Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 9: Vọng thuyết thiên thức và trì chú có thể diệt trừ tất cả tội lỗi để rộng mời người học

Mật tông vọng ngôn nói người tu học pháp Thiên thức có thể diệt trừ tất cả các tội lỗi đã tạo, thuyết này giống với thuyết của Nhất thần giáo (Nhất thần giáo cho rằng: Chỉ cần tin tưởng vào Thượng đế là có thể được xá miễn mọi tội lỗi và được sinh lên thiên đường), có lẽ là áp dụng thuyết của Nhất thần giáo vào, nhưng lại chuyển hóa bằng pháp môn tu hành do Mật tông tự nghĩ ra. Tư tưởng như thế từ xưa đã có rồi, xoay vần đến nay tương truyền bất đoạn. Ví dụ, thượng sư cận đại của Mật tông nói thế này: “Cho nên trước đó cho dù có tội lỗi lớn thế nào đi chăng nữa, nếu hiện tại có thể tu pháp này cho tốt, đồng thời có thể phao-oát (Phao-oát tức là pháp Thiên thức), thì tương lai quyết không bị đọa vào tam ác đồ. Vì anh ta có thể phao-oát lúc chết để đi rồi. Pháp phao-oát này tựa như máy bay ấy, tất cả mọi tội tựa như món nợ. Khi người ta chết thì như chủ nợ đến cửa đòi, người tu phao-oát mà đi, tựa như lên máy bay chạy trốn, thì chủ nợ làm gì được anh ta? Cho nên, bất luận thực hiện tội lỗi gì, mà tu pháp này, đều có thể bồi thường, khi chết phao-oát một phát là đi rồi” (62-317)

Nói rằng “Khi người ta chết thì như chủ nợ đến cửa đòi, người tu phao-oát mà đi, tựa như lên máy bay chạy trốn, thì chủ nợ làm gì được anh ta? ...khi chết phao-oát một phát là đi rồi”, như thế không phải là bồi thường mà là chây nợ, sao có thể nói rằng pháp Thiên thức có thể bồi thường, tiêu nghiệp được? Đừng nói pháp Thiên thức chỉ là hư vọng tưởng, chỉ nói riêng về cái tư tưởng muốn chây ỳ dây nợ là đã biết tâm lượng của Mật tông là như thế nào rồi, là hiểu rõ cái tư tưởng vẹo vọ của Mật tông rồi. Với tư tưởng méo mó tà trái hoang đường như thế mà có thể gọi là pháp môn tu hành chính tông của Mật tông, đưa vào trong khẩu quyết kinh điển Mật tục của Mật tông, có thể thấy Mật tông liệu có phải là pháp tu dành cho người tối thượng thượng căn hay không. Thế nhưng, Mật tông nói như vậy mà vẫn có thể thu hút được những người thiển học vô tri gia nhập vào tông phái họ, rộng mời người đến học.

Mật tông lại vọng ngữ nói thần chú của họ có thể trừ hết tất cả tội, dựa vào đó để khiến người học yên tâm tu học Mật pháp, dùng đó để chiêu gọi đệ tử, khuếch trương số lượng tín đồ và thế lực của Mật tông. Các thày của Mật tông xưa nay đều vọng ngôn nói tu học pháp chú của họ có thể gỡ tội, thoát tội, vì thế mà có rất nhiều người sau khi phỉ báng Tam Bảo đã chuyển sang Mật tông tu học, mong cầu có thể diệt trừ tội lỗi và nhanh chóng chứng quả. Vọng truyền tà pháp, phỉ báng Tam Bảo, sửa đổi chính pháp Phật giáo thành pháp tà dâm của ngoại đạo như thế, tất thảy đều là trọng tội phá pháp, vậy mà loạn ngôn nói có thể tiêu trừ tất cả tội nghiệp bằng Mật chú, những nội dung như thế đầy rẫy trong các Mật kinh và Mật tục, cũng không hề thiếu trong các khai thị của thượng sư Mật tông. Độc giả nếu đã từng học Mật pháp lâu rồi, thì tất đều biết rõ, không cần phải lãng phí chương tiết, liệt kê từng cái ra nữa.

Thế nhưng, những trọng tội như phỉ báng Tam Bảo, có người kiêm tính tội, có người chỉ là giới tội. Những tội lỗi đó, nếu là người kiêm tính tội, thì giới tội có thể diệt trừ được sau khi sám hối như pháp và gặp tướng tốt lành; còn tính tội thì phải đích thân chịu quả báo ở đời sau xong thì mới có thể diệt trừ được, chứ không phải là diệt trừ bằng việc trì Mật chú. Vì sao vậy? Thứ nhất là vì cái lý của Pháp giới vốn dĩ là vậy. Thứ hai là vì pháp trừ tội bằng Mật chú của Mật tông chỉ là lời nói trong Mật kinh do quỷ thần giả mạo danh nghĩa của Phật Bồ Tát truyền cho (ví dụ như các cuốn “Đại Nhật kinh”, “Nhất thiết Như Lai chân thực nhiếp Đại thừa hiện chứng tam muội đại giáo vương kinh”, “Kim Cương Đỉnh kinh”..., đều là những kinh điển do quỷ thần giả danh Phật Bồ Tát truyền ra, những nội dung trong đó đều trái ngược với các thánh giáo lượng của Phật, đồng thời cũng trái ngược với lý chân thực). Pháp do quỷ thần hoằng truyền như thế, làm sao có cái lý trì tụng là có thể diệt trừ trọng tội phá hoại Phật giáo được? Những quỷ thần đó đã tạo nên nghiệp vọng truyền Mật pháp, còn phải tự mình chịu quả báo trầm luân nơi địa ngục, sao có thể cứu được người diệt trừ được tội đây? Thế nhưng, Mật tông nếu muốn hoằng truyền và thu hút đông đảo tín đồ thì bắt buộc phải nói như vậy thì mới có thể dẫn dụ được những chúng sinh vô tri ngu muội đi vào đạo pháp của họ, nhờ đó để mở rộng thế lực của Mật tông. Cho nên, thuyết pháp Thiên thức và trì chú có thể diệt trừ tất cả tội lỗi chỉ là một thủ đoạn hoằng truyền của Mật tông mà thôi, hoàn toàn không có thực chất diệt trừ tội thật sự. Những người có trí tuệ chỉ cần nghĩ qua là biết liền.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0