Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 2: Phái Cách Lỗ là kẻ phá pháp phủ định Như Lai Tạng

Hoàng giáo – Phái Cách Lỗ của Mật tông phủ định Thức thứ tám Như Lai Tạng, phủ định cả Phật chỉ trong chư kinh Duy Thức của Tam chuyển pháp luân, không thừa nhận có tồn tại Thức thứ tám A Lại Da, như Tông Khách Ba nói: “…Nếu nói người Tiểu thừa không thông đạt Vô tự tính Không tính là người tông đó, tức luận đó (“Thích Bồ Đề Tâm luận” của Mật tông) nói: ‘Nếu không biết Không tính, kẻ đó vô giải thoát, thành kẻ ngu luân chuyển, ngục Lục đạo Tam hữu’, thì không thuận lý, vì người Tiểu thừa cũng có thể giải thoát ngục Tam hữu. Như thế, Nhiếp hành luận nói: Phật nói Bát thức cho đông đảo người thắng giải để khiến họ thông đạt, cũng chỉ hiển thị rằng kinh có nói như vậy; không phải là tự tông cho phép ngoài Lục thức lại có riêng A Lại Da thức dị thể (lạc loài). Như Tập Mật thánh phái nói chết có quang minh tất thảy Không tâm là tử tâm, từ nơi đó nghịch khởi cận đắc tâm là sinh tâm, cả hai tâm đó đều không phải là A Lại Da thức. Thích Bồ Đề Tâm luận tuy nói đến cái tên A Lại Da thức, nhưng về mặt nghĩa là nói Ý thức là căn bản (gốc rễ) của tất thảy pháp nhiễm tịnh (sạch bẩn). Vấn đề này đã giải thích rộng trong Tập trí Kim Cương sớ rồi”. (11-387~388)

Đoạn văn trong “Thắng Tập Mật giáo vương ngũ thứ đệ giáo thụ thiện hiển cự luận” do Tông Khách Ba viết đã thể hiện Bát Nhã Trung Quán trong pháp Đại thừa của Tông Khách Ba, căn bản là chưa từng Kiến đạo. Ông ta còn chưa Kiến đạo ở đạo Giải Thoát của Tiểu thừa, còn chưa chứng được Sơ quả Thanh Văn thì nói gì đến Phật Bồ Đề của Đại thừa đây? Thậm chí ông ta còn có hiểu lầm lớn về pháp Tiểu thừa trong Phật pháp Tam thừa nữa.

Nay nói Tông Khách Ba hiểu sai về pháp nghĩa cơ bản của pháp Tiểu thừa: Trong pháp Tiểu thừa, trong các kinh Tứ A Hàm, Phật liên tục nói Ngũ uẩn có Thập bát giới, Lục thức nhãn nhị tỵ thiệt thân ý đều là Tâm, còn có Ý căn cũng là Tâm, tổng cộng bảy thức. Bảy thức này được bao hàm trong “Danh” của “Danh Sắc”. Từ bảy thức này cộng với Sắc thân thì có Thọ, Tưởng, Hành uẩn, gọi chung là “Danh Sắc”. Bảy thức trong Danh Sắc tất phải duyên vào một Thức khác thì mới có thể hiện hành, vận tác trong Lục đạo Tam giới. Thất thức Tâm trong “Danh Sắc” nếu như lìa khỏi một cái Thức khác mà chúng duyên bám vào, thì không thể hiện hành vận tác được. Chính vì thế mà Phật mới thường nói “THỨC duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên THỨC” trong chư kinh A Hàm của pháp Nhị thừa. “Danh” trong Danh Sắc vốn đã có bảy thức gồm Lục thức và Ý căn rồi, mà “Danh” này lại cùng “Sắc thân” duyên vào một cái “THỨC” khác. Như vậy, cái “THỨC” mà chúng duyên vào đó nếu không phải là Thức thứ tám A Lại Da thì là Thức nào? Nhưng vì Tông Khách Ba do chưa chứng đắc, nên mới phủ định Thức đó đi. Ngã kiến sâu nặng như vậy, lại còn hiểu sai về yếu chỉ trong kinh A Hàm, thì sao có thể xứng đáng gọi là bậc thánh đã chứng đạo Giải Thoát A Hàm? Người hiểu sai nghiêm trọng về yếu chỉ kinh A Hàm như thế, đến Sơ quả của Thanh Văn còn chưa chứng được, trong khi đó các bậc thánh từ Sơ quả cho đến Tứ quả của Thanh Văn kia còn không ai dám phủ định “THỨC” trong “Danh Sắc duyên THỨC”.

Phật lại nói: “(cái mà) Là Danh Sắc nhân, Danh Sắc tập, Danh Sắc bản (gốc), đó chính là cái THỨC này”. Trong Danh Sắc vốn đã có bảy thức rồi, mà bảy thức này cùng Danh Sắc lại phải duyên bám vào một cái Thức khác thì mới có thể hiện hành – một cái “THỨC” khác đó chính là cái nhân, cái gốc của Danh Sắc – thì phải biết rằng một cái THỨC khác mà Danh Sắc duyên bám vào chính là Thức thứ tám đó. Nay Tông Khách Ba tuyệt nhiên không hiểu gì về đạo lý thức thứ bảy, thứ tám trong Thập bát giới của Phật pháp cơ bản Tiểu thừa, không thể gọi là nhà nghiên cứu Phật học chân chính có trí tuệ của thế tục, càng không đủ tư cách gọi ông ta là người Kiến đạo trong Tiểu thừa được, huống hồ là hiểu được ý nghĩa cực kỳ thâm sâu của Bát Nhã trong Kiến đạo Đại thừa mà ngay cả các A La Hán không hồi tâm kia còn không thể hiểu được, Tông Khách Ba chỉ là một kẻ phàm phu, thì sao có thể hiểu nổi?

Tông Khách Ba nói: “nhưng về mặt nghĩa là nói Ý thức là căn bản của tất thảy pháp nhiễm tịnh”, song mở “Kinh A Hàm” ra thấy rất nhiều chỗ rõ ràng Phật nói Thức thứ tám là căn bản của tất thảy pháp nhiễm tịnh, chứ không phải là Ý thức, vì sao Tông Khách Ba có thể cố tình xuyên tạc? có thể bẻ cong ý chỉ của Phật? sao có thể không thèm nhìn chỉ ý Phật nói trong chư kinh Tứ A Hàm mà lại kiên quyết chủ trương “Ý thức là căn bản của tất thảy pháp nhiễm tịnh”?

Lại nữa, trong “Du Già sư địa luận” quyển thứ 51, Bồ Tát Di Lặc cũng từng nói Thức thứ tám là căn bản của tất thảy các pháp nhiễm tịnh, hoàn toàn khác xa so với tà thuyết của Tông Khách Ba. Bồ Tát Di Lặc nói thế này: “Vì sao lại kiến lập A Lại Da Thức tạp nhiễm hoàn diệt tướng? Là nhằm lược thuyết (nói vắn tắt) A Lại Da thức là gốc rễ của tất thảy tạp nhiễm”.

Các kinh, các luận đều nói trong quá trình tu hành, A Lại Da thức nếu đạt đến tập khí nhị thủ bị diệt tận thì sẽ chuyển biến thành Chân Như cực thuần tịnh của Phật địa, đổi tên thành Thức Vô Cấu thứ mười. Trong các cuốn luận do các Bồ Tát như Long Thụ, Vô Trước, Thế Thân mà Mật tông vẫn thường sùng bái thờ phụng, không cuốn nào mà không khai thị như vậy. Những lời chân thực này, trong chư kinh đâu đâu cũng thấy. Nhưng Tông Khách Ba lại cố ý lờ đi, cố ý nói trái với lời Phật, lời các Bồ Tát, phủ định A Lại Da thức gốc rễ của chư pháp, thậm chí không chịu thừa nhận cả Thức thứ bảy Ý căn trong pháp Thập bát giới, phủ định Thức thứ bảy Ý căn, rồi cố tình giải thích bóp méo lời Phật nói trong các kinh, kiên trì cho rằng Ý thức là gốc rễ của tất thảy các pháp nhiễm tịnh, cố ý đoạn chương thủ nghĩa (cắt câu lấy một phần nghĩa) để tô điểm cho chủ trương của ông ta, chứng tỏ không phải là người tu học Phật pháp thực sự.

Tông Khách Ba vốn chưa chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, không biết không chứng được Thức thứ tám A Lại Da, thì có thể chứng minh được rằng ông ta chưa từng ngộ nhập Bát Nhã Đại thừa, chưa hề có Kiến địa của Kiến đạo Đại thừa. Phàm phu chưa ngộ như thế mà vọng hành (hành động bừa bãi), phủ định Thức thứ tám gốc rễ của pháp Đại thừa, theo “Kinh Lăng Già” nói: “Kẻ phỉ báng Bồ Tát Tạng, đã nói lời đó ra thì thiện căn đều đoạn”, dựa vào lời Phật trong kinh này, Tông Khách Ba đã trở thành kẻ Nhất Xiển Đề - mọi thiện căn đều đoạn tận, sau khi xả báo tất đọa địa ngục. Cho nên, những lời thuyết pháp của ông ta không đáng tin cũng là điều dễ hiểu.

Lại nữa, thánh giả Nhị thừa chỉ chứng được Không tướng của chư pháp, thực chứng được các pháp Uẩn Xứ Giới nhất thiết giai không (tất thảy đều không). Sở chứng như thế đều là dựa vào các thế gian pháp Uẩn Xứ Giới trong thế gian mà quan sát thấy chúng vô thường cho nên Không, vì thế mà chứng thực được cái Không của “Tâm giác tri Ngã” vô thường, chứng thực Ý thức vô thường cho nên Không, vĩnh viễn không còn chấp nhận Ý thức là cội nguồn của chư pháp; rồi lại tiến đến đoạn trừ Thức thứ bảy Ý căn tâm Không làm chủ, rồi đoạn Ngã chấp; đoạn được Ngã kiến và Ngã chấp như thế thì chứng được nhân Không; Tất cả những cái biết, cái đoạn đó đều là pháp thế tục – là hữu vi pháp thế tục của Thập bát giới trong Tam giới, cho nên gọi là Thế tục đế.

Các Bồ Tát cũng tu chứng chư pháp Không tướng như thế mà chứng nhân Không, nhưng lại tu thêm Thực Tướng Bát Nhã, cầu chứng Thức thứ tám, nhờ đó mà có thể sinh khởi được trí tuệ Bát Nhã. Khi chứng được Thức thứ tám, thì trí tuệ Bát Nhã liền bắt đầu sinh ra, liền hiểu được Mật ý lời Phật trong các kinh Bát Nhã. Từ việc đã chứng được Thức thứ tám mà hiện tiền quán sát chứng biết cội nguồn của chư pháp chính là Thức thứ tám này, cho nên mới có thể sinh khởi trí tuệ Bát Nhã; hiện quan tất cả pháp giới đều do Thức thứ tám này mà có, hiện quan cội nguồn của tất thảy pháp giới chính là Tâm thức thứ tám, vì thế mới phát khởi “Pháp giới thể tính trí”. Tu chứng Thức thứ tám như thế mới là Không tính nói đến trong hệ kinh Bát Nhã, không phải là Không tướng Ngũ uẩn mà Tiểu thừa chứng được. Các A La Hán không hồi tâm cũng không thể biết được Thức thứ tám mà các Bồ Tát chứng được là cái gì, cho nên mới nói Thanh Văn định tính chỉ chứng được Không tướng mà không chứng được Không tính, tuy không còn gọi họ là phàm phu nữa nhưng vẫn gọi là kẻ ngu trong pháp Đại thừa.

Nay Tông Khách Ba không biết cũng không chứng được Không tính, lại còn đem Không tướng mà Tiểu thừa chứng được và Không tính mà pháp Đại thừa chứng được trộn lẫn với nhau để nói; lại còn ngộ nhận về Tâm ý thức, coi nó là gốc rễ của tất cả các pháp, rơi vào trong thường kiến của ngoại đạo thường kiến, mà tự nói mình đã chứng đã hiểu được đạo Giải Thoát Thanh Văn trong Phật pháp, kỳ thực là hoàn toàn chẳng hiểu gì về đạo Giải Thoát của Phật pháp cả. Còn chưa chứng được giải thoát Sơ quả của Thanh Văn thì nói gì đến giải thoát trong Đại thừa? Đó là vì Sơ quả của Thanh Văn buộc phải đoạn trừ Ngã kiến trong “Ý thức thường trụ bất hoại”, trong khi Tông Khách Ba lại chấp thủ coi Ý thức là pháp thường bất hoại.

Từ tri kiến của phàm phu địa mà (Tông Khách Ba) nói rằng “Người Tiểu thừa có thể xuất lìa Tam giới, cho nên cũng chứng được Không tính Bát Nhã”, hoàn toàn không biết phân biệt ranh giới giữa “Không tính Bát Nhã” và “Không tướng Uẩn Xứ Giới”, trí tuệ thô thiển như vậy, lấy đâu ra thánh mà xưng? Thế nhưng Hoàng giáo của Mật tông lại phong ông ấy là “Chí Tôn”. Qua đó có thể thấy các thày của Hoàng giáo tuyệt đối không phải là những người Kiến đạo, bởi họ đều không có phần trong Kiến đạo của Tam thừa. Cho nên, các A La Hán trong Tiểu thừa chỉ cần chứng được Không tướng Uẩn Xứ Giới là chứng được quả Giải thoát, có thể thoát ly cái khổ sinh tử trong Tam giới, không bắt buộc phải chứng được Không tính mới có thể lìa sinh tử khổ. Tất cả các thày trò Hoàng giáo của Mật tông đều nên biết rõ điều này, thì sau mới không tránh khỏi hiểu sai về Phật pháp.

Tông Khách Ba đã phủ định có Thức thứ bảy, thứ tám, thì cái Chân Như mà ông ta nói chỉ là Ý thức không chấp nhiễm pháp (pháp ô nhiễm bất tịnh) – vì Hoàng giáo coi Ý thức là Tâm cuối cùng. Bởi thế mà Tông Khách Ba mới coi Ý thức là Kim Cương tâm: “Cái/người Tát Đỏa đó, Chân Như là Bồ Đề Tâm chỉ có một vị vô hý luận, vô phân biệt trí, tức là Kim Cương Tát Đỏa Tự tính. Nó không bị hoại bởi sự phân biệt, cho nên gọi là Kim Cương. Cái gì là Bồ Đề Tâm trong đó đây? Đó là Tâm tính vốn tịnh liên tục nối tiếp từ vô thủy đến nay của chư Bồ Tát, là Pháp thân dần dần trừ các pháp cấu bẩn, đạt cứu cánh tịnh ở chư địa (quả vị Thập địa), đó chính là thắng nghĩa Bồ Đề Tâm, vô thủy vô chung là bậc đệ nhất. Trừ phá trừ được các chướng ngại như tường vách, giả danh mà sinh ra hư không. Ví dụ lấy tướng hư không đó để biểu thị nó, trong đó có danh, có đầy đủ các tướng. Chân Như tính cũng vậy, do lìa các chướng ngại mà minh hiển, giả lập mà sinh ra tên gọi, cho nên không có thủy chung sinh diệt”. (21-322)

Tông Khách Ba đã phủ định sự tồn tại của Thức thứ bảy, thứ tám, lại đưa ra những lời phát biểu về Chân Như Tâm như thế, nghĩa là nói Tâm ý thức (Tâm giác tri) do lìa chướng ngại mà minh hiển nên gọi nó là Chân Như. Từ việc lìa chướng ngại mà minh hiển để nói Tâm ý thức đã biến thành Chân Như, vì thế (Chân Như) chỉ là giả lập sinh ra tên gọi. Sự bẻ lý do hiểu sai như thế mà nói ý rằng “Chân Như vốn không có mà nay có, vì lìa chướng ngại nên giả lập tên mà được sinh ra, Ý thức vốn dĩ là vô sinh”, cho nên Tông Khách Ba mới nói Tâm ý thức giác tri vì thế “cho nên không có thủy chung sinh diệt”, từ đó xây dựng Tâm ý thức “do lìa chướng ngại mà minh hiển” và biến thành Pháp thân. Qua lời Tông Khách Ba nói như thế, chứng tỏ rằng đó chỉ là ngoại đạo kiến của phàm phu chưa đoạn được quan niệm “Tâm Ý thức (là) thường”.

Thế nhưng trong các kinh Tứ A Hàm, Phật đã sớm phá bỏ quan niệm ““Tâm Ý thức (là) thường”, nói nó là cái “Ngã thường bất hoại” trong quan niệm của ngoại đạo thường kiến, dạy rằng những người ngoại đạo nhất quyết chấp trước Tâm ý thức bất hoại là ngoại đạo thường kiến, vì thế Tông Khách Ba không nên kiên trì bám chấp vào tà kiến “Tâm ý thức giác tri thường bất hoại diệt”, các hành giả Mật tông cũng không nên tin theo tà kiến của ông ta mà cho rằng Tâm ý thức giác tri là Tâm thường hằng bất hoại diệt, mà nên hiện tiền quan sát chân lý Ý thức trong Ngũ vị (lúc ngủ say, ngất, chính tử vị, Vô tưởng định và Diệt tận định) chắc chắn sẽ bị đoạn, bị diệt, sau đó cầu chứng ngộ Tâm thức thứ tám, thì mới có thể chứng giải thực sự được chân chỉ của Bát Nhã.

Tông Khách Ba lại nói thế này: “… ‘Ban Tạt’ là nói Không tính cảnh và Năng duyên trí, hai thứ này vô phân biệt, gọi là Kim Cương, vì nó không bị nghịch phẩm làm hoại, có thể phá gãy trị phẩm, vô thủy chung. Cũng như pháp giới vô thủy vô chung, duyên vào tâm đó mà có tên đó; lấy việc duyên vào Chân Như để làm (sinh) tướng đó. “Bà Bạt Phọc” gọi là Tự tính, do Tự tính tịnh tức trụ vào thể tính ly cấu”. (21-500)

Tông Khách Ba coi “tất thảy pháp Không bên ngoài Như Lai Tạng”, coi “tất thảy pháp Không của Uẩn Xứ Giới” – tức chư pháp vô thường Không là Không tính phải chứng trong Phật pháp, dựa vào nhận định này để nói rằng cái Trí năng duyên vào “Không tính” này là Năng duyên trí; sau đó chủ trương “Không tính cảnh và Năng duyên trí, hai thứ này vô phân biệt, gọi là Kim Cương”, tức là đem gộp cái “Tâm ý thức giác tri nhận biết được tất thảy pháp Không” và “Không cảnh tất thảy pháp Không” vào làm một, vì thế mới nói Không tính cảnh và Năng duyên trí, hai thứ này vô phân biệt, gọi là Kim Cương. Như thế là coi Ý thức là pháp không sinh không diệt, trái ngược với những điều Phật nói trong chư kinh Tam thừa, rơi vào cảnh giới của Ý thức, chưa đoạn Ngã kiến, thì sao có thể gọi là thành giả đã chứng ngộ được? mà lại còn được phong làm “Chí Tôn”? Thật không đúng chính lý chút nào.

Tông Khách Ba nhận lầm Ý thức là Tâm Không tính như vậy, không biết rằng Phật đã sớm bác bỏ Ý thức trong các kinh Tứ A Hàm của Phật giáo nguyên thủy rồi, nói đó là pháp duyên khởi, ba thứ Căn Trần Xúc sinh ra Ý thức – tức là nhờ sự tiếp xúc giữa Ý căn và Pháp trần, mới được A Lại Da thức sinh ra. Vì là pháp duyên khởi, đêm đêm đoạn diệt, sáng hôm sau lại tái sinh; khi ngất xỉu cũng đoạn diệt, khi năm Thắng nghĩa căn đều bình thường thì mới có thể tái sinh; trong Chính tử vị, Diệt tận định vị và Vô tưởng định vị cũng đều như thế cả. Còn sau khi đầu thai thì vĩnh viễn đoạn diệt, không thể đi được sang kiếp sau – vì nhờ vào việc hiện tiền quan sát Ý thức đời này của tất cả hữu tình đều không đến từ kiếp trước, đều không thể khôi phục trí nhớ để biết được chuyện tiền kiếp giống như nhớ lại chuyện ngày hôm qua và chuyện thuở nhỏ được. Cái Tâm ý thức theo duyên mà khởi, theo duyên mà diệt như thế, Tông Khách Ba lại kiên trì chấp trước cho rằng nó là cái Tâm vô thủy vô chung, ra sức biện rằng Tâm ý thức là Tâm Chân Như, cả vú lấp miệng em như thế, đúng là hồ đồ vô cùng tận.

Tông Khách Ba lại nói: “Thông đạt Tự tâm chân thực (thông đạt cái lý Ý thức Tự tâm chân thực), tu tập tăng trưởng, đến khi tất thảy vô minh đều diệt tận, các tướng như Sắc uẩn là chỗ dựa (sở y) chân thực của nội Tâm đều không hiển hiện nữa thì biến thành Phật thân, thì nhận biết thấy phàm thân là khách pháp (khách đối lập với chủ) do nhân tạp nhiễm sinh ra, còn Phật thân là tận hư không tế vĩnh bất ly pháp. Như “Khẩu thụ luận thích” dẫn “Tập trí Kim Cương kinh” nói: “Này Bí Mật Chủ! Con rắn bằng dây thừng không có thật, nhưng do huyễn ế (hoa mắt)[1] mà vọng hiện. Nếu như các sĩ phu đoạn trừ được cái tật hoa mắt này, thì chỉ thấy dây thừng, không còn thấy những chuyện khác. Này Bí Mật Chủ! Tại chỗ Thường đó mà ngộ nhận rằng những thứ như Sắc cũng không phải là có thật, nhưng vì tham trước các tập khí Sắc mà hiện ra. Nếu các sĩ phu tu đạo Chân thực, điều khiển Biến kế chấp, chỉ thấy Thường, không thấy những việc khác”. Cái “Thường” ở đây là tên gọi khác của Tỳ Lô (Giá Na) Phật”. (21-541~542)

Tông Khách Ba coi Tâm ý thức là Tâm chân thực bất hoại, không lìa khỏi Ngã kiến của thường kiến ngoại đạo; cũng không biết, không chứng được Thức thứ bảy Ý căn từ vô thủy kiếp đến nay vốn có không đoạn, thì tất sẽ không biết được Biến kế chấp của Ý căn ở đâu. Người không biết, không chứng được Biến kế chấp của Ý căn mà nói có thể đoạn được Biến kế chấp, thật quá vô lý! Phải như người Nhị thừa tuân theo khai thị của Phật mà chứng biết được Thức thứ bảy Ý căn của chính mình, sau đó trong Tứ uy nghi (đi đứng ngồi nằm) của mình mới có thể kiểm tra được Biến kế chấp tính của Ý căn ở đâu, mới có thể tu đoạn Biến kế chấp tính của nó trong Tứ uy nghi. Vì duyên cớ đó mà người Nhị thừa tu đoạn Ngã chấp, trở thành A La Hán, mới gọi là chính tu trong đạo Giải Thoát. Tông Khách Ba vừa không biết vừa không chứng được Thức thứ bảy Ý căn của mình, thì làm sao có thể thể nghiệm được Biến kế chấp tính của thức thứ bảy Ý căn ở đâu mà đoạn trừ nó? Vốn đã không thể đoạn trừ được Biến kế chấp tính của Ý căn mà nói suông rằng có thể đoạn, làm sao tin được? Thế nhưng ông ta lại được thày trò Hoàng giáo của Mật tông phong làm “Chí Tôn”, thật là vô nghĩa. Bởi Tông Khách Ba đó đã phủ nhận sự tồn tại của Thức thứ bảy Mạt Na Tâm rồi, nên chứng tỏ ông ta thực sự không biết cũng không chứng giải được Sơ quả của Thanh Văn trong đạo Giải Thoát.

Tông Khách Ba cho rằng Tâm giác tri ở nội tâm dựa vào Sắc uẩn mà có, cho nên mới nói Sắc uẩn là “chỗ dựa chân thực của nội Tâm”. Vì Sắc uẩn là vô thường, có ảo, cho nên Tâm ý thức giác tri đó theo đó cũng là thứ vô thường. Thế nhưng Sắc uẩn nếu có thể thông qua quán tưởng thiên thân to lớn, mà tu học “Phật pháp” của Mật tông thì có thể chuyển biến thành “Phật thân” do quán tưởng mà thành. Do Phật thân thường trụ bất diệt, cho nên “Sắc uẩn là chỗ dựa chân thực của nội Tâm” cũng trở thành pháp thường trụ. Cái Sắc uẩn sở y đã thành pháp thường trụ, thì Tâm ý thức nội tâm năng y đó cũng có thể theo đó mà chuyển biến thành pháp chân thực. Thế nhưng ông ta không biết rằng tuy Tâm ý thức phải dựa vào Sắc uẩn mới được sinh ra, nhưng Sắc uẩn chỉ là một loại trong bốn loại Câu hữu y (chỗ dựa) của Tâm ý thức. Bốn loại Câu hữu y là A Lại Da thức, Mạt Na thức, Sắc uẩn (chỉ ngũ căn chưa bị hủy hoại) và Pháp trần. Sau khi có đầy đủ bốn loại Câu hữu y này, thì nó cũng không hoàn toàn nhờ Sắc uẩn để được sinh ra, mà do thức thứ tám A Lại Da sinh ra. Cái lý này đều được ghi chép đầy đủ trong kinh A Hàm, tức như Phật nói: “(cái mà) Là Danh Sắc nhân, Danh Sắc tập, Danh Sắc bản (gốc), đó chính là cái THỨC này”. Cái nhân của Danh và Sắc này, cái gốc của Danh và Sắc này chính là “THỨC” này, mà Sắc uẩn trong “Danh” đã có bảy thức (Lục thức và Ý căn Mạt Na thức) rồi, thì phải hiểu rằng “THỨC” này là cái “THỨC” trong “THỨC duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên THỨC”. Cho nên, cái mà “nội tâm chân thực dựa vào” tuyệt đối không phải là cái Sắc uẩn mà Tông Khách Ba nói, mà là thức thứ tám A Lại Da tâm.

Tông Khách Ba đã thừa nhận pháp Nhị thừa trong Tứ A hàm đúng là Phật nói, mà trong Tứ A Hàm lại nói trắng rằng “Danh Sắc” duyên vào “THỨC” mà sinh ra, thì sao có thể giảo biện nói ngược rằng “Ý thức dựa vào Sắc uẩn mà có”? sao có thể giảo biện nói ngược rằng “Sắc uẩn là chỗ dựa chân thực của nội tâm”? Không đúng chính lý chút nào!

Sắc uẩn đã không phải là chỗ dựa chân thực của Ý thức, thì Tông Khách Ba việc chủ trương “Tâm ý thức sinh diệt vô thường sau khi quán tưởng thiên thân thành công, lại chuyển biến thiên thân thành Phật thân, thì có thể khiến cho Phật thân thường trụ bất hoại này trở thành chỗ dựa (sở y) của Ý thức; Vì Phật thân bất hoại, nên Ý thức cũng thường trụ vô hoại” là bẻ cong chính lý, tức là không cần phải có thức thứ tám là Thực Tướng Tâm, là có thể phủ nhận sự tồn tại của thức thứ tám Như Lai Tạng. Thế nhưng Sắc uẩn (dù là Sắc thân thọ dụng ở nhân gian, hay là “thiên thân, Phật thân” do quán tưởng mà thành) cũng đều là pháp biến dị vô thường, cũng đều phải dựa vào Thức thứ tám mà Danh Sắc duyên bám vào mới được sinh ra, chứng tỏ nó chỉ là pháp duyên khởi duyên diệt. Pháp Sắc uẩn duyên khởi duyên diệt mà có thể trở thành chỗ dựa của pháp thường trụ bất hoại, lý đó sao có thể thông được? Thế mà Tông Khách Ba trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của mình đã nói xuyên tạc, giảo biện như thế, tại sao các thày Hoàng giáo Mật tông lại không biết cái sai lầm đó, tại sao Đạt Lai Lạt Ma các đời lại không biết chỗ hoang đường đó, lại còn phong ông ta là bậc Chí Tôn của Hoàng giáo. Vô trí đến thế là cùng!

Thế nhưng, chư kinh Tam thừa cũng chưa từng nói Sắc uẩn là chỗ dựa chân thực của Ý thức hoặc “thiên thân Phật thân” do quán tưởng mà thành. “Thiên thân” do quán tưởng mà thành tuyệt đối không phải là thiên thân thật, “Phật thân” do quán tưởng mà thành cũng tuyệt đối không phải là Phật thân thật, cả hai đều là thứ hư vọng. Tông Khách Ba dùng pháp hư vọng để sinh ra các loại vọng tưởng, muốn đem pháp hư vọng này biến thành pháp Chân thực, trước sau đều không thể chạm được vào thức thứ tám Như Lai Tạng của Thực Tướng pháp giới. Đã không biết không chứng được Như Lai Tạng của Thực Tướng pháp giới, còn chưa trở thành Bồ Tát thất trụ vị, huống hồ có thể thành Phật cứu cánh? mà lại giảo biện có thể dựa vào “tu hành” pháp hư vọng này để thành tựu Phật đạo? Liệu có cái lý ấy chăng? Qua việc bẻ lý “thông đạt Tự tâm chân thực” của Tông Khách Ba trong đoạn này, có thể thấy ông ta rất giỏi giảo biện.

Tông Khách Ba còn nói rằng: “Đại sớ trả lời chỗ khó này rằng: ‘những người ngu độn nói Uẩn Xứ Giới lìa vi trần tập hợp làm thể, trí tuệ duy tâm không nên tự chứng’, quả thực không phải như vậy. Phải từ khách tâm “có tập khí lực. Chỗ này nói cái Uẩn Xứ Giới là nói tập khí của khách tâm, vì có cái lực này nên tâm mới có khổ lạc. Nếu quan sát bằng thắng nghĩa, không chỉ thân này có tổn ích” mà nói rộng như vậy. Ý là ông ta nói nếu không có cái thân do vi trần tập hợp, mình tâm không thể thụ lạc, không hợp chính lý. Vì phải nhờ từ sức mạnh tập khí nội tâm thì mới có thể chịu khổ lạc… Như trong giấc mộng, tuy thân vi trần nằm trên giường không có tổn ích, nhưng thân trong mộng lại đến được chỗ khác gặp chuyện tổn ích mà chịu khổ lạc, cho nên chịu khổ lạc không cần phải có thân do vi trần tập hợp. Ý nói nếu tổng thành lập (được cái lý) thụ nhận các loại hỷ lạc không cần phải có thân vi trần tập hợp, thì cũng có thể thành lập thụ nhận riêng diệu lạc bất biến, không cần có cái thân đó… Điều này như trong phẩm thứ năm nói: ‘Thân tịnh vô trần như hư không, tất thảy tướng hảo đều viên mãn, các loại tất cả ba thế gian, thanh tịnh lìa chướng như mộng hiện. Ngữ âm không đoạn đủ đa âm, có thể chuyển trong tâm người khác, tâm mãn diệu lạc không lay động, trong tất các thời Câu sinh trì’. Ở đây nói rõ cái sắc thân không diệt tận vi trần thanh tịnh vô ngại đồng như hư không, tướng hảo trang nghiêm, diệu lạc bất biến (chỉ lạc thụ đệ tứ hỷ trong Song thân pháp) là Tâm”. (21-559~560)

Tông Khách Ba nhất tâm muốn chứng được cái tà lý “Tâm ý thức có thể tồn tại độc lập ngoài thân căn”, cho nên mới đẻ ra cái tà thuyết đó. Tâm ý thức trong nhân gian, cho đến chư thiên ở Sắc giới đều không thể tồn tại độc lập bên ngoài thân căn được, nó buộc phải nương dựa vào thân căn thì mới có thể hiện hành vận tác. Trong Vô sắc giới thiên, thì (Tâm ý thức) phải dựa vào định lực của Tứ không định, Ý căn và mệnh căn do A Lại Da thức nhiếp trì, nó mới có thể hiện hành tồn tại được. Cho nên cái thuyết “nằm ngoài thân căn, Ý căn mà có thể tự chịu khổ lạc một mình” của Tông Khách Ba không phải là chính lý vậy!

Ví dụ Tông Khách Ba nói con người trong giấc mơ vẫn có thể thụ nhận các loại khổ lạc, qua đó để giải thích Tâm ý thức giác tri có thể chịu khổ lạc bên ngoài sắc thân, kỳ thực nó vẫn vẫn không lìa sắc thân, không thể tồn tại một mình bên ngoài sắc thân để chịu các loại khổ lạc.

Con người ta sở dĩ có thể có mộng đẹp và ác mộng đều là do có sự hiện hành của Ý thức. Thế nhưng, sự hiện hành của Ý thức bắt buộc phải có “hữu căn thân” – tức là sắc thân ngũ căn có sinh mệnh, thì mới có thể hiện hành. Vì thế, chỉ có người nào có hiện tượng sinh mệnh bình thường thì mới có cảnh mộng. Nếu như người nào có hiện tượng sinh mệnh dị thường, ví dụ hôn mê hoặc ở giai đoạn chính tử vị, thì Ý thức không thể hiện hành, đương nhiên không thể có giấc mộng. Nếu không có giấc mộng, thì không thể có sự chịu khổ lạc trong mộng. Vì thế, mỹ mộng, ác mộng của con người, đều phải dựa vào thân căn bình thường mới có được, không thể có giấc mộng bên ngoài thân căn. Cho nên, câu nói “có mộng cảnh khổ lạc ngoài thân căn” của Tông Khách Ba chỉ là vọng tưởng, cũng là những lời cả vú lấp miệng em. Nhân gian ở Dục giới mà lìa thân căn thì không thể có lạc thụ trong cảnh mộng, thì làm sao có thể chủ trương lìa thân thì có thể có “diệu lạc bất biến”? sao có thể chủ trương “cho nên chịu khổ lạc không cần phải có thân do vi trần tập hợp”? sao có thể chủ trương “nhờ từ sức mạnh tập khí nội tâm thì mới có thể chịu khổ lạc”? Không thuận chính lý tí nào cả!

Ở trong Vô sắc giới, chúng sinh không có thân căn nên cũng không có mơ mộng, vì ở đó không có pháp ngủ. Thế nhưng hữu tình trong Vô sắc giới vẫn phải dựa vào “thiền duyệt vi thực” trong thiền định để duy trì sinh mệnh của mình, thì mới có cái lạc trong định cảnh (không phải là lạc như ở Sơ thiền mà là cái lạc thụ cực tĩnh tâm vô tưởng niệm), vì thế Tâm ý thức cũng không thể nào tồn tại độc lập ngoài thân căn hoặc mệnh căn, cho nên những lời Tông Khách Ba nói đều không hợp chính lý.

Lại nữa, Tông Khách Ba nói: “Ở đây nói rõ cái sắc thân không diệt tận vi trần thanh tịnh vô ngại đồng như hư không, tướng hảo trang nghiêm, diệu lạc bất biến (chỉ lạc thụ đệ tứ hỷ trong Song thân pháp) là Tâm”, câu này có sai lầm lớn. Đó là Đại Lạc đệ tứ hỷ trong dâm lạc cũng là pháp duyên khởi – vì phải dựa vào thân căn, Mạt Na thức, A Lại Da thức và Xúc trần thì mới khiến cho Tâm ý thức hiện khởi mà lĩnh nạp cái “diệu lạc bất biến”. Diệu lạc “bất biến” là cái (pháp) dựa vào vật khác mà có (sinh khởi), thì phải hiểu đó là pháp biến dị, không phải là pháp thường trụ bất biến dị. Đã không phải là pháp thường-bất biến dị, thì sao có thể trở thành “Sở y tâm của sắc thân không diệt tận vi trần thanh tịnh vô ngại đồng như hư không, tướng hảo trang nghiêm”? Lý này tà lệch, không thể gọi là chính thuyết (nói đúng) được.

Lại nữa, cái “chí lạc” trong đệ tứ hỷ cũng vẫn chỉ là sở thụ (sự cảm thụ) của Tâm ý thức. Pháp sở thụ thì sao có thể trở thành “Tâm” sở y của Ý thức được? Vì pháp sở thụ là pháp biến dị, pháp sở thụ không phải là tướng tịch tĩnh của Niết Bàn, sao có thể trở thành Sở y tâm của Tâm ý thức được? sao có thể trở thành Sở y tâm của “Phật thân” được? Không có cái lý ấy!

Lại nữa, trong kinh văn quyển thứ 24 thuộc “Trường A Hàm kinh”, Phật đã khai thị thế này: “Phật nói: ‘Giả sử lìa khỏi Danh thân và Sắc thân, thì có sự lạc hơn, hay bày đặt càng lạc hơn chăng?’. Đáp rằng: ‘Không có ạ!”. ‘Này A Nan! Cho nên phải biết rằng, cái nhân càng lạc, tập càng lạc, gốc càng lạc, duyên càng lạc hơn là chỉ cái Danh Sắc này. Vì sao vậy? Vì duyên Danh Sắc nên mới càng lạc hơn’”.

Như vậy, Phật đã thuyết rõ giác thụ xúc về khổ lạc, đều phải dựa nhờ vào Tứ âm thân (Thọ Tưởng Hành Thức) như Danh cộng với Sắc thân thì mới có chúng. Nếu lìa Ngũ âm Danh và Sắc thì không thể có cái càng lạc (khổ lạc xúc). Lời Phật dạy ở đoạn kinh văn này đã rõ ràng tuyên thị rằng phải dựa vào Ngũ âm Danh Sắc thì mới có sự cảm nhận khổ lạc xúc, cho nên đệ tứ hỷ trong dâm lạc Song thân pháp của Mật tông cũng không thể đứng ngoài lý này. Cũng có nghĩa là khi lìa khỏi Danh Sắc thì Tâm ý thức giác tri sẽ không hiện khởi, thì không thể sinh ra cái càng lạc (khổ lạc xúc) được. Vì Tâm giác tri (Ý thức) không thể lìa khỏi thân hữu căn Câu hữu y được. Cho nên, chủ trương lìa Sắc thân (mà vẫn) có thể có lạc thụ của Tông Khách Ba hoàn toàn là những lời cả vú lấp miệng em (cưỡng từ đoạt lý). Vì lời của ông ta không chỉ trái ngược với thế tục đế mà còn trái ngược với thánh giáo của Thế Tôn, cho nên mới nói không thể tin được lời ông ta.

Lại nữa, không chỉ chư kinh Tứ A Hàm nói như vậy, mà trong “Kinh Lăng Nghiêm” của Chân Mật Đại thừa, Phật cũng nói như thế này: “Từ trần mà phát khởi cái tri, vì căn có tướng. Tướng, Kiến vô tính, đồng như giao lô… Giác tri tính này, lìa hai trần ngộ mị (thức và ngủ) sinh diệt đó, cuối cùng vô thể” (Quyển 3).

Lời Phật nói đó đã chỉ rõ ra rằng: “Cái Tâm giác tri phải lấy ngoại trần làm duyên để mà sinh khởi. Vì có lục căn cho nên có tướng Lục trần hiện khởi ở trong Tâm giác tri. Cái Tướng lục trần nhìn thấy được, và cái Tâm giác tri (Ý thức) có thể nhận biết thấy được (Kiến), nó tựa như cái chổi bện thành từ giao lô (cây sậy), chỉ là pháp nhân duyên hợp thành, không có Tự tính chân thực bất hoại…Cái Tâm tính có thể cảm nhận và hiểu biết này, nếu lìa khỏi hai loại pháp trần sinh diệt là thức tỉnh và hôn muội, rốt cuộc sẽ không thể có được Tự thể tính chân thực thường trụ”.

Giác tri tính ở đây chính là Tâm tính ý thức. Phật đã nói rõ như vậy, Tông Khách Ba sao còn cố ý nói trái lời Phật, tự nói theo ý mình? Thậm chí ngày nay, cái Giác tri tính Ý căn mà nhiều đại sư các nơi vẫn không biết đó, Phật cũng nói nó là hư vọng, buộc phải dựa vào Như Lai Tạng mới có, được ghi chép đầy đủ trong “Kinh Lăng Nghiêm”. Cái Giác tri tính Ý căn (Tâm tính giác tri lúc ngủ say không mơ) mà Tông Khách Ba và nhiều đại sư thời nay không biết đó, Phật còn nói nó là giả, huống hồ là Tâm tính giác tri ý thức mà chúng sinh đều biết, có thể hiện quan thấy nó phải dựa vào pháp khác mà có? Tại sao Tông Khách Ba có thể ngang nhiên nói trái lời Phật, giảo biện nói nó là Tâm tính chân thực bất hoại? Không đúng chính lý chút nào!

Lại nữa, tất cả người thường và giới y học đều biết rõ rằng Tâm ý thức không thể tồn tại độc lập bên ngoài ngũ Thắng nghĩa căn (bộ não) của Sắc thân, bởi đó là Thế tục đế. Vì sao các hành giả Hoàng giáo của Mật tông là những người học tập thông minh, tự xưng Trung Quán phái Ứng Thành mà họ tôn thờ là pháp tối cứu cánh trong Phật pháp, lại không hề hiểu biết gì về đạo lý nông cạn đơn giản này? Mù quáng đến thế là cùng!

Nên biết rằng, cái Tâm và Giác tri tính mà tất thảy hữu tình đều biết đó đều không thể tồn tại độc lập bên ngoài Danh Sắc. Cái Tâm có thể tồn tại độc lập bên ngoài Danh Sắc và tất cả các pháp, duy chỉ có Thức thứ tám Như Lai Tạng mà thôi (Thức này trong giai đoạn hữu học vị của phàm phu và đạo Giải Thoát gọi là A Lại Da thức, trong vô học vị thì đổi tên gọi là Thức thứ chín Dị Thục thức, đến Phật địa thì đổi tên là Thức thứ mười Vô Cấu thức, cũng còn gọi là Chân Như. Trong tất cả các quả vị trước khi đến Phật địa thì gọi chung là Như Lai Tạng). Nó có thể lìa tất cả các pháp mà tồn tại đơn độc, còn tất cả các thức khác thì đều không thể tồn tại đơn độc bên ngoài chư pháp. Ví dụ, Ý căn khi chứng đắc quả vị Hữu dư Niết Bàn nó vẫn còn tồn tại, nhưng vẫn phải lấy Thức thứ tám làm Câu hữu y, thì mới có thể hiện khởi, không thể lìa Thức thứ tám để hiện khởi độc lập. Còn Tâm ý thức giác tri thì bắt buộc phải có Thức thứ tám, Ý căn, Pháp trần và Sắc thân có mệnh căn (còn sự sống) để làm Câu hữu y, thì mới có thể hiện khởi ở nhân gian – bất luận là lúc thức hay lúc ngủ. Đây là thường thức hiện thực, cũng là sự thật mà tất cả những người chân ngộ đều có thể hiện tiền thể nghiệm và chứng thực.

Ý thức và Ý căn đều là pháp có thể diệt: Ý thức chắc chắn sẽ bị diệt trong Ngũ vị, đó là lúc ngủ say, lúc ngất, lúc chính tử, lúc nhập Vô tưởng định và lúc nhập Diệt tận định. Cho nên, nếu như có người đắc tội với quỷ thần, vì để báo thù nên quỷ thần tìm cách để đoạn mệnh căn của anh ta – tức là hủy hoại thân ngũ căn của anh ta. Nếu như thân ngũ căn bị hoại, mệnh căn theo đó mà bị đoạn. Nếu mệnh căn bị đoạn, thì Ý thức của oan gia của quỷ thần sẽ buộc phải chuyển vào thân ngũ căn vi tế trong giai đoạn Trung âm thì mới có thể hiện khởi. Sau khi Trung âm thân đầu thai, thì Ý thức của đời này sẽ vĩnh viễn đoạn diệt, không thể đi sang kiếp sau được nữa. Vì thế, tất cả mọi người đều không thể nhận biết được cuộc sống kiếp trước như nhận biết được chuyện của ngày hôm qua (duy trừ những người Túc mệnh thông Tu đắc và Báo đắc), cho nên Ý thức không phải là pháp thường trụ bất hoại.

Ý căn thì không phải ai cũng có thể đoạn được nó. Uy thần của tất cả thiên chủ (thiên vương đứng đầu các cõi trời) hợp lại làm một, cũng không thể làm hủy hoại Ý căn của bất kỳ hữu tình nào. Duy chỉ có Bồ Tát đã chứng ngộ và chư Phật mới có năng lực phá hủy Ý căn của hữu tình, tức là nói cho hữu tình biết về nội dung của đạo Giải Thoát, để hữu tình thân chứng quả Giải thoát, sau khi xả báo thì nhập Niết Bàn vô dư, thì Ý căn mới bị diệt sạch. Ngoài ra, không ai có thể diệt được Ý căn Mạt Na thức của bất kỳ hữu tình nào. Như vậy, Mạt Na thức là pháp có thể diệt, chứ không phải là Tâm tự tại. Cái Tâm tự tại thực sự chính là Thức thứ tám. Thánh nhân vô học Thanh Văn định tính[2], sau khi xả báo, Thập bát giới đều diệt tận, cho nên Ý thức và Ý căn đều bị diệt, chỉ còn lại Thức thứ tám (đổi tên là Thức Dị thục thứ chín, nhưng vẫn là Tâm thể Thức thứ tám) tồn tại một mình, gọi là Thực tế hay Bản Tế của Niết Bàn. Thức này tính như Kim Cương, vĩnh bất khả hoại, cho dù sức mạnh uy thần của chư Phật mười phương hợp lại thành một uy thần lực vô cùng lớn cũng không thể nào hủy diệt được Thức thứ tám nhỏ như con kiến. Vì thể tính của Thức thứ tám pháp vốn như thế, cho nên gọi là Kim Cương Tâm. Nội dung mà “Kinh Kim Cương” nói đến chính là cái Thức Kim Cương thường trụ bất hoại này, cho nên mới có tên là Kinh (nói về) Kim Cương.

Đến Mạt Na thức còn có thể bị diệt, huống hồ là Tâm ý thức giác tri phải dựa vào nhiều hợp duyên mới có thể hiện hành, sao có thể nói nó là Tâm Kim Cương bất hoại được? Chẳng có lý nào. Tông Khách Ba muốn đem Tâm ý thức giác tri thuộc pháp duyên khởi để xây dựng thành Tâm Kim Cương bất hoại, cho dù ông ta có thông minh tài trí đến kịch điểm, cuối cùng cũng không thể nào thành lập được lý này. Các Phật tử có Bát Nhã trí rốt cuộc cũng sẽ phá nó, để bảo vệ chính pháp. Cho nên chủ trương Tâm ý thức có thể tồn tại độc lập bên ngoài Sắc thân của Tông Khách Ba chỉ là ngôn thuyết của kẻ vọng tưởng, nói những lời hoàn toàn phi lý.

Như vậy, Tông Khách Ba đem Tâm ý thức dựng thành Pháp thân, xây thành Tâm Kim Cương của Mật tông, có thể thấy tri kiến của ông ta chẳng khác gì thường kiến ngoại đạo. Người học Mật tông không nên tin theo sai lầm của ông ta để cùng phỉ báng Thức thứ tám Như Lai Tạng, nếu không sẽ trở thành kẻ phỉ báng Bồ Tát Tạng, cùng trở thành người Nhất Xiển Đề giống như Tông Khách Ba, thiện căn đoạn tận. Vì trong “Kinh Lăng Già”, Phật đã nói kẻ phỉ báng Như Lai Tạng A Lại Da thức là người đoạn thiện căn, cho nên tất cả người học Mật tông nhất nhất chớ có bắt chước hành vi ngu xuẩn của Tông Khách Ba, như thế mới là người trí minh triết giữ thân (tâm).

Tông Khách Ba còn coi Quang minh Không điểm bằng quán tưởng là Thực Tế của pháp giới: “Cái lý thâu nhập quang minh, như “Như ngũ thứ đệ luận” nói: ‘Từ đầu cho đến chân, thẳng cho đến giữa tâm, hành giả nhập Thực Tế, gọi tên là chỉnh trì. Nhiếp động phi động trước, để nhập vào quang minh (Không điểm), sau tự thân cũng vậy, là thứ tự tùy hoại. Như khí trên mặt gương, tất cả tiêu tan hết. Thầy du già như thế, nhiều lần nhập Thực Tế’… Bộ luận này (Chỉ “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” do Tông Khách Ba viết) cũng nói như vậy, vì thế chuyển vô phân biệt với ngũ sắc phong, biểu thị Không điểm của tâm. Lúc sinh, từ đó (quang minh Không điểm) sinh phong hỏa thủy…, lúc thu cũng hoàn nhập về đó (quang minh Không điểm). Thuận theo việc tịnh mà tu ba tầng Tát Đỏa, nhập vào cái lý quang minh (Không điểm) của Tam ma địa Tát Đỏa. Việc này rất giống với thánh phái”. (21-555)

Như vậy, Tông Khách Ba cho rằng địa thủy hỏa phong trong cơ thể con người đều từ quang minh (ánh sáng) Minh điểm trong thân thể sinh ra, cho nên sau khi thực hiện các loại quán hành Minh điểm, thì nên dựa vào ngũ phong quán tưởng dựa vào Minh điểm thu vào trong Minh điểm để kết thúc tu hành quán tưởng. Nghĩa là Tông Khách Ba coi quang minh Minh điểm là cội nguồn của sinh mệnh, coi quang minh Minh điểm là Thực Tế của tất thảy pháp giới, cho nên mới nói hành giả nhập vào Thực Tế, nhiều lần nhập Thực Tế. Nếu như quang minh Minh điểm là Thực tế, thì Tông Khách Ba không việc gì phải vất vả tìm kiếm A Lại Da thức tham cứu lâu la mà không thể chứng đắc, không còn phải bị người ta chỉ trích là kẻ chưa Kiến đạo. Vì đã nhận định quang minh Minh điểm là Thực tế, nhận định quang minh Minh điểm là Thực Tế có thể sinh ra Tứ đại địa thủy hỏa phong, nhận định quang minh Minh điểm là Thực Tế nhiếp trì Sắc thân rồi thì không cần phải có A Lại Da thức – cái mà Tông Khách Ba không thể chứng đắc, cho nên Tông Khách Ba có thể phủ nhận sự tồn tại của Thức thứ tám, có thể phủ định Thức thứ tám Như Lai Tạng, đem pháp liễu nghĩa cứu cánh Thức thứ tám Như Lai Tạng mà Phật nói trong chư kinh Tam chuyển pháp luân ngắt câu lấy nghĩa, xuyên tạc là phương tiện thuyết – vọng xưng rằng kỳ thực không có Thức thứ tám Như Lai Tạng, tuyên bố Thức thứ tám Như Lai Tạng chỉ là phương tiện thuyết của Phật.

Lại nữa, “Phật” trong “Đại Nhật Kinh” cũng từng phủ nhận Thức thứ tám: “Khi đó, Đại Nhật Thế Tôn nhập vào Đẳng chí Tam muội (trụ trong Lạc Không song vận cảnh giới dâm lạc sinh ra từ Song thân pháp)… đi theo các loại tính dục của chúng sinh, khiến được hoan hỷ. Khi ấy, tất thảy chi phần của Như Lai đó không có sức chướng ngại, từ tướng vô lượng hình sắc trang nghiêm do Thập trí lực tín giải sinh ra, cái thân tư trưởng (nuôi dưỡng lớn lên) nhờ công đức lục độ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ trong vô số trăm ngàn câu đê na do tha kiếp thực thời xuất hiện. Sau khi nó xuất hiện, trong Hội đại chúng ở các thế giới, nói câu kệ với âm thanh lớn rằng: Chư Phật thật kỳ diệu, quyền trí bất tư nghì, vô A Lại Da tuệ, hàm tàng thuyết chư pháp, nếu hiểu vô sở đắc, pháp tướng của chư pháp, sẽ vô đắc mà đắc, được chư Phật đạo sư”. (Quyển 6, “Đại Chính Tạng” sách 18, trang 36)

Vì các tổ sư Mật tông hiểu sai về A Lại Da thức, cũng không thể chứng được A Lại Da thức, nên mới tạo ra các kinh điển phủ nhận Thức thứ tám, như thế chứng tỏ “Phật” trong “Đại Nhật Kinh” cũng chưa Kiến đạo. Vì Bát Nhã của Đại thừa lấy việc chứng đắc Thức thứ tám – vô tâm tướng tâm – làm Kiến đạo. Về Nhất thiết chủng trí mà chư Phật chứng đắc trong Đại thừa, nó cũng dựa vào việc chứng đắc Nhất thiết chủng tử (còn gọi là Giới, hay Công năng sai biệt) tàng chứa trong Thức thứ tám thì mới nói rằng đã chứng được Nhất thiết chủng trí. Nay “Phật” trong “Đại Nhật Kinh” của Mật tông còn chưa chứng được Thức thứ tám mà dám phủ định Thức thứ tám A Lại Da, lấy việc “vô A Lại Da tuệ - không có trí tuệ A Lại Da” để thuyết chư pháp, tức là đã chứng minh Phật của Mật tông còn chưa chứng được trí tuệ Bát Nhã trong Kiến đạo của Đại thừa. “Phật” chưa Kiến đạo, còn chưa biết được Tổng tướng trí Bát Nhã của Bồ Tát thất trụ vị, sao có thể tiến cao mà biết được Biệt tướng trí của Bát Nhã? Không biết gì về Biệt tướng trí của Bát Nhã, sao có thể tiến tu Nhất thiết chủng trí? Đã không hiểu gì về Nhất thiết chủng trí thì càng không thể chứng đắc Đạo chủng trí ở quả vị Sơ địa trở lên. Đã không thể đắc Đạo chủng trí thì tất nhiên không thể đắc Nhất thiết chủng trí. “Phật” của Mật tông còn không biết gì về Tổng tướng trí Bát Nhã thô thiển của Bồ Tát thất trụ vị như thế, thì sao có thể gọi ông ta là Phật được? Làm gì có cái lý ấy!

Rõ ràng rằng, người không chứng được Thức thứ tám, còn không biết Tổng tướng trí thô thiển nhất trong trí tuệ Bát Nhã, còn chưa được gọi là Bồ Tát thất trụ vị, mà lại dám dùng tu chứng pháp Lạc Không bất nhị của pháp tu dâm lạc song thân của ngoại đạo để suy tôn là pháp thắng diệu hơn cả Phật của bên Hiển giáo. Ví dụ như kẻ ăn mày xin được hai lạng bạc của vị trưởng giả giàu sang, rồi quay sang tuyên bố với mọi người rằng mình còn giàu có hơn cả vị trưởng giả đại phú đã bố thí bạc kia, như thế chẳng phải là kẻ đại ngu ở thế gian hay sao? Tổ sư của Mật tông cũng như vậy, học được một chút danh tướng (danh từ) bề ngoài của Phật giáo, không biết gì về Thực tế A Lại Da thức của Niết Bàn, lại sáng tạo ra “Đại Nhật Kinh”, cuồng ngôn nói “Phật” trong “Đại Nhật Kinh” là Pháp thân Phật, Báo thân Phật, còn thắng diệu hơn cả Phật của bên Hiển giáo, quả đúng là những kẻ tối đại ngu trong thế gian. Cho nên, người học Phật phải có trí tuệ. Nếu không có đủ trí tuệ, sẽ bị các ngoại đạo pháp tà kiến đó mê hoặc mà không tự biết. Nếu muốn xây dựng trạch quyết phần học pháp, thì nên đọc nhiều trước tác của tôi, sau khi đọc lại nhiều lần, lại ấn chứng bằng những lời Phật nói trong chư kinh Tam thừa, tự nhiên sẽ dần dần sinh ra trí tuệ trạch quyết phần, sẽ không bị ngoại đạo kiến mê hoặc đánh lừa.

Việc Tông Khách Ba và “Phật” của Mật tông dùng trăm phương ngàn kế, cưỡng từ đoạt lý (cả vú lấp miệng em) để xây dựng Tâm ý thức giác tri là Tâm bất hoại, mục đích chính là nhằm phủ định Thức thứ tám mà họ không thể nào chứng đắc. Nếu đại chúng khắp nơi đều tin theo cái tà kiến phủ định Thức thứ tám của Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông, thì sự thực về việc họ chưa Kiến đạo sẽ có thể được che dấu hoàn toàn không ai được biết, họ liền có thể trở thành đại sư, hoằng dương pháp môn tà kiến ngoại đạo của Mật tông, và cũng không ai có thể bình phá được chúng. Nếu như Mật tông dùng thủ đoạn này để thay thế Hiển giáo, Phật giáo sẽ bị tiêu diệt dần từ phương diện thực chất – chỉ còn cái tên Phật giáo trống rỗng và biểu tướng bề ngoài của các pháp sư, tự viện; họ sẽ hoằng dương cái pháp “Chỉ có danh tướng Phật giáo suông” và pháp tu song thân tà dâm của ngoại đạo. Câu chuyện Phật giáo ở Thiên Trúc (Ấn Độ cổ) năm xưa đã bị diệt trong tay Mật tông sẽ được tái diễn trên toàn thế giới ngày nay, khi đó chính là lúc Phật pháp sẽ bị tiêu diệt mãi mãi ở trái đất này.

Nếu muốn ngăn chặn diễn biến này, người học Phật ngày nay phải đứng ra vạch trần sự hư vọng tà trái của Mật tông, đem bản chất thực sự của họ phơi bày đúng sự thật trước mắt thế nhân. Nếu làm được như thế, thì Phật giáo có thể tiếp tục được kéo dài hơn 9000 năm nữa, để đợi Nhật Quang Bồ Tát thị hiện nhân gian. Nếu đại chúng không muốn thực hiện điều này, chỉ muốn trở thành người tốt bừa (tốt một cách tùy tiện), thì Phật giáo trong vòng 50 năm nữa sẽ lại bước vào vết xe đổ Phật giáo Thiên trúc bị diệt bởi Mật tông năm xưa, chỉ còn lại Phật giáo kiểu vương triều Ba La – tức Phật giáo lấy Đoạn diệt kiến Trung Quán phái Ứng Thành làm chủ, là “Phật giáo” lấy pháp tu song thân của Tính Lực phái thuộc Bà La Môn giáo làm chính. Phật giáo thực sự từ đó sẽ vĩnh viễn không còn cơ hội giũ thân đổi đời nữa, và thời kỳ Mạt pháp sẽ chính thức cáo chung trước thời hạn, sau này sẽ mãi mãi không còn chính pháp Phật giáo chân chính hoằng truyền ở nhân gian. Phải đợi Di Lặc Bồ Tát giáng sinh thành Phật, thì mới lại có Phật pháp hoằng truyền.

Phàm là người học Phật giáo chúng ta, đều nên cảnh giác trước việc này, tự mình thâm nhập tìm hiểu thêm, sau đó đưa ra sự lựa chọn chính xác. Nếu làm được như thế, sẽ là cái Phúc của chúng sinh như tôi đời này và đời sau lại thụ sinh ở thế giới Ta Bà này. Nếu không làm được như vậy, thì tất cả những người học 20, 30 năm sau sẽ lấy việc cầu sinh Cực Lạc làm chính, không còn vui cầu đạo thành Phật (ở nhân gian) nữa, sẽ theo Mật tông tu học Song thân pháp mà rơi vào đại vọng ngữ nghiệp, chắc chắn sẽ theo pháp sư Ấn Thuận tu học Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông mà rơi vào trong đại ác nghiệp phá hoại Phật giáo.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Huyễn ế là chỉ sự ngăn che của cảnh giả. “Kinh Lăng Nghiêm” quyển 6 nói: “Kiến văn như huyễn ế, Tam giới nhược không hoa”.

[2] Chú thích của người dịch:Thánh nhân vô học Thanh Văn định tính” là chỉ La Hán định tính, tức là người chỉ một mực muốn nhập Vô dư Niết Bàn, thoát lìa khỏi sinh tử luân hồi trong Tam giới, không muốn ở lại nhân gian độ chúng, càng không muốn tu học đạo Phật Bồ Đề.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0