Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 20: Mật tông nhận lầm Minh quang là Pháp thân Phật

Việc Mật tông nói chứng được Pháp thân chính là lấy Minh quang làm Pháp thân ở Phật địa của chính mình: “Người mà khi có các triệu chứng chết đã xuất hiện, thì biết rằng cách cái chết không còn xa nữa, vì thế mà tận lực tu pháp, quảng hành bố thí, phổ kết thiện duyên, làm nhiều việc tốt; sám hối các việc sai trái trước đây, gắng sức thực hiện những việc đúng lúc bây giờ. Khi tu pháp, quán tưởng các cảnh giới lúc chết, tức là ‘ba lần hòa nhập, tứ không tương ứng, quang minh hiển hiện’, hồn lìa thể xác, thân ngồi bình định, tâm quán tưởng tất thảy không. Từ trên không trung biến thành Bản tôn…là đúng rồi. Tất cả những việc đó cần phải luyện tập nhiều lần, nếu không sẽ không thể thành tựu. Lúc bình thường phải chăm chỉ tu hành, khi chết thì mới thành tựu. Lúc bình thường phải nhất tâm tu trì Không An không hai không khác và nhị quang tử mẫu hòa nhập. Đợi khi đạt được cái lý tất thảy pháp không, thì Minh quang mới đến, thế là bắt đầu hành rồi. Xưa tổ sư Mật Lặc có nói: ‘Minh quang xuất hiện lúc chết chính là Pháp thân của Phật ta’” (62-291).

Lại nói rằng: “Minh quang xuất hiện lúc chết chính là do Tâm thức của bản thân hành giả biến thành, tên nó là Mẫu quang. Ngoài ra còn có một thứ quang (ánh sáng) khác gọi là Tử quang, nhờ tu mà sau mới có. Tử quang này sáng láng vô cùng, không thể nhìn gần được, chỉ cần nhìn một cái là khiến cho người ta sợ hãi. Nhưng hành giả đừng có sợ hãi, phải biết rằng đó chính là Phật quang đấy” (293-5).

Mật tông coi Minh quang chứng được lúc chết làm Pháp thân của mình, nói thế là thành tựu Phật đạo cứu cánh: “Nay tu quang lúc chết, cần phải quan sát cho rõ ràng thì mới chứng biết được nó. Ngày thường thời thời khắc khắc cần tu, quán tưởng mình chết đi, tứ đại lần lượt hòa nhập, khi Không đến thì thấy bạch quang, khi Diệu Không đến thì thấy hắc quang, khi tất thảy Không thì khí thượng thăng, mệnh liền xuất ra ngoài, thế là Minh quang hiển hiện, giành được Pháp thân vân vân” (62-294).

Thế nhưng, Minh quang đó kỳ thực chỉ là vọng tưởng của các thượng sư Mật tông, khi chết chẳng hề có cái gọi là Minh quang thăng khởi, mà thực ra ai nấy đều vẫn có Minh quang chiếu rọi vốn có của mình vẫn như lúc sống, dựa vào trí tuệ thế gian, xuất thế gian và phiền não nặng nhẹ khác nhau mà có các Minh quang khác nhau, chứ không phải như Mật tông nói: Chỉ người tu học Mật pháp mới có Minh quang. Lại nữa, Minh quang này tuyệt đối không phải là Pháp thân của chư Phật Bồ Tát và các chúng sinh. Trong các kinh, chỗ nào Phật cũng nói Pháp thân chính là Thức thứ tám, nó không hình không sắc cũng không có ánh sáng. Chỉ khi Ngũ âm xuất hiện ở Tam giới mới có Minh quang hiện hành, mà Minh quang này tuyệt đối không phải là tâm Thức thứ tám, chỉ là thứ do tâm Thức thứ tám phối hợp với các duyên của tâm bảy thức của sắc thân hiện ra mà thôi.

Nay Mật tông coi Minh quang do vọng tâm phóng ra lúc chết là Pháp thân, sau khi xả thọ cầu chứng Minh quang, nói như thế là đã tức thân thành Phật, Trung âm thành Phật. Với thứ vọng tưởng như thế mà kiêu căng nói rằng hơn hẳn Hiển tông, mong cầu có được sự cung kính, cúng dường của những người trong Hiển tông, nay cũng đã thành công đạt được mục đích, khiến cho các đại sư Hiển tông của Phật giáo Đài Loan cung kính bọn họ, còn thực hiện cả đại cúng dường nữa. Thế nhưng, các thượng sư Pháp vương của Mật tông đó, kỳ thực ai ai cũng đều rơi vào trong vọng tưởng tự ý mình, như thế mà nói là có tu, có chứng, nói đó là tu chứng Quả địa, đều là những kẻ mắc tội đại vọng ngữ cả. Thế mà tại sao rất nhiều đại sư của Hiển giáo lại rơi vào biểu tướng (vẻ bề ngoài) để mà tranh nhau bám duyên với bọn họ, hộ trì họ? Thật đúng là những kẻ vô trí tuệ.

Những người chăm tu quán tưởng Minh quang như thế, mục đích tinh tấn cả đời chỉ là mong cầu sau khi chết hợp nhất Minh quang của mình với “Pháp thân (Minh quang)” Phật để thành tựu Phật đạo: “Cho nên người khi còn sống không thể không tu, phải khiến cho tất cả mọi thức đều nhập Trung mạch, ba lần hòa nhập, tứ không tương ứng, đó là pháp thù thắng vô thượng, cần nhất tâm tu tập mãi mãi. Tức là cả trong giấc mơ cũng không nên quên, vẫn phải tu trì: ‘Tất thảy pháp không, tự mình phóng quang dung hợp với Phật quang’. Thường xuyên tu luyện như thế, lâu dần thành thói quen. Khi thói quen đã hình thành, khi chết nhất định sẽ thành Phật thôi. Khi vào giai đoạn Trung âm thân sau này cũng biết rõ cái bất lợi của Trung âm thân chính mình, từ chối không tiếp nạp, nhất tâm tu trì Không quang, để đợi Phật quang đến hòa hợp nha” (62-294).

Đó chính là một thứ đại vọng tưởng “thành Phật” lúc chết của người tu hành Minh Không Đại thủ ấn của Mật tông. Thế nhưng, thứ quán tưởng này trái ngược với chân lý, trái ngược với giáo nghĩa kinh điển, căn bản chỉ là vọng tưởng của ngoại đạo, hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng trong Phật pháp, không thể gọi đó là Phật pháp được. Nay Mật tông lại đem thứ vọng tưởng hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng trong Phật pháp này ra để dẫn dắt sai lầm người học đi vào tội đại vọng ngữ, thật đúng là những hành vi không thể chấp nhận nổi. Những người có trí tuệ hãy soi xét lấy việc này!

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0