Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 14: Sáng tạo ra giáo chủ Mật giáo và đặt lên trên Hiển giáo

Mật tông đã sáng tạo ra những giai thoại truyền kỳ về thượng sư Liên Hoa Sinh, đem phàm phu thai thịt ra huyền hóa thành hoa sen hóa sinh, huyền hóa là hóa thân của Phật A Di Đà, dùng thủ đoạn đó để khiến người ta sinh lòng kính tín, từ đó để quảng truyền giáo pháp Mật tông, khuếch đại thế lực của Mật tông trong giới Phật giáo. Mật tông thời kỳ đầu chỉ là một loại tôn giáo trì minh (niệm chú để cầu thần hộ pháp cảm ứng trừ tai họa) ăn bám theo Phật giáo để tồn tại, vốn dĩ không phải là Phật giáo gì hết. Sau vì dùng các thủ đoạn sùng Mật ức Hiển trong một thời gian dài, dần dần khách đoạt ngôi chủ, cướp lấy vị trí Phật giáo chính thống để thay thế vào đó, trở thành đại diện của Phật giáo.

Mật tông ở Thiên Trúc bằng các ngôn thuyết và pháp môn sùng Mật ức Hiển, hạ thấp Hiển giáo, nâng cao thế lực Mật tông trên khắp Thiên Trúc, cuối cùng đã khiến người ta tin rằng Mật tông là Phật giáo. Ngày nay, Phật giáo ở Thiên Trúc đã bị tuyệt diệt, Phật giáo chính thức bị diệt vong, việc này bắt đầu diễn biến từ cuối thế kỷ thứ 10 sau công nguyên. Phật giáo từ cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ thứ 12, tuy có vẻ bề ngoài là Phật giáo, nhưng chỉ có rất ít vùng ven biển phía Nam là còn tồn tại Hiển giáo, song cũng không phá tà hiển chính, biện chính về sự chính tà của pháp nghĩa Mật tông, số lượng tín đồ cực ít, chỉ còn kéo dài được chút hơi tàn mà thôi, căn bản không thể nào hoằng truyền ra ngoài được nữa. Vì thế mà đại bộ phận các vùng đất khi đó đều đã bị Mật tông tiếp quản, nội dung hoằng pháp của các tự viện lớn, lý luận và hành môn đều là Song thân pháp ngoại đạo do Mật tông truyền bá, về bản chất tuyệt đối không phải là Phật giáo nữa. Cho nên, sau này khi quân đội Hồi giáo tiêu diệt Phật giáo thời kỳ cuối” ở Thiên Trúc, kẻ bị tiêu diệt kỳ thực chính là “Phật giáo” Mật tông, chứ không phải là Phật giáo thật sự nữa.

Thế nhưng, từ xưa đến nay, giữa những nhà tu hành lâu năm trong giới Phật giáo vẫn luôn tồn tại cuộc tranh luận Mật tông có phải là Phật giáo hay không?”, trước sau vẫn chưa hề kết thúc. Vì Mật tông luôn tồn tại cuộc tranh luận Mật tông có phải là Phật giáo hay không?”, nên để dập tắt cuộc tranh luận này, Mật tông Tây Tạng sau đó đã sáng lập ra câu chuyện tổ sư Mật giáo “thượng sư Liên Hoa Sinh do hoa sen Phật A Di Đà hóa sinh”, được lan truyền phụ họa khắp Phật giáo Tây Tạng, cuối cùng độc lập ra khỏi bên ngoài của Phật giáo chính thống Trung Quốc, trở thành “Phật giáo Mật tông, Phật giáo Tạng truyền” độc lập.

Các thày Mật tông truyền đồn về nguồn gốc của Liên Hoa Sinh, có sự vênh nhau về nội dung, không có quan điểm thống nhất. Ví dụ: “Đầu tiên, Phật Thích Ca phóng ra một đạo ông bạch quang từ thân mình, bay đến một vùng ở Ấn Độ gọi là Ô Kim. Ở đó có một bông hoa sen, trong khi cả luồng bạch quang phóng ra từ Thân mật của Phật Thích Ca thì hướng thẳng đến bông hoa sen đó. Vì Phật Thích Ca của chúng ta vô cùng thương xót chúng sinh hữu tình, mà thân thể của Ngài đã nhập Niết Bàn, vì thế, Ngài đã phóng thân quang của mình vào trong đóa hoa sen đó, mượn đó để thay thế cho bản thân. Điều này chứng tỏ thân thể của thượng sư Liên Hoa Sinh và thân thể của Phật Thích Ca không hai không khác. Thứ hai, nói theo vị trí của ngũ phương Phật thì Phật Di Đà ở phương Tây, đại diện cho tất thảy Phật ngữ và Hầu luân; Mà Ngài thì phóng ra một đạo quang minh đại diện cho Phật ngữ vào trong miệng của đại sĩ Liên Hoa Sinh. Thứ ba, Quán Âm Bồ Tát là hóa thân đại bi của tất thảy chư Phật, mà Ngài thì phóng ra một đạo quang minh đại diện cho đại bi vào trong tâm của thượng sư Liên Hoa Sinh. Ba thứ Thân Khẩu Ý này, trong Mật thừa là yếu kiện vô cùng quan trọng. Thân, bao gồm tất thảy mọi thứ thuộc về thân thể; Ngữ, tuy chỉ chỉ lời nói, nhưng cũng bao gồm ngôn ngữ và năng lực thuyết pháp từ Hầu luân; Ý, bao gồm tất cả những thứ thuộc về triết lý và tâm tưởng. Tất cả những thứ này, đại sư Liên Hoa Sinh đều đã có được từ thân của ba vị Phật Đà. Một thân của Ngài đã kiêm thân ba Phật, điều này đương nhiên là một đại nhân duyên. Không còn nghi ngờ gì nữa, có được nhân duyên này, thì Ngài đương nhiên có thể thành tựu Hồng thân bất tử rồi...”(32-440).

Nói như vậy, tâm thân và ánh sáng của chư Phật đều là những thứ có thể chia cắt, hợp nhất rồi, nó cũng phù hợp với ý chỉ trong các Mật kinh như “Đại Nhật kinh”, “Nhất thiết Như Lai chân thực nhiếp Đại thừa hiện chứng tam muội đại giáo vương kinh”...đồng thời cũng hoàn toàn trái ngược với ý chỉ mà Phật đã nói trong các kinh Tam thừa – Chân Tâm Như Lai Tạng của tất thảy hữu tình đều độc lập từng cái, duy Ngã độc tôn, không thể chia cắt hay hợp nhất. Thuyết pháp hoang đường được sáng tạo từ vọng tưởng tự ý như thế mà lại có thể thành lập được, hơn nữa lại còn được hậu nhân không có Huệ nhãn, Pháp nhãn biên nhập vào trong Đại Tạng Kinh, chính thức thừa nhận địa vị của nó trong Phật pháp, chính pháp bắt đầu bị phá hoại ngang nhiên – thẩm thấu vào trong Phật giáo, chuyển dịch pháp nghĩa Phật giáo từ ngay trong nội bộ. Hành vi như thế quả là độc địa nham hiểm, khiến cho giới Phật giáo không thể nào cảnh giác đề phòng, dần dần đã bị Mật giáo hóa.

Giống như trong cuốn “Liên Hoa Sinh đại sư ứng hóa sử lược”, Mật tông cũng tự sáng tạo ra nguồn gốc của Mật giáo, xướng ngôn nói về “Trình tự trụ thế từng kiếp của Phật pháp” như sau: “Từ thế giới này qua một trăm triệu Phật thổ, có một thế giới, Hiển giáo hưng thịnh, dân an vật đủ. Sau khi trải qua ngũ phương Phật ứng hóa, thì thế giới này trống vắng, không còn có Phật pháp nữa. Lại đợi khi trải qua kiếp Hoại, kiếp Không đến khi sinh ra kiếp Thành mới, có một quốc vương tên là Trụ Ngạnh, trải qua 9 đời thiên vương được chúng sinh ủng hộ, kính phục. Sau này những người xuất thế, Phật truyền Hiển giáo có một vị, Phật truyền Mật giáo có một vị, Sư tử vương một vị, Kim si điểu vương một vị, Khai phu hoa vương một vị. Trải qua những kiếp này xong, cho đến đời Thiết luân vương, hai giáo Hiển Mật cùng trụ ứng hóa. Cứ thế 5 triều, có vị vua tên là Đạt Lý Giang, con trai là Ta Ngã Kỷ, hậu phi có đến 129 vị, đều kính ngưỡng Tam Bảo, trì giới nghiêm cẩn, cực sợ địa ngục, hâm mộ thành Phật, phát tâm đại dũng mãnh, bi trí kiêm tu. Phật truyền pháp là Ma Miễn Giả, Khả Nhĩ Hoàn Kết, Nhiên Mẫu Thông, Hủ Ba, Điển Mông Già, Đoạn Xá Gia Nhĩ, Hát Gia Nhĩ. Giáo phái truyền pháp có 84000, giản ước còn 12, lại giản ước còn 3. Đó là Hóa Phật lập giáo. Báo thân Phật tuyên thuyết là pháp môn tức thân thành Phật: không sợ phá giới, không mong thành Phật, tự minh Bản Tâm. Nói chết lo tuyệt, bí mật cực sâu, pháp vốn như vậy. Khi đó, quốc vương tên là Tán Đóa Nhĩ, Phật truyền pháp tên là Tỳ Di Nạp, là Cổ Nhữ Trát Khuê Nạp. Nội, ngoại, mật, nghi quỹ, đều là 1025 bộ, giản ước còn 18 bộ, lại giản ước còn 7 bộ, giản ước nữa còn 3 bộ là Mã Nhĩ Ước Hát, A Lạc Ước Hát, A Đoài Ước Hát. Giáo phái ấy phổ khắp thiên hạ” (1-11 mặt AB).

Mật tông lại tiếp tục vọng ngôn thế này: “Phật Thích Ca xuất thế khi tuổi thọ con người là 80 tuổi, truyền Hiển giáo tam thừa và Mật giáo ngoại mật tứ bộ, ba pháp quán, niệm, thiền cực thâm mật, mật nữa thì không tuyên thuyết. Trong sự thâm bí có hàng ma và Song thân pháp, là thứ mà hàng Thanh Văn khi đó không thích hợp được nghe. Kỳ thực, Mật tông vô thượng đã từng được truyền rộng khắp thế gian trước thời Phật Thích Ca ứng hóa rồi. Trước khi đại sư Liên Hoa Sinh chưa xuất thế, trong cuốn ‘Ổn giác sát nhĩ long điển kinh (kinh do tổ sư Mật tông sáng tạo ra)’, Phật Thích Ca có nói rằng: ‘Sau khi Phật nhập Niết Bàn tám năm, ở đất tên là Đạt Nạp Quả Hát, trên bông hoa sen lớn giữa biển hóa sinh ra một vị Phật, tên gọi là Tỳ Mã Quýnh Dung Lợi, tất cả Mật thừa do vị ấy đảm trách’. Lại nữa, trong ‘Na Mật đoạn tông kinh (kinh do tổ sư Mật tông sáng tạo ra)’ cũng có nói: ‘Sau khi ta nhập Niết Bàn tám năm, ta sẽ lại ra ứng thế, tên gọi là Tỳ Mã Quýnh Dung Lợi, là đệ nhất thế gian không ai địch nổi, Mật thừa tối thượng sẽ được truyền bá’. Lại nữa, trong ‘Cam đỗ tra uy cử kinh (kinh do tổ sư Mật tông sáng tạo ra)’ nói rằng: ‘Phật nói giáo chủ cùng đến với ta tên là Hải Sinh Kim Cương, truyền các pháp ngoại nội Mật. Khi đó, có quốc vương tên là Chủ Lãng Kính’. Lại nữa, ‘Niết Bàn Kinh’ nói: ‘Ở giữa hai rừng Sát Na và Triển Mẫu Khước, khi Phật thị hiện viên tịch, Ma Ha Ca Diếp đang đi đến đất khác, duy chỉ có ba người Hát Đạt Nhã, Na Chuẩn Đạt, Cổn Cao ở bên. Phật mệt nhọc dặn dò rằng: ‘Thời khắc ta Niết Bàn đã đến, các ngươi chớ lo lắng, cũng đừng có khóc lớn. Dù có trụ thêm nhiều kiếp nữa thì thân này cũng phải biến diệt. Sau này sẽ có người siêu việt hơn ta sinh ra ở biển’’. Phật không nói vọng ngữ, tin theo thì có thể chứng. Những gì mà Thích Ca nói, nặng về Hiển giáo. Kim Cương Lạt Ma Liên Hoa Sinh của Mật giáo, sự ứng hóa thần biến của ngài chẳng thể nói hết” (1-14 mặt AB).

Lại còn vọng ngôn nói rằng: “Vương soái lĩnh vùng đất Nội Mã Nhữ, phía đông bắc có biển, tên là Thực Dân Đương Điên, trồng rất nhiều hoa sen. Trong đó có cành sen, nó to đến mức có thể ôm được. Khi đó là tháng 6 mùa hè năm Thìn, mặt trời về nghỉ đất quỷ, có một vương thần hái sen để ăn, thấy một bông hoa sen lớn đã nở, chia làm tám buồng, bên trong sinh ra một đứa trẻ, tướng đẹp quang minh, ngồi kiết già ngay ngắn. Ông ta trong lòng cực kỳ kinh ngạc, muốn quay về bẩm báo với vua, nhưng lại lo nghĩ không lấy được về thì lại bị trách tội. Cứ thế trù trì mãi, bèn chạy về cửa thành, van xin người gác cổng cầu kiến. Vua muốn phát chẩn, nhưng ngân khố cạn kiệt, người đến đòi ăn tụ họp lại, vua đắn đo không đủ cứu tế, mới cho gọi các đại thần lại bàn tính kế sinh nhai giúp dân, nên không chịu cho vương thần gặp mặt, xong việc thì về phòng ngủ. Vậy thì đại sư Liên Hoa Sinh vì nhân duyên gì mà lại hóa sinh ở nước này thế? Ngài thị hiện tướng đại sư như Phật A Di Đà độ sinh ba việc: Thứ nhất, ân như sóng vỗ lạc thiện vô tử, chỉ để cho chúng sinh biết về Nhân Quả, sinh lòng chính tín. Thứ hai, hóa hiện Kim Cương lục đạo cho chúng sinh hữu tình lục thú, ai nấy đều được Thân giải thoát. Thứ ba, vì Ấn Độ quỷ nhiều người ít, Tây Tạng lại nhiều thần đạo ác quỷ, đều đợi Mật giáo phương tiện độ hóa, đồng thời vì muốn Tạng vương Xích Tùng Đắc Chân trưởng thành...Từ nay hoa sen lớn, ngày mở đêm khép, đại sư từ đó xuất hiện. Quốc tộ của vua cũng chuyển thành hưng thịnh. Vương thần đến trình tấu chưa đạt, vua hỏi thày chiêm tinh thuật cầu con...Khi nói lời đó xong, vua vô cùng cảm thương, vương thần cũng khóc lóc thảm thiết, vì thế mà đặt tên là Tha Kết Đóa Khiết – nghĩa là biển sinh Kim Cương” (1- mặt 16A~17B).

Nói như vậy chỉ là thần thoại bám theo truyền thuyết mà thôi. Vì sao vậy? Vì sử liệu có ghi chép: Ông Liên Hoa Sinh do hầu tước của nước Ô Trượng Na ‘Nhân Đà La Bồ Đế’ lấy vợ sinh ra, là thai thịt thành thân người, không phải do hoa sen hóa sinh, cũng không phải là vương tử. Sau khi lớn lên thì lấy em gái của Tịch Hộ làm vợ, từng cùng Tịch Hộ đến Tây Tạng ‘hoằng pháp’. Em gái của Nhân Đà La Bồ Đế là La Kha Tu Minh Già La viết cuốn sách “Bất nhị thành tựu pháp”, người đến theo học rất đông, có danh tiếng lớn. Đó đều là những sự thực lịch sử, thế mà nay Mật tông lại đem câu chuyện thần thoại hoa sen hóa sinh của Liên Hoa Sinh ra để sáng tạo ra giáo chủ Mật giáo, nhằm xây dựng địa vị “hợp pháp” của Mật tông trong Phật giáo, cố ý xuyên tạc sự thật để bày ra thuyết này, nâng cao thân phận của Liên Hoa Sinh, quả thật không phải là một hành vi thành thực.

Lại nữa, thân mà do hoa sen hóa sinh ra, chỉ có thể sinh tồn ở Sắc giới, còn không thể nào sinh tồn ở sáu tầng trời Dục giới, huống hồ là có thể sinh tồn ở nhân gian? Vì người được hóa sinh đó, thân thể nhất định phải được hình thành từ những vật chất cực vi tế, đều là những thân trung tính không có tướng nam nữ gì cả. Nay xem ghi chép trong sử liệu: thượng sư Liên Hoa Sinh chỉ là thân máu thịt, còn có đủ đặc trưng nam tính mới có thể lấy vợ sinh con, lại còn nhiều lần thực tu pháp dâm lạc song thân với con gái nhân gian (thậm chí là cả với con khỉ đang nuôi con nhỏ) (chi tiết xem trong cuốn “Liên Hoa Sinh đại sư ứng hóa sử lược”). Những điều đó quả thật có thể chứng minh ông ta chỉ là người có thân thai thịt ở nhân gian, không phải là do hoa sen hóa sinh ra. Vì thế, cái tên Liên Hoa Sinh không hề đúng với sự thật, chỉ là do người đời sau vì muốn xây dựng địa vị cao quý của Mật tông, muốn người đời hiểu rằng Mật tông thắng diệu hơn Hiển giáo cho nên đã cố ý tạo ra truyền thuyết này để lưu truyền khắp nơi, dựa vào đó để “vượt qua” Hiển giáo.

Lại nữa, cái gọi là “thành Phật” của Liên Hoa Sinh chỉ là Tâm giác tri lúc Lạc Không song vận, tức là coi Tâm ý thức khi đang nhất niệm bất sinh là Thức thứ tám Chân Như ở Phật địa, coi cái sự “tu chứng” như thế gọi là tức thân thành Phật. Rõ ràng là họ còn chưa đoạn trừ được Ngã kiến, còn chưa chứng được Sơ quả của đạo Giải Thoát Thanh Văn, cũng chưa chứng được trí tuệ Bát Nhã trong Kiến đạo của đạo Phật Bồ Đề Đại thừa – còn chưa biết gì về Tổng tướng trí Bát Nhã của Bồ Tát thất trụ vị trong Tam hiền vị. Như vậy, Chân Như ở Phật địa mà Liên Hoa Sinh chứng được chỉ là Tâm giác tri lúc đang thực hiện Lạc Không song vận, chỉ là Tâm giác tri nhất niệm bất sinh khi tĩnh tọa, nghĩa là cùng rơi vào một chỗ với thường kiến ngoại đạo, vẫn chỉ là phàm phu đúng nghĩa, sao có thể gọi ông ta là Phật được? Thế mà còn nói cao siêu hơn cả Phật của Hiển giáo? Lại còn dám nói Phật của Hiển giáo “không biết, không tu” Song thân pháp, cho nên chỉ là Hóa thân Phật; Còn nói Liên Hoa Sinh của Mật giáo có thể tu, có thể chứng được cảnh giới Lạc Không song vận mà Phật Hiển giáo không thể tu chứng, cho nên ông ta là “Báo thân Phật”, vì thế mà thắng diệu hơn cả Phật bên Hiển giáo. Lại nữa, Mật tông tự nói: thượng sư Liên Hoa Sinh là do Phật Thích Ca hóa sinh. Điều này được ghi chép trong cuốn “Liên Hoa Sinh đại sư ứng hóa sử lược”, vậy thì chứng lượng Phật pháp của Liên Hoa Sinh sao có thể cao siêu hơn cả Bản tôn Thích Ca Phật được? Thế mà Mật tông lại ức Hiển sùng Mật, suy tôn Liên Hoa Sinh siêu việt hơn cả Phật Thích Ca, hạ thấp Phật Thích Ca của Hiển giáo. Lý lẽ của bọn họ tà trái hoang đường, đầy rẫy sự mâu thuẫn như vậy, thì thuyết này sao có thể tin theo được? Tất cả mọi lời lẽ của Mật tông đều trái giáo bội lý, hoang đường vô tỷ.

Mật tông đem tà kiến của Liên Hoa Sinh chưa Kiến đạo ra để nhào nặn ông ta thành giáo chủ Mật giáo, đặt lên trên Phật Thích Ca của Hiển giáo. Những gì họ nói đều là sự ức tưởng của kẻ phàm phu. Sau khi thành lập ra giáo chủ Mật giáo thì lại trái ngược với chân ý của Tứ trí mà Phật nói, lấy cái hiểu biết ức tưởng của mình để giải thích về cảnh giới Tứ trí ở Phật địa, sau đó vọng thuyết Liên Hoa Sinh đã chứng được Tứ trí ở Phật địa. Sau khi xây dựng hình tượng đó, họ lại phát minh thêm ra trí tuệ thứ năm – Pháp giới Thể tính trí, vọng nói Phật của Mật tông là “Báo thân Phật”, chứng thêm được cái trí tuệ thứ năm này, dùng đó để hạ thấp Phật Thích Ca, nói Thích Ca chỉ là Hóa thân Phật, chưa chứng được trí tuệ thứ năm, từ đó mà xuyên lạc chân lý, nói lộn ngược rằng: Mật tông siêu thắng hơn Hiển tông.

Thế nhưng, suy xét về Pháp giới Thể tính trí mà “Báo thân Phật” Liên Hoa Sinh của Mật tông chứng được, kỳ thực chỉ là ức tưởng của kẻ phàm phu, hoàn toàn không có ý nghĩa thực chất. Vì sao vậy? Vì cái Thể tính của Pháp giới kia chính là gốc rễ Pháp giới của tất thảy mọi chúng sinh hữu tình phàm phu – là Thể tính của Thức thứ tám Như Lai Tạng. Thế mà nay Mật tông đứng bên ngoài Thức thứ tám Như Lai Tạng, lập riêng ra một cái “Pháp giới Thể tính trí” hư vọng tưởng tượng, hoàn toàn không biết gì về thể tính của tất thảy Pháp giới, nhưng lại đem cái nền tảng cần phải cầu chứng trước khi muốn chứng Tứ trí ở Phật địa – Pháp giới Thể tính trí Vô phân biệt trí căn bản, ngang ngược suy tôn thành trí tuệ thứ năm cần phải cầu chứng sau khi đã thành Phật, nói năng điên đảo, chứng tỏ Mật tông hoàn toàn không hiểu gì về Phật pháp vậy.

Về sự đọa lạc của Liên Hoa Sinh, nay đã được xác thực chứng minh rõ trong cuốn “Tông môn chính đạo – công án niêm đề tập 5” của tôi, độc giả muốn biết thêm chi tiết, xin hãy xem ví dụ chứng minh ở mẩu công án thứ 389, 390 của cuốn sách này. Nếu là người có Huệ nhãn, có thể kiểm nghiệm thêm trong cuốn sách “Liên Hoa Sinh đại sư ứng hóa sử lược”do Phật sống Nặc Na dịch, công ty xuất bản Tân Văn Phong ấn hành, sai lầm đầy rẫy, đâu đâu cũng thấy.

Còn Báo thân Phật mà Mật tông nói đến hoàn toàn trái ngược với những gì Phật nói. Báo thân Phật mà Phật tuyên thuyết chỉ trú ở thiên cung của Sắc Cứu Cánh Thiên trên đỉnh Sắc giới, thuần chỉ giảng về Nhất thiết Chủng trí, không giảng về Tổng tướng trí và Biệt tướng trí trong kinh Bát Nhã. Còn Báo thân Phật mà Mật tông nói chỉ là coi song thân “Phật” ôm người nữ, mãi mãi không lìa người nữ, mãi mãi trụ trong cảnh giới Đệ tứ hỷ dâm lạc không ngừng hưởng thụ lạc khoái dâm dục là Báo thân Phật – tức là lấy việc thường thụ dâm lạc bất tận không ngừng làm quả báo, cho nên gọi là “Báo thân Phật”.

Hiểu sai về ý nghĩa của “Báo thân” như thế mà nói cái quả báo hưởng thụ dâm lạc mãi mãi liên tu bất tận là quả báo dành cho Báo thân Phật, căn bản chỉ là pháp vọng tưởng của bọn Dạ xoa giới quỷ thần, chỉ là cảnh giới của phàm phu nơi Dục giới. Còn chưa biết gì đến cảnh giới phàm phu muốn ly dục đắc Sơ thiền của ngoại đạo, thế mà lại dám tôn cao thành Báo thân Phật mà các La Hán không thể biết, vọng xưng trí tuệ của “Báo thân Phật” Mật tông đầy vọng tưởng tà dâm đó cao hơn Báo thân Phật của Hiển giáo, điên đảo đến mức độ như vậy đó!

Nảy ra vọng tưởng như thế xong, đã không biết mình mắc sai lầm, lại còn cuồng ngôn nói: “Nếu người nào không tu Song thân pháp để thường trụ mãi trong giác thụ Đệ tứ hỷ của dâm lạc thì không phải là Báo thân Phật thực sự. Phật Thích Ca của Hiển giáo không tu Song thân pháp này, cho nên chưa thể thường trụ trong cảnh giới như thế, vì vậy không phải là Báo thân Phật. Do đó, Phật Thích Ca của Hiển giáo không bằng Báo thân Phật đại sĩ Liên Hoa Sinh của Mật tông”. Lối nói ức Hiển sùng Mật đó trong các sách truyện về thượng sư Mật tông thời nay, đâu đâu cũng có thể thấy. Vọng tưởng về Phật pháp Tam thừa xong, họ lại xây dựng nên giáo pháp Mật tông hư vọng tưởng, coi pháp vọng tưởng của Mật tông do giả quán tưởng ra ngộ nhận là thật, rồi lại tôn cao hơn cả Phật giáo Tam thừa, nhằm sùng Mật ức Hiển, thông qua đó để quảng chiêu các tín đồ sơ cơ. Đó chính là một trong rất nhiều thủ đoạn truyền bá tà pháp của Mật tông. Lâu dần tất sẽ không tránh khỏi việc bị những người có trí tuệ bác bỏ, không đáng để tin theo.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0