Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 12: Mật tông phát minh riêng ra Thực tướng Bồ Đề tâm

Các thày Mật tông từ xưa đến nay đều luôn hiểu sai về “Thực tướng Bồ Đề tâm”, cho nên mới có sự tu chứng Mật pháp với bản chất là ngoại đạo pháp. Họ còn dựa vào vọng tưởng về khí công chuyết hỏa của ngoại đạo để tự phát minh ra từ “Thực tướng khí”, lắp cái tên Thực tướng vào pháp luyện khí của ngoại đạo, dẫn nhập vào trong Phật giáo, nói đó là danh tướng tu chứng của Phật pháp: “Quán đỉnh thứ ba thù thắng là: tại thân của thượng sư Kim Cương (dựa vào thân thể của thượng sư Kim Cương để tu Song thân pháp), hiểu được cái lý tam tòa viên mãn (tam tòa là chỉ Mật quán, Huệ quá, Đệ tứ quán), tu quán cho đầy đủ. Đối với đệ tử, cũng hiểu rõ tam tòa thân, ngữ và Bồ Đề tâm viên mãn, lại còn phải dựa vào ba đàn thành của Cụ liên nữ (hơn nữa còn phải dựa vào trong ba tòa đàn thành của Cụ liên nữ), để anh ta hiểu được tam tòa viên mãn (để đệ tử hiểu rõ được đạo lý tam tòa viên mãn – đạo lý viên mãn của Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận). Nhưng đối với Mật quán: chủ yếu là khai hiểu cái lý của tam tòa viên mãn ở trên văn tự Thực tướng của Mật chú (cái đạo lý về Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận hợp tu song thân nói trong Mật chú chính là ngôn từ Thực tướng của Mật tông). Về Huệ quán: chủ yếu là khai hiểu cái lý của tam tòa viên mãn ở trên Thực tướng Bồ Đề tâm của Bản tôn (khi tiến vào cảnh giới Đệ tứ hỷ, Tâm giác tri trong Lạc Không song vận chính là Thực tướng Bồ Đề tâm). Về Đệ tứ quán (quán đỉnh thứ tư): chủ yếu là khai hiểu cái lý của tam tòa viên mãn trên Thực tướng khí của trí tuệ (thượng hành khí, hạ hành khí…trong Lạc Không song vận đã có thể đạt đến trình độ tùy ý mà không dẫn đến xuất tinh lậu thất tinh dịch, cho nên đều là Thực tướng khí)” (61-189).

Thế nhưng Thực tướng Bồ Đề tâm mà Mật tông nói ở đây kỳ thực chỉ là Ý thức, chỉ là do đạt đến cực khoái tình dục dâm lạc khiến cho nó tạm thời không sinh khởi vọng niệm, vẫn có “sự phân biệt được thực hiện tách rời khỏi ngôn ngữ văn tự” trong ly niệm linh tri. Cái tâm như thế tuyệt đối không thể nói là “Thực tướng Bồ Đề tâm” được, vì tất thảy hữu tình đều có thể trụ trong cực khoái tình dục mà không phân biệt ngoại trần như vậy. Ví dụ, khi hành giả Mật tông đang tu Song thân pháp và trụ trong cảnh giới cực khoái tình dục, nếu như có người ngoài bỗng nhiên xông vào, tâm ly niệm linh tri khi đó vẫn có thể phân biệt được người xông vào là bạn hay là người lạ, có gây trở ngại đến mình hay không, Tâm giác tri (anh ta) đều có thể biết, đều có thể phán đoán để có sự ứng phó phù hợp. Trong quá trình hiểu được các pháp đó, lại có thể phán đoán, thẩm định, thực hiện các biện pháp ứng phó, đồng thời vẫn không hề sinh khởi ngôn ngữ văn tự trong tâm, qua đó có thể chứng minh được rằng ly niệm linh tri vẫn là tâm phân biệt, chứ không phải là lìa sự phân biệt như Mật tông nói.

Thậm chí cho đến tất thảy mọi vận hành trong Song thân pháp – đặc biệt chỉ tất thảy mọi hành động trong giai đoạn từ Sơ hỷ đến Đệ tứ hỷ - thì tâm ly niệm linh tri đều có thể quan sát được cái lạc của dâm xúc ấy liệu có luôn duy trì được ở mức đỉnh điểm hay không, đồng thời có thể quan sát được tinh dịch Minh điểm có bị tiết xuất ra hay không. Trong quá trình hành âm bất đoạn, nó đều có thể quan sát bất cứ lúc nào và thuận ứng theo – thực hiện các hành động cần thiết “để giữ được trạng thái cực khoái tình dục mà không xuất tinh” (ví dụ như Mật tông nói về pháp hoãn hành và rùng lắc thân). Sự quan sát phân biệt trong quá trình đó đều không hề nảy sinh ngôn ngữ văn tự, nhưng vẫn có thể thực hiện quan sát phân biệt tùy ý, như thế thì chắc chắn không phải là Tâm vô phân biệt rồi. Vì thế, các thày Mật tông vọng coi Tâm giác tri không khởi ngôn ngữ văn tự mà nhất tâm thụ lạc là Chân Như ở Phật địa, mà nói cái tâm trong cảnh giới cực lạc đại dâm đại tham của Đệ tứ hỷ trong Song thân pháp chuyên tâm thụ lạc mà không sinh khởi ngôn ngữ văn tự, không phân biệt ngoại pháp chính là “Thực tướng Bồ Đề tâm vô phân biệt”. Họ đã hiểu sai về Phật pháp nghiêm trọng đến như vậy, thuần túy chỉ là truyền bá pháp ngoại đạo thì sao có thể gọi họ là tông phái của Phật giáo được? Thế mà lại tự nói rằng mình là Mật pháp Phật giáo còn siêu việt hơn cả Hiển giáo, điên đảo đến mức độ như vậy đấy!

Nếu như có thượng sư Mật tông chủ trương rằng: Trong cơn cực khoái tình dục của Đệ tứ hỷ, vì nhờ có “Không tính kiến”, không tham cầu cái lạc xúc xuất tinh, cho nên không phân biệt “lạc xúc xuất tinh” và “lạc xúc không xuất tinh” có khác biệt thế nào, cho nên gọi là vô phân biệt, gọi là Thực tướng Bồ Đề tâm. Vì có quá trình hành dâm và “Kiến địa” như thế, có thể khiến cho hành giả Mật tông “lấy dục ngăn dục, lấy tham ngăn tham”, nhưng kỳ thực chỉ là dừng cái lạc xúc tham cầu xuất tinh lại mà thôi, chứ không hề ngừng lạc xúc dục trần tham cầu hành dâm lại, vì tất thảy mọi hành giả Mật tông đều bắt buộc phải trụ mãi trong lạc xúc của Đệ tứ hỷ. Cái sự cầu mong đó, kỳ thực là cầu đại dục đại tham, thì sao có thể gọi đó là ngăn dục ngăn tham được? Cho nên, cái mà rơi vào trong cảnh giới dục tham chính là Tâm giác tri Ý thức. Tâm này cho dù có thể trụ mãi trong Đệ tứ hỷ khoái lạc tình dục, mãi mãi không ngừng nghỉ thì cũng vĩnh viễn không thể nào trở thành Thực tướng Bồ Đề tâm được, vì bản chất của nó không phải là Tâm Thức thứ tám, mà Phật nói Thực tướng Bồ Đề tâm mới chính là Tâm Thức thứ tám, còn Ý thức bất luận trụ ở trong cảnh giới nào đi chăng nữa thì mãi mãi vẫn chỉ là Ý thức, tuyệt đối không thể nào có thể biến thành Thức thứ tám Thực tướng Bồ Đề tâm được.

Người học nên biết rằng: Ý thức mãi mãi chỉ là Ý thức, tuyệt đối không thể nào nhờ qua tu hành mà có thể chuyển biến thành Tâm Thực Tướng được. Nếu như có thể chuyển biến được, tất cả mọi người sau khi chuyển đổi Ý thức sang thành Tâm Thực Tướng Thức thứ tám thì sẽ không còn tâm Ý thức, không còn tính giác tri, thì sẽ chẳng khác gì so với hòn đá vô tình, vì Phật đã dạy Thức thứ tám Như Lai Tạng mãi mãi lìa kiến văn giác tri, mãi mãi lìa tính tư lượng. Giả sử đúng như Mật tông nói, có thể đem Tâm giác tri chuyển biến thành Thức thứ tám Thực tướng Bồ Đề tâm thì tất cả mọi người sau khi chứng ngộ sẽ trở thành những kẻ ngu đần, không còn hiểu biết gì về vạn pháp lục trần nữa. Như vậy thì tất cả mọi thượng sư Pháp vương của Mật tông sau khi tu được đại lạc Đệ tứ hỷ và “thành Phật”, thì loại “Phật của Mật tông” đó sẽ mãi mãi không còn có Tâm giác tri Ý thức nữa, đều sẽ trở thành “Phật đần, Phật vô giác tri”, chẳng khác gì so với “người thực vật” liệt giường cả. Cái thứ “Phật” như thế chỉ có thể gọi là “Phật của Mật giáo”, chứ tuyệt đối không phải là Phật nói trong Hiển giáo được, vì Phật Hiển giáo nhất định có tâm giác tri, có tính phân biệt để quan sát căn khí của chúng sinh mà tùy ứng thuyết pháp. Cho nên, “Vô phân biệt”, “Vô phân biệt trí”, “đại lạc Báo thân Phật”, “đại lạc Pháp thân Phật”... mà Mật tông vẫn thường nói đều là lời lẽ của kẻ vọng tưởng, tuyệt đối không phải là Phật pháp.

Mật tông lại sinh khởi các loại vọng tưởng, đem Minh điểm quán tưởng, tinh dịch nam và dâm dịch nữ ra để tạo dựng thành bạch Bồ Đề tâm, hồng Bồ Đề tâm (chi tiết xem trong các Chương 2, 3, 8, 9, ở đây không nhắc lại nữa). Đây cũng là một thứ vọng tưởng. Vì sao vậy? Vì Bồ Đề tâm này chỉ là một thức – Thức thứ tám Như Lai Tạng – không thể lập riêng một pháp nào đó trở thành Bồ Đề tâm, để tránh hỗn nhập với Phật pháp, khiến cho người ta khi muốn tu chứng Bồ Đề tâm không biết phải bắt đầu từ đâu, dẫn đến tu lâu không thể chứng ngộ, lãng phí thời gian và sinh mệnh. Thứ vọng tưởng tà dâm hoang đường của ngoại đạo Mật tông như thế mà lại có thể lừa bịp được người học Phật giáo cả ngàn năm nay, thật đúng là đại cao thủ nói láo vậy.

Thực tướng, Bồ Đề tâm mà Mật tông nói ở đây vừa hư vọng không thật, vừa trái giáo bội lý, tại sao người học trong Phật môn chúng ta lại có thể tán đồng pháp đó của họ là Phật pháp được? Tại sao người học trong Phật môn lại có thể chấp nhận họ là một chi một phái trong Phật giáo được? Còn pháp sư Ấn Thuận thì lại nhất mực công khai coi Mật tông cũng là một chi phái của Phật giáo, phản đối sự thực và kết luận nghiên cứu nói rằng “Mật tông soán ngôi chính thống của Phật giáo”. Pháp sư Ấn Thuận ủng hộ Mật tông như vậy, tôi thật không biết tâm ý của ông ta là gì nữa?

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0