Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 7: “Đại Nhật Kinh” của Mật tông cũng hiểu sai về Không tính Bát Nhã

Kinh điển chính của Mật tông “Đại Nhật Kinh” có tên đầy đủ là “Đại Tỳ Lô Giá Na thành Phật thần biến gia trì kinh”. “Phật Đại Tỳ Lô Giá Na” trong kinh cũng hiểu sai về Không tính nói trong kinh Bát Nhã, giải thích “Không tướng Uẩn Xứ Giới” của tất thảy pháp Duyên khởi tính không là Không tính, những gì kinh đó nói đều không hề động chạm đến Thực Tướng Đệ Nhất Nghĩa Tâm. Ví dụ, “Phật Đại Tỳ Lô Giá Na” trong quyển thứ nhất nói: “Này Bí Mật Chủ! Tự tâm tìm cầu Bồ Đề và Nhất thiết trí. Vì sao vậy? Vì bản tính thanh tịnh. Tâm không ở bên trong, không ở bên ngoài, mà ở giữa hai thứ đó. Tâm không thể đắc…Tâm hư không tướng lìa các loại phân biệt, không có phân biệt. Vì sao nói vậy? Vì Tính đồng như hư không, tức đồng với Tâm. Tính đồng với Tâm, tức đồng với Bồ Đề. Đúng thế, này Bí Mật Chủ! Tâm, Hư không giới, Bồ Đề, cả ba đều không hai (tức không khác nhau mà cùng là một)…Này Bí Mật Chủ! Những thứ như chủng tính nam, chủng tính nữ, hoặc cảnh giới, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, hay là Ngã, Ngã sở, năng chấp, sở chấp, thanh tịnh, giới, xứ cho đến trong tất thảy phân đoạn, cầu không thể được”. (“Đại Chính Tạng” quyển 18 trang 1 cột dưới)

Trong “Kinh Lăng Nghiêm” tuy cũng nói như vậy, nhưng cái mà Lăng Nghiêm nói đến như thế là Tính của vọng tâm bảy thức đầu, đồng thời còn nói tính thấy, tính nghe …cho đến tính giác tri mà vọng tâm bảy thức đầu hiển hiện ra đều là công năng của vọng tâm bảy thức; còn nói Tâm bảy thức này và các công năng của nó đều không thể tồn tại bên ngoài các loại duyên và Thức thứ tám Như Lai Tạng. Vì dựa vào sự hằng thường của Như Lai Tạng mới khiến cho Tâm lục thức và công năng của các tính thấy, tính nghe…có thể đêm đêm bị đoạn diệt, sáng sớm lại tái sinh, cho nên mới nói các công năng này không đoạn, không thường. Nói thẳng ra là những công năng này không được đứng ngoài Như Lai Tạng mà nói chúng “thường”, vì đều phải dựa vào Như Lai Tạng mới có tính thấy, tính nghe… “do nhân duyên mà thành”. Nhưng “Phật Đại Tỳ Lô Giá Na của Mật tông” trong “Đại Nhật Kinh” thì lại hiểu sai về ý nghĩa của Lăng Nghiêm, cho nên đã coi Thể tính vọng tâm Lục thức nói trong Lăng Nghiêm là Tâm Chân Thực. Họ đặt Tâm hư vọng như thế đứng ngoài Tâm Như Lai Tạng, coi nhầm là Tâm Thực Tướng nói trong kinh Bát Nhã, khác xa với những gì Phật nói, không thể gọi là Phật pháp chân chính được. Điều này chứng tỏ “Đại Nhật Kinh” chỉ là do các thượng sư chưa ngộ thời xưa của Mật tông giả mạo danh nghĩa của Phật Đại Tỳ Lô Giá Na trong “Hoa Nghiêm Kinh” biên soạn tập thể, kết tập nhiều kỳ mà thành, tuyệt đối không phải là kinh điển do Phật Đại Tỳ Lô Giá Na nói ra.

“Phật Đại Tỳ Lô Giá Na của Mật tông” nói trong “Đại Nhật Kinh” còn nói Tâm Chân Thực chính là A Lại Da thức, thế nhưng lại lấy Thể tính của Tâm Ý thức và Tâm Mạt Na làm Thể tính của A Lại Da thức, cho nên trong quyển 1 tuy nói Tâm có 59 loại tướng mạo song các Tâm tướng mà họ nói đó lại đều lấy tướng mạo của Tâm Ý thức và Tâm Mạt Na làm Tâm tướng của A Lại Da thức. Như vậy, sau khi coi Tâm hư vọng làm “Tâm Chân Thực xuất thế gian”, kinh đó còn nói rằng: “Này Bí Mật Chủ! Một hai ba bốn năm và hơn nữa, phàm một trăm sáu mươi tâm, vượt ba vọng chấp thế gian, (do) Tâm xuất thế gian sinh ra. Tức là phải hiểu thế này: Chỉ có cảnh giới Uẩn, vô ngã căn, đình trệ tu hành. Nhổ bật gốc nghiệp phiền não, chủng tử Vô minh, sinh thập nhị nhân duyên, lìa xa việc kiến lập tông…Sự tịch tĩnh như thế, tất thảy ngoại đạo đều không thể biết được. Các cổ Phật đều tuyên thuyết, lìa xa tất thảy mọi tội lỗi. Này Bí Mật Chủ! Tâm xuất thế gian đó, trú ở trong Uẩn, có trí tuệ như thế sinh theo. Nếu như phát khởi sự lìa chấp trước trong các Uẩn, nên quan sát sự tụ tập của đám bọt nước, thân cây chuối, dương diệm đầy huyễn ảo mà đắc giải thoát. Ý là nói Năng chấp, Sở chấp trong Uẩn Xứ Giới đều lìa Pháp tính. Chứng được cảnh giới tịch tĩnh như thế gọi là Tâm xuất thế gian”. (“Đại Chính Tạng” quyển 18, trang 3, cột trên giữa).

Nói Tâm như thế, cũng giống như pháp sư Ấn Thuận và Đạt Lai Lạt Ma ngày nay nói về Tâm. Phàm tất cả những thứ đó đều là do hiểu sai về ý chỉ của Phật trong “kinh Bát Nhã”, “kinh Lăng Nghiêm”, nên mới dùng “Duyên khởi tính không đứng ngoài Như Lai Tạng” để giải thích về Tâm Thực Tướng, còn nói Tâm giác tri có thể trú trong cảnh giới tịch tĩnh này là Tâm Chân Tướng, là Tâm xuất thế gian, đều coi sự thanh tịnh của Ý thức không bám duyên chư pháp là Thức Chân Tướng xuất thế gian.

Nếu như có người nào đó phủ định việc tôi giải thích ý nghĩa của đoạn kinh văn này, khẳng định rằng ý của đoạn kinh văn trong “Đại Nhật Kinh” này không phải là nói về Tâm giác tri, thì hãy đọc đoạn kinh văn nối tiếp dưới đây làm chứng: “Khi đó, Bạc Già Phạn Tỳ Lô Giá Na Phật nói cho Trì Kim Cương Thủ lắng nghe tướng của Pháp: ‘Pháp lìa khỏi sự phân biệt và tất thảy vọng tưởng. Nếu tịnh trừ vọng tưởng, Tâm tư khởi các tạo tác (hành động), ta thành tối Chính Giác, cứu cánh như hư không. Là thứ mà kẻ phàm ngu (phàm phu và La Hán) đều không thể biết, cảnh giới tà vọng chấp, các tướng mạo thời không, lạc dục Vô minh che khuất. Vì độ thoát khỏi những thứ đó, tùy thuận mà phương tiện nói ra’”. (“Đại Chính Tạng” quyển 18, trang 4 cột dưới).

Sau khi dùng Tâm ý thức giác tri “tịnh ngôn thuyết, trừ vọng tưởng” như thế xong, rồi nói việc Ý thức minh tịnh lìa tất cả mọi ngôn thuyết đó sinh khởi các hành vi là tính lìa phân biệt. Còn nói: Người mà có thể thường xuyên an trú như thế thì tức là đã thành đạo Phật cứu cánh rồi. Việc “Phật Đại Tỳ Lô Giá Na của Mật tông” trong “Đại Nhật Kinh” gọi Tâm ý thức không sinh khởi các ngôn ngữ và vọng tưởng là Chân Tâm như thế là rơi vào trong Ngã kiến của Tâm ý thức. Rồi lại quan sát “Tất thảy pháp bên ngoài Tâm giác tri” đều là Không, gọi là “Đẳng trì của Chính Giác”, vì thế mà “Bồ Tát” Kim Cương Thủ nghe “Phật” thuyết pháp xong bèn nói thế này: “Phật nói tất thảy Không, đẳng trì của Chính Giác, Tam muội chứng biết Tâm, không theo dị duyên đắc. Cảnh giới như thế đó, tất thảy Như Lai định, cho nên nói Đại Không, viên mãn Tát Bà Nhược”. (“Đại Chính Tạng” quyển 18, trang 9 cột trên).

“Phật Đại Tỳ Lô Giá Na của Mật tông” và “Bồ Tát” Kim Cương Thủ trong “Đại Nhật Kinh” sau khi nhận định Tâm giác tri (ở cảnh giới) nhất niệm bất sinh là Tâm chân thực bất hoại xong bèn xây dựng riêng một cái “Hư không” làm cội nguồn của tất thảy pháp giới: “Khi đó, Thế Tôn lại quan sát các hội đại chúng, vì muốn thỏa mãn tất thảy nguyện, bèn nói lại câu pháp viên mãn Vô lượng quyết định trí ba đời: Hư không vô cấu vô tự tính, có thể truyền sinh các loại xảo trí, vì từ bản tự tính thường không, duyên khởi thậm thâm khó mà thấy, trong trường hằng thời thù thắng tiến, tùy niệm thí cho vô thượng quả. Ví dụ tất thảy chốn cung thất, tuy dựa hư không vô trước hành, pháp thanh tịnh này cũng như vậy, Tam hữu vô dư thanh tịnh sinh”. (“Đại Chính Tạng” quyển 18, trang 17 cột dưới).

Những lời nói trước sau như thế tự mâu thuẫn với nhau. Đoạn trước thì coi Tâm giác tri nhất niệm bất sinh là Pháp chân thực thường trú bất hoại, thì nghĩa là tất thảy pháp như thân tâm của chúng sinh đều phải từ Tâm giác tri này sinh ra, như thế mới đúng lý của họ. Nay lại nói Hư không không có cấu bẩn không có tự tính, có thể truyền trao các loại trí tuệ thiện xảo, tức là coi Hư không là cội nguồn của tất thảy pháp, như thế là trái ngược với lời nói của chính mình, trước sau mâu thuẫn. Trên thế gian sao lại có người như thế mà gọi là Phật được? lại còn tôn xưng ông ta là “Phật Đại Tỳ Lô Giá Na” của Pháp thân và Báo thân, như thế không bị coi là kẻ điên sao? Qua đó có thể chứng thực “Đại Nhật Kinh” mà Mật tông sùng bái kỳ thực chỉ là sáng tác tập thể dài kỳ dựa trên vọng tưởng của những kẻ phàm phu chưa ngộ mà thôi, nhưng lại giả thác là do Phật Đại Tỳ Lô Giá Na (có xuất xứ từ) trong “Hoa Nghiêm Kinh” nói ra, đó tuyệt đối không phải là kinh điển thực sự do Phật nói, chỉ có những Bồ Tát chưa có Đạo chủng trí mới bị chúng mê hoặc. Nếu là người có Đại chủng trí thì tất sẽ có đủ trí tuệ để phá chúng, giải thích từng câu chữ trước đông đảo các Phật tử.

“Phật Đại Tỳ Lô Giá Na” Báo thân Như Lai trong “Đại Nhật Kinh” nói về Kiến Đế như thế nào đây? Hãy xem đoạn văn dưới đây: “…Bản tịch ở chư pháp, trong thường vô tự tính, an trú như Di Lặc, thì gọi là Kiến Đế. Không này là Thực Tế, không phải lời hư vọng, nhìn thấy như Phật thấy, cổ Phật nhìn như thế. Kịp được Bồ Đề tâm, tất địa tối vô thượng” (“Đại Chính Tạng” quyển 18, trang 33 cột giữa). Nội dung nói trong câu kệ trên ý là đem Tâm giác tri an trú trong sự ức tưởng “tất thảy pháp không” – quán tất thảy pháp đều vô thường biến dị, tính nó vốn dĩ là Không, còn Tâm giác tri thường trụ bất hoại, làm được như thế tức là “Kiến Đạo” của Mật tông.

“Phật Đại Tỳ Lô Giá Na” Báo thân Như Lai trong “Đại Nhật Kinh” còn khai thị thế này: “Đại tiên chính đẳng giác, Phật tử chúng tam muội, thanh tịnh lìa khỏi Tưởng. Có Tưởng là thế gian, theo nghiệp mà gặt quả, có lúc chín thành thục. Nếu đắc thành Tất địa, tự tại chuyển các nghiệp. Tâm vì vô tự tính, lìa xa khỏi nhân quả, giải thoát khỏi nghiệp sinh, sinh đều đồng hư không” (“Đại Chính Tạng” quyển 18, trang 33 cột dưới).

“Đại Nhật Kinh” của Mật tông chỗ nào cũng coi Lục chuyển thức như Tâm giác tri là gốc rễ của tất thảy mọi pháp, coi Lục chuyển thức như Tâm giác tri là Tâm có thể sinh ra vạn pháp. Nói như thế xong, lại còn nói tính kiến văn giác tri của Lục chuyển thức và Tâm Mạt Na làm chủ không có Tự thể tính chân thực bất hoại, mà nói rằng “Tâm vì vô tự tính, lìa xa khỏi nhân quả”, ý là từ việc các Tâm như Tâm giác tri không có tự tính nên nó không dính dáng đến nhân quả, lấy sự “vô tự tính” này để nói rằng như thế là giải thoát khỏi nghiệp quả, để nói “sự thụ sinh luân hồi liên tục của đời sau cũng đồng như hư không”. Như vậy, cùng trong một cuốn kinh mà nội dung trước sau tự mâu thuẫn.

Thế nhưng, trong “Kinh Lăng Già”, Phật nói rõ Tâm Thức thứ tám A Lại Da có bảy loại “Tính Tự tính”, nhờ có bảy loại “Tính Tự tính” này nên mới có thể sinh ra tất thảy pháp như Ngũ uẩn, Thất thức…Sau khi sinh ra vạn pháp xong, nó tùy theo bảy thức vọng tâm luân chuyển trong Tam giới, trong Tam giới sinh tử lại thị hiện vô sinh vô tử, không chịu nhân quả. Những gì Phật nói đều lấy Tâm Thức thứ tám làm Bản thể của chư pháp, chứ không lấy Tâm giác tri làm Bản thể của chư pháp như trong “Đại Nhật Kinh”, cũng không phải vì Tâm không có tự tính nên lìa xa nhân quả như đoạn văn trên trong “Đại Nhật Kinh”. Tâm giác tri nhất định phải chịu nhân quả và các quả báo khổ lạc, vì nó tương ứng với vạn pháp ở Lục trần, duy chỉ khi Tâm giác tri tạm thời đoạn diệt trong Ngũ vị như lúc ngủ say không mơ thì mới không phải chịu quả báo khổ lạc. “Phật pháp” nói trong “Đại Nhật Kinh” như thế khác xa với những gì Phật tuyên thuyết trong các kinh Tam thừa, thì sao có thể nói là Phật pháp chân chính được? sao có thể nói đó là do Phật thuyết được? Đó chỉ là tà thuyết mà các thày Mật tông khi xưa dựa vào sáng tác tập thể của “Ngã kiến, thường kiến” tạo ra mà thôi.

“Đại Nhật Như Lai” trong “Đại Nhật Kinh” lại đem cảnh giới do quán tưởng tạo thành ra để nói Tâm Chân Ngôn đó là Phật chân Pháp thân, nói Tâm Chân Ngôn đó là Pháp thân Như Lai. Như thế để nói là đã thành tựu đoạn chứng, và thành Phật: “Khi đó, người Trì Kim Cương sau đó lại thỉnh hỏi Đại Nhật Thế Tôn lần nữa về Tâm Chân Ngôn mạn đà la, mà nói kệ rằng: ‘thế nào là tất cả, chân ngôn thực ngữ tâm? Thế nào mà hiểu rõ, gọi là A xà lê?’ Khi đó, Bạc Già Phạn Đại Tỳ Lô Giá Na, khéo nói dụ cho Kim Cương Thủ: ‘Thiện tai, ma ha tát!’ khiến cho vị ấy tâm sinh hoan hỉ. Lại nói như thế này: ‘Hiểu tối mật trong mật, chân ngôn trí đại tâm, nay nói cho ngươi biết, nhất tâm mà lắng nghe. Cái gọi là chữ A, tất thảy chân ngôn tâm, từ đây lưu tràn khắp, vô lượng các chân gôn, tất thảy hý luận diệt, sinh ra xảo trí tuệ. Bí Mật Chủ đợi gì, tất thảy chân ngữ tâm? Phật lưỡng túc tôn thuyết, chữ A là chủng tử, nên tất thảy như thế, an trú các chi phần. Như khi tương ứng khắp, y pháp đều truyền lan. Từ chữ ban đầu này, biến tại chữ tăng gia, các chữ đều thành âm, chi thể từ đây sinh, nên nó lan tất cả, thân sinh các loại đức. Nay nói sự phân bố, Phật tử nhất tâm nghe: lấy tâm mà tạo tâm, còn lại lan chi phần, tất thảy làm như thế, tức đồng với Ngã thể. An trú du già tọa, tìm niệm chư Như Lai. Nếu ở giáo pháp này, hiểu được quảng đại trí, Chính giác đại công đức, nói là A xà lê. Đó tức là Như Lai, cũng tên gọi là Phật’…” (“Đại Chính Tạng” quyển 18, trang 38 cột trên và giữa).

Việc lấy chữ “A” làm tất thảy Tâm chân ngôn như thế, cho nên nói chữ A có thể sinh tất thảy vạn pháp. Thế nhưng trong “lời Phật” của cùng một cuốn kinh nêu ra bên trên lại nói về Hư không là “Hư không vô cấu vô tự tính, có thể truyền sinh các loại xảo trí, vì từ bản tự tính thường không, duyên khởi thậm thâm khó mà thấy”, thì lẽ ra “Hư không” mới là Tâm Chân Thực, vì Hư không có thể truyền sinh ra các loại xảo trí, vì vị “Phật” ấy nói Hư không “từ bản tự tính thường không”. Như vậy, lời nói trước sau trong “Đại Nhật Kinh” tự mâu thuẫn, không có tính mạch lạc nhất quán, trước sau không cùng một pháp lý, tự nói trái ngược nhau. Lại vì không biết, cũng không chứng được Như Lai Tạng của tất thảy Thực tướng pháp giới, chứng tỏ chưa hề chứng được trí tuệ Bát Nhã. Cho nên, có thể nói kinh này chỉ là do các thượng sư Mật tông các nhà tập hợp kinh sách trường kỳ tạo thành, tuyệt đối không phải là do Phật thật sự nói ra.

Như vậy, câu nói “Trì chân ngôn đó để tu pháp quán tưởng, phân bố khắp các chữ chủng tử, nếu có thể quán tưởng thành công, tức là đã thành Phật cứu cánh, không khác so với Phật” trong “Đại Nhật Kinh” không chỉ tự mâu thuẫn trước sau, mà còn hoang đường nực cười nữa, vì “Đại Nhật Kinh” lúc thì coi Tâm giác tri là Thể của vạn pháp, có lúc lại coi Hư không là Thể của vạn pháp, lại có lúc lấy chữ “A” trong chữ chủng tử làm Thể của vạn pháp. Cho nên, việc không chứng được Bản thể thức Như Lai Tạng của vạn pháp mà nói dựa vào quán tưởng chữ chủng tử là có thể thành Phật quả thực là những lời lẽ hư vọng.

Ngay cả các Bồ Tát sơ địa nếu tự biên tạo hoặc “sáng tác” kinh Phật cũng không thể phạm những sai lầm như vậy, thế nhưng “Phật Đại Tỳ Lô Giá Na” của “Báo thân Phật, Pháp thân Phật” của Mật tông lại phạm những sai lầm này. Những pháp họ nói đều đầy rẫy lỗ hổng, trước sau mâu thuẫn. Đã không thể nói được Tâm Thức thứ tám của Thể Bát Nhã ở đâu, cho dù có nói ẩn nói hiện cũng đều không làm nổi, thế mà lại rêu rao rằng “Đại Nhật Như Lai” trong “Đại Nhật Kinh” là Đại Nhật Như Lai Pháp thân Phật nói trong “Hoa Nghiêm Kinh”? Không thể có cái lý ấy được!

Tà kiến “tu tập Trung Quán Bát Nhã thành Phật” do hiểu sai về Bát Nhã của Tông Khách Ba cũng hoang đường như vậy. Ông ta nói “không chút suy tư về chư pháp” tức là thành Phật:

“…lược giải nghĩa này, đó là do Thế Tôn nói. Nói về vấn đề gì? Nói rằng tu Như Lai vô tư duy trí. Vì sao lại nói? Vì để thành Phật. Kinh nào nói vậy? Kinh “Bát Nhã” nói vậy: ‘Nếu tu hành chỗ hữu vô, không, phi không…là (thực) hành chư tướng, không phải là (thực) hành Bát Nhã ba la mật đa’. Có sự hiểu sai về đoạn kinh văn này. Nếu có sự tư duy, tức là không thể tu đạo thành Phật thậm thâm, vì người có tư duy tức là có sự phân biệt: phân biệt hoặc ở chỗ sở dục tương chuyển, hoặc ở chỗ phi dục tương chuyển, phát sinh ra cái sân về tham và lìa tham, từ đó mà có thể trói buộc sinh tử. Cho nên từ chỗ tất cả không tư duy, có thể điều khiển tướng dục, phi dục, tùy chuyển phân biệt. Từ chỗ điều khiển này mà diệt sinh tử, mà được thành Phật. Cho nên, đạo thành Phật, chỉ là hoàn toàn không có chút tư duy, không phải là chỗ nào đó khác có phân biệt định. Ở đây nói bậc trí Như Lai, chỉ đạo thành Phật (chỉ đạo thành Phật nhân vị ở Hiển giáo), không phải là Quả vị trí (không phải là trí tuệ thành Phật quả vị ở Mật tông. Vì Mật tông Tây Tạng cho rằng người thành Phật quả vị buộc phải chứng được cảnh giới Lạc Không song vận mới là thành Phật quả vị), với việc có thể tu Như Lai trí như thế, giả lập ra tên gọi đó. Về vấn đề này, “Đại Sớ” có hai đoạn phá chấp và giải thích chỗ khó, sơ trung có hai. Trước hết phá bằng Lý. Như “Đại Sớ” nói: ‘Nếu vô tư trí có thể thành Phật, tất thảy hữu tình vì sao còn chưa thành Phật? Bọn họ ở trong quả vị ngủ say cực nặng, cũng có vô tư trí chuyển động, không có tham trước ở các chuyện dục, cũng không lìa tham trước ở các chuyện phi dục’. Ở đây nói rằng: ‘nếu hoàn toàn không có tư duy, chỉ tu Chỉ Trú, mà có thể thành Phật, thì khi ngủ say có nó hiện khởi (xuất hiện vô tư duy), mà nó từ vô thủy kiếp đến nay đã có rồi, cho nên tất thảy lẽ ra đều phải thành Phật rồi’. Tóm lại, nếu vô ngã không có chính quan để lựa chọn mà có thể tu, duy chỉ không chấp các bên mà trụ, thì tức là kẻ vô phân biệt có thể thành Phật, thì lúc ngủ say cũng giống vậy. Nếu chấp nhận nghĩa lý không chấp tất thảy các bên, trong lúc ngủ say cũng có thể chấp nhận có việc này. Nếu an trú chính kiến, thì trong đó không có. Đó là không chấp các bên, nó khác với nghĩa lìa xa các bên. Chỗ này trọng yếu, được nói ra và lưu truyền”. (21-568)

Ý của Tông Khách Ba là “Tâm giác tri trụ ở trong trạng thái không có tư duy, không có phân biệt thì tức là đã thành Phật đạo”. Tuy có người nghi ngờ rằng: “Nếu làm như thế mà nói thành Phật, thì trong lúc ngủ say cũng không có tư duy, không có phân biệt thì lẽ ra cũng phải có Vô phân biệt trí, thì tất cả mọi người lúc ngủ say đều đã thành Phật đạo cả rồi”, nhưng Tông Khách Ba lại biện bạch rằng: “Hữu tình trong giai đoạn ngủ say, vì tính giác tri không hiện tiền, không có đủ “chính kiến” về “tất thảy pháp đều Duyên khởi tính không”, cho nên trong giai đoạn ngủ say tuy “có” Vô phân biệt trí nhưng vì trong giai đoạn ngủ say không có đủ chính kiến Duyên khởi tính không, cho nên không thể nói là đã thành Phật đạo được”.

Hành giả Mật tông trong giai đoạn tỉnh thức, chỉ cần có thể nhất niệm bất sinh, không sinh phân biệt tham, chán ở các pháp như “dục và phi dục”, và đồng thời lại có “chính kiến” về “chư pháp Duyên khởi tính không”, thì tức là người chứng được “Vô phân biệt trí”, tức là người “đã thành Phật đạo”. Nói cách khác, những người thụ trì Trung Quán kiến phái Ứng Thành như Tông Khách Ba cho rằng: Nếu như người nào trong giai đoạn tỉnh thức, duy trì (trạng thái) nhất niệm bất sinh, không sinh khởi phân biệt, đồng thời lại không chấp trước vào hai bên, và trong tâm đồng thời lại có kiến giải “chư pháp Duyên khởi tính không” thì tức là người “thành Phật”. Chứ không phải là lìa xa các bên như khi ngủ say mà thành Phật đạo, vì người ngủ trong giai đoạn ngủ say thiếu đi “chính kiến” về “chư pháp Duyên khởi tính không”, vì lúc đó tâm đã ngủ say hôn trầm nên không thể sinh khởi “chính kiến” này được.

Đó chính là “đạo Minh Không Đại thủ ấn tức thân thành Phật” của các thày Trung Quán phái Ứng Thành của tông phái tu chứng cao nhất trong Mật tông. Nếu như thế mà có thể nói là thành Phật, thì những người trong Hội Đồng tu Chính Giác chúng tôi chỉ cần hai năm rưỡi tốt nghiệp lớp cơ bản đều là những người thành Phật cả rồi – không cần phải tiếp tục tham Thiền để chứng ngộ Thức thứ tám Như Lai Tạng nữa. Vì sao vậy? Vì tất cả các học viên trong Hội chúng tôi chỉ cần trong một năm rưỡi là có thể tu thành công phu nhất niệm bất sinh, thậm chí cũng có thể thành tựu công phu “tịnh niệm tương tục” còn khó hơn nhất niệm bất sinh, cho nên sau hai năm rưỡi lúc tốt nghiệp đều có thể song vận trong tứ uy nghi, chứ đâu chỉ có nhất niệm bất sinh mà thôi?

Các thày trong Hội chúng tôi trong khóa trình Thiền Tịnh song tu còn lần lượt phân tích pháp Thập bát giới, chứ không chỉ nhằm vào tâm thô, tâm tế của Ý thức để giải thích về sự hư vọng, Duyên khởi tính không của nó; thậm chí đến cả thức thứ bảy Ý căn mà Tông Khách Ba còn không thể chứng được cũng giải thích tường tận về nó, khiến cho các hội viên đồng tu có thể hiện chứng quan sát nó. Sau khi hiện tiền quan sát, thì sự hiểu biết về Không tướng của Ngũ uẩn, sự hiện quan về chư pháp Duyên khởi tính không còn thâm sâu vượt xa so với những gì mà Tông Khách Ba biết được. Đó là vì Tông Khách Ba còn chưa thể chứng được Tâm thức thứ bảy, cho nên phủ định Tâm thức thứ bảy, thì hoàn toàn không biết gì về Ý căn. Lại vì ông ta không biết gì về Duyên khởi tính không của Tâm ý thức giác tri mà chấp Ý thức là pháp thường trụ bất diệt, cho nên chính kiến về “Ngũ uẩn Duyên khởi tính không” mà ông ta hiểu biết được cực kỳ thô thiển, chưa kể là còn không hiểu biết đầy đủ về “Ngũ uẩn Duyên khởi tính không”, cho nên chính lý “không chấp các bên” và “Duyên khởi tính không” của ông ta chắc chắn không thể chính xác như thực, nhất định sẽ chấp trước Tâm ý thức giác tri là pháp thường trụ bất hoại, nhất định không thể chạm được đến thức thứ bảy để mà nghiệm chứng được tính hư vọng của nó, không thể hiểu biết đầy đủ về sự hư vọng của Thập bát giới, còn kém rất xa sự hiểu biết thấu triệt của những người trong Hội Đồng tu chúng tôi được. Như vậy, theo lời của Tông Khách Ba thì các hội viên đồng tu của Hội chúng tôi chỉ cần sau hai năm rưỡi tốt nghiệp lớp cơ bản thì “chính kiến Duyên khởi tính không” mà họ chứng được nhất định sẽ thâm sâu vượt xa so với Tông Khách Ba, mà theo lời của Tông Khách Ba thì chắc chắn đều đã thành Phật cả rồi! Thế nhưng rốt cuộc tôi vẫn không hề nói những người đó đã thành Phật đạo, thậm chí còn không nói những người đó đã nhập chứng Bồ Tát vị thất trụ. Phải đợi khi đích thân chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng xong thì mới có thể ấn chứng cho họ là đã trở thành Bồ Tát thất trụ vị.

Nếu dựa theo ý của Tông Khách Ba trong đoạn văn trên, thì cảnh giới không chấp trước các bên mà Tông Khách Ba nói còn nông cạn hơn nhiều so với các bạn đồng tu trong Hội chúng tôi. Chính lý Duyên khởi tính không mà ông ấy biết cũng nông mỏng cực nhiều so với các bạn đồng tu của Hội chúng tôi. Như thế mà nói Tông Khách Ba là bậc Chí Tôn, thì các bạn đồng tu trong Hội chúng tôi sau hai năm rưỡi tốt nghiệp (lớp cơ bản), trước khi chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng đều có thể được gọi là “Chí Tôn của Chí Tôn” rồi, vì chính kiến về Duyên khởi tính không của họ còn thâm sâu hơn nhiều so với Tông Khách Ba. Xin hỏi các thày Mật tông Tây Tạng: Có cái lý thành Phật ấy chăng?

Nên biết rằng, đạo thành Phật không phải dựa vào Tâm giác tri không khởi phân biệt và có Duyên khởi tính không quan là có thể thành tựu mà là dùng Tâm giác tri có khả năng phân biệt tìm kiếm Tâm vô phân biệt đồng thời vận hành song song với nó – tức Thức thứ tám Như Lai Tạng. Đồng thời tăng cường nghiệm chứng hiểu biết đối với tất thảy mọi chủng tử trong Thức thứ tám này, đạt được Nhất thiết chủng trí, và chứng đắc đầy đủ Nhất thiết chủng trí, không thiếu sót chỗ nào thì mới có thể thành Phật. Các thày Mật tông thì chỉ biết nửa vời về ý chỉ của Phật trong các kinh Hiển giáo mà nói là đã biết, nói có thể thành Phật đạo, nhưng lại nói Tâm ý thức nếu có đủ chính kiến Duyên khởi tính không, đồng thời duy trì trạng thái nhất niệm bất sinh, an trú trong tâm cảnh như thế, không chấp vào các bên là có thể “thành Phật”. Kỳ thực, như thế vẫn chưa lìa khỏi tri kiến của thường kiến ngoại đạo, vẫn là một phàm phu đúng nghĩa. Với kiến giải của phàm phu thực sự đó, hoàn toàn không hiểu biết gì về đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề, lại dám đến hạ thấp pháp môn mà bên Hiển giáo tu hành có thể khiến cho người ta chứng được đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề là thứ pháp môn thô thiển, tự xưng tà pháp Mật tông của phàm phu ngoại đạo kiến có thể khiến người ta tức thân thành Phật. Thật hoang đường vô cùng!

Tông Khách Ba với tri kiến của thường kiến ngoại đạo như thế lại phỉ báng pháp Đại thừa là “không phải là pháp Vô ngã thực sự”, nói pháp Đại thừa vẫn là tri kiến có pháp, có ngã. Kỳ thực, bản thân ông ta còn chưa thể đoạn được “Nhân Ngã kiến mà thường kiến ngoại đạo rơi vào”, coi cái Tâm ý thức không chấp tất thảy pháp, không chấp vào các bên, không khởi tâm hành tư duy là Tâm thành Phật, đọa vào trong cảnh giới Ý thức, chứ không đoạn Ngã kiến “Tâm ý thức thường trụ bất hoại” theo lời Phật dạy. Ông ta lại còn coi Minh Quang là pháp chân thường (chi tiết xem phần trên đã nêu ra), rơi vào trong cảnh giới của Ý thức. Việc tự đọa vào trong tri kiến thường kiến ngoại đạo như thế, mà nói có thể phá được “Pháp Ngã của hai bộ nội đạo mà quyết lựa chọn lấy nghĩa lý vô Ngã” (21-606~607, chi tiết xem thuật ở Tiết 4 Chương 7, ở đây không nhắc lại), thật đúng là kẻ đại ngôn không biết xấu hổ. Kẻ không biết xấu hổ như thế, mà sao các thày trò Hoàng giáo của Mật tông Tây Tạng lại có thể phong cho ông ta là bậc “Chí Tôn” được?

Tông Khách Ba tự xưng không đọa vào đoạn diệt không, tự nói pháp của ông ta khác với đoạn diệt không, nhưng lại không phải như Phật nói là vì chứng được Tâm Thức thứ tám mà không đọa vào đoạn diệt không, còn quán tưởng cảnh giới bằng thiên thân “không sắc vô biệt” tu được, cho rằng hình tượng “sắc thân thiên” quán tưởng thành công nhất định sẽ thường hằng bất hoại, sau đó lấy “thiên thân” trong cảnh giới quán tưởng đó làm “Pháp thân” thường hằng bất hoại; lại đem Tâm giác tri hiểu biết tất thảy pháp không và “thiên thân” này hợp lại làm một pháp, trở thành sở y (chỗ dựa) của tất thảy pháp để mà quán thông ba đời, như thế tự xưng là không đọa vào trong đoạn diệt không: “…Là nói dùng trí tuệ định giải Không tính và không sắc do nó hiện ra, tu tập thân tâm không khác biệt, là có thể trở thành Trí thân, vì cái thân do vi trần tập hợp đó không thể trở thành Trí thân được. Phá Không như thế, không phải là phá tất thảy Không tính, cho nên không khéo quan sát, chấp là đoạn không tất thảy vô sự… Như thế nếu không lấy tri kiến tu hay không tu quyết chọn Vô ngã để làm phân biệt phán xét, thì cũng không thể phá trừ được tông phái đối địch là tu thâm nghĩa. Tóm lại, nếu còn chưa đoạn trừ được Ngã chấp chút nào, chỉ là người hiện chứng nghĩa Vô ngã chút ít, thì sẽ là chỗ bị các bậc trí giả chê cười. Cho nên chỗ dị sinh, Vô ngã không phải hiện. Nếu không cho Tổng tướng định giải Vô ngã, thì những gì tu đạo làm thế nào có thể hại Ngã chấp?” (21-572)

Thế nhưng Tâm giác tri là pháp dễ sinh dễ đoạn, trong các kinh Tam thừa, chỗ nào Phật cũng bác bỏ, nói nó là Ngã thường bất hoại của thường kiến ngoại đạo. Thế nhưng, “thiên thân” thường tồn bất hoại mà Tông Khách Ba thành lập thì lại là pháp hư vọng được quán tưởng mà thành dựa trên Tâm ý thức giác tri dễ sinh khởi dễ đoạn diệt. Đã là pháp do Tâm ý thức giác tri hư vọng của mình quán tưởng mà thành thì cũng là cảnh giới hư vọng do quán tưởng mà thành, không phải là sự thành tựu “thiên thân” thực sự, thì sao có thể xây dựng thành thiên thân thật được?

Cho dù có tu được thiền định thực sự, rồi nhập vào trong Đẳng trì vị tu các loại thần thông để thành tựu thiên thân thực sự thì cũng vẫn là pháp do nhân duyên sinh ra, còn không thể gọi nó là thường, huống hồ có thể thành lập được pháp thường trụ bất hoại? Thiên thân thực sự còn không thể thành lập nên pháp thường trụ bất hoại, huống hồ là “thiên thân” do quán tưởng mà thành của Mật tông, càng là pháp nhân duyên hư vọng do quán tưởng ra, càng không phải là pháp thường trụ bất hoại, thì đương nhiên không phải là pháp vốn có, sao có thể cố xây dựng thành pháp thường trụ bất hoại được?

Mà Tâm giác tri và “thiên thân” trong cảnh giới quán tưởng chắc chắn sẽ bị đoạn diệt trong Ngũ vị như lúc ngủ say (không mơ), mà sự thật này thì Tông Khách Ba cũng có thể tự mình chứng thực, sao có thể cả vú lấp miệng em, giảo biện là pháp thường trụ bất hoại? Sao có thể thành lập ra một cội nguồn của tất thảy pháp giới? Đảo lộn đến như vậy là cùng. Lại còn có cư sĩ Thượng Bình của Đại Lục cũng có “học Phật”, lên mạng công khai chấp trước Tâm giác tri Ngã (trong cảnh giới) ly niệm linh tri là Tâm Chân Như thường trụ bất hoại – chủ trương Tâm ý thức ly niệm thường hằng bất hoại. Không thể nghĩ rằng họ lại sai lầm đến mức này, thật chỉ có thể nói rằng đó là những người thời mạt pháp mà thôi.

Thày trò Hoàng giáo như Tông Khách Ba còn ngộ nhận Quang Minh là Thực Tế: “Cái lý (ảo thân) thu nhập Quang Minh, như Ngũ thứ đệ luận nói: ‘Từ đầu cho đến chân, trực thẳng đến giữa tâm, hành giả nhập vào Thực tế, gọi là Chỉnh trì. Trước tiên nhiếp động, phi động, khiến cho nhập vào Quang Minh (của Minh điểm). Sau đó tự mình cũng như vậy, là thứ tự tùy hoại. Giống như khí trên mặt gương, tất cả đều tiêu tán biến mất. Thầy yoga như thế, nhiều lần nhập vào Thực Tế’” (21-555)

Tông Khách Ba lại nói rằng: “Pháp tu Câu sinh nói rằng: ‘Anh ta tác ý quảng đại, hý luận hữu vi lưu chảy, người thường tu như thế, nên tùy niệm Quang Minh. Tạp sắc sen và mặt trời, làm sợ và thời tướng, ái mẫu chủ không bảo, năm Như Lai trở xuống, thân đến tối thắng chi, Nguyệt điểm na đạt đẳng, khiến nó dần ẩn mất. Giống như khí trên mặt gương, tất cả đều tiêu tán. Thầy yoga như thế, nhiều lần nhập vào Thực Tế’. Đó là những gì nói trong “Tập Mật ngũ thứ đệ luận”, là nói việc nhập vào trong Quang Minh bằng thiên thân quảng đại thứ tự tùy hoại” (21-579)

Tông chỉ lý luận trong “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba trước sau tự mâu thuẫn: Có lúc thì coi Tâm giác tri không hình không chất làm Không tính; có lúc thì lấy thiên thân do quán tưởng mà thành cộng với chính cái Tâm giác tri có thể làm quán tưởng đó là Không tính Thực Tế; lúc thì lại coi Quang Minh lúc quán tưởng là Không tính, nói Quang Minh này chính là Thực Tế.

Trong các kinh Tứ A Hàm, Phật nói cái Thức trong “Danh Sắc duyên Thức” mới là Thực Tế của Niết Bàn vô dư, còn gọi là Bản Tế, Như, Chân Như, Ngã, Như Lai Tạng; Trong các kinh Bát Nhã nói Thực Tế là “Phi Tâm Tâm, Vô Tâm Tướng Tâm, Bất Niệm Tâm, Vô Trụ Tâm”; Còn trong các kinh Duy Thức của Tam chuyển pháp luân thì nói Thực Tế là A Lại Da thức, Án Ma La thức, Dị Thục thức, Vô Cấu thức, Như Lai Tạng, Chân Như, Chân Như lưu chuyển, Chân Như Thực Tướng, Chân Như Duy Thức, Chân Như an lập, Chân Như tà hành, Chân Như chính hành, Chân Như thanh tịnh…tất cả đều là thể Thức thứ tám. Trong pháp Lục vô vi, cũng dựa vào cảnh giới giải thoát khác nhau mà Thức thứ tám đang trú ở mà bày đặt ra các loại vô vi: nào là Hư không vô vi, Bất động vô vi, Trạch diệt vô vi, Phi trạch diệt vô vi, Tưởng Thụ diệt vô vi, Chân Như vô vi. Tất cả không pháp nào là không bày đặt ra dựa trên các cảnh giới giải thoát khác nhau mà Thức thứ tám đang trú ở đó, không thể rời khỏi thể Thức thứ tám mà có pháp “vô vi”, cũng không thể lìa thể Thức thứ tám mà có chúng sinh pháp giới thập phương, càng không thể lìa thể Thức thứ tám mà có vạn pháp khác.

Nay Tông Khách Ba lại đem Tâm giác tri do Thức thứ tám sinh ra, chuyển sang làm cái gương quán tưởng Quang Minh, rồi gọi cái Quang Minh sau khi Ý thức quán tưởng (do Thức thứ tám) sinh ra là Thực Tế, để hành giả lại đem thiên thân do quán tưởng mà thành hòa nhập vào trong Quang Minh do quán tưởng mà thành, như thế gọi là “nhập vào Thực Tế”. Việc này cũng giống như có người cuộn năm ngón tay của mình thành nắm đấm, sau đó lại mở nắm đấm ra, làm mất hình nắm đấm, rồi nói rằng sự biến mất của nắm đấm đó chính là Không tính. Như vậy, các thày Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông đã đọa vào trong tà kiến vọng tưởng này, rồi tự nói pháp của họ là pháp thắng diệu nhất trong tất cả Phật giáo. Hoang đường đến mức độ cùng cực như vậy mà đông đảo người học Mật tông không ai dám hoài nghi và biện luận, nhất mực mê theo, tin theo họ, theo các tà sư đó cùng rơi vào trong tà kiến. Tôi muốn cứu họ ra khỏi hố sâu tà kiến, thì lại bị bọn họ mắng chửi, nhất loạt tìm cách vu cáo pháp của tôi, thậm chí còn gây ra các ác hành công kích về mặt con người, khiến cho người có trí than thở mãi không thôi.

Hoàng giáo của Mật tông Tây Tạng thời xưa cũng đã từng đem tà kiến của mình để phỉ báng phái Giác Nãng Ba là kẻ phỉ báng pháp, sau đó còn chỉ thị cho phái Tát Già và phái Đạt Bố dùng thủ đoạt đánh giết để sát hại tín đồ Giác Nãng Ba và trục xuất ra khỏi Tây Tạng, sau đó thực hiện rất nhiều hành vi xuyên tạc giáo nghĩa của Giác Nãng Ba, tiến hành bóp méo nội dung Tha Không Kiến của Giác Nãng Ba, viết lại khắc lại trong mộc bản Tạng văn, rồi lại tiếp tục dùng thủ đoạn chính trị để cưỡng ép các tín đồ và tự viện không theo Pháp vương Đa La Na Tha lưu vong phải cải tông, tin theo Hoàng giáo. Việc tiêu diệt toàn bộ phái Giác Nãng Ba như thế, khiến cho cơ hội tu học pháp Liễu nghĩa của người Tạng hoàn toàn biến mất, lại còn rơi vào trong tà kiến của bốn đại phái Mật tông Tây Tạng, kéo dài cho đến tận ngày nay.

Thày trò Mật tông xưa nay như Tông Khách Ba, sở dĩ đi lầm đường mà không thể tự biết, tất cả đều do họ tin vào tà tri, tà kiến trong “Đại Nhật Kinh” gây ra. Mà Không tính nói trong “Đại Nhật Kinh” thì lại coi “chư pháp Duyên khởi tính không đứng ngoài Như Lai Tạng” là Không tính nói trong các kinh Bát Nhã, khác hẳn Không tính mà Phật nói trong các kinh Bát Nhã – Phi Tâm Tâm, Bất Niệm Tâm, Vô Tâm Tướng Tâm – Thức thứ tám Như Lai Tạng, càng khác xa Thức thứ tám “Thực Tướng Thức” A Lại Da thức mà Phật nói trong các kinh Duy Thức của Tam chuyển pháp luân.

Còn pháp thường trụ bất hoại mà Mật tông chủ trương thì lại trước sau khác biệt, hơn nữa mỗi người nói một phách, khiến cho người học Mật tông rối như tơ vò. Càng hoang đường hơn là họ lại nhận “Tâm giác tri ý thức” của pháp Duyên khởi ý tha khởi tính mà Phật đã tuyên thuyết coi là Tâm chân thực thường trụ bất hoại, ngang nhiên chủ trương Tâm giác tri ý thức thường trụ bất hoại, ngang nhiên (nói và làm) trái ngược với ý chỉ quảng phá thường kiến ngoại đạo của Phật trong các kinh Tứ A Hàm. Pháp tà kiến ngoại đạo hoang đường như thế mà lại có thể được tôn sùng là pháp môn tu hành thắng diệu hơn cả Hiển giáo, đâu đâu cũng dùng khách đoạt chủ, hạ thấp Hiển giáo. Còn các đại sư xuất gia ở các đạo tràng Hiển giáo ngày nay thì nhìn mà không thấy, coi như gió thổi ngang tai, lại còn bám duyên vào pháp của họ, dùng để nâng cao giá trị bản thân. Thậm chí pháp sư Ấn Thuận tự mình còn tiếp nhận, đi sâu vào Mật tông một cách hoang đường nhất, ngang nhiên chấp nhận cả tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành trái ngược với ý chỉ của Phật Thích Ca Mâu Ni, rồi dành thời gian cả đời mình để biên tạo các tà luận về Trung Quán phái Ứng Thành, viết các cuốn “Diệu Vân Tập”, “Hoa Vũ Tập”, “Nghiên cứu về Như Lai Tạng”, “Nghiên cứu về Không”, “Tìm hiểu nguồn gốc của Tính Không học”…để hoằng truyền, phá hoại chính pháp, thực sự là một tỳ kheo ma vô trí thời mạt pháp.

Hiện tượng điên đảo như thế này tồn tại đã rất lâu, năm xưa hận một nỗi không thể xoay chuyển tình thế, hận một nỗi không thể cứu vớt “Mật tông ra khỏi tà kiến dẫn đến tạo thành trọng tội phá pháp”, lại bị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm sai khiến phái Tát Già và Đạt Bố tiêu diệt. Ngày nay lại thấy tà kiến của Mật tông kia lan tràn khắp đất báu Đài Loan, đến mức đã dần dần quảng truyền tà kiến của họ ra khắp thế giới, khiến cho người ta không thể không nhìn thẳng vào sự thật bi thảm này. Vì thế, hôm nay tôi đem tà kiến của Mật tông từng việc nêu ra để biện chính (luận lại cho ngay thẳng), công bố trước mắt thế nhân để cầu mong một lần vất vả mãi mãi an nhàn, những người học Phật từ nay về sau qua đây có thể vĩnh viễn thoát khỏi sự trói buộc của tà kiến Mật tông, yên tâm một lòng hướng về chính đạo; đồng thời cũng khiến cho giới Phật giáo từ nay có thể vĩnh viễn thoát khỏi vòng cương tỏa của tà kiến Mật tông, từ nay gạn đục khơi trong, không còn dính líu đến nhau, để tất thảy mọi người học Phật giáo từ nay trở đi khi tiến tu hướng đạo có thể tránh khỏi sự dẫn dắt sai lầm và can nhiễu của tà kiến Mật tông.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0