Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

CHƯƠNG 7: TRUNG QUÁN BÁT NHÃ – KIÊM THUẬT ĐẠI THỦ ẤN QUANG MINH CỦA MẬT TÔNG

 

Tiết 1: Đại thủ ấn Minh quang – Trung quán Bát Nhã của Mật tông

Vô thượng Yoga của Mật tông có hai loại: Một là Đại thủ ấn Tham đạo, hai là Đại thủ ấn Giải thoát đạo (còn gọi là Đại thủ ấn Minh quang, Đại thủ ấn Minh không). Hai loại này còn có cách gọi khác là Đại thủ ấn Tham đạo và Đại thủ ấn Niết Bàn đạo: “Người nhập quán vào cảnh giới bí nghĩa thậm thậm này, buộc phải tuân theo sự dạy bảo, hướng dẫn của thượng sư Mật thừa vô thượng Yoga. Người thực hành có được tâm yếu của nó, tức là được nhận chứng như thực ở cảnh giới hoàn toàn vô ngã Bồ Đề tát đỏa mà anh ta luôn mong cầu. Hành giả khi tu tập đến mức có thể được học, thượng sư của anh ta sẽ trao truyền cho yếu quyết thắng diệu này. Nay nói vắn tắt thế này: “Anh nên quán thế này: Tất cả mọi thứ trong Tam giới đều là do hai giới kết hợp mà thành. Về phương diện sức mạnh của nó, tương đương như là thể dương tính của Phật Phụ. Còn về phương diện thông tuệ của nó, thì tương đương với thể âm tính của Phật Mẫu. Hai tướng này kết hợp, trở thành thể hợp nhất song thân không thể chia lìa (Chú thích gốc: Bi trí giao hòa). Khi đạt đến hợp thể song thân này, tức là đạt được đạo cứu cánh, tức là Đại thủ ấn đó”. Khi hành giả tu tập đến trình độ này, thượng sư của anh ta sẽ dạy thêm về Đại thủ ấn. Tổng quát mà nói là: “Một cái Thực tướng lìa ngôn ngữ, lìa danh tự, không phải là lưỡng biên (hai bên). Duy chỉ có một thể tính, không thể phân tách. Chân lý này phải hiểu rõ ràng, thì mới giành được an lạc vô thượng viên mãn Bồ Đề. Người đã thủ chứng được, thì tự có thể phát ra vô lượng tâm đại bi từ trong Bồ Đề tâm đại viên mãn của mình, thương nhớ đến tất thảy chúng sinh vẫn còn đang đắm chìm trong bể khổ vô minh, vô cùng mong muốn kéo họ lên, khiến cho ai nấy cùng lên được con đường giác ngộ quang minh” vân vân. Người mà có thể có đầy đủ tất cả vô lượng tâm đại bi bao khắp Tam giới, tức là người đã nhập vào đạo Bồ Đề của Đại thừa rồi đó”. (122-641~643)

Cái mà Đại thủ ấn Tham đạo nói chính là pháp hợp tu song thân nam nữ. Chi tiết trong này, cho phép tôi sẽ nói rộng hơn trong vô thượng yoga ở Chương 9, tập 2 và 3 ra sau, tại đây tạm thời chỉ nêu ra chứ không thuật nữa. Lý do gọi nó là vô thượng yoga cũng cho phép thuật tiếp trong Chương 9 phía sau. Cái mà tôi muốn nói ở trong chương này là Đại thủ ấn Giải thoát đạo của Mật tông, còn gọi là Đại thủ ấn Niết Bàn đạo, vì có liên quan đến Bát Nhã.

Từ tri kiến trong đoạn văn mà tổ sư Mật tông nói trên có thể thấy sai lầm lớn. Ví dụ câu ông ta nói “Tất cả mọi thứ trong Tam giới đều là do hai giới kết hợp mà thành” không phải là lời nói thật. Vì thiên nhân ở sáu tầng trời trong Dục giới tuy vẫn có hành vi tình dục, nhưng càng lên tầng trời cao thì càng nhạt, chỉ có thiên nhân ở tầng trời thứ hai trở xuống mới có sự giao hợp của nhị căn (hai bộ phận sinh dục). Từ tầng trời thứ ba trở lên thì đã không còn giao hợp bằng nhị căn nữa. Tứ Vương thiên và Đao Lợi thiên tuy vẫn có giao hợp bằng nhị căn, nhưng thiên nhân ở hai tầng trời này lại không sinh ra bằng con đường giao hợp lưỡng tính, mà do tu Thập thiện nghiệp và chưa đoạn dâm dục nên được sinh ra ở tầng trời đó, chứ không phải như Mật tông nói là do “hai giới kết hợp mà thành”.

Lại nữa, thiên nhân ở Sắc giới thì thuần dựa vào sức mạnh thiền định mà sinh ra ở “mười ba tầng trời dưới” của cõi trời đó. Còn Ngũ bất hoàn thiên ở Sắc giới thì thuần do đoạn hoặc mà sinh ra ở đó, duy chỉ có bậc thánh Tam thừa mới được sinh ở đó, còn ngoại đạo và các phàm phu chưa đoạn hoặc thì không thể sinh được đến đó. Thậm chí thiên nhân ở Sắc cứu cánh thiên buộc phải chứng được Đạo chủng trí mới có thể sinh được lên đó. Cho nên, tổng cộng 18 tầng trời ở Sắc giới đều không phải là do “hai giới kết hợp mà thành” như Mật tông nói.

Lại nữa, bốn tầng trời ở Vô sắc giới, đều không có sắc thân, thuần là cảnh giới của thức thứ sáu, bảy, tám, thuần là Định cảnh. Định cảnh không có sắc thân mà còn phải do “hai giới kết hợp mà thành” ư? Mật tông vô trí đến mức độ đó, nói “Tất cả mọi thứ trong Tam giới đều là do hai giới kết hợp mà thành”, cho nên Báo thân “Phật” và Pháp thân “Phật” của Mật tông đều là “Phật” cõi Dục giới song thân giao hợp thụ hưởng các loại dâm lạc, đều không thể vượt qua khỏi ngoài cảnh giới của Dục giới. Quan sát từ đó là thấy ngay lý luận “thành Phật” và hành môn “thành Phật” của Mật tông đều là vọng tưởng, hoang đường tột độ.

Lấy người nam đại diện cho phương tiện đại bi, lấy người nữ đại diện cho trí tuệ, song thân giao hợp để hưởng mãi dâm lạc, nói là quả báo thành Phật, cho nên tất cả “Phật” của Mật tông đều là song thân giao hợp và thường trụ trọng cảnh giới dâm lạc, gọi là “Bi Trí song vận”. Đó chính là pháp môn tức thân “thành Phật” trong Tham đạo của Mật tông. Để phân biệt sự khác nhau giữa pháp môn tức thân “thành Phật” của Tham đạo và Đại thủ ấn Minh không, cho nên mới nói đả tọa mà chứng được Tâm giác tri nhất niệm bất sinh lại có thể hiểu biết cảnh giới tức là Chân Như của “Phật địa”, đó chính là pháp môn “thành Phật” của “Đại thủ ấn Minh quang, Đại thủ ấn Minh không”.

Thượng sư Trần Kiện Dân cũng nói thế này: “Bộ vô thượng yoga chia làm hai đạo: Một là Phương tiện đạo, hay còn gọi là Tham đạo, buộc phải tu Sự nghiệp thủ ấn (buộc phải tu sự nghiệp dâm lạc của Song thân pháp); Hai là Giải thoát đạo, tức Đại thủ ấn, hay còn gọi là Đại thủ ấn Quang minh. Phương tiện đạo (đạo Song thân pháp) tu đến quán đỉnh thứ tư, tức kết hợp với Đại thủ ấn. Còn Giải thoát đạo thì không cần tu quán đỉnh thứ ba, trực tiếp tu dựa vào Đại thủ ấn, cho nên chính hành của nó khác với Phương tiện đạo”. (34-699)

Điều này ý nói cái mà Đại thủ ấn Quang minh phải tu là thủ chứng pháp giải thoát quang minh. Còn Sự nghiệp thủ ấn là pháp môn dâm lạc hợp tu song thân thật sự với người khác giới. Theo sự thực hành của nó, thì thấy không lìa cái sự nghiệp (quan hệ) nam nữ ở thế gian, cho nên gọi là Sự nghiệp thủ ấn. Cái Sự nghiệp thủ ấn này vì có liên quan đến tham dục nam nữ, cho nên gọi là Tham đạo, ý nói pháp này lấy dâm dục làm đạo. Pháp môn tu hành như thế, lấy dâm dục nam nữ để làm phương tiện tu hành, cho nên lại có tên khác là Phương tiện đạo.

Còn về Đại thủ ấn Quang minh, tức là Đại thủ ấn thông thường mà Mật tông vẫn nói. Thượng sư Trần Kiện Dân và các thượng sư Mật tông khác đều hiểu sai về ý chỉ của Bát Nhã bên Hiển giáo: “Cái gọi là “ba đời không tác ý” trang 27, 28 trong “Liễu nghĩa hải (chú thích: Câu sinh khế hợp thâm đạo liễu nghĩa hải tâm yếu)” đầu sách, đó là pháp tu trong Bát Nhã thừa, xem trong “Kinh Kim Cương”. Pháp này nếu không thể niệm trên Không tính, thì giống với “ba đời không tác ý” mà ngoại đạo tập định họ tu. Bát Nhã thừa không ngại làm Đại thủ ấn để gia hành, nhưng không được lẫn với chính hành. Nếu tất phải làm Đại thủ ấn chính hành, thì Bát Nhã thừa dùng nó, chắc chắn phải ba a tăng kỳ kiếp mới thành Phật. Mà Mật thừa dùng nó, thì tức thân thành Phật, lý này không thông”. (34-698)

Đây là sự hiểu nhầm về những lời của người Bát Nhã bên Hiển tông. Cái gọi là “ba đời không tác ý” trang 27, 28 trong “Liễu nghĩa hải (Câu sinh khế hợp thâm đạo liễu nghĩa hải tâm yếu)” tuyệt đối không phải là chính hành của Bát Nhã Đại thừa. Các thày Mật tông không biết cũng không chứng được Bát Nhã, lần nào cũng tự ý giải thích Bát Nhã, nói Tâm giác tri ý thức trụ ở trong cảnh giới nhất niệm bất sinh, không khởi bất kỳ một tác ý nào, thì đó là Vô Trụ Tâm nói trong kinh Bát Nhã. Với việc có thể an trú như thế, họ bèn nói mình đã chứng được Vô phân biệt định căn bản. Lại nói “ba đời không tác ý” như thế tức là thánh nhân chứng được Niết Bàn.

Thế nhưng, Vô Trụ Tâm mà Bát Nhã Hiển giáo nói chính là Tâm Thức thứ tám, từ vô lượng kiếp đến nay nó vốn đã là Tâm “không tác ý” rồi, vô lượng kiếp đến nay chưa từng có một niệm khởi tác ý – muốn thấy, muốn nghe, muốn giác, muốn biết – chưa từng khởi các loại dục tâm sở trong cảnh giới Lục trần. Nay Mật tông lại lấy Ý thức không khởi dục tâm sở trong Lục trần, an trú trong cảnh giới nhất niệm bất sinh, coi đó là Vô Trụ Tâm nói trong Bát Nhã của Hiển giáo, rồi dạy người phải “ba đời không tác ý”, cho rằng đó là chính tu của Phật pháp. Với cái “Phật pháp” hiểu sai như vậy mà lại biếm thấp Hiển giáo, nói Hiển giáo tu như thế thì phải đợi ba đại a tăng kỳ kiếp mới có thể thành Phật; rồi tự nói Mật giáo tu pháp đó, phối hợp với pháp Lạc Không song vận (hợp tu song thân nam nữ) thì có thể tức thân thành Phật. Thế nhưng tu chứng Bát Nhã ở Hiển giáo thực sự không phải vậy, mà là Mật tông đã hiểu nhầm thôi.

Các thày Mật tông tự mình đã hiểu sai “Bát Nhã của Hiển giáo” rồi trách tu hành của của Bát Nhã bên Hiển giáo là chậm chạp; còn mình thì lấy pháp tu tham trước dâm dục của phái Tính Lực ngoại đạo hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp, là pháp môn tu hành vĩnh viễn không thể thành Phật đó để tự khoe rằng đó là pháp có thể khiến người ta tức thân thành Phật, dùng nó để hạ thấp chính tu hành của Hiển giáo, điên đảo đến như vậy.

Việc hiểu sai về pháp của Hiển giáo rồi trách Hiển giáo như thế, nói năng đảo lộn tự khoe tà kiến, tà thuyết của mình, trong trước tác của các thày Mật tông từ xưa đến nay, đâu đâu cũng thấy, có thể nói là không sách nào không có, thậm chí là trang nào cũng có, vô cùng nghiêm trọng. Đại thủ ấn của Mật tông như vậy, tất đọa vào trong tầng thứ của Ý thức, còn chưa chạm tới thức thứ bảy Mạt Na, huống hồ có thể chạm tới Thức thứ tám Thực tướng tâm? Mỗi lần Tâm ý thức ở trong cảnh giới không tác ý, bèn cho rằng mình đã chứng được Thực tướng tâm “ba đời không tác ý”, vu rằng đó là pháp môn tu hành Bát Nhã của Hiển giáo. Sau khi hiểu lầm, còn tiến đến hạ thấp sự tu hành của Hiển giáo là chậm chạp, thấp kém. Tự tâm điên đảo như vậy, thật đúng là những kẻ đáng thương.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0