nói, thế nhưng sau khi đối chiếu chi tiết thì chúng ta thường phát hiện lời Phật nói mà Tông Khách Ba trích dẫn không phải là ý mà ông ta muốn biểu đạt, chỉ là những lời lẽ đoạn chương lấy nghĩa của ông ta mà thôi. Những hành vi như thế có thể bắt gặp rất nhiều trong các cuốn sách của Tông Khách Ba, ví dụ đầy rẫy. Pháp sư Ấn Thuận lấy Trung Quán phái Ứng Thành làm tư tưởng trung tâm cũng hệt như vậy, thường lạm dẫn lời Phật trong kinh nhưng lại đoạn chương lấy nghĩa, thậm chí có lúc còn ngắt câu lấy nghĩa, dựa vào đó để phụ họa cho thuyết của mình. Hiện tượng không thành thực như thế không phải là hành vi mà những người học Phật nên làm. Các chuyện đó, tôi đã nêu ví dụ chứng minh rất nhiều trong các sách của mình, độc giả đọc kỹ sẽ biết, ở đây tạm lược qua.

Mật tông hoàn toàn không có đủ sức tu chứng đối với Chủng trí Duy thức, dứt khoát một mực phủ định luôn (ví dụ các thầy Trung Quán phái Ứng Thành như Nguyệt Xứng, A Để Hạp, Tông Khách Ba, Đạt Lai Lạt Ma các đời, pháp sư Ấn Thuận…). Còn các thày Mật tông Thiên Trúc khác và các thày của Hồng, Bạch, Hoa giáo của Tạng Mật đều thuộc dòng Trung Quán phái Tự Tục, đều bám lấy “Ý thức bản thân” để mong tồn tại mãi mãi, đều muốn đem Ý thức của mình đi qua lại ba đời, liên tục bất đoạn, vì thế mới nói những người đó là các thày Trung Quán phái Tự Tục.

Các thày Trung Quán phái Tự Tục này đều do không thể chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, cho nên không hiểu gì về Chủng trí Duy thức, lại không cam chịu để người ta biết rằng mình không hiểu gì về sở học trong Chủng trí Duy thức, vì thế mà dùng cách giải thích tùy tiện để chuyển đổi ý nghĩa pháp tướng trong Duy thức học, chuyển hóa nó thành nghĩa lý trong pháp môn tu hành mà Mật tông có được từ bên ngoại đạo nhằm lừa đảo tất cả mọi người, nói đó là Phật pháp chân chính.

Càng về sau, thày trò Hoàng giáo của Trung Quán phái Ứng Thành cũng càng áp dụng kiểu như vậy, trở thành một Mật tông chủ lưu dẫn dắt sai lầm chúng sinh một cách phổ biến, lừa đảo chúng sinh, thay thế cho Phật giáo chính thống. Phật giáo thực sự vì thế mà chính thức bị tiêu diệt, duy chỉ giữ lại Phật giáo biểu tướng – tức là Mật tông hoằng truyền ngoại đạo pháp mà giả danh là Phật pháp. Vì thế, các thày Mật tông từ xưa đến nay thường dùng các danh tướng trong Chủng trí Duy thức để giải thích các kiểu, khiến cho người ta ngộ nhận rằng Mật tông thực sự là tông phái tu hành của Phật giáo. Hiện tượng đó đã tồn tại trải qua hơn ngàn năm, đến nay vẫn chưa có hồi kết, thậm chí còn nghiêm trọng hơn xưa.

Nay xem Mật tông nói về Tứ gia hành, Ngũ gia hành như vậy, quả thực không liên quan gì đến Phật pháp chân chính, mà đó chỉ là người trong Mật tông tự bày đặt ra, nhập nhằng hỗn độn với Tứ gia hành trong Phật pháp chân chính. Ngày nay, nếu như không tăng cường làm rõ, mà sau này vẫn do Mật tông làm chủ, thì câu chuyện Mật tông vùi dập pháp nghĩa Phật giáo chân chính thời Thiên Trúc xưa sẽ vẫn lại tiếp tục tái diễn ở khắp nơi trên thế giới hôm nay, thì thế lực của Phật giáo tất sẽ mãi mãi bị diệt vong từ đây, chẳng cần phải đợi lúc Bồ Tát Nguyệt Quang giáng thế mới diệt vong.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Huệ nhãn lựa chọn pháp.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0