Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 7: Pháp quán tưởng cũng có thể thành tựu Lạc Không song vận

Trong khẩu quyết bí mật nhất của Mật tông, cũng có chỗ vận dụng pháp quán tưởng để thành tựu Lạc Không song vận. Nếu như có thể thành tựu Lạc Không song vận bằng pháp này thì cũng gọi là thành Phật:

“Tu đạo là sự lưu thông của Bồ Đề tâm (Minh điểm), từ trên đỉnh chạy lan xuống Mật xứ (chỗ kín), lại từ Mật xứ quay lại lên trên đỉnh, lên xuống như thế mỗi lần đều sinh ra tứ Hoan hỉ tâm. Pháp tu Bồ Đề tâm lên xuống này vô cùng quan trọng, còn về lửa nóng Đan Điền, có hay không có cũng đều được. Nếu như có thể tu tập tốt pháp tu Bồ Đề tâm lên xuống này, thì cũng có thể thành tựu được. Xưa có bậc đại đức nói rằng: ‘Sự lưu thông Bồ Đề tâm (là Minh điểm do quán tưởng mà thành) có thể không cần dùng đến Đan Điền hỏa, Trung mạch cũng không cần dùng đến, chỉ cần dụng tâm quán tưởng, hóa ra mà lưu thông lên xuống là được’. Cái diệu pháp không dùng Đan Điền hỏa đến hóa thành Bồ Đề tâm này không nói rõ trong kinh, ta nay đặc biệt mở phương tiện để truyền cho các ngươi, các ngươi phải biết trân trọng nó, nhất thiết không được tuyên thuyết cho người khác, phải nhớ kỹ lời dặn này! Bởi đây là khẩu quyết bí mật nhất. Pháp này thế nào? Tức là trước hết phải quán tưởng Thượng sư căn bản hiện Bản tôn tướng (Chú thích gốc: Người tu pháp Không Hành Mẫu Na Lạc này có thể quán tưởng Bản tôn thành tướng nam, bởi Phật vốn dĩ không có phân biệt nam nữ, tướng nữ được thì tướng nam cũng không có gì là không được) trên đầu mình, còn mình thì lấy Không Hành Mẫu đẹp nhất tốt nhất để cúng dường cho Bản tôn. Thượng sư lấy tay ôm lấy Không Hành Mẫu, nhìn nhau mà thấy đại lạc. Hồng Bạch cam lộ (lấy từ chỗ kín sau khi Thượng sư trên quán tưởng trên đỉnh đầu và Không Hành Mẫu giao hợp mà có) chuyển xuống dưới rót vào đầu mình, thế là Bồ Đề tâm (Minh điểm) của Đại an lạc luân trên đỉnh đầu bản thân mình hóa ra. Sau khi hóa ra thì trút xuống giữa hầu, Bồ Đề tâm (Minh điểm) ở Thọ dụng luân giữa hầu cũng hóa. Khi hóa thì sinh Hoan hỉ tâm. Cứ như thế, Bồ Đề tâm (Minh điểm) lần lượt dung hóa hòa nhập theo từng cấp, lần lượt sinh Hoan hỉ tâm, giống như trên đã nói. Lên xuống như thế mỗi lần sinh tứ Hoan hỉ tâm, đó chính là pháp cực diệu, có thể thay thế công dụng của Đan Điền hỏa. Minh điểm nếu đến Mật xứ (khi Minh điểm hạ xuống đến dương vật), thì khó tránh việc xuất ra ngoài. Nếu như có thể đến Mật xứ mà không không xuất ra ngoài, gọi là thượng thừa. Nhưng để đảm bảo kế ổn thỏa thì tốt nhất đừng có đến cửa (Mật xứ). Khi Minh điểm hạ xuống đến chỗ dưới rốn, cần lập tức kiên quyết quay lên trên, chớ có phóng túng để mặc cho nó xuống đến tận đầu Mật xứ (quy đầu người nam), e rằng nhịn không nổi mà xuất hết ra ngoài. Tinh mà tiết xuất ra ngoài thì ắt đại bệnh sẽ đến ngay, thậm chí có người vì thế mà mất mạng, cho nên không thể không thận trọng... Khi công phu tu pháp chưa đến độ lò lửa thuần thanh (chưa thành thục) thì nhất thiết không được ngự nữ (không được hành dâm với người nữ, hợp tu song thân pháp). Đạo lý trong này nhất định phải hiểu rõ, không được phép chưa đắc mà nói đắc, khinh suất mà thử nghiệp, tự chuốc lấy diệt vong, rất rất quan trọng!” (62-192, 193)

Lại nói: “Cái quan trọng của việc trụ đạo, chốt ở việc biết Không. Không tức là minh bạch, dần dần ắt sẽ tương ứng. Minh quang cũng phải tu tập cho tốt, vì căn bản của pháp tu là ở chỗ phóng quang lúc chết. Quang này có chia làm Mẫu và Tử quang. Từ trong thân mình xuất ra gọi là Mẫu quang, từ ngoài tu đến gọi là Tử quang, hai quang Mẫu Tử này cùng nhau tương dung hòa nhập, không hai cũng không khác, đó là diệu đạo vô thượng, không thể không biết” (62-292).

Nếu hành giả với pháp tu quán tưởng này mà có thể giáng hạ Minh điểm xuống đầu chùy (quy đầu), cảm nhận Đại lạc mà không xuất tinh, có thể thực hiện khởi quán trong Đại lạc dâm xúc đó, quán sát cái cảm xúc Đại lạc không có hình tướng, bản tính thanh tịnh, do đó mà lạc xúc lạc thụ đều thanh tịnh, gọi là “Không tính”. Lại quán sát trong Đại lạc thấy Tâm giác tri trong khi cảm nhận Đại lạc cũng không có hình tướng, cũng là “Không tính”. Mà cái Đại lạc đó là do Tâm giác tri sinh ra, cho nên gọi là “Lạc Không bất nhị”. Cứ trú mãi trong cảnh giới Đại lạc như thế, khiến cho Đại lạc và hai cái “Không tính” này song vận không ngừng, thì thành tựu cái gọi là Đại thủ ấn Vô thượng Yoga “Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận”, cũng là thành tựu Phật đạo cứu cánh rồi. Thế nhưng, việc tu chứng Mật pháp như thế, cho dù có “thành Phật” rồi thì vẫn chưa chứng được Thức thứ tám, vẫn ngộ nhận sai lầm cho rằng Minh điểm do quán tưởng mà thành chính là Thức thứ tám, cơ bản vẫn chưa nhập vào trong Kiến đạo vị của Đại thừa, vẫn chưa khởi sinh được trí tuệ Bát Nhã.

Đạo thành Phật của Mật tông như thế, không có bất cứ chỗ nào dù chỉ là tơ hào tương ứng với Phật pháp, thì đáng quý ở chỗ nào? Thế mà họ lại coi đó là thứ bí mật, huyền diệu hơn cả Hiển giáo? Tất cả đều là vọng tưởng của ngoại đạo, đều là những đường lối tu hành kỳ quặc của Mật tông được đem vào trong Phật giáo, gọi đó là pháp thắng diệu hơn cả Hiển giáo, không dễ gì có được. Mật tông như thế, bất luận là song thân pháp tu bằng quán tưởng hay là song thân pháp tu bằng Minh Phi thực thể (người nữ thật), thì tư tưởng cốt lõi của nó đều là lĩnh thụ dâm xúc lan tỏa khắp toàn thân, thể hội nó vô hình vô sắc, gọi đó là chứng được “Không tính”, gọi đó là “Nhất thiết pháp không, Chính Biến Tri Giác (biết rõ đại lạc lan tỏa toàn thân gọi là Chính Biến Tri Giác)”, trước sau đều không lìa khỏi tà thuyết của Tính lực phái trong pháp ngoại đạo. Ngày nay, tất cả những người học Phật đều nên biết rõ về bộ mặt thật của Mật tông, đừng có để bị nó mê hoặc.

Lại nữa, gần đây vì viết cuốn sách này, luận đến pháp quán tưởng Lạc Không song vận, lại do tò mò, cộng với có người trong Mật tông nói tôi hoàn toàn đoán mò mà bình luận pháp của Mật tông, cho nên tôi bèn dành thời gian thử quán tưởng cái pháp Lạc Không song vận xem sao. Kết quả phát hiện cảnh giới “Lạc Không song vận” không phải là bắt buộc phải tu được Minh điểm và khí công thì mới thành công. Minh điểm và khí công chỉ là dành cho “người độn căn” không có đầy đủ thiện xảo, chỉ có tác dụng giúp cho anh ta kéo dài thời gian cực khoái tình dục mà thôi, chứ không phải là điều kiện bắt buộc để tu thành Lạc Không song vận. Do đó, việc tu chứng Minh điểm không phải là sự tu chứng bắt buộc đối với những hành giả Mật tông có đầy đủ phương thiện thiện xảo.

Lại nữa, Lạc Không song vận và “Không tính” chứng được trong đó hoàn toàn chỉ là cảnh giới Ý thức, không có liên quan gì đến Không tính thực sự trong Phật giáo. Không tính nói trong Phật pháp chính là Thức thứ tám Như Lai Tạng. Tâm giác tri trong Lạc Không song vận tuy không có hình sắc, nhưng vẫn là Tâm ý thức, vẫn là Tam giới hữu. Cái Tâm giác tri trong Lạc Không song vận này vẫn tương ứng với ngũ Tâm sở pháp trong Biệt cảnh. Lại nữa, lạc thụ cũng không phải do Tâm giác tri sinh ra, mà bắt nguồn từ việc giác tri của Ý thức và tác ý của Ý căn, do Thức thứ tám Như Lai Tạng mượn nhờ “Hữu căn thân” sinh ra, không phải là do Ý thức của Tâm giác tri sinh ra. Thế mà các thầy Mật tông lại không biết sự thực này, mù mờ trước thường thức hiện thực mà nói rằng đó là do Tâm giác tri sinh ra, thật không phải là bậc trí giả. Chính vì lẽ này, tôi mới nói pháp quán tưởng Lạc Không song vận của Mật tông là hư vọng, không phải là Phật pháp.

Lại nữa, các Thượng sư Mật tông truyền pháp quán tưởng Thượng sư này để cho chúng đệ tử tu hành, tức là một loại “Thượng sư tương ứng pháp”. Tuy nhiên, thường có một số nam thượng sư mất nết, dựa vào pháp quán tưởng Thượng sư song vận này để dạy đệ tử khác giới hàng ngày thực hành quán tưởng: “quán tưởng nam thượng sư là Bản tôn của mình, hiện ra thân quảng đại, dùng tay ôm lấy Minh Phi giao hợp thụ lạc, xuất ra “cam lộ” từ dưới hạ thể để rót vào đỉnh đầu mình, nhằm tịnh trừ tội nghiệp của mình”. Đệ tử khác giới (nữ đệ tử) nếu sau khi quán tưởng thành thục thì lại dạy cô ta quán tưởng: “Tự mình biến thành Minh Phi đó, ôm ấp giao hợp thụ lạc với Thượng sư, Thượng sư lúc đó sẽ chỉ đạo cái đạo lý Lạc Không bất nhị cho mình”. Sau khi quán tưởng lâu ngày thành thục, nữ đệ tử sẽ sinh lòng ngưỡng mộ đối với nam thượng sư, thỉnh cầu Thượng sư đích thân chỉ đạo, dần dà thì sẽ thành tựu “việc tốt”.

Cái việc nam hoan nữ ái như thế, tham luyến ngày càng sâu sắc, không nhịn được mà nghĩ đến những chuyện “thường xuyên tụ hội với nhau, thường xuyên hợp tu song thân pháp”. Lâu ngày, tất sẽ dẫn đến chuyện bị bại lộ, thế là sì căng đan tình dục bộc phát, Phật giáo chân chính vì chuyện này sẽ bị liên lụy bởi cái họa vô vọng do Mật tông gây ra, trở thành đối tượng chỉ trích của xã hội. Có sách làm chứng: “Thời kỳ mạt pháp, các Thượng sư giới đức không sạch sẽ rất nhiều, thường xuyên dựa vào quán tưởng song thân của Thượng sư tương ứng pháp, dần dần sẽ dẫn đến kết luận lừa tình. Do đó, nữ đệ tử nếu giữ thái độ bảo lưu cho Thượng sư, tốt nhất lấy quán tưởng “Kim Cương trì” để đại diện cho Thượng sư truyền pháp của mình, đồng thời tu Thượng sư tương ứng pháp Kim Cương trì, như thế là ổn thỏa nhất” (62-348).

Những lời lẽ đó phát ra từ chính mồm của Thượng sư Mật tông, viết lại thành văn, rõ ràng tuyệt đối không phải là nói đứng dựng ngược (không có lửa làm sao có khói). Trong các đạo tràng Mật tông trên thế giới hiện nay, sự thực này là hoàn toàn bình thường, bắt gặp rất nhiều, không lấy làm lạ. Chẳng qua là do chưa bộc phát ra ngoài, cho nên người ngoài không biết đấy thôi. Cho nên, tôi không hề có chút kinh ngạc nào trước những vụ sì căng đan sex thường xuyên xảy ra ở các đạo tràng Mật tông. Chỉ có những người không biết nội tình của Mật tông thì mới lấy làm lạ thôi.

Trên đây đã nói về pháp quán tưởng cũng có thể thành tựu pháp Lạc Không song vận, không phải chỉ có Minh Phi thực thể (người thật) mới có thể tu được.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0