Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 4: Những điều cần chú ý khi lập đàn trước khi tu bốn pháp này

Trước khi thực hiện bốn pháp Tức, Tăng, Hoài, Tru thì phải lập đàn trước. Lập đàn thì cũng có rất nhiều mục cần chú ý – ví dụ như tìm đất chẳng hạn. Tông Khách Ba nói thế này: “ Trong cuốn ‘Tổng tục’ có nói: Người nào vẽ đàn phi xứ (không đúng chỗ) sẽ chết. Cho nên, phải quan sát chỗ đất xem có hợp với việc lập đàn hay không. Trong cuốn ‘Man luận’ có nói vẽ đàn phương đông, quốc vương tử thương, đất nước nhiều tai họa. Người nào làm phía nam thì chết, làm phía tây thì A xà lê chết, làm phương bắc ai nhập đàn sẽ chết; phương hỏa (đông nam) thì mưa rơi, La sát (tây nam) đói bụng, phương phong (tây bắc) mưa gió. Làm gần tháp thì chết, lập gần long mạch thì gây lũ lụt, chỗ bóng râm cây thì trẻ con chết. Biết những sai lầm đó thì phải tránh hết đi, nên lập ở chốn tự tại (đông bắc) của thành ấp, vườn cây, tự miếu, nhà ở. Hoặc lập ở chỗ đông bắc lệch bắc (bắc đông bắc) vừa ý” (21-177).

Tông Khách Ba lại nói: “Cuốn ‘Kim Cương Không Hành kinh’ phẩm 46 nói: ‘trên đỉnh các chỗ tự viên, vườn tược, núi non, đá tảng, cung điện, thi lâm (rừng xác, nghĩa địa), miếu tế trời, các chỗ đó trong kinh tán thán cho phép’. Ý nói làm phép ở các chỗ tự viện…đó, không cần phải xem phương hướng” (21-178). Nội dung đoạn văn này nói rằng nếu lập đàn tu bốn pháp Tức, Tăng, Hoài, Tru ở các địa điểm nói trên thì không cần phải quan sát phương hướng, có thể tùy ý thực hiện đều được.

Khi tìm đất, cũng cần phải có cách xem khác nhau, xem đất đó có thể dùng được không? Vì thế, Tông Khách Ba lại nói:

“Về xem dùng đất, như cuốn ‘Man luận’ nói: đào cái huyệt sâu cỡ một gang tay, rồi nhanh chóng lấp đầy lại như cũ, nếu có thừa đất ra là tốt. Còn ‘Tổng tục’ thì nói: đào sâu chừng đầu gối, rồi lấp đầy lại như cũ, nếu có thừa đất ra là thành tựu, ngược lại thì không nên làm phép; nếu cố làm là chiêu khổ, không có quả lành. Còn ‘Kim Cương thủ quán đỉnh kinh’ nói: ‘Bậc trí đào sâu ngang cùi chỏ, thầy chú dùng đất cũ lấp đầy chỗ đào đó, nếu có thừa đất ra là tốt nhất, đầy bằng là trung bình, không đầy thì nên bỏ, không nên tu ở đó’.

Về dùng dùng nước, cuốn ‘Man luận’ nói: Tại chỗ huyệt cũ lại đào sâu một gang tay, đổ đầy tịnh thủy vào. Đi chỗ khác chừng 100 bước thì quay lại quan sát, nước vẫn đầy là tốt lành, nước tụt giảm thì bỏ. Nếu có âm thanh, chứng tỏ có long nạn. Cuốn ‘Kim Cương Không Hành kinh’ nói: Đi về phía đông 100 bước rồi quay lại quan sát, nước đầy thì tốt lành, khô cạn đi thì nên bỏ. Cuốn ‘Thích luận’ thì nói: Khô đến dưới một nửa là hung, hơn một nửa thì tốt lành. Lại nói: Nếu nước xoáy tròn sang phải là thượng phẩm, nước không xoáy là trung bình, nước xoáy sang trái thì nên bỏ. Nếu có ma làm chướng ngại, thì dùng cam lộ, quân trà lợi, tịch ma đinh, Kim Cương quyết (chùy Phổ Ba). Luận sư Tam Muội Da nói: Khi đào lỗ rót nước, tụng chú cam lộ quân trà lợi, khi đi về hướng đông tụng chú ba chữ (Ông A Hồng), xem tướng phương biết có thể dùng…

Về xem màu sắc, như cuốn ‘Kim Cương thủ quán đỉnh kinh’ nói: ‘Màu trắng tu Tức tai, màu hồng là tự tại, cần biết màu vàng là Tăng ích, màu đen tu mãnh lợi hành (màu đen thì nên tu pháp Tru)’” (21-178~179).

Khi tìm được địa điểm thích hợp rồi, thì phải xin chủ đất cho mượn đất để dùng, đồng thời phải cúng dường các quỷ thần ở đất đó, được sự đồng ý của họ mới làm. Cho nên, Tông Khách Ba nói rằng: “Cuốn ‘Tổng tục’ nói: ‘Được địa chủ cho phép, vẽ đàn tràng theo quỹ phạm’, ý là phải được chủ đất cho phép sử dụng. Cho nên, khi xem biết đất có thể dùng được rồi, nếu thuộc về sở hữu của vua vân vân, thì phải cầu xin chủ đất hiện tại cho phép. Tiếp đến là phải cúng dường đồ ăn cho quỷ thần đất đó, khấn ba lần thế này: ‘Hỡi các thiên long, Dược xoa, La sát sống ở đất này, tôi nay xin mượn đất này, lập đàn xin các vị cho phép’. Tiếp đến tụng rằng: ‘Ông mỗ tập lợi ta ha, ông ma cáp ni ta ha, ông đương để lợi ta ha’. Khẩu chú tay trái 21 lần. Cúng dường thế gian tự tại đầu tiên. Đầu nam mặt bắc, mặc áo mới sạch, nằm nơi sạch sẽ. Nếu nằm mơ thấy sự hung ác, có thể tụng chú cam lộ quân trà lợi, hiểu rõ thắng nghĩa vô tính của tất thảy chư pháp. Hoặc lại quán mộng. Nếu họ cho phép hoặc chưa có ngăn chặn gì, thì có thể dùng đất đó, nếu ngăn chặn thì chớ dùng. Buổi sáng ngày hôm sau, trước khi trời sáng hẳn thì mời chư tôn ở hư không, xin họ cho phép. Buổi trưa thì tu thủ hộ luân, đóng đinh các ma ngại, hoặc đốt mãnh lợi hộ ma, trục xuất ma ngại. Nếu làm sau, thì là thủ hộ đệ tử. Buổi chiều thì nên thực hiện hộ ma Tức tai trong bếp Hỏa giới (hướng đông nam). Dùng nước tro hạt cải được tất thảy nghiệp chú gia trì, rắc tịnh chỗ đó. Tiếp đến, kết ấn Kim Cương ngồi kiết già, tu thần đất như sau: Trước tiên rửa sạch chân, súc miệng, ư già (cúng dường), đồ cúng. Tụng ‘Ông mời đến’ và ‘hộ ma’, cầu khấn ba lượt. Quán tưởng ngài đáp rằng: ‘Như thế có thể làm’. Cử hành thăng lên hư không” (21-179~180).

Làm như thế xong, vẫn còn phải làm pháp tịnh địa, cần phải biết học điều này. Thứ nhất, đào tịnh địa: trừ bỏ địa tiễn trong đất, tức là loại bỏ các loại gai góc, xương xẩu và những vật bẩn thỉu khác trong đất ra. Thứ hai, dùng chú để tịnh địa, đạo một cái huyệt nhỏ giữa trung tâm đài, đặt hạ cốc bảo, tụng chú gia trì, như thế gọi là an địa khố. Thứ ba, khéo quan sát thần mãng (trăn) để thực hiện pháp đào đất khác nhau, “nếu đào mãng thần vương, bị đè chín phần đất, (thì) chôn cha mẹ con cái…”, cho nên phải khéo quan sát mà làm. Thứ tư, phải tu thiên du già, tự quán mình là thiên thân, rồi bẩm báo với thiên chúng, sau đó cử đàn làm phép. Thứ năm, lại phải sinh khởi Thiên mạn, mời quỷ đến, dùng chùy Phổ Ba và chú đóng chặt con quỷ đó, khiến nó không được ngăn cản. Thứ sáu, làm Kim Cương bộ, đi các bước đi của thiên chúng, rồi mới thực hiện bốn pháp này. Những chi tiết trong này rất tạp nham, những gì thực hiện đều là pháp thế gian tương ứng với quỷ thần, hoàn toàn không liên quan gì đến pháp nghĩa Phật giáo, cho nên không trích thêm nữa. Các hành giả Mật tông ai muốn biết thì có thể đọc cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba sẽ tự hiểu, ở đây lược bỏ.

Về thời gian để tu bốn pháp Tức, Tăng, Hoài, Tru này cũng có hạn chế nhất định:

“Cuốn ‘Tổng tục’ nói: ‘Để có tâm tịch tĩnh, thì vào ngày giờ tịch tĩnh, hành chú để nghênh thỉnh, như ý đắc thành tựu’. Lại nói: ‘Ngày hung và phi thời, phi xứ không quy tắc, trí không nên vẽ đàn (nếu là người có trí tuệ, thì không nên dùng các loại cát màu để vẽ chế đàn thành), người vẽ quyết định chết’. Lại nói: ‘Tất cả nghi quỹ Tục, cần phối được cát tường, thường ngày lành tháng tốt, chủ cát mà vẽ đàn. Hành sự lúc không lành, đều không được thành tựu’. Ý ở đây nói làm đàn vào ngày giờ thiện ác thì có liên quan mật thiết đến đại lợi hại, cho nên phải khéo quan sát.

Vậy nên tu vào trong tháng nào? Như cuốn ‘Tổng tục’ nói: ‘Từ ngày mười lăm mùa thu tháng thứ hai (trung thu) đến ngày trăng tròn mùa xuân tháng thứ ba, bậc trí vào những thời gian này, vẽ đàn tràng như pháp. Để trừ ngại trị bệnh, và tự tu các đàn, mùa hè có thể vẽ đàn, bậc trí không cần quan sát’. Ở đây ý nói trong bảy tháng đó có thể làm đàn tràng quán đỉnh, các đàn còn lại cũng có thể làm vào mùa hè.

Thượng huyền, hạ huyền tháng 7, lúc nào có thể làm? Và thượng huyền lúc nào có thể làm? ‘Tiền kinh’ có nói: ‘Bậc trí theo lời dạy, trong thượng huyền các tháng, mười lăm hoặc mười ba, mồng tám hoặc mười bốn, mồng mười hoặc mười một, hoặc vào ngày mồng một, mồng năm và mồng bảy, mồng ba đều làm được. Trong mười ngày này, khéo vẽ Mạn đà la. Trong kỳ lành hạ huyền, vẽ đàn cũng không ngại’. Cuốn ‘Thiện trụ kinh’ nói: ‘Nếu hợp với các sao, vào tháng đen (không trăng) cũng làm’.

Vậy vào thứ mấy có thể làm được đây? ‘Tiền kinh’ có nói: ‘Mộc diệu (thứ năm) và nguyệt diệu (thứ hai), kim diệu (thứ sáu) nhật diệu (chủ nhật) lành, làm các việc mãnh lợi (có thể làm các loại pháp Tru), các thứ khác cũng có thể’. Về các sao có thể dùng, thì ‘Tiền kinh’ có nói: ‘Quỷ Liễu và Để Tinh, Chẩn Giác và Lâu Vĩ, trong các ngày thế này, vẽ đàn tốt lành nhất. Các sao đó chủ về tịch tĩnh, là các vì sao cát tường, bậc trí nên vẽ đàn. Ngày hung làm mãnh sự (nếu muốn làm pháp Tru thì nên vẽ đàn mà làm vào ngày hung)’.

Các kết hợp hung (trong 27 phối hợp có 8 phối hợp chủ về hung) tác dụng với hung (trong 11 cái có một cái hung), cũng nên tránh đi. Các thời gian thù thắng còn lại, như cuốn ‘Tổng tục’ nói: ‘Nhật thực và nguyệt thực, và khi có kỳ tướng, lại vào tháng thần thông, tinh cần vẽ đàn tràng’. Lại nói dụng cụ hoàn bị (các dụng cụ cần thiết dùng trong nghi quỹ đều phải chuẩn bị đầy đủ), lòng tin thâm sâu, tinh cần sự nghiệp (người tu pháp mỗi ngày cần tinh tấn tu Song thân pháp), không bị các tổn hại nào, hoa quả đầy ắp, và lúc đệ tử phụng sự sư trưởng khiến thày hoan hỉ, đều có thể làm. Cuốn ‘Tô tất địa’ nói: Khi sư trưởng hoan hỉ, các câu chú truyền cho rất dễ thành tựu. Cuốn ‘Man luận’ viết: Thực hiện việc vẽ đàn vào sáng các ngày lành đó”. (21-175~176).

Nói như Tông Khách Ba ở trên, chỉ là pháp chọn ngày giờ và nơi chốn, cái nào phù hợp thì có thể vẽ đàn thành mà thực hiện bốn pháp Tức, Tăng, Hoài, Tru. Khi tu bốn pháp này, nếu cần dùng đến tràng hạt, thì tràng hạt đó cũng khác biệt tùy theo sẽ thực hiện pháp nào trong bốn pháp:

“…Đến khi mệt mỏi, thì phải tu tụng niệm. Chất liệu của tràng hạt, cuốn ‘Kết Hợp kinh’ phẩm thứ 30 nói: ‘Nê châu[1] mẫu trân châu, và các bạch giới đẳng, làm Tức tai yết ma, tràng hạt đẹp thù thắng. Vàng bạc và bằng đồng, và vòng hạt hoa sen, pháp Tăng ích thù thắng, bậc trí nên đếm dùng. Mùi thơm như Hồng hoa, tất cả hương và hoàn, khéo chế tác cho xong, nên yêu kính mà dùng. Kim Cương tử hoạn tử, xương nam tử như thế, dùng tu pháp Hàng phục’. Bạch giới ở đây là chỉ xương. Chữ ‘đẳng’ sau đó là chỉ bạch thạch (đá trắng) và các loại hạt châu trắng khác. Cuốn ‘Tứ tòa kinh’ nói: ‘Hồng hoa hoặc các loại hương thơm khác, từng loại hoặc tất cả, làm viên rồi nhuộm màu, nên yêu kính mà dùng’. ‘Kim Cương Không Hành kinh’ cũng nói dùng san hô và tử đàn. ‘Nam tử’ ở đây chỉ người. Nếu thông qua tất cả các pháp thì đều là cát tường, như ‘Tiền kinh’ nói: ‘Tu chú dùng mười lăm, yêu kính nửa số đó. Tức tai dùng một trăm, Tăng ích thì thêm tám. Hàng phục dùng mười sáu, trì phối các yết ma’. Nói người tu chú thì tùy thuận các yết ma, tức tu tất thảy nghiệp chú. Về dây đeo của tràng hạt, ‘Kim Cương Không Hành kinh’ nói: Dùng sợi vàng hoặc chín sợi dây bông do đồng nữ xe vê làm dây” (21-525).

Theo như lời của Tông Khách Ba nêu ra trên đây thì đó là những điều cần chú ý khi hành giả Mật tông muốn tu bốn pháp Tức, Tăng, Hoài, Tru. Trong đó có rất nhiều tri kiến chỉ là vọng tưởng, và là những pháp thế gian tương ứng với quỷ thần, không liên quan gì đến Phật pháp, đều không phải là những thứ mà người học Phật chân chính nên làm. Thế mà các hành giả Mật tông muốn dựa vào pháp Tăng để làm tăng trưởng tiền tài thế gian cho mình đều không được thành tựu. Đó là vì quả báo tiền tài thế gian phải dựa vào việc bố thí ở đời trước làm Nhân, thì mới có thể thành tựu y báo ở đời này. Đồng thời phải có được sự nỗ lực của đời này làm Duyên thì sau đó mới có thể nhận được Quả báo tiền tài ở đời này, chứ không phải là dựa vào pháp Tăng mà các thày Mật tông tu là có thể tăng trưởng tiền tài được, vì đây là luật Nhân Quả trong Tam giới, làm trái với luật Nhân Quả này thì chỉ là vọng tưởng mà thôi.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Nê châu là chỉ tràng hạt làm bằng bùn đất.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0