Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 8: Song thân pháp trái ngược với chính lý “Chân Như lan khắp tất cả pháp hiện hành”

Phật pháp chân thực nói rằng: chính lý (chân lý đúng đắn) thực sự mới gọi là Thực Tướng, pháp Thực tướng biến (lan khắp) nhất thiết hữu tình, biến nhất thiết địa, biến nhất thiết giới, biến nhất thiết thời, biến nhất thiết thức. Thế nhưng, pháp tu song thân lại trái ngược với biến lý này: không biến nhất thiết hữu tình, không biến nhất thiết địa, không biến nhất thiết giới, không biến nhất thiết thời, không biến nhất thiết thức. Cái pháp không biến thì không phải là Phật pháp thực sự.

Tại sao pháp tu song thân lại không biến nhất thiết hữu tình? Lấy hữu tình nhân gian làm ví dụ: Tỷ như trong nhân loại có những người bán trạch già (năm loại Hoàng môn), thạch nữ (người nữ không có hoặc khiếm khuyết bộ phận sinh dục), họ đều không thể tu học pháp môn song thân hợp tu của Mật tông, bởi họ không có nam nữ căn hoặc nam nữ căn không đầy đủ, hoặc tuy có nam nữ căn nhưng lại khiếm khuyết, mà Tông Khách Ba lại nói rằng phải dựa vào nam nữ căn để tu pháp này.

Tông Khách Ba nói thế này: “Từ hành tướng của người đó tùy thuận theo Bồ Tát tính mà chuyển, cho nên mới nói sinh là quả tính. Điều này nói dựa trên cơ sở khi Minh Phi sinh Tứ hoan hỷ (điều này dựa vào lúc “tu Song thân pháp với Minh Phi, sinh khởi Tứ hoan hỷ” mà nói). Qua đó nhận biết rằng đệ tử và Nghiệp ấn (Từ đạo lý trong Song thân pháp mà hiểu biết đệ tử và Minh Phi Sự nghiệp thủ ấn): Hiểu rõ quán sát Bản tôn phụ mẫu nhập vào đẳng chí (quán tưởng rõ ràng rằng Bản tôn phụ mẫu cùng nhập vào trong đệ tứ hỷ của cực khoái tình dục mà an trú), khi sinh khởi Câu sinh hỷ an trú chính kiến (đồng thời khi bản thân và Minh Phi cùng sinh khởi Câu sinh lạc của đệ tứ hỷ thì an trú trong chính kiến “đây là Đại Lạc Báo thân Phật”). Thì cũng nên nhận biết hành giả và Nghiệp ấn, hoặc hành giả và Trí ấn, hoặc hành giả và Không sắc Minh Phi, nhận rõ tưởng là Bản tôn phụ mẫu nhập vào trong đẳng chí sinh khởi Câu sinh trí. Cái đó cũng giống với Không Lạc sinh ra khi tưởng rõ Bản tôn phụ mẫu nhập vào đẳng chí, vì đạt được định giải (thì cũng nên nhận biết rõ bản thân hành giả và Sự nghiệp thủ ấn, hoặc hành giả và Trí tuệ thủ ấn, hoặc hành giả và Không sắc Minh Phi do quán tưởng mà thành, quán tưởng rõ ràng rằng Bản tôn phụ mẫu cùng nhập vào trong cơn cực khoái tình dục, trong trạng thái nhất tâm bất loạn mà sinh khởi Câu sinh trí. Điều đó cũng giống với “Giác tri tâm vô hình vô sắc, cảm thụ dâm lạc cũng không có hình sắc” được sinh ra khi quán tưởng rõ nét Bản tôn phụ mẫu cùng nhập vào cực khoái tình dục, vì từ đó mà đạt được kiến giải tất định bất di động). Giống như con trâu trắng thì quyết định ra tướng trâu, thì sẽ đoạn trừ được tất cả nghi vấn tương tự như điều đó. Người dựa nhờ vào Minh Phi mà khởi phát Câu sinh (Lạc) như thế, là dựa vào tác dụng hòa hợp thượng hạ cung hình nghiệp phong, thổi cháy sức mãnh liệt ở vùng Tề (rốn), tan chảy Bồ Đề tâm trên Đỉnh (đầu), nhờ phong thổi xuống, an trú Ma-ni mà sinh (an trú ở quy đầu mà sinh ra Lạc này và Trí này)” (21-388).

Cái Câu sinh trí Đại Lạc của Song thân pháp mà Tông Khách Ba nói đến gọi là “Hành tướng tùy thuận theo Bồ Tát tính mà chuyển”, sau đó lại nói “Điều này nói dựa trên cơ sở khi Minh Phi sinh Tứ hoan hỷ”, thì hiển nhiên có thể thấy rằng bắt buộc phải dựa vào dâm lạc hợp tu với Minh Phi mới có. Lại còn phải “nhận biết rằng đệ tử và Nghiệp ấn (Minh Phi)”: nhân lúc dâm lạc cao trào sinh ra loại Câu sinh hỷ thứ tư (đệ tứ hỷ) thì quán tưởng rõ ràng Phật Phụ và Phật Mẫu Bản tôn cùng nhập vào trong đẳng chí (cùng đạt cực khoái tình dục), nhất tâm thụ lạc.

Từ những lời nói đó của Tông Khách Ba, thì thấy rằng những người có nam nữ căn (bộ phận sinh dục) khiếm khuyết, hoặc những người không có nam nữ căn thì đều không thể tu pháp này. Như thế thì rõ ràng bán trạch già (năm loại Hoàng môn) và thạch nữ…đều không thể tu học pháp này rồi. Vì sao vậy? Vì những người không có nam nữ căn không thể dẫn sinh dâm lạc qua pháp môn quán tưởng này. Những người có khiếm khuyết lớn về nam nữ căn, cũng không thể dẫn sinh xúc thụ dâm lạc. Đã không thể dẫn sinh dâm lạc trong cơ thể, thì cũng không thể dẫn sinh Tứ hỷ. Như vậy thấy rằng những người đó muốn quán Lạc Không bất nhị sẽ rơi vào tuyệt vọng, nói gì đến việc Lạc Không song vận để trụ lâu trong cảnh giới đó?

Như vậy, pháp tu song thân hoàn toàn tuyệt duyên với những người bán trạch già (năm loại Hoàng môn), thạch nữ… Họ đều không thể nào tu chứng được pháp môn “Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị” của Song thân pháp. Nếu những người đó không thể tu pháp môn này để chứng ngộ, thì nghĩa là thực tế của pháp này – lạc xúc của Tứ hỷ - không biến trong thân của nhất thiết hữu tình. Pháp không biến khắp tức không phải là Thực tướng thực sự. Đã không phải là pháp Thực tướng, thì sao lại nói tu pháp đó có thể thành Phật được? Không có cái lý đó!

Lại nữa, Song thân pháp này cũng không phải biến khắp tất cả mọi người để tu được, ví dụ người nam già yếu, năng lực tình dục vì lão hóa mà suy thoái, không thể trụ lâu trong cực khoái tình dục để mà Lạc Không song vận. Vì thế mà thượng sư Trần Kiện Dân khi vào tuổi vãn niên đã không khỏi cảm thán rằng: “Huyết hư chỉ thích linh tinh ngủ, chày yếu chỉ còn muốn ôm hôn, già đến cam lòng lìa thủ xả, thời đến mãn nguyện có ôn tồn” (34-305).

Còn như người nam cơ thể suy nhược liệt dương, hoàn toàn không thể cương dương, thì không thể nào cảm thụ được lạc xúc ái dục nam nữ. Lạc xúc ở dương vật đã không sinh, thì Lạc Không song vận cũng không thể thành tựu, thì Lạc Không bất nhị quan sẽ thành hư ảnh. Cho dù thời niên thiếu từng tu thành công đệ tứ hỷ, đến lúc tuổi già cũng vẫn sẽ mất đi cảm giác cực khoái tình dục của đệ tứ hỷ, cho đến mất nốt cả cảm giác cực khoái tình dục sơ hỷ (đệ nhất hỷ), bởi tuổi già sắc thoái dẫn đến không thể cương dương nên không thể sinh ra cảm giác dâm lạc được. Chính vì lẽ đó mà nói rằng pháp tu song thân không thể biến khắp tất cả mọi người để tu được. Vì sự thực này mà cái dâm lạc đó không thể biến khắp tất cả mọi người, không phải ai cũng có thể tu được, cho nên pháp bất biến khắp đó không phải là Phật pháp thực sự.

Người già có tuổi đã như thế, thì những người vì bệnh tật, vì tai nạn giao thông…mà phải cắt đi bộ phận sinh dục cũng tương tự vậy, đều không thể sinh khởi cảm giác dâm lạc, không thể sinh khởi bất kỳ một “hỷ” nào trong Tứ hỷ, thì cũng không thể nào tu chứng Song thân pháp Đại Lạc quang minh. Có thể thấy pháp này không biến khắp nhất thiết hữu tình, vì thế không phải là Phật pháp thực sự. Nếu như có người nói rằng: “Tuy không có nam nữ căn để hợp tu Song thân pháp với Minh Phi thực thể (hoặc Dũng Phụ thực thể - chỉ người thật), nhưng cũng có thể dựa vào pháp quán tưởng (tưởng tượng) để sinh dâm lạc, cũng có thể sinh ra Tứ hỷ…cho nên pháp tu song thân vẫn có thể biến khắp tất cả mọi người để tu chứng nó”.

Những lời nói đó là những lời bị mê muội trước sự thật, bởi xúc thụ dâm lạc phải cần có nam nữ căn thì mới sinh khởi, không có nam nữ căn thì không thể nào phát sinh được. Thường thức y học cũng chứng minh như vậy: Nam nữ căn tuy vẫn còn đầy đủ, nhưng nếu mất đi công năng của nó, thì lạc xúc cũng theo đó mà mất đi. Ví dụ như những người đàn ông vì tuổi già hoặc tai nạn xe cộ mà bị liệt dương, thì sẽ khiến cho dâm căn không gây ra dâm lạc; Theo đó mà suy ra thì nữ căn cũng tương tự như vậy, tất sẽ do bộ phận sinh dục bị tổn thương mà dẫn đến Tứ hỷ không sinh khởi, hoặc có phát sinh ra nhưng không đầy đủ. Như vậy cũng đủ chứng minh pháp dâm lạc không biến khắp tất cả mọi người để ai ai cũng có, cứ cho là có thể quán tưởng để tu, nhưng vì nam nữ căn bị tổn hoại sẽ dẫn đến việc lạc xúc không sinh khởi, cho nên dâm lạc của Song thân pháp không biến khắp tất cả mọi hữu tình nhân gian. Pháp không biến khắp thì không phải là Phật pháp thực sự, vì pháp không biến khắp tuyệt đối không phải là pháp Thực tướng.

Phật pháp thực sự - tu chứng Như Lai Tạng - thì không như vậy. Dù là người không có nam nữ căn đầy đủ thì cũng đều có thể tu học bình đẳng. Cho nên, những người như bán trạch già, thạch nữ, vì bệnh tật mà bị cắt mất bộ phận sinh dục, vì nghề nghiệp mà bị cắt mất dâm căn (như thái giám), vì tai nạn mà tổn hại chức năng tình dục…đều có thể tu học và thực chứng Như Lai Tạng; Họ không vì chuyện không có dâm căn hoặc dâm căn khuyết tật mà dẫn đến họ không thể tu học, cho nên mới nói Phật pháp chân chính có thể biến khắp tất cả hữu tình để tu học. Song thân pháp cho dù có thể tu bằng pháp quán tưởng, nhưng nếu là người khiếm khuyết dâm căn, thì lạc không thể sinh khởi, cũng không thể tu. Cũng có những người dâm căn đầy đủ nhưng lạc không sinh khởi nên cũng không thể tu pháp này. Cho nên mới nói Song thân pháp không phải là pháp có thể biến khắp tất cả hữu tình nhân gian, đã là pháp không biến khắp thì không phải là Phật pháp thực sự.

Lại nữa, pháp này cũng không biến khắp tất cả các địa – không biến khắp Cửu địa trong Tam giới, trái với thể tính Chân Như, cho nên không phải là pháp chân Kiến đạo, càng không phải là đạo thành Phật. Vì sao lại nói pháp tu song thân này không biến khắp tất cả các địa trong Tam giới? Vì Song thân pháp này buộc phải có dâm căn thì mới sinh dâm lạc. Nếu không có dâm căn thì không sinh ra dâm lạc, thì đương nhiên Tứ hỷ đều không thể sinh ra. Nếu như bất kỳ lạc nào trong Tứ hỷ đều không thể sinh ra, thì các hành giả Mật tông muốn tu chứng “Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận” sẽ trở thành nói suông, thì sao có thể thành tựu Tất địa?

Ví dụ các chúng sinh hữu tình như chư thiên ở Sắc giới và tất cả thiên nhân, thiên chủ trong Tứ thiên ở Vô sắc giới, họ đều không có nam nữ căn, vì đều chỉ là thân trung tính, vì các thiên nhân ở Sắc giới đều không có dục tưởng, thì sao có thể sinh ra hành vi dâm dục? Đã không có dục tưởng, lại không có dâm căn, thì không thể tu Song thân pháp, chứng tỏ rằng pháp này không biến khắp Bát địa ở Sắc giới thiên và Vô sắc giới thiên rồi, tức không phải là biến khắp tất cả các địa – không biến khắp Tứ thiền địa ở Sắc giới, thì không phải là pháp Thực tướng chân chính, bởi pháp Thực tướng biến khắp Tam giới Cửu địa, không chỗ nào không có.

Cho dù thiên nhân ở Sắc giới có dục tưởng đi chăng nữa (Thực tế thiên nhân ở Sắc giới tuyệt không có dục tưởng, đây chỉ là để biện chứng mà giả nói là nếu có), nhưng vì không có nam nữ căn, thì cũng không thể nhờ quán tưởng mà sinh Tứ hỷ, bởi Tứ hỷ phải dựa vào nam nữ căn mới có thể sinh khởi được. Tứ hỷ nếu đã không thể tồn tại ở Sắc giới thiên, thì có nghĩa không phải là pháp biến khắp tất cả các địa. Đã không thể tồn tại ở Sắc giới thiên, thì cũng hiểu rằng nó càng không thể tồn tại trong Tứ địa của Vô sắc giới thiên. Pháp không tồn tại biến khắp Tam giới Cửu địa như thế, chắc chắn không phải là pháp Thực tướng, vậy vì sao các thày Mật tông xưa nay lại có thể nói Song thân pháp này là pháp có thể thành tựu quả đức ở Phật địa? Tuyệt không thể có cái lý ấy!

Lại nữa, pháp này cũng không thể biến khắp tất cả các giới, cho nên không phải là pháp Thực tướng. Vì sao “Thực tế của Mật tông” trong Song thân pháp lại không biến khắp tất cả các giới? Đó là vì bốn loại dâm lạc (Tứ hỷ) mà Song thân pháp chứng đắc không hề biến khắp tất cả Thập bát giới, cho nên mới nói nó “bất biến nhất thiết giới”. Cái Tứ hỷ dâm lạc mà Song thân pháp chứng đắc đó chỉ có nhờ tồn tại dâm căn, thì biết rằng nó chỉ phát sinh ở Thân căn và Tâm giác tri có thể lĩnh thụ dâm lạc (hưởng sướng), nghĩa là Tứ lạc chứng trong Song thân pháp chỉ xuất hiện ở Thân căn, Thân xúc, Thân thức và Ý thức mà thôi, tức là không hề tồn tại ở 14 giới khác trong Thập bát giới. Đã không phải là pháp biến khắp Thập bát giới mà có, thì là pháp “bất biến nhất thiết giới”, đã bất biến nhất thiết giới tức không phải là pháp Thực tướng, chỉ là pháp hữu lậu hữu vi trong Tam giới mà thôi. Pháp không biến khắp tất cả các giới thì không thể gọi là pháp Thực tướng được, vì pháp Thực tướng Thức thứ tám, không giới nào mà không có mặt nó. Pháp biến khắp tất cả các giới thì mới có thể gọi là pháp Thực tướng. Người tu chứng pháp Thực tướng mới có thể thành tựu tu chứng trong Phật pháp. Sự tu chứng dâm lạc của Song thân pháp đã không phải là pháp Thực tướng biến khắp tất cả các giới thì sao có thể nói là pháp “có thể khiến người ta thành tựu Tất địa Phật quả” được? Không thể có cái lý ấy!

Lại nữa, pháp này không tồn tại biến khắp tất cả các thời, vì thường có lúc gián đoạn, nên không phải là pháp Thực tướng. Bốn cảnh giới dâm lạc (Tứ hỷ) mà Song thân pháp chứng được chỉ là pháp có gián có đoạn, tuyệt đối không phải là pháp Thực tướng. Ví dụ, “chư Phật Bồ Tát” của Mật tông khi tu chứng Tứ hỷ này ở Nhân địa, hoặc có thể “tu liền bát thời” như Tông Khách Ba nói, thậm chí như “Lạt Ma Mật tông mạo danh Đả Na Lạt Đạt” liên tục ôm Minh Phi ba ngày không rời, dù có thể “thường trụ trong Tứ hỷ” dài lâu, nhưng cuối cùng vẫn có lúc phải phân ly. Lúc phân ly thì dâm lạc cũng theo đó mà tắt dần, cho đến khi tiếp xúc mà không còn chút xíu dâm lạc nào hết.

Giả sử có pháp nào đó có thể khiến sau khi rời Minh Phi mà dâm lạc vẫn tiếp tục giữ được trong Sắc thân, rốt cuộc đến khi Sắc thân mệt mỏi rơi vào giấc ngủ say khiến cho Ý thức bị gián đoạn giữa chừng, thì không một hỷ nào trong Tứ hỷ có thể tồn tại được nữa, cũng vẫn trở thành pháp trung đoạn (bị ngắt giữa chừng). Pháp trung đoạn thì không phải là hằng tồn biến khắp tất cả các thời. Đã là pháp không phải là hằng tồn biến khắp tất cả các thời thì không phải là pháp Thực tướng, vì chỉ có pháp Thực tướng mới biến khắp tất cả các thời mà không ngừng ngắt.

Pháp Tứ hỷ chứng được trong Song thân pháp đã không phải là pháp hằng tồn biến khắp tất cả các thời, chứng tỏ đó không phải là pháp Thực tướng, đã không phải là pháp Thực tướng thì không thể gọi là chính tu hành trong pháp Phật Bồ Đề được. Vậy tại sao các thày Mật tông xưa nay cứ bị mê lầm trước sự thật này mà nói hợp tu Song thân pháp có thể khiến cho người ta “thành tựu Tất địa Phật quả”? Không có cái lý ấy! Tất cả những người học Phật chớ bị họ làm cho mê hoặc.

Lại nữa, pháp Tứ hỷ dâm lạc này, thể tính không hằng thường, có tính biến dị, cho nên không phải là pháp Thực tướng. Ví dụ, khi “chư Phật Bồ Tát” của Mật tông tu chứng Tứ hỷ này ở Nhân địa, thường do xúc thụ dâm lạc (cảm giác nhục dục) không thể giữ mãi được ở trong trạng thái cực khoái tình dục, vì thế khi dâm xúc lên đến cao trào nhưng để tránh xuất tinh nên đành tạm dừng hành dâm, dẫn đến cơn dâm lạc giảm yếu dần trong chốc lát, rồi sau đó lại tiếp tục “gia hành”, khiến cho dâm lạc lại được đẩy lên cao trào, rồi lại tạm dừng một lát để tránh xuất tinh, cứ như thế làm lặp đi lặp lại, cứ thế “Lạc Không song vận” để “Du già” nó. Cho nên, Tứ hỷ dâm lạc tuyệt đối không phải là pháp Thực tướng hằng tồn biến khắp tất cả các thời, bởi nó có tính biến dị, không phải là pháp vĩnh bất biến dị.

Tất cả các thượng sư xưa nay của Mật tông như Tông Khách Ba đều dạy dỗ đệ tử như thế, đệ tử cũng đều tu hành “tinh tấn” như thế để “Du già” nó, trước sau đều không lìa khỏi pháp biến dị này. Pháp biến dị đương nhiên không phải Thực tướng, pháp phi Thực tướng thì không thể tu chứng thành tựu Phật pháp được. Vậy thì vì sao các thày Mật tông lại nói “tu hành” Song thân pháp này có thể khiến người ta chứng được Thực tướng? Vì sao nói Song thân pháp này có thể khiến người ta tức thân thành Phật? Đừng nói là thành Phật, mà đến Kiến đạo của Tiểu thừa cũng không thể có được, nói gì đến Kiến đạo của Đại thừa? nói gì đến thành Phật?

Lại nữa, “chư Phật” của Mật tông sau khi thành Phật, vẫn còn vui vẻ tiếp nhận đệ tử cúng dường tà xúc dâm lạc, sau khi nhận cúng dường thụ dâm lạc, mới giáng dâm dịch Cam lộ để gia trì cho đệ tử (chi tiết xem chương Quán đỉnh). Sự thụ lạc của “Báo thân Phật” như vậy chứng tỏ có biến dị tăng giảm. Nếu không có biến dị, thì “Báo thân Phật” đó phải giáng dâm dịch Cam lộ không dừng nghỉ trong tất cả các thời mới đúng, vì thường trụ trong cảnh giới chí lạc cực lạc. Nhưng nay xét thấy Báo thân Phật của Mật tông không phải là thường trụ trong chí lạc, mà khi đệ tử Mật tông thỉnh cầu thì mới nhập vào cơn chí lạc để giáng hạ dâm dịch Cam lộ, chứng tỏ cái lạc của họ là có tăng giảm biến dị rồi. Pháp biến dị có tăng giảm, thì không phải là pháp Thực tướng.

Lại nữa, vì sao lại nói nó tăng giảm biến dị? Là vì “chư Phật Mật tông” đó nếu đã thành tựu “Báo thân Phật” như các thày Mật tông dạy, tức là Báo thân Phật của Mật tông sẽ ôm mãi “Phật Mẫu” để thường trụ trong cơn cực khoái tình dục, gọi là “quả báo đai lạc thường trụ bất biến” của Báo thân Phật, thì “Phật” đó không nên tiếp tục nhận cúng dường dâm lạc của đệ tử nữa mới đúng, vì cái cực lạc của ông ta đã không thể tiếp tục tăng thêm nữa, cho nên việc đệ tử quán tưởng cúng dường dâm lạc cho vị “Phật” đó hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả.

Nếu như cúng dường là để khiến cho Phật đó thụ lạc (hưởng sướng), thì cái lạc thường trụ trong đệ tứ hỷ của Phật đó không phải là đại lạc cứu cánh. Thế nhưng, Tông Khách Ba lại nói phải quán tưởng cúng dường dâm lạc cho vị Phật đó, sau khi vị Phật đó thụ đại lạc thì Mật xứ (bộ phận sinh dục) sẽ giáng trút dâm dịch “Cam lộ”, đem cúng thượng sư dùng để quán đỉnh đệ tử. Quán tưởng như thế cho đến khi hoàn thành Bình quán mới gọi là Bình quán đỉnh như pháp. Từ lý luận quán đỉnh đó, chúng ta biết rằng cảm giác dâm lạc trong Tứ hỷ của Song thân pháp không phải là pháp Thực tướng, vì có sự biến dị. Đã không phải là pháp Thực tướng, thì tu nó sao có thể thành Phật đạo? Còn chưa thể đắc Kiến đạo của Nhị thừa, mà nói thành tựu Tất địa ở Phật quả, liệu có cái lý ấy chăng?

Lại nữa, pháp này không biến khắp tất cả các thức, không biến khắp bảy tâm thức của hữu tình, cho nên không phải là pháp Thực tướng. Đệ tứ hỷ (Câu sinh hỷ) mà Song thân pháp này chứng được không thể biến khắp tất cả các thức, mà chỉ có thể tồn tại ở trong “hai thức một căn” là Thân thức, Ý thức, Thân căn mà thôi. Đã chỉ tồn tại ở trong hai thức một căn, không biến khắp ở bảy thức và ngũ Sắc căn, vậy vì sao có thể gọi là pháp Thực tướng được? Nên biết rằng pháp Thực tướng Thức thứ tám tồn tại và vận hành biến khắp bảy tâm thức và ngũ Sắc căn, nên gọi là pháp biến khắp tất cả căn thức. Pháp biến khắp tất cả căn thức mới được gọi là pháp Thực tướng.

Tứ hỷ mà Song thân pháp chứng đắc đều không biến khắp tất cả các thức, cho nên không phải là pháp Thực tướng. Đã không phải là pháp Thực tướng, thì sau khi tu hành viên mãn cũng vẫn chẳng liên quan gì đến Phật Bồ Đề Đại thừa, chẳng liên quan gì đến Nhị thừa Bồ Đề của đạo Giải Thoát. Pháp mà không liên quan gì đến Tam thừa Bồ Đề thì chắc chắn không thể thành tựu Phật đạo của Phật giáo, chỉ có thể thành tựu “Phật đạo” hư vọng của Mật tông, đọa vào pháp ngoại đạo và tội đại vọng ngữ, lại còn thành tựu đại tội phá hoại chính pháp Phật giáo. Tất cả các hành giả Mật tông hãy nên nghĩ kỹ mà lựa chọn, biết đường tiến thoái.

Nguyên nhân mà Tứ đại phái của Mật tông Tây Tạng bắt buộc phải tu Song thân pháp, theo lời của thượng sư Trần Kiện Dân thì sẽ biết quá nửa: “Cho nên muốn vận dụng đạo lý của Song thân pháp, thì phải dùng khí công mở cái mạch tầng ngoài của Mật luân, sau đó hành khí rộng khắp để mở mạch tầng ngoài của Tâm luân. Một khi đã mở mạch tầng ngoài của Tâm luân, thì khí sẽ dễ chui vào Trung mạch. Sau đó, bên dưới dùng Hỏa xung xối (Chú thích gốc: Chuyết hỏa), bên trên dùng Thủy tẩy rửa (Chú thích gốc: Đỉnh luân nhỏ giọt Minh điểm). Làm như thế thì Tâm luân sẽ mở ra từng lớp từng lớp một. Cho nên, muốn mở hết Ngũ luân, thì phải mở Tâm luân trước. Nhưng muốn tu thế thì phải bắt đầu tu từ Mật xứ nha! Cho nên, tầm quan trọng của tu song vận chính là ở chỗ này. Anh không tu song vận, lớp mạch bên ngoài Mật xứ không dễ gì mở. Cho nên, người ta đều nói cái tinh hoàn này là tổng tinh đấy! Tất cả tinh đều tổ chức ở chỗ này. Muốn ngày ngày tu ở đây, phải dùng sức của Không tính Tam ma địa, dùng khí công, dùng song vận, từ từ mở ở đây ra”. (32-235)

Lý do mà những người tu hành lâu năm của Mật tông và các pháp vương yêu thích pháp tu song thân, trừ việc bản thân tham ái lạc khoái dâm dục ra, thì nguyên nhân chính của nó là lý luận tu hành của Mật tông đều hoàn toàn nhằm vào tu chứng Tứ hỷ. Đã lấy Tứ hỷ làm mục tiêu tu chứng chính thì đương nhiên nhất định phải truy cầu dâm lạc, vì Tứ hỷ lấy mức độ dâm lạc mạnh yếu, xem nó có lan khắp ngũ luân toàn thân hay không, và thời gian trụ ở cơn cực khoái tình dục lâu chóng để định ra thứ bậc của nó. Khi dâm lạc Tứ hỷ đầy đủ, đồng thời quan sát cái Không dâm xúc lạc thụ vô hình sắc nên gọi là “Không” tính. Lại quan sát Tâm giác tri trụ ở trong cơn cực khoái tình dục nhất tâm thụ lạc, Tâm giác tri này cũng vô hình vô sắc, cũng gọi là “Không” tính. Cứ trụ lâu ở cảnh giới chí lạc của đệ tứ hỷ như thế mà không xả bỏ quan niệm “Tâm giác tri là Không tính”, gọi là chứng được Phật quả thường trụ Đại Lạc “Lạc Không song vận” ở Phật địa.

Đã như thế thì khi tất cả quán tưởng Minh điểm Trung mạch không thành công, đương nhiên có thể yêu cầu hành giả khác giới đã thụ giới Tam muội da giúp đỡ, nhờ Song thân pháp để hoàn thành tu chứng Minh điểm Trung mạch, cho đến hoàn thành việc tu chứng Câu sinh hỷ (đệ tứ hỷ) “Đại Lạc thường trụ bất biến”. Người tu chứng như thế, đều coi việc hợp tu với Minh Phi thực thể (nữ hành giả thì lấy Dũng Phụ thực thể) là tối thượng. Tông Khách Ba trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của mình đã tuyên bố như vậy, cho đến cả việc chủ trương các Lạt Ma xuất gia cũng phải coi hợp tu với Minh Phi thực thể là tối thượng. Hoàng giáo đã như thế thì cũng có thể biết được hành môn của các phái còn lại là như thế nào rồi.

Việc cầu mong thường trụ ở dâm lạc đệ tứ hỷ để thành “Phật đạo” như thế, đồng thời cầu sau khi “thành Phật” thì thường trụ ở trong Đại Lạc đệ tứ hỷ này, đó chính là tâm tham dục, hơn nữa còn là tâm đại tham. Những người thường cầu lạc dâm dục như thế, sao có thể nói là lấy dục để chặn dục? Làm gì có cái lý đó! Ví dụ như có thượng sư Mật tông nói thế này: “Trên thực tế, khi trốn chạy khỏi sự dụ dỗ của nữ giới, chỉ là tránh được cái tham ái tạm thời mà thôi. Nếu như trong phòng riêng mà gặp phải người nữ (Chú thích gốc: Không có người ngoài ở đó), sư xuất gia vẫn sẽ thủ giới, nhưng ông ta sẽ không có kinh nghiệm về sự hoan lạc này. Nếu là Du già sĩ tu Tam quán, tránh né nó không bằng dùng nó, để mây mưa một phen, chẳng phải tốt hơn không? Nếu hành giả Tam quán có đối tượng thích hợp, họ có thể hành song vận, cùng nâng nhau lên, để hướng đến Phật quả tối cao. Trong cái lạc song vận này, cô ta không thể làm lay động cái Không của chúng ta, cũng không thể đoạt lấy Bồ Đề Minh điểm của chúng ta. Đó không phải là pháp môn tối thượng phá diệt tham dục hay sao? Có sự việc gì mà không hứng thú hơn tình dục đây? Hay là càng khổ não hơn tình dục đây? Kim Cương thừa đã thừa nhận sự thực này, đồng thời truyền thụ rất nhiều pháp tu quả vị nữa…” (38-417)

Qua những lời nói đó, có thể thấy câu “lấy dục chặn dục” của Mật tông chỉ là lời lẽ đánh trống lảng, vì trong lòng các thượng sư, pháp vương vẫn còn có tâm mong cầu lạc thụ, tham muốn cái “Đại Lạc thường trụ bất biến” của Đệ tứ hỷ. Thế nhưng những lời nói xuông lấy dục chặn dục như thế của các thày Mật tông lại vô cùng phổ biến, Tông Khách Ba cũng không ngoại lệ. Xem những lời lẽ viết trong “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của ông ta thì có thể chứng minh lời tôi nói không ngoa chút nào.

Lấy việc truy cần lạc thụ lớn nhất của dâm lạc như thế để làm “Đại Lạc thường trụ” của Báo thân Phật, trong lòng thường cầu mong Đại Lạc dâm lạc, đó chính là hạng tham dục, thì sao có thể tự xưng là “lấy dục chặn dục” được? Thật đúng là tà giáo bịt tai trộm chuông, đúng là tà giáo lừa đời trộm danh vậy!

Cư sĩ Trần Lý An từng nói với tôi rằng: “Mật tông có rất nhiều nhà đại tu hành hoằng pháp ở Đài Loan, họ đều rất khiêm tốn lịch sự, trì giới đều rất thanh tịnh, lại không truyền pháp tu song thân. Họ chưa từng có ai tự xưng là Thánh giả chứng ngộ, cũng không có ai tự xưng là Phật…”, thế nhưng họ đều lấy Tứ hỷ làm cảnh giới tu chứng Phật quả, cho nên trong hành môn tất sẽ phải truy cầu xúc thụ dâm lạc. Mà trong xúc thụ dâm lạc, thì sẽ lấy hợp tu bằng Minh Phi thực thể làm tối thượng, làm hành môn có thể đạt được đệ tứ hỷ tốt nhất. Lý luận và hành môn của Mật tông như thế mà mong muốn các Lạt Ma Mật tông và thượng sư tại gia không cầu hợp tu với người nữ để đạt dâm lạc, là chuyện tuyệt đối không thể; mong muốn các Lạt Ma Mật tông và thượng sư tại gia không cầu dâm lạc, cũng là chuyện tuyệt đối không thể. Bởi lý luận tu hành của Mật tông vốn dĩ là tu trên nền tảng dâm lạc, việc truyền thụ khẩu quyết hành môn cũng hoàn toàn đặt tâm vào dâm lạc tình dục này. Tâm các thượng sư Mật tông như thế mà mong họ thanh tịnh và giải thoát khỏi Dục giới cũng là chuyện không thể. Việc tu việc hành như thế, còn không thể đến được cảnh giới Sắc giới, huống hồ đòi đến được cảnh giới Vô sắc giới? huống hồ đòi thành tựu quả Giải thoát của Nhị thừa? còn nói gì đến thành tựu Kiến đạo của Đại thừa Bồ Đề? Thế mà còn nói tức thân thành Phật trong tu hành quả vị, chẳng phải là lời nói dối lớn nhất thế gian hay sao?

Cư sĩ họ Trần dựa vào bản chất đó của Mật tông mà nói họ khiêm tốn, giới tịnh, chẳng phải là những lời điêu ngoa xảo biện hay sao? Lại xem các thày Mật tông đó nói đã hoàn toàn khai ngộ, tu hành quả vị…(ví dụ những lời khai thị trong sách mà Nhà xuất bản Chúng Sinh giúp các Lạt Ma Mật tông ấn hành, mỗi lời đều là “hoàn toàn khai ngộ”, “quả vị tu hành”, Đạt Lai còn chủ trương quang minh trong cực khoái tình dục cực kỳ quan trọng), đều không đúng sự thật. Mà Mật tông nói hoàn toàn khai ngộ trong tu hành quả vị tức là Phật quả. Những lời như thế, có khác gì tự xưng là Phật – tức ám thị cho các đệ tử biết rằng mình đã thành Phật rồi, vì đã hoàn toàn khai ngộ rồi, bởi việc khai ngộ này lại là thành tựu nhờ tu hành quả vị mà. Thế nhưng truy cứu bản chất của nó, kỳ thực đều rơi vào trong “kiến thường kiến”, không lìa tri kiến của thường kiến ngoại đạo, còn không biết gì về Kiến địa của Sơ quả Thanh Văn, mà lại dám tự xưng “hoàn toàn khai ngộ” trong tu hành quả vị, đó chẳng phải là những lời nói dối lớn nhất trên thế gian hay sao? Cho nên mới nói, cư sĩ Trần Lý An xuất bản sách cho các thày Mật tông là rất không thỏa đáng, và những người vì các thày Mật tông mà nói (bình luận không hay ho về) tôi cũng không đúng thực tình. Chỗ này, các hành giả Mật tông cần thâm nhập thảo luận khách quan, đừng để bị lời nói của các thượng sư Mật tông mê hoặc, để tránh đi theo các thượng sự đó đọa vào ác nghiệp đại vọng ngữ và phá hoại chính pháp Phật giáo.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0