Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 7: Việc tu chứng Minh điểm, Mạch khí không thể thành tựu bốn loại Tịnh Độ

Các tổ sư Mật tông ai cũng thích xướng ngôn rằng: Dựa vào việc tu chứng mạch luân trong cơ thể có thể thành tựu bốn loại Tịnh Độ: “Trong một nửa lục luân, làm thế nào để thành tựu bốn loại Tịnh Độ? Ở chỗ ba luân Mật, Tề (rốn) , Tâm thành lập Hóa thân Tịnh Độ; chỗ hai luân Hầu, giữa Mi thành lập Báo thân Tịnh Độ; chỗ Đỉnh luân thì thành lập Pháp thân Tịnh Độ. Trong 32 mạch kết ở Trung mạch, làm thế nào để thành lập Tịnh Độ? Khai mở 16 mạch kết, lập Hóa thân; khai giải 12 mạch kết, lập Báo thân; khai giải ba kết bán (ba và một nửa), lập Pháp thân; khai mở nửa kết ở Đỉnh kế (tóc đỉnh đầu), lập Tịnh Độ thân thể tính. Trong bốn đàn thành, làm thế nào để lập Tịnh Độ? Đàn thành thân mạch lập Hóa thân Tịnh Độ; đàn thành chữ Bà Già lập Báo thân Tịnh Độ; Bồ Đề tâm tịnh phần lập Pháp thân Tịnh Độ; đàn thành Tạng trí khí lập Tịnh Độ thân thể tính. Hiện phần thanh tịnh – trong Trí sở hành cảnh làm thế nào để hiển hiện ra Tịnh Độ? Tổng quát là: Tịnh Độ nhất chuyển luân vương là Tứ châu, một trăm câu đê Tứ châu là một Hóa thân Tịnh Độ; một trăm câu đê Hóa thân Tịnh Độ là một Báo thân Tịnh Độ; một trăm câu đê Báo thân Tịnh Độ là một Pháp thân Tịnh Độ. Tịnh Độ tam thân như thế gọi là một cụ lượng. Tịnh Độ thân thể tính của nó tức là Vô dư Luân niết Bình đẳng tính, cũng tức nghĩa là ‘Phật và hữu tình đồng nhất nối tiếp nhau’” (61-552, 553).

Việc thành lập bốn loại Tịnh Độ trên Mạch luân trong cơ thể, xây dựng bốn loại Tịnh Độ trong cái kết (nút) ở Trung mạch, xây dựng bốn loại Tịnh Độ trên đàn thành như thế, đều là sự thành lập vọng tưởng. Việc xây dựng như thế trái ngược với ý nghĩa của bốn loại Tịnh Độ, cũng sẽ khiến cho người học Mật tông hiểu nhầm về bốn loại Tịnh Độ, vì thế mà gây ra nghiệp đại vọng ngữ, sai lầm cực lớn, hoàn toàn không nên xây dựng kiểu đó.

Vì sao vậy? Vì Pháp thân Tịnh Độ là cảnh giới tự trụ của Thức thứ tám ở Phật địa, không phải là do Đỉnh luân Trung mạch của Mật tông xây dựng lên một cách hư vọng mà thành; Báo thân Tịnh Độ là cảnh giới tự thọ dụng trong Sắc cứu cánh thiên mà Báo thân của Cứu cánh Phật thường trú, cũng là các loại cảnh giới Báo thân trang nghiêm của Phật hiển hiện ra cho các vị Bồ Tát nhìn thấy, không phải là cảnh giới pháp thế gian nơi Hầu luân giữa Mi trong Trung mạch của Mật tông xây dựng lên một cách hư vọng; Tịnh Độ mà Hóa thân Phật trú là Tịnh Uế thổ của khí thế gian này và chúng sinh cùng chung, cũng không phải là cảnh giới Mạch luân của Mật tông hư vọng dựng lên. Nay các tổ sư Mật tông tạo ra sự thành lập này, khiến cho người ta tu chứng lấy cảnh giới Minh điểm, khiến khi hành giả Mật tông chứng đắc một loại cảnh giới nào đó của Đỉnh luân sẽ tự cho rằng mình đã chứng được cảnh giới Pháp thân, bèn tuyên bố với những người khác rằng mình đã chứng được Pháp thân Tịnh Độ, tự cho mình là Phật, tức phạm nghiệp đại vọng ngữ, hại người rơi vào khốn cảnh vạn kiếp khó phục hồi, sự sai lầm đó không thể cho là nhỏ được. Sự bày đặt một cách hư vọng, hoang đường sai lạc như thế, cần nên sớm loại trừ ra ngoài Mật tông, không để nó tiếp tục tồn tại trong Mật tông để hại người. Đó là việc cấp bách trước mắt mà người hoằng pháp Mật tông cần phải làm.

Tà kiến lấy Minh điểm làm Bồ Đề Tâm đâu đâu cũng có thể thấy trong các khai thị của tổ sư Mật tông từ xưa đến nay: “Đế Lạc Ba trong cuốn ‘Hằng Hà Đại thủ ấn’ nói: “Nếu đạt đến Thắng nghĩa thú vô vi ly tâm chân thực, tùy ý trì tâm an trú Minh thể” xem trang 22. Một bản sao khác dịch hai câu này thành “Muốn đắc nghĩa lý vô tác siêu tâm, trảm tự tâm căn trú Minh thể”, tức chỉ rõ ra rằng Minh thể là chỗ an trú bắt buộc của Chuyên nhất (yoga), an trú tức là tên khác của Chuyên nhất. Trảm tâm căn vân vân, quá đủ chứng minh người này nhấn mạnh lấy hai chữ “Minh thể” để thay thế cho chữ “Tâm” Chân Như diệu tâm, Viên Giác diệu tâm, cũng là phù hợp nhất đối với nghĩa lý cơ bản của Đại thủ ấn, mà thâm đắc nơi bản ý của người xưa” (34-776).

Lấy Minh thể thay thế cho Thức thứ tám Chân Tâm, đem hình ảnh hữu vi pháp Minh thể nhờ quán tưởng mà có để làm Chân Thực tướng của Pháp giới, đó là hành vi lấy ngoại đạo pháp để thay thế Phật pháp, tựa như đại âm mưu “lý đại đào cương - đoạt hồn cướp xác[1]” của thế tục vậy. Đó là hành vi phá hoại Phật pháp nghiêm trọng. Thế nhưng thượng sư Trần Kiện Dân lại đồng tình với chủ trương này, hoằng truyền chủ trương này mà dương dương tự đắc, không phải là tâm của người có trí vậy.

Trần Kiện Dân lấy chủ trương tà kiến của Đế Lạc Ba làm căn cứ, kiên quyết chạy theo chủ trương Minh thể là Chân Như diệu tâm, Viên Giác diệu tâm. Hành vi đó không khác gì hành vi của tổ sư Mật tông Ấn Độ năm xưa, đem ngoại đạo pháp thay thế cho pháp Thức thứ tám trong Phật pháp, hoằng truyền rộng rãi mà không có ai ra mặt viện lý đấu tranh, khiến cho kết quả là “đem cành mận trực tiếp cắm vào thân chính của cây đào, hoa quả phát triển sau này đều trở thành hoa mận và quả mận, không còn thấy hoa đào, quả đào nữa”. Lấy Minh thể thay thế cho Thức thứ tám mà Phật từng tu chứng, kết quả đem hoa quả Phật giáo phát triển trên thân chính của Phật giáo đều biến thành ngoại đạo pháp mà Mật tông đem từ ngoại giáo vào. Nếu như không có ai đứng ra mà chặt gãy cành cây mận Mật tông, thì trên thân chính của Phật giáo tương lai sẽ sinh ra hoa quả ngoại đạo pháp, Phật pháp vẫn “chỉ còn danh tướng” mà tồn tại dưới thực chất của ngoại đạo pháp.

Mối nguy cơ Phật giáo bị “đoạt hồn cướp xác” này từ khi Thiên Trúc có Mật tông đến nay, luôn không ngừng tồn tại trong Phật giáo. Thời xưa đã thế, thời nay cũng vậy, tương lai vô số năm cũng vẫn như vậy. Duy trừ khi có người dám đứng ra làm ác nhân – ra mặt phá tà hiển chính, đem bản chất ngoại đạo của Mật tông nhỏ to xa gần mà tăng cường biện chính, công bố với đời, nếu không Phật giáo tương lai sẽ khó tránh khỏi bị diệt trong tay Mật tông một lần nữa, chỉ là bị diệt nhanh hay diệt chậm mà thôi.

Trong cuốn “Đạo quả - Bản tụng và Kim Cương cú kệ chú” của phái Tát Già, hư vọng lấy việc tu hành Minh điểm, mà nói rằng trải qua Mật quán trí tuệ (Chi tiết phần Mật quán sẽ nói trong chương tám) có thể thành tựu Tam thân Tứ trí trong Phật địa:

“Căn cứ hai nguyên nhân gần xa, tính đếm pháp công đức trong quán đỉnh trí tuệ, tức tụng rằng: ‘Đắc tự tại Tam thân Ngũ trí’. Nói rằng: Cái dựa vào (Sở y) đều là thân ấn thanh tịnh, lấy tam tưởng (ba loại quán tưởng) gia trì, lại lấy phương tiện trí tuệ đẳng dẫn (tức là từ sự bình đẳng pháp tu song thân của Mẫu tục và Phụ tục để dẫn phát ra dâm lạc của hai bên nam nữ), lấy tham hỏa (lấy Chuyết hỏa trong pháp tu song thân và tham cầu lấy tham tâm trong cực khoái tình dục dâm xúc) để dung hòa Giới tịnh phần trong cơ thể (dung hóa tịnh phần tinh dịch trong cơ thể. Giới tức là chủng tử, nghĩa là tinh dịch), từ tất cả các mạch xứ nhiếp tập thu đến chữ Hãn trong Đỉnh luân. Bồ Đề Tâm của nó từ đỉnh giáng hạ xuống hầu, như thế cái trí của lạc nhỏ, nên gọi là “Hỉ trí”. Phiền não đoạn được là hai thứ Biến kế chấp và Câu sinh vô minh. Khi mới đầu đoạn trừ thì lực còn chưa viên mãn, cho nên nó nửa nghỉ, nửa chưa nghỉ. Tại đây liễu ngộ được đạo bổ đặc già la (chúng sinh) vô ngã và đạo Thanh Văn. Bồ Đề Tâm (Minh điểm) từ Hầu luân giáng xuống Tâm luân, sự giác thụ cái Lạc đó tăng tiến như phần trước, gọi là “Thắng hỉ trí”, phiền não đoạn được là vô minh, Biến kế chấp ngừng tắt, tùy miên thì chưa ngừng tắt. Trong bốn phiền não thì có ba thứ bị dập tắt, duy còn phần thứ tư chưa được dập tắt, trì pháp vô ngã, ngộ cái lý vô tự tính, đoạn được đạo Bích Chi Phật. Lấy hai thứ này thụ dụng vào Lạc, đắc Báo thân tự tại. Bồ Đề Tâm giáng xuống Tề luân, đạt được vô phân biệt lạc trang nghiêm, gọi là “Ly hỉ trí”. Phiền não đoạn được là tùy miên nhất thiết phiền não, đoạn được đạo Bồ Tát, tại đây tất cả hí luận vô phân biệt bị dập tắt, đắc Pháp thân tự tại. Bồ Đề Tâm giáng xuống Mật luân, nhờ Lạc Không mà đắc hai thứ dung hòa, gọi là “Câu sinh hỉ trí”, sở đoạn phiền não được dập tắt, đoạn được đạo Đại Bồ Đề, giành được Minh điểm chưa cố định mà đắc Hóa thân tự tại. Ba thân như thế đều được tự tại. Lại nữa, bằng việc phản hồi trở về khai hiển công đức, lại giải phóng được tự tại Ngũ trí, đắc Câu sinh trí Lạc Không giác thụ (Cảm thụ “trí tuệ” bằng Lạc Không trong dâm lạc song thân pháp) mà khai hiển thể tính chư pháp bất sinh, gọi là “Đại viên kính trí”. Lấy việc ngộ chứng tất thẩy Luân Niết bình đẳng tính gọi là “Bình đẳng tính trí”. Lấy việc ngộ chứng Biến kế chấp không mất đi của Bồ Đề Tâm thế tục gọi là “Diệu quan sát trí”. Lấy tự thân thành biện Chân Như gọi là “Thành sở tác trí”. Lấy việc chứng đắc nghĩa lý vô phân biệt mà thành tựu “Pháp giới thể tính trí”. Loại này trong câu tụng lấy chữ “Đẳng” mà lược bớt”. (61-559~561)

Cái “Tam thân Tứ trí” như thế hoàn toàn khác với Tam thân Tứ trí mà Phật nói. Tam thân mà Phật nói là do Thức thứ tám hợp với bảy thức đầu mà thành. Tam thân mà Mật tông nói là lấy cảnh giới Minh thể tu chứng mà thành, đó là Tam thân mà Mật tông tự mình phát minh ra, không phải là Tam thân Pháp – Báo – Hóa nói trong Phật pháp.

Lại nữa, thuyết Ngũ trí cũng khác với những gì Phật nói, đó cũng chỉ là thứ do tổ sư Mật tông tự phát minh ra, hoàn toàn không phải là Tứ trí cộng với “Pháp giới thể tính trí” của Phật giáo. Những người học Hiển giáo không biết, nên thường bị họ trùm đầu, cho rằng tổ sư Mật tông quả thực có thể chứng được Tứ trí cộng thêm một Trí nữa, càng thắng diệu hơn cả Phật. Những người học Mật tông cũng không biết tường tận, thường cho rằng sự tu chứng như ngoại đạo pháp của thượng sư Mật tông đó là đã chứng được Ngũ trí ở Phật địa, thế là tự cho như là Phật, khởi tâm Phật mạn muốn hàng phục những người tu hành bên Hiển tông, nhưng lại không biết mình đã mắc đại vọng ngữ nghiệp, thật đáng thương xót. Sự hoang đường sai trái của Ngũ trí đó, cho phép được thuật riêng trong tiết 5 chương 11, ở đây tạm không nhắc nữa.

Việc tu chứng Minh điểm và khí công Trung mạch không thể nào chứng được bốn loại Tịnh Độ, cũng không thể nào thành tựu được Tam thân ở Phật địa, càng không thể thành tựu “Ngũ trí”, bởi lẽ sự tu chứng kiểu đó không có liên quan gì đến Phật Bồ Đề trí. Như người muốn cầu có cơm ăn, nhưng lại nấu cát mà cầu, trong khi cát không phải là cái gốc của cơm, cho nên mãi mãi không thể nào nấu thành cơm được. Tam thân Tứ trí ở cảnh giới Phật địa và sự viên mãn đầy đủ của bốn loại Tịnh Độ cần phải dựa vào chính nhân (nhân theo đúng chân lý) mà tu, thì mới có thể chứng đắc. Bắt buộc phải cầu chứng ngộ Thức thứ tám A Lại Da. Sau khi chứng được Như Lai Tạng, lại tiến tu Biệt tướng trí của Bát Nhã, sau đó tu tiếp Nhất thiết chủng trí của Bát Nhã, thì mới có thể thành tựu Tam thân Tứ trí và bốn loại Tịnh Độ ở Phật địa, bởi lẽ Thức thứ tám mới là chính nhân của công đức Phật địa.

Nay các tổ sư cổ kim của Mật tông đầy tà kiến vọng tưởng, tu luyện bằng Minh điểm, Mạch khí của pháp ngoại đạo mà lại muốn thành tựu công đức Phật địa, thế gọi là phường nấu cát cầu thành cơm vậy, bởi những pháp họ tu đều là chính nhân phi Phật đạo vậy. Người học Mật tông nếu quả thực muốn cầu Phật pháp, cần phải thẩm xét kỹ lưỡng, đừng vì tu học “Phật pháp” mà phạm trọng giới, gây nên tội không thể hối cải. Người có trí nhất định phải tìm hiểu nghiên cứu sâu kỹ.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Nguyên văn là “Lý đại đào cương - mận chết thay đào”. Cây đào sinh trưởng cạnh giếng, cây mận sinh cạnh cây đào. Sâu bệnh muốn cắn rễ cây đào, nhưng cây mận đứng ra trước thế mạng, để sâu cắn chết khô. Như vậy, nghĩa gốc là anh em hoạn nạn giúp đỡ lẫn nhau (nghĩa tích cực). Nhưng sau đó, câu thành ngữ này được dùng có ý chế giễu những anh em khi hoạn nạn không thể giúp đỡ lẫn nhau (nghĩa tiêu cực), vì đến cây cối còn biết giúp nhau, huống hồ anh em lại quên nhau. Sau đó, câu thành ngữ này lại được mở rộng ra một ý nghĩa mới, có nghĩa là “lấy cái này thay cái kia” hoặc “thay người chịu tội”.

“Lý đại đào cương - mận chết thay đào” cũng là kế thứ 11 trong 36 kế binh pháp Tôn Tử. Ý nói khi cuộc chiến phát triển đến mức nhất định phải có tổn thất, thì phải xả bỏ tổn thất cục bộ để đổi lấy thắng lợi toàn cục, cũng gọi là “phế xe giữ tướng”. Ví dụ, thời Tam Quốc, Tào Tháo nghiêm cấm quân mình phá hại mùa màng dân chúng, nếu không sẽ bị xử tội chém. Một lần, khi dẫn quân qua ruộng lúa, con ngựa của Tào Tháo vì hoảng sợ mà dẫm nát một khoảnh lúa lớn. Tào Tháo hỏi quan giám sát về cách xử tội, quan giám sát nghị tội của Tào Tháo đáng chết, nhưng tính mạng của Thừa tướng đáng trọng hơn, vì vậy chém tóc để thay thế (lấy tóc thế mạng). Từ đó quân lính của Tào Tháo sợ hãi luật lệ nghiêm minh mà tuân thủ kỉ luật. Như vậy, đây là câu thành ngữ mang nghĩa “thay người chịu tội”, “làm người đóng thế”.

Nhưng ở đây là nói Mật tông Tây Tạng đội lốt Phật giáo, chui vào trong nội bộ Phật giáo, lấy kinh điển Mật tông thay thế cho kinh điển Phật giáo, chỉ giữ lại cái vẻ bề ngoài của Phật giáo. Như vậy sẽ khiến cho Phật giáo bị mang tiếng oan (thay Mật tông chịu tiếng xấu). Bản chất câu chuyện là như vậy, cho nên không thể dịch câu thành ngữ này theo nghĩa tích cực là như kiểu “anh em giúp nhau”, hoặc “phế tiểu cục để giữ đại cục”, “làm người đóng thế” được. Người dịch sở dĩ tạm dịch thành “đoạt hồn cướp xác” là để chỉ việc Mật tông thay thế nội dung Phật pháp từ cốt lõi, chỉ giữ lại cái vẻ bề ngoài, khiến người ta cứ tưởng nhầm đó là Phật giáo, mà không ngờ nội dung bên trong đã thay đổi hoàn toàn. Ở đây, ngữ nghĩa của nó tương tự như câu thành ngữ “Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt” trong tiếng Việt, vì người đời chỉ nhận ra anh Hàng Thịt, chứ đâu biết bên trong cái xác đó là hồn anh Trương Ba.

Đạo sư Bình Thực còn dùng hình ảnh khác để ví dụ trực quan, đó là nói người nông dân chặt cành đào, chiết cành mận vào thay, chỉ giữ lại gốc đào, về sau cây chỉ ra quả mận, thay thế quả đào ban đầu.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0