Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 3: Hành môn chứng đắc lục địa của Mật tông

Tổ sư phái Tát Già của Mật tông sai lầm cho rằng dựa vào Bình quán là có thể tu từ Sơ địa đến Lục địa và thành tựu quả Hóa thân từ Sơ địa đến Lục địa. Ví dụ: “Tụng rằng: ‘Ngoại nghiệm tướng nơi Mật xứ, để Minh điểm (kiên) cố’, nói về ngoại nghiệm tướng thăng hiện Minh điểm là lấy Minh điểm (kiên) cố ở Mật xứ, rốn, tâm, tại mỗi luân đắc hai địa, tổng cộng là Lục địa, có thể khai mở 32 mạch kết ở Trung mạch. Về việc khai mở 32 mạch kết ở Trung mạch, lúc đạt Sơ địa mở một kết (nút thắt), từ Nhị địa đến Lục địa, mỗi địa mở 3 kết, tổng cộng mở được 16 kết. Do tam mạch luân được tự tại, giới tịnh phần (của nó) dễ dàng không thoái. Tụng rằng: ‘duy kiến Bán thân’, là nói từ Nhất địa cho đến Thập địa, có thể đích thân nhìn thấy và được gia trì. Tóm lại, tụng rằng: ‘tu đạo (đến) lục địa () hết’, Nhị địa là Vô Cấu địa, Tam địa là Phát Quang địa, Tứ địa là Diệm Huệ địa, Ngũ địa là Cực Nan Thắng địa, Lục địa là Hiện Tiền địa…được giải thích theo giáo môn. Như Lục địa hàm nhiếp trong Bình quán tông thú đệ nhất này dạy đến đó là hết”. (61-538~539)

Ví dụ trên đây là kiến giải của phái Tát Già, cho rằng người dựa vào Bình quán mà tu quán tưởng Trung mạch và Minh điểm có thể chứng được quả chứng từ Sơ địa đến Lục địa. Nếu sau khi quán tưởng Minh điểm hiển hiện rõ ở Mật xứ trong Trung mạch, lại quán bản thân mình là Dũng Phụ (Phật Phụ) ôm lấy Minh Phi, khi nhị căn tương nhập (bộ phận sinh dục nhập vào nhau) và sinh ra dâm lạc, nếu có thể khiến cho Minh điểm kiên cố mà không lậu rớt, thì tức là “Ngoại nghiệm tướng” trong quả chứng Sơ địa ở Mật tông – Nhờ nghiệm tướng này mà có thể chứng thực bản thân đích thực đã chứng được quả vị Sơ địa.

Nếu có thể tiến thêm một bước, trụ thật lâu trong cơn cực khoái tình dục ở Mật xứ và giữ cho Minh điểm không lậu rớt (không xuất tinh), người đã kiên cố an trú ở thứ lạc này tức là chứng được quả chứng ở địa thứ hai. Nếu dẫn ngược đến Tề luân, cũng có tu chứng từ một đến hai địa, dẫn đến Tâm luân cũng có quả chứng một đến hai địa nữa. Hành pháp chứng lượng ở đó giống với hành môn tu chứng Sơ địa, Nhị địa ở phần trước, suy ra là biết. Vì có thể kiên cố tinh dịch Minh điểm ở Mật xứ, Tề luân, Tâm luân, cho nên tổng cộng có thể tu chứng được quả vị Lục địa.

Còn việc “đoạn kết” mà Mật tông nói trong cuốn “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú” là chỉ trong tu chứng Lục địa này, khi ở Sơ địa thì mở một cái mạch kết, từ Nhị địa đến Lục địa, mỗi địa sẽ phải mở ba mạch kết, như vậy tổng cộng sẽ có 16 mạch kết phải mở ra. Nếu như người nào mở được 16 mạch kết này thì được gọi là “đoạn kết”. Mật tông dựa vào việc mở kết trong Trung mạch như vậy mà nói là đoạn kết, hoàn toàn khác với việc đoạn trừ “phiền não kết sử” trong Hiển giáo. Cho nên, người chứng quả đoạn kết bên Mật tông không phải là chứng quả đoạn kết trong Phật giáo. Hành giả biết rõ điều này rồi thì lập tức sẽ không còn bị chứng lượng “quả vị các địa” của Mật tông trùm đầu nữa.

Do tu chứng Mật luân, Tề luân, Tâm luân trong Trung mạch đã thông đạt và có thể tùy ý thăng giáng (nâng hạ) Minh điểm vào trong ba luân này, tùy ý sinh ra dâm lạc mà không xuất tinh, tức là thành người có quả chứng kiên cố ở “Lục địa”. Nếu có thể kiên cố được như thế, thì gọi là người “đắc tự tại ở tam mạch luân”. Hành giả Mật tông như thế có thể tùy ý sinh ra dâm lạc ở ba mạch luân này và quán tưởng nâng tịnh phần của Minh điểm lên (quán tưởng nâng tịnh phần, khí phần của tinh dịch lên) rồi tán bố khắp toàn thân, khiến bản thân được trường thọ và trợ thành “Phật đạo”. Mật tông lại nói rằng: Người có thể trụ lâu trong cảnh giới cực khoái tình dục mà không lậu rớt tinh dịch như thế, tức là có thể khiến cho tịnh phần nâng lên dễ dàng mà không tiêu mất, cho nên mới gọi là “Do tam mạch luân được tự tại, giới tịnh phần dễ dàng không thoái” (“Giới” là tinh dịch Minh điểm – tức là Chủng tử, đó là mượn (trộm) dùng ý “chủng tử” trong Duy thức học của Hiển tông).

Pháp môn tu chứng các địa của phái Tát Già vẫn là lấy hành môn Song thân pháp phối hợp với quán tưởng Minh điểm dẫn sinh dâm lạc là chính, trừ điều này ra thì không có hành môn nào khác có thể chứng được các quả vị chư địa. Cũng không có bất kỳ hành môn nào của họ có thể khiến cho hành giả Mật tông chứng đắc Thức thứ tám Như Lai Tạng, cho nên không thể khiến người ta thực sự chứng ngộ Bát Nhã. Phái Tát Già như vậy, ba đại phái còn lại của Mật tông Tây Tạng cũng y hệt như vậy, đều không đứng ngoài pháp môn tu hành Minh điểm dâm lạc, rơi vào trong vọng tưởng của ngoại đạo như thế mà nói về quả chứng thánh vị trong Phật pháp. Vọng tưởng hư ảo, hoang đường đó hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng Chủng trí của Bồ Tát ở các địa trong Phật pháp, thế mà lại có thể trở thành pháp môn tu chứng chư địa của Bồ Tát trong Phật đạo. Họ hoàn toàn không biết, không chứng được Vô sinh nhẫn Đại thừa tu chứng ở Tam hiền vị, huống hồ có thể biết, có thể chứng Vô sinh pháp nhẫn Đại thừa của Bồ Tát các địa trong Phật giáo để mà lừa dối chúng sinh, vọng cho rằng tiến tu như thế có thể chứng được các quả thánh vị ở chư địa trong Phật giáo, nói rằng dựa theo hành môn đó tiến tu có thể thành tựu Phật đạo trong một đời, cuồng ngôn nói hành môn của ngoại đạo là pháp môn thắng diệu trong “tu hành Quả địa” ở Phật giáo, thông qua đó để hạ thấp hành môn của Hiển giáo là tu hành ở Nhân địa. Bắt đầu từ Mật tông ở Thiên Trúc, cuối cùng là đến Lạt Ma Mật tông thịnh hành toàn cầu ngày nay, những gì họ nói trước sau đều như vậy cả.

Ngôn hành đảo lộn trắng đen, chỉ hươu nói ngựa như vậy đã trở thành “vố lừa lớn nhất kim cổ” trong Phật giáo ở thế giới Ta Bà. Hành môn hư vọng tưởng như thế trong Mật tông đầy rẫy, nhiều đến mức không đếm xuể, không thể nào liệt kê từng cái một được, cho nên có thể nói đó là “tôn giáo của những người tu hành cuồng tưởng”. Tôi nay nêu ra như vậy để những người học có duyên khắp nơi, những người có trí xem xét, biết rồi thì làm việc nên làm, không cần phải đợi mạt học nhiều lời nữa.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0