Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 5: Pháp vô lậu tà trái hoang đường của Mật tông

Pháp vô lậu mà Mật tông nói cũng khác xa so với pháp mà Phật nói. Ví dụ về “tam vô lậu”:

“Trong bản tụng nói: cái ‘thân vô lậu’ chuyển thân mạch xứ thành Hóa thân, trong đó có hai: Một, bí mật của thân là không thể nghĩ bàn: Trung mạch đỉnh kế không hiển. Hai, tất thảy thân là Biến hóa thân thù thắng, phi thù thắng, tất thảy mọi hành của nó điều phục người được hóa độ bằng tam luật nghi.

Trong bản tụng nói: cái ‘ngữ vô lậu’ chuyển chỗ chữ mạch thành Báo thân viên mãn, nó cũng có hai loại: Một, bí mật của ngữ là không thể nghĩ bàn: ngữ lượng không thể chấp, vì đều nghe được trong ngoài. Hai, tất thảy mọi lời nói đều là thuyết pháp cho vô lượng các loại chúng sinh bằng âm thanh hòa nhã vui vẻ.

Trong bản tụng nói: cái ‘ý vô lậu’ chuyển chỗ giới cam lộ thành Pháp thân, nó cũng có hai: Một, bí mật của ý là không thể nghĩ bàn: Pháp tính như là sự biết hết tất cả. Hai, tất thảy mọi ý niệm: biết hết mọi pháp hữu” (61-166~167).

Tam vô lậu pháp mà Mật tông nói như thế cũng chỉ là nói về sự tu chứng dựa vào Trung mạch, Minh điểm và Bảo bình khí, hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp. Pháp môn tu hành về ba loại “vô lậu” mà họ nói vẫn chỉ là lấy Song thân pháp mà tư tưởng nòng cốt, cho nên mới chủ trương lấy ba loại luật nghi – thân khẩu ý hành trong Song thân pháp – để điều phục người được độ hóa. Còn về pháp “ý vô lậu” mà họ nói cũng vẫn chưa thể tách rời khỏi “giới cam lộ” của Song thân pháp – coi tinh dịch là chủng tử cam lộ. Vì duyên cớ đó, họ coi chỗ có thể sinh của tinh dịch là cội nguồn của pháp giới, để quán tưởng Mật xứ (chỗ kín) có Pháp thân Phật song thân ôm nhau dâm hợp cho nên có thể sinh ra tất thảy chư Phật ba đời, vì thế mới nói “chuyển chỗ giới cam lộ thành Pháp thân”. Người nào có thể chứng được Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị như thế thì tức là đã thành tựu cảnh giới của Pháp thân Phật, mà nói “bí mật của ý là không thể nghĩ bàn: Pháp tính như là sự biết hết tất cả; biết hết mọi pháp hữu”.

Thế nhưng, xét kỹ lời nói của họ, quan sát hành vi của họ, tìm hiểu chứng đắc của họ thì thấy đều là pháp hữu vi, hữu lậu của thế gian Dục giới, không phải là pháp vô lậu. Cảnh giới mà họ trú vào, tôi cũng đều biết hết, hoàn toàn không tồn tại ý mật không thể nghĩ bàn nào. Còn các thày Mật tông từ xưa đến nay chứng được “ý vô lậu” đó, tuy tự nói rằng “Pháp tính như là sự biết hết tất cả; biết hết mọi pháp hữu”, kỳ thực hoàn toàn là hiểu sai về đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề, còn chưa có Kiến đạo của tu chứng quả nhỏ trong Nhị thừa, huống hồ là có tu chứng quả vị Bồ Tát trong Đại thừa? Như thế mà nói về tam vô lậu, bí mật duyên khởi, bản chất hoàn toàn chỉ là ngoại đạo, không có bất kỳ một điểm tương ứng nào với Phật pháp cả.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0