Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT

 

TẬP BỐN

 

Phật nói: “Này Ca Diếp! Vì nhân duyên có thể hộ trì chính pháp, mà được thành tựu thân Kim Cương này! Này Ca Diếp! Ta vì nhân duyên hộ pháp xưa kia, nay được thành tựu thân Kim Cương này, thường trụ bất hoại. Này Thiện nam tử! Người hộ trì chính pháp không thụ Ngũ giới, không tu uy nghi, nên cầm đao kiếm cung tên mâu khiên, bảo vệ tỳ kheo trì giới thanh tịnh!... Nếu có người nào muốn trở thành người hộ trì chính pháp, thì nên học như vậy. Này Ca Diếp! Người phá giới không hộ pháp như thế, gọi là cư sĩ trọc! Không phải là người trì giới thì được gọi như vậy”

(Kinh Đại Bát Niết Bàn - quyển 3)

 

Phật nói: “Này Ca Diếp! Người hộ trì chính pháp được quả báo vô lượng như vậy, với nhân duyên đó, ta nay được các loại tướng, để tự trang nghiêm, thành tựu Pháp thân, bất khả hoại thân…Này Thiện nam tử! Vì nhân duyên đó, các tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di nên chăm tham gia hộ trì chính pháp. Quả báo của hộ pháp, quảng đại vô lượng…Nếu có người thụ trì Ngũ giới, thì không được gọi là người Đại thừa. Không thụ Ngũ giới, bảo vệ chính pháp, mới gọi là Đại thừa. Người bảo vệ chính pháp, cần nên cầm đao kiếm gậy gộc, hầu cận người thuyết pháp… Này Ca Diếp! Người hộ pháp phải có đủ chính kiến, có thể tuyên thuyết rộng rãi kinh điển Đại thừa, cuối cùng không bắt giữ của báu của bậc vương giả… không vì lợi dưỡng mà thân cận quốc vương, đại thần, trưởng giả…”

(Kinh Đại Bát Niết Bàn - quyển 3)

 

CHƯƠNG 14: CÁC TÀ KIẾN KHÁC

– TỰ Ý GIẢI THÍCH CÁC DANH TƯỚNG TU CHỨNG CỦA PHẬT PHÁP

 

Tiết 1: Hiểu sai của Mật tông về Tứ gia hành

Gia hành trong Phật pháp là chỉ hai thủ “Phục, Trừ”, chứng được Noãn pháp, Đỉnh pháp, Nhẫn pháp, Thế đệ nhất pháp. Bốn pháp này có tên chung là “Thuận quyết trạch phần”. Đây là pháp được thành lập trước khi lập Kiến đạo vị trong Nhất thiết Chủng trí để nhằm cầu Kiến đạo trong Đại thừa, trong Ngũ vị của Duy Thức gọi tên là bốn pháp phải chứng ở Gia hành vị. Bốn pháp này là nói hành giả Đại thừa tu học Ba la mật đa ngoại môn, quảng tu Ba la mật đa, chỉ Bồ Tát ở ngoại môn quảng tu Lục độ vạn hành đầy đủ, vì muốn tiến tu trí tuệ Kiến đạo cho đến Đạo chủng trí ở Sơ địa, nên tu bốn pháp gia hành (tăng tốc) này để chứng quả Giải thoát mà không thủ chứng Niết Bàn, tiến tu Phật quả.

Pháp chứng Tứ gia hành được thành lập dựa trên sự quán hành của Tứ tầm tư, Tứ như thực trí. “Tứ tầm tư” là chỉ hành giả tầm tư (tìm và suy nghĩ) về “danh, danh nghĩa, tự tính danh nghĩa, sai biệt tự tính danh nghĩa”, tầm tư bốn pháp này là giả có thực không. Sau đó hiện quan: “Nếu lìa cái thức Năng Thủ - ý thức và năm thức đầu – thì không thể có bốn pháp này; cái thức Năng Thủ mà bốn pháp này dựa vào lại không phải là thực có”. Hiện tiền quan sát như thế xong thì phát khởi “Minh đắc định” mà phát sinh “Hạ tầm tư”, hiện quan Sở thủ không, thành lập cái quả của Tầm tư vị là “Noãn” vị.

Lại thực hiện tầm tư và phát khởi “Thượng tầm tư”, hiện quan các pháp “danh, danh nghĩa, tự tính danh nghĩa, sai biệt tự tính danh nghĩa” đều là do Lục thức biến hiện ra, cho nên tất thảy các pháp Sở thủ (vạn pháp trong Lục trần) đều là sự bày đặt giả danh, tuyệt đối không phải là thực có. Nếu không có sáu thức đầu, thì cũng không có vạn pháp hiện tiền để có thể xúc chạm trực tiếp. Việc hiện tiền quan sát như thế, là dựa vào “Thượng tầm tư” để hiện quan “Sở thủ tất thảy pháp Không”, sự hiện quan này được gọi là “Đỉnh” vị, vì đó là “Đỉnh” pháp trong thế gian.

Dựa vào trí tuệ của Đỉnh vị là đã có thể ấn định đối với “Vô sở thủ đối với tất thảy pháp”; lại dựa vào “Hạ như thực trí” để quan sát Năng thủ đều phi thực – hiểu được Tâm giác tri (ý thức) “Năng thủ” vạn pháp không phải là thật, tâm thuận lạc theo đó mà có thể an nhẫn. Việc quan sát “sở thủ không phải là có thật” trước khi ấn định, sau khi thuận lạc lại quan sát “năng thủ không thật” như vậy, gọi là chứng được “Ấn thuận nhẫn”, tức là pháp “nhẫn”, như vậy thì “Hạ như thực trí” đã viên mãn đầy đủ.

Sau khi chứng được Ấn thuận nhẫn, ấn định “Sở thủ không”, thuận lạc “Năng thủ không”, lại làm quán hành để phát khởi “Thượng như thực trí”. Dựa vào Thượng như thực trí này mà không thoái chuyển, tâm tâm vô gián (không đứt đoạn) như vậy – không từng khởi tâm hoài nghi về việc “Năng Sở thủ đều Không” mà mình hiện tiền quan sát chứng được – song ấn Năng thủ, Sở thủ đều Không. Từ đó về sau, tâm tâm vô gián, không lâu sau tất sẽ nhập Kiến đạo vị - chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng mà sinh khởi trí tuệ Bát Nhã – hoặc nhập trụ vị thứ bảy, hoặc nhập Thập hành, Thập hồi hướng vị, cho đến nhập Sơ địa vân vân. Vì với việc “song ấn Năng Sở thủ Không” này, tương lai chắc chắc sẽ nhập vào Kiến đạo của Đại thừa, cho nên nói quả vị này chính là pháp vô thượng số một trên thế gian, tên có tên là “Thế đệ nhất pháp”.

Thế nhưng các thày Mật tông xưa nay do chưa chứng được Tứ gia hành pháp này, đều đem tên chung của bốn loại danh tướng Phật pháp này – Tứ gia hành – tự ý giải thích bừa bãi, chụp lên trên đầu thực chất của pháp ngoại đạo bằng danh nghĩa Tứ gia hành, khiến cho người ta hiểu lầm rằng pháp của Mật tông chính là Phật pháp, đồng thời khiến người đời ngộ nhận Mật tông tức là Phật giáo.

Ví dụ Mật Lặc Nhật Ba hát rằng: “Thí phì tịnh tín và gia hành, lấy năm cam lộ mà tẩm nhuận”. Lại trong “Mật Lặc Nhật Ba đại sư toàn tập” có phê chú thế này: “Gia hành – tu hành bước đầu có tính chuẩn bị của Mật tông, là lấy “Khởi, Chính phần” hoặc pháp tu Đại thủ ấn để làm công việc chuẩn bị nền tảng cho tiền hành. Thông thường có bốn loại, cái gọi là Tứ gia hành là: Một là mười vạn đại lễ bái; Hai là mười vạn thượng sư chú; Ba là mười vạn Kim Cương tát đỏa bách tự chú để sám tội; Bốn là mười vạn cúng dường Mạn đà la, hoặc Mạn đạt” (4-2-220).

Nói như vậy là hoàn toàn khác với Tứ gia hành trong Phật pháp chân chính, hoàn toàn không liên quan gì đến Tứ gia hành nói trong Phật pháp. Phê chú trong sách của Mật Lặc Nhật Ba đã sai lầm như thế, mà giải thích của A Để Hạp về Tứ gia hành cũng sai lầm như vậy:

“Điều kiện tu Mật chú: Thứ nhất, với người phạn hạnh,... người biết thật không có sai lầm… Thứ hai, với những người tại gia: về ý nghĩa của câu tụng “người biết thật không có sai lầm”, tôi được nhiều thượng sư ban cho lời dạy như thế này:

  1. Có vị thượng sư hiền thiện nói: “Nếu Bồ Tát hiểu được lợi ích của hữu tình mà tâm anh ta lại bị từ bi ảnh hưởng, vậy thì bất luận anh ta làm thế nào cũng đều không sai, hơn nữa phúc đức của anh ta còn theo đó mà tăng trưởng”. Đây là chỉ Bồ Tát chứng được nhẫn vị tiểu phẩm.
  2. Một vị thánh triết nói: “Hiểu tất thảy pháp như ảo, đồng thời hiểu được Du già sĩ chân thực đó, thì không có bất gì sai lầm nào. Ví như nói rằng: ‘Du già sĩ nếu biết rằng: chư pháp như trăng dưới nước, thì anh ta sẽ không bị tội phúc làm cho ô nhiễm. Chư pháp ở trong ngoài, tâm đó thì như ảo, lại không thường không đoạn, không phân biệt hai thứ đầy đủ, chấp thực độc không nhiễm. Ai có thể thấy như vậy, biết ảo mà không tội lỗi gì”. Điều này có nghĩa là Bồ Tát chứng được Thế đệ nhất pháp tiểu phẩm không có sai lầm gì.
  3. Về quan điểm của thượng sư tỳ kheo phúc đức đối với việc “không sinh sai lầm”, nên đọc bộ luận đó của thượng sư. Quan điểm của ông ấy là: cho dù là người mới học cũng không có sai lầm gì.
  4. Bậc thánh triết khác thì nói rằng: “Dựa vào ‘Thánh Ca Diếp sở vấn kinh’, ‘Thọ ký biến phụ nữ kinh’, ‘Cát tường tối thắng đệ nhất tục’, ‘Hữu nghĩa điều phục kinh’ và các Mật tục khác ngoài những cái đã nói trên, và các phương thức trong luận điển mà thánh Long Thụ, A xà lê Đề Bà viết mà thực hiện thì sẽ không có sai lầm’. Ý nói rằng: ‘người biết thật không có sai lầm’ chính là lúc chứng được Đỉnh vị tiểu phẩm.
  5. Bậc thánh triết khác nói rằng: “Người dẫn phát Bồ Đề tâm thắng nghĩa tất thảy pháp vô sinh, đồng thời trong tâm đã sinh ra Bồ Đề tâm thắng nghĩa cũng không có sai lầm, bởi vì người hiểu rõ tính chân thực của chư pháp không có sai lầm”. Ý là nói: ‘Người thấy Chân Đế sẽ không có sai lầm’” (6-257~258).

A Để Hạp giải thích về chứng lượng của Tứ gia hành như thế hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp. A Để Hạp hiểu sai về Tứ gia hành như vậy, nhà đại tu hành của Bạch giáo Thượng sư Trần Kiện Dân cũng hiểu lầm giống vậy, đều là mượn danh tướng Phật pháp để thực thuyết về pháp ngoại đạo:

“Tứ gia hành là chỉ trước khi được đại quán đỉnh của Vô thượng du già bộ, phải tu cho tốt Tứ gia hành. Nay tôi đối với các vị, bởi vì tuổi tác của các vị, tình cảm vợ chồng của các vị tốt mà, sở thích cũng giống nhau mà, cho nên mong rằng các vị tu khí công cho tốt, là có thể bắt đầu tu pháp cúng dường dựa theo quán tưởng trong nhị quán (quán đỉnh thứ hai): là chỉ nam thì cúng dường nữ, nữ thì cúng dường cho nam.

Tôi tuy đã nói lời này, nhưng mà, chủ yếu vẫn là muốn Tứ gia hành này ổn thỏa rồi, sẽ không sinh ra vấn đề. Cho nên, bây giờ tôi muốn nói bổ sung tầm quan trọng của Tứ gia hành này. Đây là thứ mà không có ở bề ngoài. Nội dung của Tứ gia hành, một cái là quy y, một cái là lễ bái, một cái chính là Bách tự minh, một cái chính là cúng Mạn đạt.

Nếu như anh hiểu Bản tôn trên Ngũ luân, Bản tôn của Không Hành Mẫu Ngũ bộ, hai bên có thể làm cúng dường nhau qua tu pháp cúng dường (Nam hành giả cúng dường nữ hành giả bằng hợp tu song thân, ngược lại, nữ hành giả cũng vậy). Giả như có một bên có thể bất lậu điểm, bất luận là nam hay là nữ, có một bên bất lậu điểm, đều có thể tu pháp cúng dường này… Nói về mặt quan hệ vợ chồng nói chúng, nếu anh có ý lạc cúng dường, vậy khi anh ngẫu nhiên cúng dường, khi lậu điểm của anh phóng nước (khi anh xuất tinh cho bên nữ), anh liền nghĩ rằng cái này là để cúng dường đối phương, cũng còn ít nhiều có chút công đức.

Nhưng mục đích nếu là muốn thành tựu linh nhiệt, muốn thành tựu chuyết hỏa, thì anh không thể thường xuyên làm nhiều giống như vợ chồng thông thường được. Cho nên a, nhiều nhất thì một tháng hai lần thôi. Hơn nữa, lúc hành phòng (quan hệ tình dục) thì phải quán tưởng rằng: Ở giữa hai lông mày có một hình tam giác cân, bên trong có Văn Thù Bồ Tát. Điều này sẽ làm giảm bớt lậu rớt lượng Minh điểm của các anh.

Nhưng có rất nhiều người không làm hết ngay bốn mươi vạn trong Tứ gia hành, cho nên tôi nay đặc biệt chia mỗi cái thành ba đoạn: Ví dụ như quy y, trước hết anh niệm quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Sau đó, khi anh niệm tam quy y này xong, lại tăng thêm tứ quy y, tức là có thượng sư Kim Cương, lại thêm Bản tôn, Không hành, Hộ pháp này. Như thế thì bằng với kiểu thất quy y rồi.

Về lễ bãi, …hoặc giả là bình khí nhu hòa, khi tu đến mức độ kha khá rồi, có thể ném thân lạy xuống, sẽ không xảy ra vấn đề gì hết. Lại bổ sung thêm đại lễ bái này nữa. Theo lý mà nói, cái việc ném thân này mới là cái đại lễ bái này trong mười vạn Tứ gia hành… Bách tự minh cũng giống vậy, anh có thể niệm mười vạn chữ “A” trước, sau đó tu mười vạn “Bản thể Kim Cương đừng bỏ con”, cuối cùng mới tu toàn bộ mười vạn.

Mạn đạt cũng giống vậy, anh cúng cái này trước, sau đó cúng 37 cái này, sau đó mới lại cúng Mạn đạt tam thân… Nếu đã bị Kim Cương (Dũng Phụ) xả bỏ rồi, đã bị Liên Hoa (Không Hành Mẫu, Minh Phi) xả bỏ rồi, cũng có nghĩa là nếu bị Phật xả bỏ rồi, bị Không Hành Mẫu xả bỏ rồi, vậy thì sau đó anh làm công đức gì cũng đều không thành rồi! …Trước đây anh ở trước mặt họ phạm rất nhiều tội lỗi, khiến họ không hoan hỉ. Liên hoa cũng vậy, khiến Không Hành Mẫu không vui vẻ.

Nếu như họ, là nam mà khiến liên hoa – tức Không Hành Mẫu – không vui vẻ; là nữ mà khiến Kim Cương tát đỏa không hoan hỉ, vậy thì theo đó mà tu nghi quỹ gì gì, tu khí công gì gì, làm cúng lửa gì gì đó đều không có hiệu quả. Cho nên sau khi thông qua Bách tự minh mà làm thanh tịnh các tội nghiệp này rồi, anh làm một cái công đức, đều có thiên long bảo hộ, đều có Phật Bồ Tát Kim Cương thương xót, đều ghi chép tất cả công đức của anh lại, cho nên sau này tu hành sẽ không có chướng ngại. Do đó, là nam thì nên niệm rằng ‘Bản thể Liên Hoa đừng bỏ con’,…là nữ thì phải niệm “Bản thể Kim Cương chớ bỏ con’” (32-250~254).

Việc hiểu sai về Tứ gia hành như vậy, không chỉ có (hiểu sai) một bên, mà còn nói thế này nữa:

“Ba thứ Noãn Đỉnh Nhẫn trong Bát Nhã thừa tức là thượng tam phẩm, pháp tu ba thứ này chia thành Hý luận và Vô hý luận. Về Hý luận tức là làm cấm trú hành, Tục nói rằng: Đắc chút Noãn vị rồi, cấm trú hành thành biện. Về Vô hý luận thì hành nội hành.

Về nội hành, Tục nói rằng: Lìa xa nghiệp thủ ấn, trí ấn tướng cũng xả, hành Đại thủ ấn mẫu, lìa tất thảy phân biệt thế gian, tu biệt nhiếp chi, tĩnh lự chi, đắc ngũ nhãn lục thông, là thân Mạn đà la. Tất thảy mạch thanh tịnh, hiện chứng thân đàn thành, quả vị giống với Bát Nhã thừa. “Trang nghiêm kinh luận” nói: ‘Dựa vào thiền định đắc thần thông’, lại tụng rằng: ‘Hiển hiện tất thảy pháp, không cách biệt có thể tương thông, tại Chân Thực lý đó, không quán tất thảy kiến, Pháp thân viên mãn như thế, vì là tướng thanh tịnh. Cụ huệ chư hình tướng, biến hành tâm nhiếp trì, như thế liền thành biện Đẳng trì của Bồ Tát. Trừ những gì Ý nói, không kiến tất thảy nghĩa, như tăng pháp quang minh, khởi kiên cố tinh tấn, pháp quang minh tăng trưởng, duy chỉ trụ trên Tâm, sau này mà nhìn cảnh, đều thành tâm hiển hiện. Khi đó sở thủ cảnh, lìa xa khỏi tán loạn’. Trên đây là Noãn Đỉnh Nhẫn vị. Lại nói rằng: Ở đó chỉ thừa hữu, năng thủ tán loạn tâm, khi đó Vô Gián định, nhanh chóng có thể hiểu, tâm năng thủ cũng lìa. Cuốn “Thời luân” cũng nói: Biệt trì chi đẳng trì, gia trì tất thảy chú, dựa vào tĩnh lự chi, là đắc ngũ thần thông. Như vậy giống với trên. Nói tóm lại, dựa vào hai chi biệt nhiếp, đó là đạo gia hành” (34-480).

Thượng sư của Bạch giáo đã như vậy rồi, “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú” của phái Tát Già cũng hiểu sai, giải sai như thế:

“Tân tứ (8.4.)[1], ba noãn tướng là: Nhâm nhất (9.1.)-Noãn tướng phân biệt tiền hành: Tuy tu Bản tôn thân ở trong đẳng dẫn, tại nơi hiển hiện của giác thụ đó, thăng khởi những việc vui đùa hoặc những nghệ thuật hiếm có từng nghe nhìn trước đó vân vân, mà tâm chấp trên đó. Chỗ này các tông phái khác nói là tướng phóng dật, nhưng bản tông thì chủ trương nó là sinh ra thiền định với nhân là những thứ bản thân từng làm, cho nên mới gọi là Noãn tướng phân biệt tiền hành.

Nhâm nhị (9.2.) –Noãn tướng cửu giới tập nhiếp: Tâm không trụ ở chỗ không quán đãi tập hợp của tâm khí mà phân biệt nhân bản thân, gọi là Noãn tướng cửu giới tập nhiếp. Cái gọi là ‘cửu giới’ tức là tác dụng khí của ngũ cam lộ và tứ đại chủng tổng cộng là chín, tịnh phần của chúng có thể làm sở y (chỗ dựa) của nguyên khí và tâm của tự thân, như lấy dầu vừng bôi khắp lên thân, tướng của nó hoặc như lông cổ của con chim ‘quả hát lý hát’, hoặc như màu sắc lấp lánh của tủ lạnh tủ điện, màu sắc sặc sỡ.

Cái gọi là ‘tập nhiếp’ là dùng sức tu hành để hồi khí vào trong, hành ở tất thảy tịnh phần của cửu giới trong mạch di, tập nhiếp vào bốn cung điện đàn thành…

Cái gọi là ‘noãn’ là chỉ sau khi dùng sức của nó gia trì hàm tàng, trong sự hiển hiện của giác thụ, nhìn thấy tướng thành ấp hoặc khói ở Lục đạo, hoặc thân Như Lai…

Nhâm tam (9.3.)-Noãn tướng Minh điểm giáng tập: Chuyển khí hồi phong bằng sức tu hành, dùng chuyết hỏa để cởi mở mạch và hòa tan tịnh phần: 1. Khi cái Noãn (ấm) của Minh điểm giáng thì sinh Minh điểm đau; 2. Khi Noãn của Minh điểm động thì sinh lạc; 3. Khi Noãn của Minh điểm kiên cố thì sinh công đức” (61-159~160).

Mật tông giải thích danh tướng Phật pháp tùy tiện như thế để thuyết minh cho pháp ngoại đạo mà họ hoằng truyền; sau đó nói với mọi người rằng tu chứng như vậy mới là tu chứng Phật pháp. Nếu như có người tu hành trong Phật môn thật sự nói về tu chứng Tứ gia hành của mình, thì các hành giả Mật tông do không hiểu chân ý Phật pháp của Hiển giáo, bèn nói chứng lượng của những người tu hành bên Hiển giáo là thô thiển (nông cạn), không hiểu gì về Tứ gia hành thực sự, nói Tứ gia hành của Mật tông mới là Tứ gia hành chân chính. Nếu suy xét sự thật, thì chính các hành giả Mật tông lại là những người hiểu sai. Đã hiểu sai như vậy mà lại nói mình đã tu, đã chứng được pháp Hiển giáo, thì thật là sai lầm chồng chất. Những hiện tượng hiểu sai như thế tồn tại rất phổ biến giữa các thượng sư và người học Mật tông. Ví dụ trong cuốn “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú” của phái Tát Già nói rằng:

“Đạo gia hành: Noãn (Chú thích gốc: Noãn phân biệt tiền hành, Noãn cửu giới tập nhiếp, Noãn Minh điểm giáng tập), Đỉnh (Chú thích gốc: ngoại, nội), Nhẫn, Thế đệ nhất pháp (Chú thích gốc: xuất luân hồi, xuất thế gian)… Nhâm nhất (9.1.), Noãn: đây là bốn loại đạo trong Tứ quán đỉnh, dựa vào đó để làm nhân tích tụ kiến giác thụ noãn tướng trí, cho nên trong tụng nói nó là “tư lương đạo”. Lại nữa, do tu tứ đạo mà sinh ra tứ đạo là “noãn trí của đạo gia hành”. Trong đó lại chia thành ba loại Noãn lớn vừa nhỏ: Quý nhất (10.1), là vọng kế phân biệt dễ sinh, cho nên gọi là “Noãn phân biệt tiền hành”, đó là Noãn nhỏ. Quý nhị (10.2), là vọng kế tam phân biệt khó sinh, cho nên gọi là “Noãn cửu giới tập nhiếp”, đó là Noãn vừa. Quý tam (10.3), vọng kế phân biệt cực khó sinh, cho nên gọi là “Minh điểm giáng tập”, đó là Noãn lớn.

Về “Tập”: Trung tập tất thảy Noãn được sinh ra trong Giới, gọi là ‘trung’, cảnh tượng của nó kiên cố lại như con trùng có thể đoạn nội ngoại, đắc quyết không sinh ác thú (ác đạo), các kinh điển khác (kinh điển của Mật tông) cũng nói đó là trung “Nhẫn” vị.

Nhâm nhị (9.2.)- “Đỉnh” vị có hai: Quý nhất (10.1), ngoại đỉnh: Tập nhiếp tâm khí vào đầu chót của hai mạch tinh huyết, hữu giới đỉnh bên ngoài thì là đầu trên nhất của thế đạo. Quý nhị (10.2), nội đỉnh: Nội đỉnh là Trung mạch đỉnh, tập nhiếp tâm khí vào chữ A của ngoại tướng, là đầu chót dưới của đạo xuất thế gian.

Nhâm tam (9.3.)-“Nhẫn”: Như vậy, với Vô sinh pháp nhẫn trước đây chưa có, cái nhẫn mà không có sự sợ hãi trước nghĩa lý Không tính gọi là “nhẫn”.

Nhâm tứ (9.4.)-“Thế đệ nhất pháp” có hai: Quý nhất (10.1), là Thế đệ nhất pháp trong pháp xuất khỏi luân hồi: tập nhiếp tâm khí vào Trung mạch, người điều khiển một phần phân biệt hai thủ Năng Sở là nó. Quý nhị (10.2), Thế đệ nhất pháp đều viên mãn như đạo pháp xuất thế gian: người viên mãn các đạo từ Sơ địa trở lên có thể xuất thế gian, đồng thời là người có thể sinh thân vô lậu (chứng được ‘trí tuệ duy trì tuyệt đối không xuất tinh trong cực khoái tình dục’ ở đời này), sinh cái nhân của tâm vô phân biệt (Lạc Không vô nhị, nhất tâm bất loại trong pháp tu song thân nói chi tiết trong Chương 9) mà không bị trở ngại” (61-432~437).

Như đã nói ở trên, người đắc Vô sinh pháp nhẫn trong Mật tông là người có thể thường trụ trong cực khoái tình dục, giữ mãi không tiết lậu Minh điểm bằng tu Trung mạch Minh điểm, Bảo bình khí, Song thân pháp, như thế là vô sinh, là cái nhẫn đối với pháp vô sinh, tự gọi là đã chứng “Vô sinh pháp nhẫn”. Rồi họ lại đem cái “Vô sinh pháp nhẫn” này nói rằng đó là cái “nhẫn” trong Tứ gia hành, hoàn toàn không hiểu gì về sự khác biệt lớn giữa nhẫn trong Tứ gia hành và Vô sinh pháp nhẫn. Đồng thời, họ cũng hoàn toàn không biết gì về sự cách biệt lớn của hai loại tu chứng này về mặt quả vị. Như thế mà nói đó là pháp môn “tu hành quả địa” của Mật pháp vô thượng, hóa ra lại là hiểu nhầm về tu chứng “Phật pháp”, mà lại tự cao cho rằng hơn cả Hiển giáo.

Lại như trong cuốn sách “Đại lạc quang minh – Đại thủ ấn của Kim Cương thừa” cũng nói thế này:

“Tứ gia hành: Những công việc chuẩn bị này được thiết kế nhằm học lên Mật pháp sâu hơn, chúng có thể làm thanh tịnh nghiệp chướng ba nghiệp thân, khẩu, ý của hành giả, giúp cho việc tu đạo dễ đạt thành tựu. Chúng cũng có thể sinh ra một số tư lương để hành giả dễ hiểu những Mật pháp thâm sâu hơn. Quá trình tiêu trừ nghiệp chướng, tích lũy tư lương này thường được ví như nông dân cày ruộng, trồng trọt. Bước thứ nhất là phải nhặt bỏ đá sỏi, trừ cỏ dại; sau đó thì tưới nước, bón phân vân vân. Chính vì những công việc này nhằm bảo đảm có thu hoạch thành công sau này, cho nên tương tự vậy, những công việc chuẩn bị đó cũng là để đảm bảo tu tập Mật pháp được thành công.

Xin được trình bày giản lược Tứ gia hành như sau: 1. Quy y, phát Bồ Đề tâm: Từ giờ trở thành Phật tử, hành giả Đại thừa; 2. Cúng Man đạt: Đây là phương pháp tích lũy tư lương phúc đức; 3. Quán tưởng Kim Cương tát đỏa và tụng niệm Bách tự minh: Đây là phương pháp làm thanh tịnh nghiệp chướng; 4. Pháp tương ứng thượng sư: Đây là phương pháp nhằm đạt được sự gia trì của thượng sư” (72-19).

Tứ gia hành như vậy hoàn toàn không liên quan gì đến đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề của Phật pháp, thế mà nói có thể khiến cho hành giả Mật tông chứng được chứng lượng Phật pháp, thì có ý nghĩa gì? Lại nữa, các thày Mật tông luôn coi trọng pháp tương ứng thượng sư, thế nhưng bản thân các thày Mật tông lại chưa từng Kiến đạo, những gì họ truyền, tu và chứng đều không phải Phật pháp, hoàn toàn không hề có chứng lượng về mặt Phật pháp, vậy các đệ tử của họ chăm chỉ tu pháp tương ứng thượng sư thì có công đức tư lương gì để nói? Chỉ có thể tương ứng với thượng sư trong Song thân pháp mà thôi.

Cuốn “Tạng Mật tu pháp bí điển” quyển một cũng nói rằng: “Pháp Tứ gia hành trong Mật thừa được gọi là Tiền hành cộng đạo. Đó là vì hai đạo Hiển Mật cùng tu, người tu Hiển Mật thực hiện lúc ban đầu” (119-105).

Trong cuốn “Quy y phát tâm nghi quán hành thuật ký” do Tông Khách Ba biên tập cũng nói: “Hành nhân du già tu tập đại pháp Mật tông, trước hết phải tu học bốn loại Gia hành, thành tịnh nối tiếp, tích lũy tư lương, đạt được gia trì, sau đó mới dễ tương ứng. Tứ gia hành này là: Một, quy y phát tâm; Hai, Kim Cương tát đỏa Bách tự minh hoặc ba mươi lăm Phật sám (sám hối); Ba, cúng Mạn đà la; Bốn, thượng sư du già” (119-107).

Nếu đã nói “Tứ gia hành” là cộng đạo (đạo tu chung) của Hiển Mật như vậy, lẽ ra Hiển Mật không hai, thì vì sao Tứ gia hành mà Mật tông nói lại khác xa với Hiển giáo đến mức độ nghiêm trọng thế này? Không đúng chính lý chút nào. Qua đó có thể thấy rằng Mật tông thực chất chỉ mượn danh tướng và giáo tướng của Phật giáo để rao giảng pháp ngoại đạo của mình, về bản chất họ chỉ là ngoại đạo ăn bám (đội lốt) Phật pháp bề ngoài hiện tướng Phật giáo, bên trong tu pháp ngoại đạo mà thôi.

Lại còn có chuyện thượng sư Mật tông thời cận đại tự sáng tạo ra Tứ gia hành nữa, ví dụ Tưởng Cống Khang Sở khai thị rằng: “Tưởng Cống Nhân Ba Thiết trước tất cả mọi khai thị đều bắt đầu bằng ‘Chuyển tâm sang Tứ niệm xứ của Phật pháp’. Tứ niệm này, còn gọi là ‘Tứ cộng gia hành’, tức là: Một, nhân thân nan đắc (thân người khó được); Hai, cái chết vô thường; Ba, luân hồi tội lỗi; Bốn, nghiệp báo nhân quả. Nhân Ba Thiết đặc biệt nhấn mạnh những người sơ cơ nên tham khảo nhiều mặt về những dữ liệu kiểu này, đó là giáo nghĩa cơ bản nhất, cần phải trồng vào trong ruộng tâm chúng ta” (181-48).

Phật pháp thậm thâm vi diệu, vốn dĩ không dễ tu chứng, vậy mà ngày nay Tưởng Cống Khang Sở lại còn tự ý sáng tác thêm Tứ gia hành, trộn lẫn với danh tướng Phật pháp, càng khiến cho người ta không biết bắt đầu từ đâu. Những kẻ giải thích danh tướng Phật pháp bằng vọng tưởng tự ý mình như thế trong Mật tông nhiều không kể xiết, đâu đâu cũng có. Những hành vi như vậy, các thượng sư Mật tông đời đời bắt chước, nên ngày càng chuyển biến nội dung thực chất của Phật pháp thành ngoại đạo pháp.

Trước những hành vi chuyển dịch nội hàm của Phật giáo như thế, đại chúng thường lơ là, không phát giác được, cũng không hiểu được tầm quan trọng của việc này, cho nên dưới tình hình đó, Phật giáo Thiên Trúc đã dần dần bị tư tưởng phái Tính Lực ngoại đạo của Mật tông thay thế, còn “Phật giáo thời kỳ sau” của Thiên Trúc ngày nay về bản chất đã chuyển thành ngoại đạo pháp, Phật giáo thực sự đã bị diệt vong. Đó chính là “Phật giáo” của vương triều Bà La Thiên Trúc, chính là “Phật giáo vãn kỳ” mà các nhà nghiên cứu Phật giáo và pháp sư Ấn Thuận tán đồng Trung Quán phái Ứng Thành rao giảng. Kỳ thực, đó không phải là Phật giáo, mà chỉ là ngoại đạo khoác tấm áo Phật giáo bên ngoài mà thôi.

“Phật giáo vãn kỳ” sau này bị quốc gia Hồi giáo tiêu diệt cũng chỉ là tà giáo của tư tưởng phái Tính Lực có vẻ bề ngoài là Phật giáo mà thôi. Cho nên, Phật giáo thực chất không phải là bị tiêu diệt bởi tay người Hồi giáo, mà trước đó hơn 100 năm đã bị tiêu diệt bởi tay Mật tông rồi. Trước khi quân đội Hồi giáo tiêu diệt vương triều Bà La, đã không còn tồn tại Phật giáo chân chính nữa, chỉ còn lại ngoại đạo Mật tông khoác tấm áo Phật giáo hoằng truyền tư tưởng phái Tính Lực ngoại đạo mà thôi. Phật giáo ở vương triều Bà La trước khi bị Hồi giáo tiêu diệt đã hoàn toàn biến mất khỏi Thiên Trúc rồi. Vì duyên cớ này, mới nói hành vi dần dần dịch chuyển pháp nghĩa Phật giáo của Mật tông là hành vi phá hoại Phật giáo nghiêm trọng. Hành vi như thế mà lại có thể nói là “hoằng dương Phật pháp”, thì ngựa đen cũng có thể nói thành hươu trắng được.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Cách đánh thứ tự đề mục trong tiếng Hán ngoại trừ Nhất (1), Nhị (2), Tam (3), Tứ (4)… còn dùng thêm Thiên can và Địa chi, ví dụ Giáp (1), Ất (2),…Tân (8), Nhâm (9), Quý (10)…


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0