Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 3: Pháp đoạt xá của phái Tát Già

Pháp đoạt xá của phái Tát Già tương tự với pháp Thiên thức cũng là một loại vọng tưởng. Ví dụ, trong cuốn sách “Đạo Quả” viết thế này: “Đoạt xá hành pháp: Lựa chọn một bộ Di thuế (thi thể) của trẻ con thù thắng, không có vết lở loét và chưa hủ hoại (bốc mùi phân hủy), tuổi vừa phải. Nếu tìm được thì phải tắm rửa sạch sẽ, xông hương an tức, tu Bản tôn, bảo hộ ba nơi. Khi tu thành công, vì có chướng ngại đến, cho nên lúc mặt trời lặn ngày đầu tiên, tu Thủ hộ luân Sở y. Vào ngày thứ hai, đem “Năng y” đặt vào chỗ tịch tĩnh, hiến cúng (ngũ nhục, ngũ cam lộ, thức ăn) để các Không Hành có lời thề, Không Hành ăn thịt (các La Sát, Dạ Xoa phi hành… đã phát lời thề bảo vệ giới Tam muội da) vui vẻ. Khi đến ngày thứ ba, lựa chọn hai loại khí kình bản thân và khí kình thiền định xa gần vừa lượng mà trì. Yếu quyết là: Xem chỗ thân đó là loại nào, ngăn che lại bằng chữ như tất cả ngoại môn đã nói phần trước, chỉ lưu lại chỗ mũi không che, áp dụng Cần tức như đã học tập ngày trước trụ ở giữa Tâm là Sở y của Tâm. Rồi dùng chữ ? (chữ Hồng Phạn văn) từ lỗ mũi bên phải chui ra, nhập vào mũi trái Sở y để đến giữa Tâm. Mệnh tức thì đi vào từ bên mũi trái, cứ như thế thực hiện lại nhiều lần, đến lúc giữa Tâm Sở y dần ấm lên, cho đến khi toàn thân đều ấm, mắt nửa trừng và nói mê sảng…Như vậy, gọi là “lúc nhất tâm biến trì nhị Sở y”, nếu ra sức thực hiện sơ gia hành nghiệp, dùng 20 tiếng “Hỷ Kỷ” dẫn đến giữa Hầu. Khi đến tiếng thứ 21, từ lỗ mũi phải bắn vào trong lỗ mũi trái Sở y đến giữa Tâm. Nếu thực hành trong sự im lặng tịch tĩnh, thì dùng Cần khí dẫn Sở y của Tâm đến giữa Hầu bắn ra. Nếu là lúc Cần tức hạ phẩm thì từ lỗ mũi phải bắn ra, nhập vào lỗ mũi trái Sở y đến giữa Tâm dừng nghỉ. Giữa nhập và ly của Mệnh đó, đều dựa vào sự nghiệp hành pháp đã tu. Lại nữa, vì để báo ân hoặc hậu tạ, cựu thoái (thi thể cũ của mình) tu sám tội hoặc thả ra biển lớn, thân thể mới phải thực hiện các hành vi làm nghỉ có lợi cho chúng sinh”. (61-310, 311)

Những lời vọng tưởng như thế mà người Mật tông lại tin là thật, dựa theo đó mà tu, uổng phí tinh lực và tiền tài cả đời vào trong Mật tông, đến khi già chết cũng không thành công một pháp nào – hoàn toàn không biết không chứng gì về đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề, thật đúng là những kẻ đáng thương. Vì sao vậy? Vì Sắc thân do Tàng thức của mỗi cá nhân tạo ra, đều vì nghiệp lực và có thể tính “Đại chủng tính Tự tính” khác nhau mà không thể kiêm dung (dung hòa lẫn với của người khác), Như Lai Tạng của mình tuyệt đối không chấp trì Sắc thân do Như Lai Tạng của người khác tạo ra, ngược lại Như Lai Tạng của người khác cũng không thể chấp trì Sắc thân do Như Lai Tạng của mình tạo ra. Như vậy thì pháp Thiên thức của Mật tông tu sẽ không ý nghĩa gì, tức là hư vọng tưởng, mục đích tu pháp Thiên thức đều sẽ không thể thành hiện thực.

Thượng sư Trần Kiện Dân cũng từ nói về pháp đổi xác như sau: “Nay lại giảng về pháp đổi xác: Thường xuyên tu pháp “người chết đến thế nào, làm thế nào” này như vậy, sau này trên đỉnh đầu sẽ có một cái lỗ, khi đến lúc đổi xác, thì tìm một người mới chết hoàn toàn không khiếm khuyết, trang sức thật trang nghiêm hộ anh/chị ta. Sau khi trang sức, quán tưởng mình biến thành Bản tôn, không phải là người thường nữa. Quán xem tất cả vạn pháp trên đời đều như huyễn ảo, bình thường mọi hành vi tạo tác đều là huân tập, không cần nó nữa. Trước tất thảy Phật và hộ pháp, cúng dường bạt linh, cầu chúc thật nhiều. Quán tưởng thật rõ chữ Hồng trong Tâm mình, và chữ Hồng của người chết. Đặt miệng mình vừa khớp lên miệng người chết, quán tưởng chữ Hồng và khí của mình từ lỗ mũi phải chui ra, nhập vào lỗ mũi trái của người chết, chui vào trong chữ Hồng giữa Tâm của anh ta. Dần dần thấy sức mạnh của mình suy nhược đi, còn bên người chết thì dần dần tỉnh lại. Lúc đó, người đồng hành của anh ta đem đồ ăn mà anh ta muốn ăn đã chuẩn bị từ trước bón cho anh ta ăn (Chú thích gốc: Đối với người chết sống lại mà nói, lúc này linh hồn người đổi xác đã chui vào trong cơ thể người chết này, cho nên sống lại). Trong nửa tháng sau, người sống lại không được gặp người khác. Sau khi tu như vậy, thì người chết sẽ sống lại, rồi đem xác ban đầu của người đổi xác giấu đi. Sau này khi sức mạnh của người sống lại dần có trở lại mà cái xác đem giấu kia đi nếu vẫn có thể nói chuyện thì người sống lại sẽ làm tháp bằng “chín cái tháp, một Bồ Tát”, đem cái xác được giấu kia chôn cất. Sau khi chôn xong, người sống lại phải làm thật nhiều chuyện lợi ích cho chúng sinh”. (34-202~203)

Như trên đã nói, Sắc thân do Tàng thức mỗi người tự sinh ra, bởi biệt nghiệp của “Đại chủng tính Tự tính” của anh ta khác nhau, cho nên thể tính Sắc thân tạo ra ai nấy đều khác nhau, cho nên không thể do Tàng thức của người khác chấp trì, thì chắc chắn sẽ sinh ra tính đào thải. Đã như thế thì pháp Thiên thức mà Thượng sư Trần Kiện Dân nói ra trên đây sẽ trở nên vô nghĩa, vì nhất định không thể tu thành công được. Đã không thể tu thành, thì pháp Thiên thức mà ông ta nói chỉ là hư vọng tưởng. Đã là pháp hư vọng tưởng thì tuyệt đối không thể nói là Phật pháp được.

Lại nữa, pháp Thiên thức mà Mật tông nói ở đây nếu là pháp chân thực, thì phải nghiệm chứng được. Thế nhưng, từ cổ chí kim, đến nay vẫn không có ai chứng nghiệm lúc còn sống để người khác cũng có thể cùng nghiệm chứng, đều là nói những người đã chết đã thành tựu pháp Thiên thức như thế nào, đều không thể khiến các đệ tử còn đang sống thực nghiệm pháp này. Việc này không như Thức thứ tám Như Lai Tạng mà Phật tuyên thuyết có thể chứng nghiệm tại đời hiện tại, cũng có thể khiến cho các đệ tử chứng nghiệm ở đời hiện tại; cũng không như tôi có thể đích thân tự chứng nghiệm Thức thứ tám này, và có thể truyền thụ lại cho người học cùng thời đích thân nghiệm chứng nó, đồng thời hoàn toàn khớp với những gì nói trong các kinh Tam thừa, không có sai khác.

Cho nên, các thày Mật tông xưa nay nếu nói có thể chứng nghiệm được pháp Thiên thức thì phải giúp cho các đệ tử tại thế của mình cũng chứng nghiệm được. Nếu không thể giúp cho nhiều đệ tử còn tại thế của mình chứng nghiệm không khác thì pháp Thiên thức họ nói không có chứng lượng thực sự. Người không có chứng lượng thì sao có trí tuệ để khiến người khác chứng nghiệm được? Như vậy thì pháp Thiên thức mà họ nói sẽ trở nên vô nghĩa. Còn nếu họ tự nói có được chứng lượng này mà không thể truyền thụ cho đệ tử, thì lời nói của họ không đáng để tin, chỉ là những lời lẽ trùm đầu, không phải là người tu chứng thực sự. Vậy thì lời họ nói sao có thể tin được? Hành giả Mật tông có trí tuệ thì phải tự biết suy xét được điều này.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0