Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 31: Vọng tưởng về Trung hữu của Mật tông

Tông Khách Ba còn sưu tập các thuyết “Trung hữu nhập thai” của các phái Mật tông, rồi dựa vào vọng tưởng của riêng mình nói đã chứng biết được cái lý nhập thai, rồi đưa ra vọng tưởng nhập thai rằng: “Trung hữu nhập thai có các loại khác nhau, cho nên các kinh luận cũng nói về các pháp tu khác nhau. Lại nữa, khi ‘Trung hữu nhập thai’, cha mẹ đều ngất đi vì sung sướng (cha mẹ vì đạt đến đại lạc cực khoái tình dục nhất nên tạm thời ngừng thở, không còn biết gì về các pháp trần bên ngoài cơ thể nữa), để thuận theo tướng đó, cho nên sau khi chủng tử Trung hữu nhập thai mẹ, cha mẹ đều biểu hiện dung hóa. Sau khi hóa thì khuyến thỉnh bằng lời ca, nếu dựa vào quả đức mà giải thích, thì phát động lợi tha từ Tứ vô lượng tâm, hiển khởi sắc thân ở chỗ những người có các thiện căn…Tiếp đến, phụ mẫu Kim Cương Trì do ngũ tướng thành nhân nhập định, ‘hành tướng Trung hữu’ vì nhìn thấy thế nên liền nhập thai mẹ. Việc này cũng như Tường Mễ Kim Cương nói: ‘Do thấy Kim Cương tát đỏa nhập đại lạc định, tế độ tất thảy chúng sinh, cho nên chạy theo đến chỗ đó, vì đắc cảnh giới thượng diệu cho nên khởi tâm dục lạc. Cần sinh khởi thắng giải như thế này: Hữu tình tuy có hai chướng là Phiền não chướng và Sở tri chướng, nhưng một khi đã nhập vào trong ‘Pháp sinh ấn’ này thì được thành Phật, ta vì muốn đạt được Phổ Hiền tôn nên cũng nên nhập vào đây. Niệm này trụ bám chắc ở ‘năm chữ biểu thị Trung hữu’, cũng giống như đèn tắt, nhập vào trong liên hoa bí mật trí tuệ (nhập vào trong hạ thể của mẹ)’. Thuyết này nói thấy lợi gì, nhập thai như thế nào” (21-515~518).

Những lời lẽ của Mật tông về việc Trung hữu nhập thai chỉ là vọng tưởng. Vì “Ý thức của Trung hữu” đời này sau khi nhập thai rồi thì sẽ bị đoạn diệt cùng với sự đoạn diệt của “thân Trung hữu”, mãi mãi không thể tái hiện nữa, thậm chí dù là “tái hiện trong một sát na” cũng không thể được. Bởi một khi đã nhập thai, chấp bám coi Yết la lam (trứng thụ tinh) là “Ngã” mà an trú trong Yết la lam thì (Ý thức khi đó) sẽ mãi mãi đoạn diệt, không thể tái hiện khởi nữa, vì Phật đã rất nhiều lần nói rằng Ý thức không thể đi được đến đời sau, mà ở tri thức thực tế chúng ta cũng thấy rằng Ý thức không phải là từ đời trước lưu chuyển đến đời này được. Cho nên những chuyện mà Tông Khách Ba nói về thuyết của Mật tông rằng “Ý thức sau khi nhập thai vẫn còn có thể quán tưởng cha mẹ đều hiện dung hóa, sau khi hóa thì khuyến thỉnh bằng lời ca” chỉ là vọng tưởng, vì tại thời điểm đó đã không còn Ý thức Tâm giác tri nữa rồi, trong khi Ý thức của đời sau thì phải dựa vào Ngũ sắc căn đời sau, khi mà thai nhi đã đầy 6 tháng để làm Câu hữu y thì mới có thể hiện khởi được, tức là Ý thức đời sau và Ý thức đời này không phải cùng là một Tâm.

Lại nữa, các đại phái của Mật tông Tây Tạng nếu đã chủ trương rằng “Minh điểm do quán tưởng mà thành là sở y của tất thảy pháp như Tam thân Tứ trí… của chư Phật và các chúng sinh” thì cái mà trụ thai sau khi nhập thai lẽ ra phải là Minh điểm, chứ không phải là Ý thức. Nay họ lại nói Ý thức nhập thai và trụ thai, rồi nó làm quán tưởng, rồi trì thai thân, như thế là tự mình mâu thuẫn với chính mình. Lại nữa, bất luận Minh điểm nhập thai mà Mật tông nói ở đây là loại Minh điểm nào, thì cũng đều có sai lầm lớn: Thứ nhất, nếu là Minh điểm nâng chiết lên từ tinh dịch để nhập thai thì Minh điểm loại này chỉ là pháp vật chất, mà nếu là pháp vật chất thì khi Minh điểm của con cái nhập thai, tất cả các bậc cha mẹ đều có thể nhìn thấy sự nhập thai của Minh điểm, nhưng trên thực tế thì không hề có chuyện như vậy. Thứ hai, nếu là Minh điểm do quán tưởng sinh ra lại nhập thai và trụ thai, thì nghĩa là Ý thức đời này có thể đi sang đến đời sau, cũng có nghĩa là Ý thức đời quá khứ có thể di chuyển đến đời này. Vì sao vậy? Vì Minh điểm là pháp phải nhờ vào sự quán tưởng của Ý thức trước thì mới được sinh ra sau, tức là Minh điểm phải dựa vào Ý thức mới được tồn tại. Nếu như Minh điểm (loại này) có thể nhập thai trì thân, đồng thời trì giữ tất thảy pháp chủng, thì sở y khiến Minh điểm được sinh ra – Ý thức – phải là pháp mãi mãi không sinh diệt. Nếu Ý thức mà là pháp mãi mãi không sinh diệt thì là pháp có thể đi đến đời sau, thì Ý thức của đời này là do Ý thức đời trước chuyển sinh mà đến, thì Ý thức đời này phải có khả năng hiểu biết được tất thảy mọi chuyện ở đời quá khứ mới phải, tức là tất thảy mọi trẻ sơ sinh vừa mới chào đời liền biết ngay chuyện quá khứ, có thể nói năng, có đầy đủ kiến thức thông thường về các chuyện của thế gian mới đúng. Thế nhưng, quan sát thực tế sự thật thì không phải như vậy, cho nên mới nói thuyết mà Tông Khách Ba dẫn lời của các thày Mật tông “cho rằng Minh điểm có thể nhập thai, trì thân và đi đến đời sau” chỉ là hư vọng tưởng. Thuyết pháp của Mật tông như thế rõ ràng không phải là Phật pháp, vì chỗ nào cũng trái ngược với ý chỉ mà Phật đã khai thị trong các kinh.

Câu “một khi đã nhập vào trong ‘Pháp sinh ấn’ này thì được thành Phật” của Tông Khách Ba vừa trái ngược với sự thực, vừa trái ngược với lời Phật nói, cần hiểu rằng đó chỉ là vọng tưởng, hiểu rằng thuyết tức thân thành Phật không có thực chất, chỉ là lâu đài trong không trung bỗng dưng mà có. Như vậy, trạng thái Trung hữu mà Mật tông nói (như nội dung trong “Tây Tạng độ vong kinh”) đều không ăn khớp với Nhất thiết Chủng trí nói trong các kinh Tam chuyển pháp luân, chỉ thuần là hư vọng tưởng của cá nhân Liên Hoa Sinh mà thôi (hoặc là sáng tác hư vọng tưởng tập thể trường kỳ của các thày Tạng Mật rồi giả danh Liên Hoa Sinh để lưu truyền). Như thế mà nói “Mật tông hiểu rõ nhất về đạo lý độ vong”, rồi lại nói “Mật tông hiểu nhất về pháp môn siêu độ người chết”, thật đúng là thằng ngốc nói mê. Xét theo góc độ của người đã chứng Đạo chủng trí thì Mật tông chỗ nào cũng có sai lầm, không thể cùng thảo luận. Lý luận tu hành của Mật tông đều dựa vào vọng tưởng tự ý để mà nói, mà tu, mà chứng thì có thể thấy rõ rằng pháp của Mật tông chỉ là pháp vọng tưởng, không phải là Phật pháp, vì chỗ nào cũng trái giáo bội lý.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0