Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 7: Mật pháp vu hồi khúc triết ly kỳ

Pháp môn tu hành của Mật tông cực kỳ vu hồi khúc triết (quanh co vòng vèo), ly kỳ và lãng phí thời gian. “Vu hồi khúc triết” tức là nói “đạo thành Phật” thực sự, cái quan trọng nhất của pháp này ở chỗ chứng biết được Thức thứ 8 Thực tướng Tâm (tức là Tâm Chân Như của Phật địa trong tương lai). Sau khi chứng đắc, thì thứ tự tu đạo có thể lần lượt từng bước hoàn thành từng pháp một. Thế nhưng pháp môn tu hành của Mật tông lại bắt buộc thực hiện ở thế gian pháp do ngoại đạo tu hành – Thiên Yoga và Mạch khí Minh điểm...đều là thế gian pháp do ngoại đạo tu hành – thực hiện rộng rãi các loại tu hành, sau đó mới có thể chính thức tu học Mật pháp; Cho đến khi bắt đầu chính thức tu học Mật pháp, cái pháp tu học lại là pháp tu dâm lạc nam nữ song thân, hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp, đều rơi vào trong cảnh giới của ý thức, đều không dính dáng gì đến đạo Phật Bồ Đề và đạo Giải thoát. Mà Thức thứ 8 A Lại Da thức mà Mật tông tu chứng được chỉ là Minh điểm có được nhờ quán tưởng, không phải là Thức thứ 8 Như Lai Tạng A Lại Da thức thực sự. Cũng có khi Thượng sư Mật tông nói Như Lai Tạng tuy không phải là Minh điểm mà là Tâm, nhưng lại vẫn là biến tướng của Ý thức. Những thứ mà họ nói họ tu đều vòng vèo mà không thể với tới Phật đạo được.

“Ly kỳ” là ở chỗ: Đại thủ ấn Vô thượng Yoga trong Minh Không song vận quả thực là cảnh giới Ý thức, không liên quan gì đến Chân Như Phật tính, nhưng lại xướng ngôn tuyên thuyết rằng cái mà họ chứng được như thế chính là Chân Như ở Phật địa. Lại nữa, về Sự nghiệp thủ ấn Vô thượng Yoga trong Lạc Không song vận, gọi là Vô thượng Mật pháp có thể khiến cho người ta tức thân thành Phật. Thế nhưng xem xét cái cảnh giới Không Lạc bất nhị mà họ chứng được vẫn là cảnh giới của Ý thức, vẫn chưa hề chứng được Như Lai Tạng ở Nhân địa, nói gì đến chứng được Chân Như ở Phật địa? Thế mà lại xưng xằng bậy rằng đó là tức thân thành Phật. Pháp môn tu hành của Mật tông như thế, quả là đạt đến hoang đường ly kỳ vậy.

Lại có sự ly kỳ thế này nữa, Mật kinh nói: Quán tưởng trong Tâm mình xuất hiện Nguyệt luân, tức là nhận vầng Nguyệt luân đó là Chân Thực tâm của chính mình: “Khi đó, Bồ Tát bạch Nhất Thiết Như Lai nói: ‘Thế Tôn! Như Lai! Tôi đã biết cùng khắp. Tôi đã thấy tâm mình có hình như Nguyệt luân’. Nhất Thiết Như Lai nói: ‘Thiện nam tử! Tâm tự tính quang minh, cũng giống như tu công dụng khắp chốn, tùy tác tùy hoạch; cũng như áo thô nhuộm màu, tùy nhuộm tùy thành’. Khi đó, Nhất Thiết Như Lai vì để khiến cho Tự tính quang minh tâm trí trở nên phong thịnh, bèn lệnh cho các Bồ Tát rằng: ‘Úm Bồ Đề chất đa mẫu đát ba na dạ nhị’, lấy Tính đó để thành tựu chân ngôn, để mà phát Bồ Đề tâm. Khi đó, Bồ Tát đó lại thừa ý chỉ của Nhất Thiết Như Lai, phát Bồ Đề tâm xong, mới nói rằng: ‘Như hình Nguyệt luân đó, tôi cũng như thấy hình Nguyệt luân’. Nhất Thiết Như Lai nói: ‘Các ngươi đã phát Nhất Thiết Như Lai Phổ Hiền tâm, giành được Kim Cương kiên cố ngang nhau, thiện trụ ở nhất thiết Như Lai phổ hiền phát tâm này. Ở trong Nguyệt luân tự tâm mà tư duy Kim Cương hình...’ ...Lúc đó, Kim Cương giới Bồ Tát Ma Ha Tát bạch Nhất Thiết Như Lai rằng: ‘Thế Tôn! Như Lai! Tôi đã nhìn thấy Nhất Thiết Như Lai là tự thân’. Nhất Thiết Như Lai lại nói: ‘Vì thế Bồ Tát Ma Ha Tát! Tất thảy Tát Đỏa Kim Cương có tất cả hình thành tựu, quán tự thân là Phật hình. Lấy tự tính này mà thành tựu chân ngôn, tùy ý mà tụng: Úm dã tha tát bà đát đa tát đát tha hám’, nói xong thì Kim Cương giới Bồ Tát Ma Ha Tát hiện chứng tự thân Như Lai. Sau khi đảnh lễ Nhất Thiết Như Lai bèn bạch rằng: ‘Mong đợi Thế Tôn chư Như Lai gia trì cho tôi, để mà hiện chứng Bồ Đề kiên cố’. Nói xong, Nhất Thiết Như Lai nhập vào trong Tát Đỏa Kim Cương của vị ấy ở Kim Cương giới Như Lai, khi đó Thế Tôn Kim Cương giới Như Lai (mà Kim Cương giới Bồ Tát hoàn thành đạt được), khi vị ấy trong khoảnh khắc sát na hiện chứng Đẳng giác Nhất Thiết Như Lai Bình đẳng trí, nhập vào Tam muội da bình đẳng trí của Nhất Thiết Như Lai, chứng Tự tính thanh tịnh bình đẳng trí của Nhất Thiết Như Lai pháp, thì thành tựu Nhất Thiết Như Lai Bình đẳng tự tính quang minh trí tạng Như Lai, Ứng cúng, Chính Biến Tri” (Theo “Kim Cương đỉnh Nhất Thiết Như Lai chân thực nhiếp đại thừa hiện chứng đại giáo vương kinh” – quyển thượng).

Như thế là Mật tông lấy Nguyệt luân do quán tưởng mà thành làm Tâm Chân thực. Sự quán tưởng này nếu là thật, thì có nghĩa là Chân Tâm có hình có tướng, nhưng điều này lại trái ngược với khai thị của Đức Phật. Từ khai thị về “Như Lai” ở cuốn Mật kinh trên, có thể thấy Như Lai của kinh này không phải là Như Lai của Phật giáo. Như Lai thực sự chắc chắn không như những lời của người chưa Kiến Đạo (Khai ngộ) nói. Lại nữa, trong “Nguyệt luân tự tâm” thấy tất cả thân của Như Lai giống như với bản thân mình, sau đó niệm một câu chú ngữ xong, Kim Cương giới Bồ Tát bèn “hiện chứng tự thân Như Lai, chứng được trí tuệ ở Phật địa”. Không phải chỉ có “Kim Cương đỉnh kinh” mới có những lời vọng ngôn như vậy, trong cuốn “Đại Nhật kinh” cũng nói như thế, đều là nói quán tưởng Bản tôn thành Phật xong thì tự thân tức mình cũng thành Phật. Nếu xem xét tính chân thực của nó, ngay cả đến cái Thức thứ 8 Như Lai Tạng mà Bồ Tát ở thất trụ vị chứng được đó nó nằm ở đâu cũng không thể biết. Thế mà lại nói mình đã thành Phật cứu cánh, quả thực hoang đường không hơn, tuyệt đối không phải là Phật pháp. Vậy mà các hành giả Mật tông lại tin những lời khai thị trong Mật kinh, quả thật là ngu si! Cho nên mới nói pháp môn tu hành quán tưởng của Mật tông cực kỳ hoang đường và ly kỳ.

“Lãng phí thời gian” là nói Tiền hành pháp, Gia hành pháp mà hành giả Mật tông phải tu tập, tụng niệm các câu chú mười vạn trăm vạn lần, mất thời gian vô cùng. Như Tông Khách Ba nói: “Khi tu Lục tôn này để đạt lấy Bảo tạng, Tinh hoa, Tâm chú phải tụng 100 triệu biến, Tâm chú trong tâm tụng 300 triệu...Cứ tụng như thế để làm hộ ma. Thích luận nói về điều này, là dựa vào viên mãn thế thuyết. Sở dẫn kinh luận cũng nói ‘Người nào trì tụng chân ngôn 100 triệu, 200 triệu lần...là dựa vào viên mãn thế thuyết, vì thế nên tụng gấp 2 lần’ Câu này là nói rõ là khi tu Tất địa” (21-171). Hơn nữa, các nghi thức của họ cực kỳ rườm rà, tu học rất mất thời gian. Chú ngữ thì rất nhiều, đều phải nhất nhất ghi nhớ. Pháp quán tưởng thì phức tạp, chủng loại rất nhiều. Để tu quán tưởng thường lãng phí thời gian nhiều năm. Tu luyện khí công cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian. Các vật dùng để cúng và môi trường lập Đàn tràng cần thiết cũng đều mất nhiều thời gian chuẩn bị. Minh Phi Phật Mẫu cần thiết để tu song thân pháp ở giai đoạn cuối cùng càng cần nhiều nhân duyên thu xếp mới có thể đạt được, không phải tất cả mọi đối tượng khác giới đều có thể thỉnh đến để hợp tu, trừ phi bản thân hành giả đã thành tựu Sinh khởi phần.

Còn đệ tam quán đỉnh của song thân tu pháp cũng cần phải kiếm tìm bằng được Minh Phi (hoặc Dũng Phụ) đúng ý của Thượng sư mới có thể đủ điều kiện nhận quán đỉnh thứ ba, mới có thể tu học pháp tu song thân “tức thân thành Phật”. Điều này cũng không dễ dàng hoàn thành, bởi lẽ hiện nay dân trí đã khai mở, người học đa phần đều biết pháp tu này không phải là Phật pháp thực sự, cho nên muốn tìm Minh Phi (Dũng Phụ) cũng rất khó. Nếu như dùng tiền bạc đánh đổi, mời một cô gái chốn phong trần để làm Minh Phi (hoặc lấy nam tiếp viên của Nhà hàng Thứ sáu[1] làm Dũng Phụ để dâng cho nữ Thượng sư hợp tác), lại e Thượng sư sợ bị nhiễm bệnh AIDS mà không chịu nhận lễ. Vì thế, ở đời nay, thời nay, đất này (chỉ Đài Loan) người nào muốn nhận quán đỉnh thứ ba càng không dễ dàng gì. Cho nên ngày nay việc Thượng sư Mật tông muốn làm Mật quán, thực hiện lễ quán đỉnh thứ tư cho đệ tử cũng đa phần là dựa vào nghi thức mà làm, chứ không phải là thực hiện Mật quán, đệ tứ quán thực sự. Mà pháp môn tu hành của Mật tông, nội hàm và thứ tự của nó vô cùng phức tạp, nhưng dù thực hiện “đúng pháp”, nỗ lực tu hành cái pháp đã được trao vẫn hoàn toàn không liên quan gì đến Phật đạo, chỉ trở thành một hình thức trò chơi tiêu khiển khoái lạc tình dục của ngoại đạo mà thôi.

Lại nữa, họ tu chứng các cảnh giới hữu vi pháp bằng các pháp ngoại đạo không liên quan đến Phật pháp, nhưng lại tự ý phối hợp với các quả vị tu chứng trong Phật pháp. Như đại sư Liên Hoa Sinh có lời khai thị như thế này đối với Lạc Không song vận của Vô thượng Yoga: “...về việc hoan hỉ phối trí với Lục độ, Phật Phụ mẫu do Bản tôn có viên mãn tư lương rõ rệt nên gọi là Bố thí; Minh điểm (tinh dịch) như bảo vệ thân mạng (không cho nó xuất ra), gọi đó là trì giới thanh tịnh. Các loại Khổ đau hiện ra đều thành Lạc, gọi là Nhẫn nhục. An trú trong nghĩa lý đó gọi là Thiền định. Thấy vui vẻ không mệt mỏi không lười biếng gọi là Tinh tấn. Lạc mà tự mình biết, thông đạt Không Lạc vô nhị, gọi là trí tuệ. Đem tương phối với Tứ quán (quán đỉnh thứ tư): Phụ mẫu bản tôn minh hiển là Bình quán. Minh điểm trong mạch dao động, độ ấm sinh khởi, gọi là Mật quán. Thanh tịnh có thể đạt lấy, chấp các phân biệt thô tế là Tam quán (quán đỉnh thứ ba). Trí tuệ lìa tâm đại lạc hiển hiện là Tứ quán. Tương phối với Tam giới: (Lạc xúc) không ngừng trong từng sát na là giới Biệt giải thoát. Do vui vẻ vì người khác (mà tu) gọi là giới Bồ Tát. Tự sinh bản tôn minh hiển, không vượt khỏi trí tuệ đại lạc Không Lạc, gọi là giới Mật tông. Sự tương phối giữa Lạc và Tứ đạo: Phát tâm mình, mình và người ta có bản tôn minh hiển, du hí trên đại lạc trí, gọi là Viên mãn tư lương đạo; Phật Phụ Phật Mẫu bình đẳng trụ, hiện chứng Không Lạc, gọi đó là Kiến đạo; Có thể tu vô chấp trước, gọi đó là Tu đạo; Bản thể (Minh thể) này vận hành rời tâm, là Vô học đạo (là cứu cánh thành Phật)” (34-557).

Như thế mà gọi là đã chứng Kiến đạo, trở thành Địa thượng Bồ Tát, cho đến thành Phật, quả thực vô cùng hoang đường, hoàn toàn trái ngược xa rời Phật pháp chân chính, cho nên mới nói nó ly kỳ. Mà các tổ sư cổ kim của Mật tông vẫn lấy Mật pháp ly kỳ này để hạ thấp sự chân tu thực chứng của Hiển tông, thật không nên coi đó là đúng lý. Từ những ví dụ trên cho thấy pháp môn tức thân thành Phật của Mật tông vu hồi khúc triết, ly kỳ, hoang đường như thế, hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng trong Phật pháp, thế nhưng lại nói khoác lên là vượt hơn cả pháp mà Phật Thích Ca hoằng truyền, nói rằng đó là pháp càng về sau càng thắng diệu, còn siêu việt hơn cả pháp của Hiển giáo, quả thực là vọng ngữ vậy.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Nhà hàng Thứ sáu FRIDAYS có tên đầy đủ là TGI Friday's (Thanks Goodness, It's Friday's – Cảm ơn Thượng đế, cuối cùng đã đến thứ sáu rồi!), đây là một loại nhà hàng kiểu Mỹ, do Alan Stillman, một người buôn nước hoa sáng lập lần đầu ở điểm giao cắt giữa Đại lộ Đệ Nhất và phố 63 ở thành phố New York vào năm 1965, đến nay đã thành lập được hơn 400 nhà hàng tại mấy chục quốc gia. Nó vốn là một nơi dành cho những kẻ độc thân đến tiêu khiển, giết thời gian (vào cuối tuần), nhưng sau mấy chục năm phát triển, nó đã thành một loại nhà hàng phong phú, nhiều màu sắc, hấp dẫn được nhiều tầng lớp xã hội đến vui chơi, giải trí (tất nhiên là vào bất cứ ngày nào trong tuần, cũng đều vui như thứ 6 cả). Theo ý văn mà nói thì nơi đây có những nam tiếp viên dẻo mỏ khéo nói, chuyên phục vụ và đem lại niềm vui cho các quý bà.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0