Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 6: Lược thuyết về pháp thực tu Lạc Không song vận

Lạc Không song vận là tư tưởng chung của các đại phái Mật tông, cũng là tư tưởng gốc rễ của tất cả các tông phái Mật tông. Đông Mật tuy không ngoại truyền pháp này, nhưng trong kinh điển căn bản của họ cũng có ghi chép về pháp này. Lý luận tu hành và pháp môn thực tu của tất cả các tông phái Mật tông Tây Tạng đều lấy pháp môn hợp tu song thân nam nữ này làm mục tiêu cuối cùng, không có tông phái nào tự đặt mình nằm ngoài pháp tu song thân này. Nếu như nêu ra từng tông phái một, e rằng sẽ khiến độc giả nhàm chán, nên ở đây chỉ nêu ra thuyết của tông phái tương đối lớn của Mật tông Tây Tạng, còn lại thì sẽ tự biết được vì đều đồng một lý cả, chỉ có khác biệt đôi chút về mặt chi tiết mà thôi. Nay trong tiết này, tôi nêu ra vắn tắt chủ trương của các nhà, rồi phân tích tổng hợp. Trước hết, xin dẫn lời của Tông Khách Ba:

“…Như “Man luận” nói: ‘Từ huệ hợp cát tường, chính là biểu thị chân thực, từ Kim cương già phu, tâm nhập trong ma ni’…Là nói trong Tứ hỷ đó lập ra Câu sinh trí chính là trí tuệ này. Khi nó sinh khởi, lúc mà Bồ Đề tâm đến kim cương ma ni mà chưa ra (vì có cực khoái tình dục mà tinh dịch chạy ra đến đầu chót quy đầu, khi mà thập thò sắp ra). Kim cương già phu, là nói việc trụ ma ni, hai lỗ mũi đóng lại ngừng thở (Khi lạc xúc đã lên đến mức cực đại, khiến cho tinh dịch chạy ra đến đầu chót quy đầu nhưng dùng khí công ngăn lại, không cho xuất ra, khiến cho lạc xúc lên đỉnh điểm mà không ngừng ngắt, đến khi không thể chịu nổi thì ngừng thở, đó gọi là “Kim cương già phu”). Đại sư Thuế Y nói lúc sinh và thể tính giống với trước, trong bốn hoan hỷ, ý nói sinh ở Thắng hỷ, Ly hỷ, Trung gian. Thày Tát Nhạ Cáp cũng nói Câu sinh trí là quán đỉnh thứ ba. Nếu truyền quán đỉnh cho người nữ, ‘ở chỗ kim cương (chỗ dương vật của người nam)’ phải hiểu là hoa sen (thì nên hiểu nói ở bên nữ là âm hộ). Việc này cũng giống như khi Diệu Cát Tường khẩu truyền dạy quán đỉnh thứ ba nói: ‘Từ hư không giới kim cương hợp, người đủ chính nhãn sinh đại lạc. Nếu lìa dục hỷ ở chính hỷ, thấy nhị trung gian viễn lìa kiên (nhìn thấy chính đạo, lìa xa tham ái xuất tinh, khiến cho hạ thể cứng mãi). Liên Không (trong âm hộ không có vật gì gọi là Liên Không) Kim Cương (dương vật cương cứng gọi là kim cương) Ma Ni (quy đầu khi cương cứng thì trơn bóng như châu báu) Bảo (ý cả câu là: Không tính hoa sen của người nữ và châu báu ma ni kim cương của người nam), liên tàng nhị hợp kim cương phu (khi hoa sen và kim cương ma ni, hai cái giao hợp đạt đến cực lạc, mũi tạm ngừng thở), nếu lúc đó thấy Tâm nhập vào ma ni (nếu khi đó có thể mục kích thấy Bồ Đề tâm tinh dịch tiến ra đến quy đầu mà không xuất ra, mãi mãi trụ ở trong cảnh giới đại lạc đó), thì biết an lạc đó là trí (lúc này nhận biết được cái Lạc và Không đó tức là chứng được trí tuệ của Phật pháp). Đó là đạo Viên mãn thứ đệ (đây là pháp môn tu hành thứ tự Phật pháp viên mãn), tối thắng sư trưởng cùng tuyên thuyết (các sư trưởng tối thù thắng trong Phật giáo đều cùng nhau tuyên thuyết pháp môn thắng diệu này). Trong ‘tham () ly tham’ đều vô đắc (trụ trong đại lạc mà quan sát, thấy rằng sinh khởi tham hoặc lìa tham trong cảnh giới lạc này, kỳ thực đều là pháp vô sở đắc, vì lạc xúc cũng không có hình sắc), sát na Diệu trí hiển ở đó (trong sát na sinh khởi đại lạc khi đạt đến Đệ tứ hỷ, Diệu trí sẽ hiển hiện trong cơn đại lạc), tám thời mỗi ngày hoặc một tháng (người học Phật pháp Mật tông cần tu 16 tiếng mỗi ngày, hoặc cả ngày, suốt cả một tháng), năm, kiếp, ngàn kiếp thụ trí này (thậm chí cho đến cả năm, cả kiếp, cả ngàn kiếp để hưởng thụ đại lạc và trí tuệ này)’. Vào chính lúc quán đỉnh, thụ ở tu du khoảnh (đúng lúc nhận quán đỉnh bí mật này, các loại lạc cảm nhận được đó chỉ được lĩnh nạp vào khoảnh khắc khi cái lưỡi đang nếm “cam lộ”). Lúc chính tu tập, lĩnh thụ dài lâu qua tám thời đẳng (Vào lúc thực sự tiến hành hợp tu với người khác giới, thì cần lĩnh thụ cái cực lạc này thật lâu, thời gian buộc phải kéo dài liên tục mỗi ngày 16 tiếng đồng hồ. Chữ “đẳng” ở đây nghĩa là nói thụ lạc cả ngày, cả tháng, cả năm, cả kiếp, cả ngàn kiếp)”. (21-383~384)

Ở đây ý nói Tông Khách Ba chủ trương rằng: Người chứng đắc “trí tuệ Bát Nhã” thành Phật bắt buộc vào lúc song thân hòa hợp, khi đang ở giai đoạn “kim cương già phu”, vận Bồ Đề tâm nhập vào ma ni (vận ra đầu chót quy đầu), vì vận ra đến chỗ này nên có thể hưởng thụ đại lạc, rồi lại dùng pháp khí công để ghìm nén, khiến cho tinh dịch giữ mãi ở trạng thái sắp xuất mà không xuất, không tiết ra ngoài. Việc trụ mãi ở trạng thái đó, có thể sinh ra đại lạc Đệ tứ hỷ. Trí tuệ của đại lạc này gọi là Câu sinh trí, còn gọi là “trí tuệ”.

“Kim cương già phu” mà Tông Khách Ba nói trong đoạn văn này là chỉ thời khắc tinh dịch sắp xuất mà chưa xuất và sinh ra đại lạc, bị khí công chuyết hỏa ghìm giữ ở ma ni (quy đầu) mà không phụt ra ngoài, khi đang ngất ngây hưởng thụ cơn đại lạc cực khoái mãnh liệt nhất đó mà dẫn đến tình trạng lỗ mũi tạm ngừng thở, thì gọi là “kim cương già phu”, chứ không phải là tư thế ngồi kiết già trong ngồi thiền đâu.

Nếu pháp được truyền là quán đỉnh bí mật giành cho nữ đệ tử, thì khi thượng sư khai thị cho người nữ thụ quán đỉnh này cần nói rõ rằng: ‘phần nói về bốn chữ chỗ kim cương đó chính là chỉ liên hoa (hoa sen - âm hộ - hạ thể của người nữ). Ma ni trong câu tâm nhập vào ma ni là chỉ âm đế (mồng đóc) của hoa sen). Ý nói, khi nữ hành giả thụ quán đỉnh bí mật này, nam thượng sư phải chỉ thị rõ cho nữ đệ tử biết rằng: “Khi Minh điểm và cực khoái tình dục tập trung ở âm đế và cảm nhận nó, thì có thể sinh ra lạc xúc lớn nhất. Trong cảnh giới đó, cần nhận biết rằng thể tính của dâm lạc này là không có hình sắc vật chất, cho nên gọi là Không tính. Tâm giác tri trong cơn dâm lạc này cũng không phải là sắc pháp vật chất, cho nên cũng là Không tính. Cảm nhận xúc giác của thứ dâm lạc này và cái Tâm giác tri lĩnh thụ được khoái lạc này, kỳ thực không phải là hai thứ riêng rẽ mà cùng là một thứ do Tâm giác tri thành tựu (tạo ra), cho nên gọi là Lạc Không bất nhị”.

Như vậy, trong quá trình nam thượng sư giao hợp với nữ đệ tử, bằng các phương tiện tu hành, ông ta khiến cho nữ đệ tử giữ được cơn cực khoái tình dục trong suốt thời gian dài. Đồng thời, trong cơn cực khoái tình dục liên miên bất tận đó, còn dạy cho đệ tử “phương pháp làm thế nào để duy trì được dâm lạc không ngừng nghỉ” và liên tục cảm nhận thể nghiệm được loại “Không tính” này, đó gọi là Lạc Không song vận. Quá trình mà nam thượng sư thực hành tại chỗ và chỉ dạy từng tí cho nữ đệ tử như thế chính là nội dung của quán đỉnh thứ tư.

Nữ đệ tử sau khi nhận được quán đỉnh này, hoặc nam đệ tử sau khi được nữ thượng sư truyền cho quán đỉnh thứ tư này, theo ý chỉ của Tông Khách Ba thì còn phải thực hành thêm vào các thời gian khác. Khi thực hành, thì không phải như lúc thượng sư làm quán đỉnh thứ tư, chỉ kéo dài một, hai giờ đồng hồ là kết thúc mà vào lúc chính tu tập pháp này, phải duy trì được cảm nhận dâm lạc này trong thời gian thật dài, sinh ra được “cảm giác dâm lạc là Không tính” và “Tâm giác tri trong cơn lạc thụ này cũng là Không tính”; sau khi duy trì được hai “Không tính kiến” như thế không đứt đoạn, liền sau đó là sinh ra “Tâm giác tri và Không tính không hai, dâm lạc và Không tính cũng không hai”, rồi an trú trong cảnh giới “Lạc Không bất nhị” đó, tiếp tục duy trì cơn cực khoái tình dục trong thời gian thật dài lâu. Việc trụ ở trong cảnh giới Lạc Không song vận của Đệ tứ hỷ như thế, gọi là chính tu (tu tập đúng đắn chính xác) của Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận. Người nào có thể an trú trong cơn cực khoái tình dục Đệ tứ hỷ và “chính kiến về Không tính” suốt thời gian dài mà không mất đi (thoái dần) như thế, rồi lại có thể tiếp tục tinh tấn dụng công, khiến cho lạc xúc lan tỏa khắp toàn thân, ngũ luân đều nhận đầy đủ đại lạc, thì gọi là “thành tựu Chính Biến Tri Giác”, tức là đã thành Phật đạo cứu cánh. “Phật” của Mật tông từ việc có được thứ đại lạc này làm quả báo, nên nói “Phật quả” mà họ chứng được là “Báo thân Phật, Pháp thân Phật”, vì chứng được quả báo đại lạc này. Pháp môn này chính là pháp môn tức thân thành Phật vô thượng yoga mà tất cả các tông phái của Mật tông đều có chung.

Đệ tử Mật tông sau khi thụ quán đỉnh thứ tư, buộc phải tiếp tục chọn thời gian và địa điểm để cùng Minh Phi hợp tác (nếu là người nữ thì cùng Dũng Phụ - người nam khỏe mạnh có thể khiến cho người nữ hưởng thụ dâm lạc thật lâu mà không xuất tinh, dẫn đến mềm rũ), hoặc lại cùng thượng sư khác giới hợp tu Song thân pháp, lĩnh thụ cảnh giới Lạc Không song vận trong thời gian dài, đó gọi là “chính tu hành” của vô thượng yoga. Thời gian chính tu vô thượng yoga để lĩnh nhận Lạc Không song vận, mỗi ngày ít nhất phải trải qua tám thời thần (mỗi thời thần là bằng hai tiếng đồng hồ). Vì thế mà Tông Khách Ba mới nói: “Chính tu tập thời, trường thời lĩnh thụ bát thời đẳng”. Chữ “đẳng” ở đây nghĩa là nói thụ lạc cả ngày, cả tháng, cả năm, cả kiếp, cả ngàn kiếp[1].

Tông Khách Ba cho rằng cái sự tham dục đó không nên xả bỏ, vì đó là “đạo thành Phật”. Để cầu được thượng sư đích thân chỉ đạo trong quán đỉnh thứ tư, còn phải toàn thân đảnh lễ thượng sư, sau đó dùng sắc thân của mình cúng dường cho thượng sư (cùng thượng sư hợp tu Song thân pháp): “…Thầy Đáp Nhật Già Bạt nói: ‘Lại phải toàn thân rạp đất đảnh lễ ở cửa đông, úp đầu không ngẩng để dùng thân cúng dường cho sư trưởng’…Từ sau khi nhập vào trong đó (từ sau khi nhập vào cảnh giới Lạc Không song vận đó), thì từ nay trở về sau cho đến giai đoạn vẫn chưa chứng được Bồ Đề, đắc Hoan hỉ trụ trong nhân thiên. Như “Man luận” nói: ‘Do nhờ định không tạo tội nghiệp, thoát được ác đạo, nói quyết định thụ nhận thiện đạo mà an lạc. Từ việc nhập vào đó mà thấy được (nhập vào cảnh giới Lạc Không bất nhị và chứng được), các ngươi về sau chắc chắc không còn bị chết, vì ngươi đã nhập vào Kim Cương thừa đại lạc tự tính đại giải thoát này rồi’”. (21-410)

Vì sao người thụ quán đỉnh thứ tư này lại phải dùng sắc thân để cúng dường cho sư trưởng? Bởi lẽ trong đó có rất nhiều chi tiết khó có thể nói bằng lời, nếu không thuyết minh tường tận từng cái một ngay tại hiện trường lúc hợp tu, mả chỉ là lời nói giải thích dựa vào hồi ức tưởng tượng của thượng sư thì vô cùng khó chính xác để thể nghiệm chi tiết, vì thế mà bắt buộc phải cúng dường thượng sư bằng sắc thân. Nếu người nào không hợp tu cùng thượng sư, thì khó có thể miêu tả chi tiết từng thứ trong đó, còn có thể vấp phải những chỗ bỏ sót không đầy đủ nữa. Như thế thì hành giả không thể nào lĩnh thụ được mật ý thực sự của Song thân pháp vô thượng yoga mà thượng sư tuyên giảng, bởi thế mà phải dùng thân để cúng dường cho thượng sư. Các thượng sư Mật tông cũng thường xuyên vin vào cớ này để yêu cầu các đệ tử khác giới có sắc tướng anh tuấn, xinh đẹp cúng dường cơ thể họ cho thượng sư. Nếu như các đệ tử không tin vào những lời nói đó của thượng sư thì họ sẽ đem luận ý trên của Tông Khách Ba ra cho đệ tử xem, khiến cho đệ tử buộc phải tin theo mà cúng dường cho họ.

Tông Khách Ba nói sau khi nhập đàn thụ quán đỉnh thứ tư thì “liền lìa tất cả mọi tội lỗi như sát sinh…”, nhưng thực tế thì không hề lìa bỏ được tội sát sinh trước đây một chút nào, vì tội sát sinh không thể nào tiêu trừ được bằng quán đỉnh thứ tư. Tội sát sinh có hai loại: Thứ nhất là giới tội, thứ hai là tính tội. Giới tội thì phải ngày ngày đến trước mặt Phật chí thành sám hối cho đến khi thấy hảo tướng thì mới diệt được tội, còn tính tội thì phải chịu quả báo ở đời sau thì mới diệt được, chứ không phải là vào đàn quán đỉnh thụ quán đỉnh thứ tư là có thể diệt trừ được tội.

Lại nữa, người học Phật nếu vào đàn quán đỉnh này hợp tu pháp quán đỉnh thứ tư với thượng sư, thì tức là hai thày trò đều phá giới nặng tà dâm, chắc chắn sẽ đọa địa ngục chịu quả báo thuần khổ cực nặng trong vô lượng kiếp. Lại nữa, nói theo thế gian pháp, những hành vi đó cũng là hành vi loạn luân, thày trò cũng phạm tà dâm, làm trái với tam cương ngũ thường, nhân luân không thể dung thứ. Hành động mà còn không hợp với đạo đức nhân luân, thì sao có tư cách tu học Bát Nhã thâm sâu và Chủng trí vô thượng của Đệ nhất nghĩa? Tuyệt không có cái lý đó! Cho nên, thuyết “Vô thượng yoga” có thể thành Phật đạo của Mật tông chỉ là thuyết tự lừa dối mình dối người mà thôi.

Thượng sư Mật tông và người thụ quán đỉnh thứ tư của Mật tông tu tà hành như vậy, thì tuyệt đối không thể nào được như Tông Khách Ba nói: “Từ sau khi nhập vào trong đó, thì từ nay trở về sau cho đến giai đoạn vẫn chưa chứng được Bồ Đề, đắc Hoan hỉ trụ trong nhân thiên”. Vì sao vậy? Vì nếu nhập vào đàn thành này cùng hành tà dâm với thượng sư thì chắc chắn sẽ phải chịu khổ báo nơi địa ngục, sau đó chuyển lên ngạ quỷ đạo và súc sinh đạo chịu hết dư báo, thì mới có thể quay lại nhân gian. Trong “năm trăm năm đầu” khi trở lại nhân gian lại còn phải chịu hoa báo: Sinh nơi biên địa, ngũ căn không đầy đủ, mù điếc ngọng câm. Những quả báo như thế đều được ghi chép đầy đủ trong kinh Đại thừa, Tông Khách Ba vì sao nhìn mà không thấy, lại tiếp tục đem hành môn cuồng Mật này di hại cho hành giả Mật tông? Tại sao các hành giả Mật tông không đọc lời Phật trong các kinh điển đó mà lại tin những lời nói dối của Tông Khách Ba?

Vì những tà hành và tà kiến trong đàn quán đỉnh thứ tư đó, sau khi thụ quán đỉnh lại cùng hành giả khác giới hoặc thượng sư hợp tu “vô thượng yoga” ngoài phối ngẫu (vợ/chồng) của minh cho , nên đã thực hiện chủng tính địa ngục phá hủy trọng giới, người nào không xuống địa ngục chịu nỗi khổ trường kiếp mới là chuyện khó. Thế mà vì sao Tông Khách Ba lại có thể lừa dối chúng sinh, nói rằng: “quyết định thụ nhận thiện đạo mà an lạc”? Hành động tà dâm và tà hành phá hoại pháp nghĩa Phật giáo như thế, tại sao Tông Khách Ba lại có thể lừa dối chúng sinh, nói rằng: “Từ việc nhập vào đó mà thấy được, các ngươi về sau chắc chắc không còn bị chết, vì ngươi đã nhập vào Kim Cương thừa đại lạc tự tính đại giải thoát này rồi”? Những lời nói đó đều là nói đảo lộn, hoàn toàn trái ngược với chỉ ý của Phật, phá hoại Phật pháp nghiêm trọng, còn không thể giữ được thân người ở kiếp sau, nói gì đến chuyện có thể nhập vào đại giải thoát? Sao có thể nói đó là “Kim Cương thừa đại lạc”? Chỉ những người dựa theo tà kiến, tà hành mà tu Song thân pháp này mới là “những người vì muốn cầu giải thoát ở đời sau và an lạc ở đời này mà tạo ra ác nghiệp thuần khổ cực nặng trong vô lượng kiếp sau”, ngu si đến mức độ tột đỉnh như vậy, không còn có ai hơn được nữa.

Thầy của Thượng sư Trần Kiện Dân – Thượng sư Cống Cát Kim Cương – truyền cho Trần Kiện Dân pháp tu Lạc Không song vận như sau:

“Kim Cương Hợi Mẫu thậm thâm dẫn đạo Chương 9, tha thân Sự nghiệp thủ ấn: Kính lễ trước tôn tượng của Bạc Già Phạn Hách Lỗ Hát: Với tu trì tối thù thắng của Mật tông, để tăng trưởng duyên khởi Kim Cương tâm yếu, thân nên chuyển thành Kim Cương vô chuyển, sự giáo huấn này từ Kim Cương Hợi Mẫu, thâm sâu truyền tai tu trì như vậy, người có năng lực nguyện được khẩu quyết này, trong Tam muội da phải bí bí bí.

Hành giả Kim Cương thừa, vì để tăng trưởng trí tuệ, để tăng lực cho khí, mạch, Minh điểm, người nào có khả năng để Minh điểm không thoái thất (lậu rớt, xuất tinh) thì mới dạy cho người đó: Với Sự nghiệp thủ ấn đầy đủ tướng, cần nên tinh tấn tu trì, an lạc ở đó. Tổng quan chia thành năm mục: Thứ nhất, quan sát Thủ ấn; thứ hai, câu chiêu; thứ ba, thành thục; thứ tư, tu trì; thứ năm, chỉ thị công đức và chứng quả.

  1. Quan sát ban đầu: Trong cuốn “Liên hoa toàn tục” viết: Tướng Mật trong ngoài phải vẹn toàn, theo thời gian mà phân biệt rõ người có lòng tin lớn đối với Phật, có lòng tin đối với người Du già, không chán ngán đối với đại an lạc vân vân. Về ngoại tướng: Sắc mặt đoan chính, tuổi nhỏ vừa ý, có mùi thơm, nhan sắc trong trắng có hồng, eo thon, thân lớn nhỏ tương xứng, mắt dài và lòng trắng đen phân minh, dưới mắt nên có màu hồng, phát quang trạch như tơ, răng trắng không hở, mắt khéo liếc nhìn, có tham dung đầy đủ (mặt dâm), e thẹn như không dám nhìn thẳng người khác, eo đeo hựu toàn, lúc đi chân trái bước trước, như hoa sen xoay chuyển trên mặt đất, bước đi tự nhiên, vẽ năm loại thủ ấn trang nghiêm, tâm nặng ái nhiễm, nhìn thấy là khiến người ta an lạc, đó là tổng tướng.

Biệt tướng có Phật Mẫu chủng tính liên hoa, môi như cánh sen, tay trắng tựa tuyết, tóc đen nhanh, sắc thịt hơi đỏ. Quan sát từ phía sau, dáng hơi cúi đầu; nhìn từ phía trước, tựa như ngẩng đầu; nhìn từ hai bên, như nghiêng người. Eo nhỏ, hông dưới hơi rộng; khi đi như vẽ hoa sen dưới mặt đất, đó là người có chủng tính liên hoa đầy đủ.

Người có nội tướng hiển hiện từ ngoại tướng: Trước trán có Minh điểm, là Thân Kim Cương; Hầu có Minh điểm là Ngữ Kim Cương; Tâm có Minh điểm là Ý Kim Cương. Giữa hai hàng lông mày hoặc giữa rốn có Minh điểm là Công đức mẫu, Sự nghiệp mẫu; hoặc ở năm chỗ đó có ba vạch thẳng cũng vậy.

Về nội tướng: Tâm rộng rãi, không nói nhiều, ít lòng đố kỵ, có thể chấp nhận Mật pháp, lòng tin kiên định, ít có lòng tham đối với tiền tài của hành giả, không bị người khác dụ dỗ về những gì đã được khuyến cáo.

Về Mật tướng: Liên hoa (âm đạo) thật khít, có khí ấm, đầy đặn và nhô ra ngoài, có khả năng ngậm chặt chùy (dương vật); Xương hông rộng, mông nhỏ, thịt phát triển vào trong. Miệng hoa sen (âm hộ) khép sát vào thịt, cánh hoa đầy đặn, khi lấy chùy chạm vào đó, hoa sen không chịu nổi phải phát ra âm thanh e thẹn. Nếu như đâm rút chùy mạnh hơn thì toàn thân ưỡn lên, trong hoa sen phát hơi ấm và ẩm ướt.

Về quan sát chân thực: Có lòng tin đối với Mật tông, đặc biệt là tin tưởng với hành giả; trí tuệ quảng đại, có khả năng nhận biết pháp và phi pháp; tâm lượng rộng lớn, có thể dung nạp Mật pháp; lời nói cẩn thận, không phỉ báng người Du già, mà hết mực cung kính, làm theo những gì Du già sĩ nói, phụng hành thật khéo, có thể khiến cho an lạc tăng trưởng.

Về tướng nhìn thấy và tiếp xúc có thể sinh an lạc: Với nội thân tư nhuận của người nữ ấy, chỉ hơi tiếp xúc (va chạm) thân thể là đã cảm thấy an lạc (khoan khoái trong lòng), tâm cũng dễ hiển thị thể tính không ô nhiễm vốn dĩ; Dù chưa có chính kiến nhưng cũng đã rất an định, cùng đi với nhau cũng sinh an lạc; khéo biết quan tâm săn sóc, lại thường cả thẹn, tinh tấn hành sự, nghe lời phụng hành, nói năng vừa ý; lúc đi đứng, làm việc đều toát lên vẻ nhàn nhã, cực kỳ tinh tấn đối với Phật sự.

  1. Câu chiêu: (Đoạn này không khác gì với phần mà Liên Hoa Sinh đã nói, nên ở đây lược bỏ).
  2. Thành thục: Sau khi đắc Sự nghiệp Thủ ấn (tìm được Minh Phi), làm quán đỉnh cực kỳ thâm mật cho người nữ ấy, để cho cô ấy được thành thục (thấm nhuần) thì bắt đầu khai thị đạo Giải thoát thâm sâu, có thể nói lợi ích của thứ tự tu đạo quán đỉnh thứ ba, vạn nhất không được tương hợp với tà kiến của Thế gian pháp, khiến cho người nữ ấy chuyển nhập vào Phật pháp. Người nào tâm lượng còn nhỏ thì phải dạy cho rộng mở hơn, sinh lòng kiên định hiểu biết về sự nghiệp, nói cho người ấy biết Tham đạo phương tiện thậm thâm (giải thích cho Minh Phi hiểu về đạo Đại tham phương tiện thâm sâu của Song thân pháp), đồng thời dùng vật chất (kiêm dùng Minh điểm vật chất – tức là tinh dịch của bản thân) và chú lực để khiến cho người ấy trở thành pháp khí Sự nghiệp thủ ấn (khiến cho Minh Phi đó trở thành Sự nghiệp thủ ấn có thể hợp tu Song thân pháp). Sau đó nên hiểu biết rằng tất cả các pháp thánh phàm đều sinh ra từ Minh điểm không thoái thất (lậu rớt, xuất tinh). Về khẩu quyết không thoái thất mà tăng trưởng này, cần tìm đến căn lều yên tĩnh, thỉnh mời Dũng Phụ Dũng mẫu, không cho người ngoài nhòm ngó vào, đưa “cụ tướng sự mẫu” tẩy rửa thân thể trang nghiêm (đưa Sự nghiệp Không Hành Mẫu có đầy đủ tướng tốt đi tắm rửa và làm các công việc trang điểm), xức dầu thơm, đeo túi thơm; Duỗi chân của mình trên đùi trần của người nữ, ôm nhau mà hôn. Lấy cổ tay ôm đầu người nữ, dùng tay ve vuốt, mân mê môi lưỡi, bóp vú, nhìn Mật xứ (âm hộ); dạy người nữ cầm chùy, tận lực thể hiện phương tiện sinh khoái lạc (bảo người nữ cầm lấy dương vật của nam hành giả Mật tông, ra sức làm các động tác ve vuốt, tạo ra khoái lạc cho nam hành giả bằng các kỹ xảo). Nếu khi hành sự mà sinh ra phân biệt trong tham dục, thì nên nhận thức rõ rằng cái Tham vốn dĩ không có thể tính thực tại (không có tính vật chất), đó là sự tùy ý vận hành của pháp. Tức là nhận thức được diện mạo vốn dĩ của nó khi chưa đoạn Tham, mà an trú ở Căn bản định. Các loại tham dục thông thường cần lập tức xóa bỏ hoàn toàn, tinh tấn tu trì để hiển hiện phương tiện an lạc.

Sau đó, mình và người ấy gia trì, bắt đầu phát khởi Bồ Đề tâm thù thắng, quán tất thảy pháp không, trên không hiện ra giường nằm, tức là liên nhật luân, trên luân tự hình thành Bản tôn, có một mặt hai cánh tay, hiện tiền quán tưởng sinh khởi. Quán vô duyên ở Mật xứ (chỗ kín) của mình, trong sự vô duyên đó hiện ra Mật chùy (hiển hiện ra dương vật), trên chùy hiện Hồng (trên dương vật xuất hiện chữ Hồng), Hồng này chuyển thành năm bộ chùy. Trên không trung hiện ra chữ Hồng màu lam, đầu hướng vào trong, đầu nhọn có chữ Phi, màu vàng đỏ hướng ra ngoài. Phật Mẫu trong sát na biến thành Hợi mẫu (khi hoàn thành quán tưởng giai đoạn này, Minh Phi trong một sát na đó tức thì trở thành Hợi mẫu), một mặt hai tay, trang nghiêm đầy đủ, cực an lạc vui vẻ, đầu vú nhô ra (núm vú căng ra), Mật liên đầy đặn (phì ra), an lạc không thể chia bớt.

Hiện (quan sát, quán tưởng) Mật xứ vô duyên, trong vô duyên đó tái hiện hoa sen bốn cánh (âm hộ bốn môi lớn nhỏ), bên trong lại hiện hoa phôi (âm vật - mồng đốc) được trang nghiêm bằng chữ A. Tại mỗi mạch luân trong thân, tưởng thành Dũng Phụ, Dũng mẫu (trong ngũ luân ở Trung mạch của Minh Phi, quán tưởng mỗi luân đều có Dũng Phụ giao hợp với Dũng mẫu), giống như Mật pháp (cái được quán tưởng ra này giống với cái quán tưởng trong Mật pháp đã nói ở đoạn đầu[2]). Sau đó, nhằm vào chữ A trên liên phôi, dùng chùy của Phật Phụ đâm xuống (sau đó dùng dương vật của mình xúc vào trên chữ A ở âm vật). Làm một lát (làm như thế một chút), định ở trên Căn bản định bản lai thanh tịnh ly hý (Định tâm ở trên “Căn bản định” vốn dĩ thanh tịnh và “ly hý”, sau đó) lắc vặn rùng mình toàn thân như con dê (để cho lạc xúc đạt đến độ cao trào nhất), sự an lạc đó như thác chảy xuống (nhờ đại lạc này mà khiến cho tinh dịch đổ xuống như thác). Phải như nông dân làm ruộng, lấy cuốc đào rãnh dẫn nước, không để cho nước chảy ra ngoài (lúc này dương vật phải như nông phu dùng cuốc đào rãnh dẫn nước, không được để tinh dịch và dâm dịch của Minh Phi trào ra ngoài), chỉ được nhập vào trong rãnh mà giáng hạ xuống các luân, hiến Tứ không hành (chỉ có thể dẫn tinh dịch nhập dòng mà giáng vào trong các luân, phụng hiến cho Dũng Phụ Phật Mẫu tứ không hành). Mật tu như thế ở các luân đều phải rung lắc, Minh điểm không lậu rớt làm đầu (Pháp Mật tu như thế, phải rung lắc ở các luân, cốt yếu là không được để dâm dịch chảy ra ngoài). Sau đó, khi an lạc giáng xuống Mật xứ, quan sát như trước đó, cúng Mật luân không hành (cuối cùng đưa lạc xúc giáng xuống hạ thể, lại phát sinh ra an lạc, rồi cũng lại quan sát như trước để cúng dường cho Dũng Phụ Không Hành Mẫu trong Mật luân).

Về trì thiện xảo, như cửa cống nước trong cái ao. Loại thượng đẳng là trì nó ở trên kiến thể vốn dĩ lìa tất thảy mọi hý luận; loại trung đẳng là dùng khí để trì. Trì thượng hành khí, như trong bình có lỗ thủng; trì hạ hành khí thì cái xuất ra có thể lại nâng lên; trì trung trụ khí, tức là ở Tề luân, hơi chướng ra ngoài. Về quán tưởng, người lợi căn thì quán tất thảy bản lai thanh tịnh kiến; người trung đẳng thì quán trên đỉnh đầu có chữ Hãn, như cái cọc buộc ngựa; người hạ đẳng thì tưởng tượng trên đỉnh có Dũng Phụ, thượng sư như ánh sáng pha lê.

Người mới tu hành, có thể lập tức xuất ra ngay, cho nên phải biết mạch yếu, dùng ba ngón tay như cái thang để ấn vào nó (Thượng sư Trần Kiện Dân xét: ấn vào giữa nhị âm trước sau, tức là chỗ Hội Âm hoặc đầu mũi. Cái mà gọi là “đầu mũi” ở đây tức là chỉ đầu chùy, còn chìu là mũi dưới). Người thiện xảo nghịch hành như xe nước nước xe, trong chùy quán có chữ Hồng, lấy nó để câu móc vật thanh tịnh chữ A trong liên (hoa sen), niệm âm Hồng dài hít nhập vào trong chùy, cúng dường các Bản Tôn ở Mật xứ (miệng niệm âm Hồng dài, dùng khí công hút tinh dịch và dâm dịch trong âm đạo người nữ quay về hạ thể của mình rồi quán tưởng cúng dường Bản Tôn trong hạ thể của mình). Tiếp đến hít chữ Hồng này, men theo Trung mạch truyền nhập vào thượng sư trên đỉnh đầu, cúng dường Liên Hoa Sinh đại sĩ, phụ mẫu, như Kim Cương trì mà cúng hiến.

Về Thân yếu [3]chỗ này: Tứ châu thu vào Tu Di (Thượng sư Trần Kiện Dân xét: Tứ châu tức là tứ chi, thu vào Tu Di là chỉ co vào phần lưng). Như rồng gặp Tu Di, nhật nguyệt chầu trời (Thượng sư Trần Kiện Dân xét: tức hai mắt đảo lên trên). Lưỡi cuộn đẩy ngạc trên, địa các (ngạc dưới) ép hầu kết. (Lúc giao hợp, nếu) tất cả thân phần không thể sinh an lạc thì nên rùng lắc, có thể khiến cho sinh lạc.

Về khẩu yếu[4]: Niệm âm Hồng dài, xuất ra không ngừng cùng khí, tại mỗi luân “thân yếu, khí yếu” quán tưởng tu từng cái. Nếu khi tu trì thấy khó quá, thì tại mỗi luân đồng thời tu cả tam yếu. Sau này nên ngồi độc một mình, tu đề điểm quyền pháp (tu quyền pháp “nâng chiết Minh điểm”), thì có thể tọa tùy theo an lạc, nắm tay quyền đặt trước mặt trên ngọa cụ (chỗ nằm), tu bên trong trụ khí ấm, men lên đỉnh chỗ thượng sư đại sĩ Liên Hoa Sinh, thực hành quán tưởng lay động trong hư không. Sau khi trì khí ấm dài, phát hết sạch khí ra ngoài, rồi hít đoản khí vào, theo lực đẩy phóng ra. Làm như thế bốn, năm lần, thân phần tự nhiên sẽ rung động an lạc. Đây gọi là pháp tiếp dẫn tán bố tự nhiên, là khí yếu vô công dụng.

Cuối cùng hồi hướng, phát tâm quảng đại, hết sức tu nhiều Bình khí, tâm định ở trên thể tính bản lai. Cái này tương hợp với mật tu Không Hành của Ngũ bộ. Nó tương thuận với Sinh khởi thứ đệ và Viên mãn thứ đệ, Đạo thứ đệ dựa vào thủ ấn Minh mẫu để khiến cho Dũng Phụ Dũng mẫu hoan hỷ….Cống Cát khai thị cho Không Hành Mẫu và thiên nữ Nhân Thân chí tôn rằng: ‘Thứ nhất nhìn sắc, thứ hai nghe thanh, thứ ba ngửi hương, thứ tư chạm thịt, thứ năm lĩnh nạp mùi thù thắng (dùng miệng nếm vị dâm dịch), thứ sáu ôm nhau, thứ bảy hôn miệng, thứ tám nhập liên. Trước khi nhập liên cung, anh ta vốn cũng phải tiếp xúc với tám cánh hoa sen trước đã, cùng để cúng dường tám vị Không Hành Mẫu; tiếp đến là chạm đến bên ngoài hậu môn của người nữ để cúng dường Thủ phương mẫu. Sau khi làm như thế mới được nhập vào liên cung, là pháp hành chậm. Người nam dễ xuất tinh, người nữ thì không dễ sinh lạc, cho nên cần phải tiến hành chầm chậm, một là tránh xuất tinh sớm, hai là có thể đợi cơn khoái lạc của người nữ đến’.

Lại xét: Pháp nâng chiết lên trên có sáu nhánh: Một là bụng dán sát lưng, hai là thót nâng hậu môn, ba là cổ áp hầu kết, bốn là lưỡi đẩy ngạc trên, năm là mắt đảo hướng lên trên, sáu là thượng khí xuất ra ngoài, hoặc lấy tay ấn huyệt Hội Âm. Sáu pháp này phải thực hiện trước khi xuất tinh sớm, thì nhất định sẽ không xuất trộm… Người có tiến bộ thì con đường chậm tiến trên đây phối với Ngũ trần. Sau khi tiếp xúc nhau, lại có Ngũ trần bí mật. Người nữ sau quá trình dài (bên nữ sau khi trải qua quá trình giao hợp lâu dài), sắc mặt chuyển hồng, càng thêm xinh đẹp, tiếng cười kinh ngạc, âm thanh chuyển nhã nhặn, mà liên cung càng cọ xát thì càng ẩm ướt phát ra tiếng kêu.

Cũng có người lại quá khô, thì có thể bôi bằng quả chuối theo cuốn sách “Quang Minh pháp tạng” của ta, thì nhất định sẽ phát ra tiếng. Trong liên cung có mùi thơm như xạ hương, đó là của quý hiếm. Nhưng người có chủng tính tốt cũng có mùi lạ, không nhất định giống như người có mùi xạ hương. Sau khi tiếp xúc, lưỡi người nữ vốn dĩ có tân dịch (nước miếng). Lại đến khi liên cung có nước chảy ra, cũng có thể ăn nó. Ngũ trần trong sự tiếp xúc cọ sát đó càng thêm thâm lạc, không thể không phối hợp với Không tính mà làm. Cho nên, nhất định phải từ từ mà hành sự, thì thời gian thong dong, dễ tự phản tỉnh.

Như khi quán sắc, sau khi lạc sinh khởi, Không tính có còn tồn tại hay không? Tất tự phản tỉnh. Nếu như nó không còn tồn tại, tất phải phối hợp. Như thế thì Sắc Không bất nhị, Thanh Không bất nhị, Hương Không bất nhị, Vị Không bất nhị, Xúc Không bất nhị, sau đó mới có thể hoàn thành “Lạc Không bất nhị”. Đó chính là mục tiêu của Sự nghiệp thủ ấn, không thể không biết đấy!

Lại nữa, 64 pháp song già,…Trong 64 pháp này, phần cơ bản có 8 pháp, mỗi pháp lại có 8 pháp nữa, nên mới thành số (64) này. Một là Cận hiệp (đùa giỡn sát), hai là Vẫn hợp (hôn hít), ba là Chỉ lộng (đùa nghịch bằng tay), bốn là Xỉ ngoạn (chơi bằng răng), năm là Liên hý (nghịch đùa hoa sen), sáu là Thanh vận (âm thanh), bảy là Nhục cảm (cảm giác xác thịt), tám là Điên loan (điên loan đảo phượng).

Đầu tiên là nói về Cận hiệp: Thứ nhất là Thiết ngọc (trộm ngọc), lén nhìn mặt người nữ, cùng tiến sát gần nhau, vuốt ve ngực cô ấy; Hai là Thôi tựu (tiến sát gần hơn nữa), dùng lời nói tỉ tê để gợi tình; Ba là Tình khiên (dắt tình), áp sát vuốt ve, môi lưỡi quấn nhau; Bốn là Ý nhạ (gợi ý), tay ôm cổ người nữ, hôn điên cuồng phát ra âm thanh (chụt chụt); Năm là Đằng triền (quấn quýt), một chân dẫm lên mu bàn chân người nữ, một chân quặp hông người nữ; Sáu là Trích anh (hái anh đào), tay nâng cổ người nữ lên mà hít hà (ra thành tiếng) đôi môi cô ấy; Bảy là Khế nhập (sáp vào), cùng ngủ dán bụng, chân quặp ôm eo; Tám là Thủy nhũ, chùy nhập liên cung (đút dương vật vào âm hộ).

Về Vẫn hợp: Tức là hôn vào tám chỗ miệng, hầu, vú, sườn, eo, mũi, xương gò má, hoa sen (âm hộ).

Về Chỉ lộng: Dùng tay vẽ nhẹ lên các chỗ môi, ngực, đủ để hiện lên vết hằn mảnh trên da thịt, cái đó gọi là Ngẫu ti[5]. Móng tay hơi ấn sâu, dí nơi ngực, hầu, khiến da hiện lên những vằn cong, đó gọi là Bán nguyệt. Khi người nữ cảm thấy buồn buồn ngưa ngứa mà dúm mình thì dùng cả năm ngón tay ấn đều, đó gọi là Đàn thành. Tại chỗ đuôi lỗ rốn, vẽ những đường vằn dài, gọi là Triền miên. Lại vẽ những đường xiên ở các chỗ trước đây, gọi là Khinh sa. Dùng chùy thập tự vẽ ở gò ngực và dưới bầu vú, gọi là Yết ma. Dùng năm đầu móng tay ấn xung quanh vú gọi là Mai hoa. Vẽ hình hoa sen quanh vú gọi là Tiểu liên.

Về Xỉ ngoạn: Lòng tham sắc sinh khởi (sinh dục vọng), sắc mặt rất hồng hào, đó gọi là Xuân sắc; Lấy răng ấn nhẹ lên môi người nữ, gọi là Điểm giáng; Dùng môi và răng khép lại mà cắn lên hai mép người nữ, gọi là San hô; Làm vẻ nhe nanh, dùng răng cửa cắn nhau gọi là Minh điểm; Lấy răng ấn liền dãy ở các chỗ eo, vai, hầu, giữa hai hàng lông mày, gọi là Châu man; Lấy răng ấn tản mạn tùy ý, không chỗ cố định, như mây trên tầng không, gọi là Xán vân; Lấy răng ấn các chỗ dưới sườn, gọi là Liên châu; Ấn răng vào những chỗ dễ gây buồn ngứa như dưới tai, khiến cho người nữ buồn rúm người, gọi là Phong tao.

Về Liên hý: Bụng dán sát thân người nữ, rà đầu chùy (dương vật) nghịch lên các cánh hoa sen bên ngoài (mép ngoài âm hộ), gọi là Thổ lãng (nổi bọt sóng); Tay cầm gốc chùy, để nửa đầu chày nhập vào Liên cung (đút nửa thân dương vật vào âm đạo), gọi là Khinh khiêu (khiêu khích nhẹ); Người nữ duỗi chân nằm ngửa, nam chùy như cắm chùy Phổ Ba[6], chọc thẳng xuống, gọi là Thâm khiết (chọc sâu); Người nữ hoan hỉ hơi rướn người lên, rồi để cho (chùy) thâm nhập bất động (vào sâu nằm im), gọi là Bán tựu (thành tựu một nửa); Đột xuất đột nhập, vào ra liên tục, gọi là Đề tiếu (khóc cười); Vài lần nông một lần sâu, thay nhau mà thực hiện[7], gọi là Túy tửu (say rượu); Trên dưới cùng động đậy, nhúc nhích, gọi là Mặc khế (giao ước ngầm); Lần đầu thì đút vào từ từ một nửa, lần thứ hai đột nhiên cắm ngập chùy, gọi là Mãn nguyện.

Về Thanh vận: Như tiếng kêu khóc rấm rức (không ra tiếng), như than oán, như thở, như rên, như a-oa-đả, như oa-na-a-đả, như tiểu giải thoát, như a-oa-tước-oa (Chú thích gốc: tên gọi mấy tiếng kêu sau, thượng sư Cống Cát nói không biết là cái gì), lần lượt tựa như tiếng kêu của bồ câu, đỗ quyên, cáp-lý-đả, con cò, ong mật, ngỗng, xuân điểu (én), ba-oa-giá, đều là tiếng phát ra từ trong bụng.

Về Nhục cảm: Giống với hôn hít bên trên (Chú thích gốc: cùng vị trí), chủ yếu sử dụng nắm tay, lòng bàn tay, cùi chỏ, eo, mặt…Ví dụ, dùng tay mát xa mà phát ra 8 loại âm thanh kể trên, thì gọi là tham tướng, tất sinh Đại Lạc. Nếu như khí phát ra từ miệng quá lạnh thì ấn lâu.

Về Điên loan: Cơ thể người nam béo phì, người nữ không thể chịu được sức nặng đè xuống, thì phải đảo lộn vị trí mà làm. Người nữ thay vị trí làm như người nam, thực hiện như sau: Vắt ngựa chạy mau gọi là Bào (chạy); Cắm lâu rút chậm là Án (đè); Chân quấn lấy nhau, bụng người nữ như chuyển luân (bánh quay nghiêng nửa vành – nghiêng người qua lại) gọi là Triển (chuyển); Đùi người nữ quấn nhau, người nam hơi chuyển động từ dưới, gọi là Si (sàng); Người nam nghỉ ngơi gọi là Thản (bằng phẳng); Người nam bất động, người nữ từ từ làm, gọi là Thoi (suốt); Chân tay người nam duỗi thẳng gọi là Túy (say); Người nữ quay lưng về phía người nam mà ngồi, làm phía trên gọi là Kiều (yêu kiều). 64 thức này tùy ý mà làm, để nhập vào Không – Lạc.

Nói vắn tắt về khế nhập Không Lạc như trên, thực ra phải làm từ từ, vừa sinh Lạc, vừa khế nhập Không. Nếu như mới bắt đầu thực hiện “Cận hiệp” mà không thể đạt Không thì lập tức dừng lại, sám hối, sau đó lại thử tiếp. Nếu như thực hiện cứ được hai mà có một thứ tự bất Không thì tất cả các thứ tự sau đều phải dừng lại. Bắt buộc phải là vừa sinh Lạc, vừa thành Không thì mới có thể từng bước tiến lên, lần lượt tăng cường cái Lạc, theo đó mà khế hợp với Không. Mục đích của các bản sách sao chỉ chép giữ lại phương pháp đắc Lạc, còn về sinh Không trên Lạc, tu Lạc trên Không, là đạo mà người học cần biết thì lại ít được dạy dỗ. Ta không thể không bổ sung cho Cổ Đức. Nên biết là thà rằng không Lạc chứ không thể không đắc Không. Đắc Lạc thì dễ rơi vào phàm phu, đắc Không thì tất chứng Bồ Đề, không thể không cẩn thận thực hành.

Còn về việc trong sách trích dẫn nhiều về “mạch dược vật bí mật của mỹ nữ”, ta đã từng hầu cận Nhân Ba Thiết (thượng sư) đến tiệm thuốc lớn, xét kỹ từng vị, mới biết được các vị thuốc tiếng Trung và vị thuốc tiếng Tạng sản xuất ở Bắc Bình, có vị thuốc cùng loại mà khác tên. Các cuốn sách sao chép được dịch đa phần đều có sai sót, không thể áp dụng được, dùng tất vô hiệu. Cho nên muốn để mạch tương hợp với mạch, cần phải áp dụng các tư thế khác nhau, lần lượt thử nghiệm. Mạch người nữ vừa ngắn, hơn nữa vị trí khác nhau tùy người, nên bắt buộc phải để (phần chót Trung mạch – nam nữ âm) của hai bên tương giao, không được chia lìa, như kiểu của bọn chó ấy (như trạng thái hai con chó giao hợp xong, không thể rút ra được vậy. Chi tiết xem phụ chú phần cuối của đoạn văn trích dẫn này). Cái cảm nhận này không cần thật sự không chia lìa, mà là để đảm bảo hai mạch đã chạm tiếp vào nhau, đó là kinh nghiệm thực tu của ta và vợ ta.

Thế nhưng nếu đổi người nữ khác mà thực hành thì lại không giống nhau. Thầy Công từng cho phép một người nữ khác cùng tu với ta, thì thấy mạch của cô ấy và vợ ta khác nhau, qua đó có thể hiểu được. Khi mạch của cô ây đã ngậm nhau (tiếp xúc), bên nữ mới dễ chảy hồng Bồ Đề ra, đó cũng là một trong những cách thức khảo nghiệm. Các cuốn sách khác hoặc không có nói đến tư thế, hoặc nếu như có nói thì cũng ít nói rõ (vấn đề này). Tư thế nào đối với loại người nữ nào mới dễ dẫn chảy ra, tất cả đều dựa vào bản thân hành giả mỗi lẫn tu song vận, đổi tư thế để sao cho vừa khéo, đồng thời cũng cần phải trao đổi giao hẹn trước với người nữ: lúc nào, chỗ nào thì đắc Lạc, cần lập tức tán thán, để hành giả thăm dò biết được phương hướng của mình, đồng thời xác định tư thế đó mới dễ thực hành.

Hành giả tất phải hiểu rõ: Phàm đã vào lúc mạch ngậm nhau thì cái Lạc đó tất sẽ lớn, mà cũng dễ xuất tinh, cho nên phải thận trọng nâng chiết lên. Trong cuốn “Hạ môn đại lạc dẫn đạo sao bản” có nói bốn thức sau: Một là nam ôm cổ nữ, nữ ôm eo nam, chùy lên xuống như thoi, mạch ở bên trái hoa mới xuất; Hai là nữ nằm ngửa, gối kê cao đầu, chân nữ gác thẳng lên vai mình, nam ôm từ dưới mà hành, mạch từ trên dưới mới xuất hiện. Ba là chân nữ gác lên khèo tay nam, nam ôm dưới eo nữ mà hành, mạch từ hai bên trái phải hoa sen mà ra; Bốn là chân nữ duỗi thẳng lên ngực nam, một chân nam cong bên eo nữ, một chân thẳng, tay ôm hạ bộ người nữ, mạch từ chính giữa xuất hiện.

Bốn người nữ này: Loại đầu tiên là giống Kim Cương, loại thứ hai là giống Liên Hoa, thứ ba là giống Thú, thứ tư là giống Voi. Bản thân ta thì cho rằng mỗi chủng loại người nữ đều có đặc sắc riêng, không nhất định có thể gặp được. Làm thế nào để có thể thám tìm mạch của người nữ đồng tu có duyên với mình, không thể chỉ giới hạn ở bốn loại tư thế này. Nó có thể là trái phải, có thể là trên dưới, không có chỉ định, cũng có vấn đề. Khi dò thám bằng tư thế “chùy liên cùng thuận, tám hướng đều theo”, cho đến khi có cảm giác ngậm nhau thì mới dừng. Các sách nói về thuật phòng the đều có hơn 30 loại tư thế khác nhau, gần đây còn có cả ảnh chụp, chẳng thà lấy ta và người đồng tu ra làm thực tế, mới có thể làm bằng. Cho nên mới nói tin tuyệt đối vào sách chẳng bằng không đọc sách vậy.

Lại có loại cao cấp hơn: Các cuốn sách sao chép bí mật cũng có nhiều câu chú bí mật, vị thuốc bí mật, bùa sớ bí mật để dẫn dụ Không Hành nữ. Ta không dám nói “không có linh nghiệm”, nhưng ta cho rằng các cách làm này vừa không dễ thực hiện, cũng chưa chắc đã hiệu nghiệm hoàn toàn. Cách tốt nhất là nhất định phải giữ gìn giới luật, để chiêu cảm “thần hộ pháp bảo vệ Mật pháp” đến dẫn dắt cho hành giả. Ta về mặt tư cách đạo đức đã từng thấy được sự hiệu nghiệm này. Người nữ được dẫn dắt đến cũng có quang, hơn nữa còn được thần hộ pháp thông báo: Không Hành đã đến. Không cần phải quan sát tướng gì hết, khi chưa gặp mặt thì đã nhìn thấy quang (ánh sáng) trước rồi. Còn sau khi gặp mặt, không cần phải dẫn dụ, tự nhiên kết hợp (giao hợp luôn). Khi người nữ ấy đi, không có bám víu hay bất cứ phiền phức thế tục nào khác. Đó chính là nhờ đạo giữ gìn bảo vệ của thần hộ pháp vậy.

Loại cao cấp hơn, là nhờ có thể tu Không Hành nữ mà được tương ứng, giữ gìn Minh điểm, có đủ Bồ Đề tâm. Người nữ thì đúng như lời thề của mình, tự đến cúng dường. Lúc tu tập với người đó, cảm ứng lớn nhất, hoặc là thấy nhật, nguyệt, hoặc trụ trong chính định, hoặc khế hợp với Đại ấn. Sau khi đi thì càng không có bất kỳ phiền phức thế tục nào hết. Vừa không cần phải dùng đến thuốc dẫn, cũng chẳng cần dùng tiền bạc, đồ ăn thức uống để dẫn dụ, đó là hiệu quả đặc biệt tự đến của Không Hành nữ này.

Loại tối thượng, có thể tu các loại quán tưởng Không Lạc bất nhị, Đại ấn minh thể tự nhiên hiện tiền, có đủ các loại sức mạnh sự nghiệp đại bi, có thể dẫn sinh công đức Bản Tôn thành tựu. Vừa là Bản Tôn, tự có Phật Mẫu. Khi chưa gặp người ấy thì sẽ có dự báo trước. Khi người ấy đến, gặp nhau thì như thể đã thân quen từ lâu. Khi thì thăm nhau đường xa, khi thì bỗng nhiên gặp mặt, lúc hành sự không chút chướng ngại, lúc nào cũng có Không Lạc. Sau khi hành sự, không ai phát hiện, mà cảm giác chứng ngộ từng bước tăng trưởng. Những điều này có được đều là nhờ bản thân hành giả giới luật đầy đủ, định lực thâm sâu, trí tuệ tăng trưởng và tất cả mọi công đức. Tóm lại, nhân quả không hoại, Minh điểm sung mãn, khí công đầy đủ, trí tuệ tương khế với Tứ hỷ Tứ không trong Mật pháp, tất sẽ có Không Hành nữ đến trợ giúp mình”. (34-279~303) Phụ chú: “Khi hai mạch nam nữ tương hàm, ngọc nữ lắc mạnh như chó cái, đại lạc dung hòa lăn trên giường, liên chùy dính chặt chẳng lìa chia”. (34-306)

Lại nữa, hành giả Mật tông nào muốn tu pháp này, trước hết còn phải thông đạt mạch khí Ngũ luân, thì sau đó mới có thể tu: “Cho nên muốn áp dụng đạo lý Song thân pháp, chính là phải dùng khí công mở mạch tầng ngoài của Mật luân, sau đó hành khí khắp nơi để mở mạch tầng ngoài Tâm luân. Khi mạch tầng ngoài của Tâm luân mở ra rồi, khí mới dễ vào trong Trung mạch. Sau đó, bên dưới dùng hỏa xung (Chú thích gốc: Chuyết hỏa), bên trên dùng thủy xung (Chú thích gốc: Trên Đỉnh luân nhỏ giọt Minh điểm). Như thế thì sẽ mở được từng tầng từng lớp Tâm luân rồi. Cho nên, mở Ngũ luân là phải mở từ Tâm luân trước. Nhưng tu thì phải bắt đầu tu từ Mật xứ (chỗ kín), cho nên tính quan trọng của tu song vận chính là ở chỗ này. Anh không tu song vận, thì mạch vòng ngoài của Mật xứ sẽ không dễ mở ra. Cho nên người ta đều nói cái tinh hoàn này là tổng tinh đó! Tất cả mọi tinh đều tổ chức ở chỗ này. Cần phải tu chỗ này hàng ngày, dùng sức mạnh Tam ma địa Không tính, dùng khí công, dùng song vận, từ từ mở nút chỗ này ra”. (32-235)

Nếu không tu cho thông đạt mạch khí Ngũ luân, thì trong quá trình hợp tu song thân, không thể đưa khí trụ ở đầu Ma ni để giữ cho không tiết lậu (bế tinh), cũng không thể duy trì lâu trạng thái cực khoái tình dục mà chắc chắn sẽ xuất tinh. Như thế thì sẽ không thể nào đạt được cảnh giới “lúc chính tu, lĩnh nạp dài lâu qua tám thời và hơn thế nữa” như Tông Khách Ba đã dạy, thì việc “làm thế nào để có thể duy trì được trí tuệ lớn và lâu nhất của lạc xúc” sẽ không thể nào sinh khởi được. Mà như thế thì không phải là người đắc Đại Lạc, thì vĩnh viễn không thể thành “Phật của Mật tông” được. Cho nên, người nào muốn tu Song thân pháp này, trước hết bắt buộc phải đạt được thành tựu tu hành Sinh khởi thứ đệ, thì sau mới có thể thụ quán đỉnh thứ tư và hợp tu Song thân pháp với người khác. Vì thế mới nói rằng:

“Mệnh nằm ở Tâm, giống như nhụy trong hoa sen. Người tu bề ngoài tâm thì kiên cố, nhưng bên trong thì ‘Tâm chứa tất thảy Phật’ không thể đi được. Phật được thỉnh đến, bên trong đều có, bị phần kiên cố giữ lại, mãi mãi không thể hiển lộ. Tục ngữ có câu rằng: ‘Không có lỗ không rỉ nước’. Hành giả nếu có thể kiên trì tu tập, thì khi ôm Minh Phi, cho dù tinh sắp xuất ra ngoài, chỉ cần vỗ đập một tiếng thì có thể lập tức bế tinh lại, không cho xuất ra. Nếu có thể giao hợp với Minh mẫu mà không xuất tinh, thì chắc chắn sẽ thành Phật. Phật bên trong người đó mãi mãi không thể lìa, khi đó Tâm du già mới đến: Một lỗ chân lông thành một thế giới, một thế giới là một đàn thành Phật, tự mình biến thành Văn Thù Bồ Tát, thân to lớn vô cùng. Trong mỗi một thế giới, mình đang giảng kinh cho chúng sinh, độ lần lượt từng người. Tu quán như thế, công đức vô lượng. Tinh dịch con người một khi đã xuất ra khỏi cửa quan, thu hồi vạn khó. Cho nên, khi tu Hoan hỉ tâm, hóa và giáng hạ xuống dưới nhưng không được quá thấp. Xuống quá thấp thì e rằng sẽ không nhịn nổi, sẽ mắc sai lầm xuất tinh ra ngoài mất. Còn khi từ dưới quay ngược lên, đến trên đỉnh đầu, Đại an lạc luân sinh ra hòa hợp Hoan hỉ tâm, thì cứ để lâu không ngại. Vì tinh đến chỗ này, không có lỗ nào để xuất ra ngoài, là chỗ kiên cố nhất...Hồng bạch dung hợp (Bạch Bồ Đề tâm tinh dịch nam và hồng Bồ Đề tâm dâm dịch nữ dung hòa với nhau), vì thế mà Hòa hợp Hoan hỉ tâm sinh ra, lúc xuất hiện thì đừng có nghĩ bất cứ việc gì, nhất tâm chỉ nghĩ đến tất thảy pháp Không, ta và Minh mẫu cũng đều Không”. (62-188, 189)

Người muốn tu Vô thượng yoga này, trước hết phải tu thành công Trung mạch Minh điểm, Bảo Bình khí và Chuyết hỏa trong Sinh khởi thứ đệ. Tiếp đến nam hành giả Mật tông phải chú trọng đến cải thiện cơ quan sinh dục, gọi là đúc kiếm: “Thu về phóng túng hỷ tiêu khương, tỳ thấp hoa nham xuất xứ cường, dược vật an bài tuần diệu lý, ‘Song mai ảnh các’ ghi xà sàng” (Chú thích gốc: Tiêu (hạt tiêu) có thể thu về, trong Mật pháp cũng dùng để bôi lên hoa sen (âm hộ) cho nó thu rút về. Khương (gừng) có thể phát tán trừ hàn thấp. Xà sàng (vị thuốc) dùng rửa chùy (dương vật) có thể trừ thấp, khiến nó cương cứng lâu. Bài này ghi chép trong cuốn “Song mai ảnh các” của Diệp Đức Huy)”. (34-313)

Lại nói thế này: “Quá khô chẳng khác kiếm mới mài, ướt thì làm sao qua sông lớn, duy chỉ muốn khô về ướt tốt, không dây mà đàn bài xuân vương. (Chú thích gốc: nếu quá khô thì đút một ít chuối vào bên trong. Xin hãy xem cuốn ‘Quang minh pháp tàng’ của tôi)”. (34-306)

Về khẩu quyết pháp thực tu này, trong cuốn “Đạo quả - Bản tụng Kim Cương cú kệ chú” (61-280~292), phái Tát Già lại giấu đi không nói, buộc phải nhờ thượng sư khẩu truyền mới biết. Nay lược thuật như sau:

“Khẩu quyết yếu quyết chia làm năm phần là Giáng, Trì, Hồi, Biến (Tán), Hộ.

Về Giáng: Trước hết phải thuần thục Tứ hỷ, cái Nhân có thể sinh ra Tứ hỷ là bốn sát na, nó chia thành bốn qua các khoảng thời gian khác nhau. Dựa vào bốn quả Tứ hỷ được sinh ra mà chia thành bốn loại giác thụ (cảm nhận) khác nhau. Lại nữa, bốn sát na là giác thụ có thể chia tách, Tứ hỷ là tầng thứ (thứ bậc) chia tách. Sát na đầu tiên là “sát na Chúng tướng”, thuộc về các loại sự tướng như kiến sắc (nhìn thấy màu sắc, rồi nghe âm thanh, ngửi mùi...). Trong khoảng thời gian đó, tất cả mọi giác thụ sinh ra đều gọi là “Hỷ trí”. Thứ hai là “sát na Dị thục”, chia đều phối với nhau bằng hai vị Ba la (chữ chủng tử) và Ích trí. Cái Lạc có được giống như trước và càng tăng thêm, càng thù thắng hơn. Trong khoảng thời gian đó, tất cả mọi giác thụ sinh ra đều gọi là “Thắng hỷ trí”. Thứ ba là “sát na Nhu xúc”, dựa vào các thủ ấn Nhu xúc như Giảo (quấy rối), bên ngoài lìa khỏi các phân biệt thuộc về màu sắc hình dáng, bên trong thì sinh hỷ. Trong khoảng thời gian đó, tất cả mọi giác thụ sinh ra đều gọi là “Ly hỷ trí”. Thứ tư là “sát na Ly tướng”, không phân biệt hai thứ tịnh phần Cửu giới biểu tướng (bề ngoài) và hỷ lạc tính tướng (bên trong), hoặc phân biệt sự bất biệt của Tầm tư. Trong khoảng thời gian đó, tất cả mọi giác thụ sinh ra là Câu sinh trí diệt hết Lạc và không có nghi ngờ.

Về Trì: Nay giải thích rộng như sau: Minh Phi trí năng thực thể hoàn toàn thanh tịnh (mà hành giả) phải dựa vào đó, tại chỗ xa gần tương thích nhau, học cái “Sắc” của người nữ ấy, đốt cháy bằng lửa tham thô nặng để rồi Minh điểm giáng hạ, cho di chuyển trong các mạch vi tế. Khi tu Lạc không được để tiêu biến mất, phải duy trì cho được trạng thái mở của nó... (Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu). Khi anh học đến “Thanh”... (Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu). Lại nữa, khi anh học đến “Hương”... (Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu). Tiếp đến, khi anh học đến “Vị”... (Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu). Rồi đến khi anh học đến “Xúc”... (Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu). Như thế gọi là Minh điểm hạ rồi tăng, tăng rồi trì, trì rồi nâng theo thứ tự. Ba cái này theo thuộc tướng mà sinh, do làm nhiều mà lạc ít nên gọi là “Hỷ trí ở sát na thứ nhất”. Lại nữa, hai vị “Ba la”, “Ích trí” chia đều tương phối với nhau, lửa tham đốt Minh điểm giáng, tu lạc, duy trì trạng thái mở lỗ, nín nhịn mật – chùy, gọi là “Thắng hỷ trí ở sát na thứ hai”. Hai cái này khiến Minh điểm giáng hạ mà độ lạc lớn. Cái gọi là “Minh điểm cháy ấm” cực kỳ khó trì. Lại nữa, nếu chọc rút ít, sinh ra Lạc vô phân biệt, Minh điểm giáng hạ, tu lạc và vô phân biệt, nín nhịn mật – chùy giống như trên, người nào đạt nhẫn mật thứ hai gọi là cái nồng ấm của hỷ Minh điểm dịch chuyển trong “Ly hỷ ở sát na thứ ba”.

Về Hồi: Nếu khi gặp trường hợp Minh điểm khó trì, thượng khí quay ngược trở lại, dùng pháp “Lục thế biến” sinh ra từ dưới để gìn giữ Minh điểm. Khi dễ duy trì thì gìn giữ sát na thứ tư. Từ sát na thứ ba trở lên, người nào không nâng che Minh điểm được dẫn đến Lạc dễ biến mất...(Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu) ... thì Minh điểm khó trì. Nếu có nghiệm tướng Minh điểm tăng trưởng, (cảm giác) như tê tê, trầm trầm, sít sít của đạo La Sát, đại hương tiểu hương lúc ra lúc không ra, lúc hết lúc không hết. Nếu cảm thấy hy tùng (Chú thích gốc: dựng đứng), khi ngáp nước mắt chảy ra, chính là triệu chứng nhiếp trì Minh điểm. Đến khi nếu chạm gặp liên nữ (âm hộ) mà sinh ra cảm giác như thật, thì thực hiện ba gia trì Thân ngữ đẳng quân, Gia trì đẳng quân và Sở dục đẳng quân với Minh Phi hoàn toàn thanh tịnh mà mình nương dựa vào, gia trì tại chỗ mạch. Để cho chùy liên tương hợp ... (Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu)... Sinh ra định Ly trì lạc, cũng duy trì được cái định đó, gìn giữ trạng thái mở lỗ vân vân. Nếu muốn duy trì bằng pháp “Lục thế biến” với người đó thì: Một là Hải khô Tu Di, tức hóp bụng sát lưng; Hai là Nhiếp tập tứ châu, tức là co rút ngón chân tay tứ chi; Ba là Lưỡi an bản vị, tức là lưỡi đẩy lên ngạc trên; Bốn là Thắng căn ngưỡng phản, tức là mắt đảo lên trên. Bốn loại này gọi là Thân biến...

Về Biến: Thắt lưng buộc khí, hai tay bóp eo như buộc thắt lưng vậy, làm giống bánh xe gỗ xoay tròn, xoay qua xoay lại chỗ eo. Sau đó lại ngồi kiết già, hai tay chống eo, rùng lắc thân trên, giống như trẻ con chơi đùa, rung lắc ra bốn phía qua lại. Nếu là người “có cái nồng ấm kiên cố của Minh điểm Câu sinh trí ở sát na thứ tư” thì anh ta không cần dụng công gìn giữ nữa.

Về Hộ: Lúc gìn giữ Minh điểm lậu rớt xuống mới bỏ, chỗ này tạm lược qua (độc giả có thể xem lại chi tiết lời nói của Liên Hoa Sinh và thượng sư Cống Cát ở phần trên). Đại loại chia phương tiện đạo thành ba loại như sau:

  1. Tiền hành: Thân có đủ hành chỉ tiền hành, tay phải là nhật, tay trái là nguyệt, giao nhau đặt lên trên hai đầu gối, trước mặt niệm âm Hồng dài 9 lần, trái phải mỗi bên thanh tịnh 3 lần, tổng cộng 3 hồi. Khẩu quyết rằng: “xuất ba và nhập ba, các luân làm tịnh trị, nếu nhật nguyệt lần ba, ẩn nhập lỗ chỗ mật”. Ý nghĩa của nó là: Đầu tiên lấy thức ăn tinh túy, khéo điều bổ Giới, nhà cửa đăng cao, kiết già cầm chắc, tay phải tâm nhật luân đàn thành, tay trái tâm nguyệt luân đàn thành, giao thoa đặt lên trên hai gối, đó gọi là Thân yếu. Về Tâm yếu, tất cả tịnh phần ở hạ thân hoặc Mật xứ, như ống rỗng dẫn nước từ trong Trung mạch dẫn ngược mà lên. Còn về Ngữ yếu, tu âm Hồng dài, Hồng ngắn như thật, 3 lần ở Trung mạch, tiếp đến bên phải 3 lần, ở giữa 3 lần, bên trái 3 lần, rồi lại ở giữa ba lần... tổng số tất cả ở Trung mạch là 9 lần, hai mạch trái phải 6 lần, cộng lại thành 15 lần. Lại dẫn khí từ hai lỗ mũi, thở ra ba lần, hít vào 3 lần, cộng lại thành 6 lần. Các cách nói ở trên phải hiểu rõ cho thật đúng. Về năng lượng Giới của anh ta (Chủng tử, tức là tinh dịch), phải gìn giữ 3 ngày, tức là tịnh trị luân. Sau 3 ngày như thế thì mới có thể ẩn nhập vào trong lỗ Mật xứ, hành khí ở dưới mới đắc tự tại. Người có thể đại điều phục khí mức độ thượng phẩm cũng có thể chỉ cần nửa ngày là có thể tu thành như thế. Làm như vậy, nếu bị đau đầu, buồn nôn, tâm miệng uất nhiệt, thì hơi kéo chậm, khéo điều tư bổ (thân) Giới. Nếu đại tiểu tiện bí và đau, thực hiện pháp đảo lập (trồng cây chuối) là có thể trừ khử. Đó là điều đại trọng yếu.
  2. Chính hành: Qua các việc hành gia trì, hơi rút đạo La Sát, mút thật mạnh hai ngón giữa, hai mắt đảo ngược lên trên, bằng cách đó có thể nhiếp trì Minh điểm. Lại thở hắt mạnh ra mà nói, thực hiện các pháp hoàn tội của thân khác, như thế cũng có thể nhiếp trì Minh điểm. Ý nghĩa của nó là: Khi gia trì chùy liên vân vân, thông qua Hành Thân Ngữ đẳng quân và sở dục đẳng quân, thực hiện thứ tự như quán nhan sắc của Minh Phi thanh tịnh, như thế được lợi ít. Tiếp theo là phối hợp chia đều “Ba lạp” và “Ích trí”, tức là lắc chỗ này mài chỗ kia, duỗi co uyển chuyển, nghĩa là dùng lửa tham khiến cho Minh điểm giáng hạ, cái lạc đó không thể phân chia, là vì có bảo vệ gìn giữ Minh điểm, thì... (Chú thích gốc: Lược bỏ pháp thực tu. Bình Thực chú thích thêm: chi tiết xem thuật ở phần trước)...Thân tâm thư thái bình ổn mà trụ xuống, lúc đó là lúc nhiếp trì Minh điểm đó. Lại thở hắt thật mạnh mà nói, các việc hoàn tội khác của thân dùng che ngăn thượng khí. Cứ thực hiện như thế, nếu lạc ít thì nên rút tống. Nếu khi đạt lạc không thể phân chia, thì nên trì giữ. Như thế gọi là Minh điểm giáng lại trì (giữ ghìm lại), trì rồi lại tăng.
  3. Hậu hành: Sau đó vì Minh điểm không chuyển, gọi là Hậu hành. Người nào có thể đồng thời “Hồi” và “Biến”, như voi rống, hổ gầm, thú gào, cáo hú, dẫn đạo theo thứ tự tại các chỗ Tề (rốn), Tâm, Hầu, Đỉnh để giải thoát ấn san bằng cơ thể. Nghĩa là: Sau khi nhập vào và hành, thân ngồi già phu (kiểu kiết già), suy nghĩ (quán tưởng) Minh điểm từ Mật xứ dẫn nâng lên chỗ rốn, ý bám ở rốn. Nói giống “voi rống” tức là dẫn đạo bằng âm thanh “ré”như voi rống. Sau đó thì chuyển chú từ rốn lên tâm. Nói giống “hổ gầm” tức là dẫn đạo bằng âm thanh “à-uồm” như hổ gầm, chuyên chú từ tâm đến hầu. Nói giống “thú gào” nghĩa là dẫn đạo bằng âm thanh “g-rào” như tiếng thú gào, thức chuyên chú từ hầu đến đỉnh. Nói giống “cáo hú” tức là dẫn đạo bằng âm thanh “ha xi” như tiếng cáo hú, người đạt giải thoát ấn thì phải thực tu như thế, rồi rùng lắc đầu thân.

Hai cộng pháp (pháp chung) trong đạo phương tiện được nói rộng ở đây là: Khẩu quyết lìa Minh điểm phải trúng bốn bất thiện xảo: Một là giáng bất thiện xảo, (Minh) điểm mất nhanh; Hai là trì bất thiện xảo, cái lạc ngắn gấp; Ba là hồi bất thiện xảo, nước chảy rì rì; Bốn là biến bất thiện xảo, bệnh càng đầy khắp.

Lại có bốn đối trị thiện xảo của nó là: Một, giáng thiện xảo là như rùa đi bộ, Tứ hỷ sinh theo thứ tự; Hai, trì thiện xảo là thân ba biến và ngữ một biến; Ba, hồi thiện xảo là bàng sinh bốn biến, tức voi rống...; Bốn, biến thiện xảo là sư tử giải thoát ấn. Thân ba biến nghĩa là... (Chú thích gốc: lược bỏ pháp thực tu). Ngữ một biến tức là nói hắt ra thật mạnh. Lại dùng cách bó eo kiểu khí...như đã nói rộng rãi ở trên”. (61-280~289)

Từ những tri kiến thu được trong cuốn “Đạo quả - Bản tụng Kim Cương cú kệ chú” nói trên, độc giả tiếp tục suy nghĩ, bao gồm xét kỹ cả nội dung khẩu quyết thực tu mà thượng sư Cống Cát truyền cho Trần Kiện Dân, sau khi phân tích là có thể hiểu rõ, không cần phải giải thích thêm nữa. Ở đây chỉ nêu ra một trong số đó, độc giả suy luận thêm là biết ngay. Ví dụ: Trong đoạn văn này có nói đến tu “trì” đối với “sắc thanh hương vị xúc”, Thượng sư Trần Kiện Dân nói rằng: “Khi quan sát nhan sắc của Không Hành Mẫu (trong hợp tu Song thân pháp), tu Sắc Không bất nhị. Khi nghe diệu âm của Không Hành Mẫu (trong hợp tu Song thân pháp), tu Thanh Không bất nhị. Khi ngửi thấy mùi xạ hương (của dâm thủy) trong liên cung của Không Hành Mẫu thì tu Hương Không bất nhị. Khi hôn chụt chụt, nếm mút cam lộ (nước miếng và dâm thủy) của Không Hành Mẫu thì tu Vị Không bất nhị. Ôm nhau giao hợp, hôn hít, cọ xát và vuốt ve toàn thân Không Hành Mẫu thì tu Xúc Không bất nhị. Nếu có chút thất tán trên Không tam ma địa thì phải tránh song vận – Lạc Không tất phải bất nhị” (38-678). Từ đây một suy ra mười, tự độc giả sẽ hiểu rõ.

Nam nữ hành giả Mật tông khi hợp tu pháp này, cần phải thực hiện quán hành như sau để chứng lấy quang minh: “Khi ôm Minh Phi, nhất tâm Không An vô nhị, vô biệt thì Kiến đạo sẽ đến. Ngày ngày luyện tập Không An, đạt nhất tâm bất biến thì rất tốt. Khi mỗi lần tu tập, tối thiểu phải tu một khắc (15 phút). Sau khi nhập thì dần dần tăng lên (Chú ý: Tông Khách Ba chủ trương mỗi ngày phải tu tám thời – tức 16 giờ). Nếu Không An không thể cùng đến đủ mà chỉ sinh ra tâm an lạc thì nhất tâm nhập định cũng rất tốt. Hai thứ Không và An hợp với nhau, thì mới trở thành trí tuệ Không An vô nhị vô biệt. Khi an lạc đến, cái phân biệt thứ hai chính là ‘tất thảy pháp Không’, tu ảo hóa trong không trung. Trong ảo hóa, đột nhiên hiện ra một chữ chủng tử, sự sinh khởi của chữ này tựa như nhìn thấy một con cá trong biển lớn nhảy vọt lên. Chữ này xoay tròn liền biến thành Bản Tôn mà hàng ngày vẫn tu, đó chính là quang minh đấy”. (62-207)

Cái gọi là “Kiến đạo” trong Mật tông không phải như trong Hiển giáo coi việc chứng đắc Thức thứ tám Như Lai Tạng rồi phát khởi trí tuệ Bát Nhã là Kiến đạo, mà là coi dâm xúc và cảm nhận của Ý thức trong pháp tu song thân làm Kiến đạo. Sự quán hành đó đều lấy cảnh giới của pháp tu song thân làm nội dung trọng tâm. Sau khi hoàn thành quán hành, thì buộc phải vận khí để nâng hạ Minh điểm, hội hợp với Minh Phi trong hạ thể, đó gọi là “Kim Cương già phu tọa[8]”. Kim Cương già phu tọa có bốn loại:

“1. Mạch Kim Cương già phu tọa: Dùng ngón tay mình nhiều lần dò thám đầu chót Trung mạch trong Bạt-a-ca (âm hộ) của Nghiệp ấn (Sự nghiệp Thủ ấn, tức là Minh Phi), thấy có hình dạng như thân tiểu mạch nhô ra (là chỗ lồi ra của cổ tử cung, còn gọi là mạch Hải Loa). Nhập vào trong Không của Kim Cương của mình (Chú thích gốc: tức là chùy), Kim Cương thì nhập vào Bạt-a-ca của Nghiệp ấn (Chùy Kim Cương - dương vật của mình thì thâm nhập vào trong âm hộ của Minh Phi), ngậm nhau mà làm.

2. Khí Kim Cương già phu tọa: Nội khí đô đế (Trung mạch) của mình và Nghiệp ấn (bản thân mình và Minh Phi) xuất ra như khói xanh thơm dài, tại chỗ hai mạch tiếp xúc (ngậm tiếp nhau ở trong âm hộ), nhị khí cũng tương giao, cuộn tròn nồng đượm trụ ở đó.

3. Minh điểm Kim Cương già phu tọa: Trong đô đế (Trung mạch) của Minh Phi (Nghiệp ấn), khí xuất ra như khói lam thơm dài, đi ngược lên nhập vào trong đô đế của mình, cho đến tận mạch luân trên đỉnh đầu. Trong đô đế của mình cũng có khí như khói lam thơm dài (đi xuống đến đầu chót của chùy Kim Cương) mà xuất ra, (tại chỗ ngậm nhau ở đầu chót) thì lại nhập vào trong đô đế của Minh Phi, đi ngược lên đến mạch luân trên đỉnh đầu Minh Phi. Từ trên đỉnh đầu mình giáng hạ bạch Minh điểm, to cỡ chừng hạt cải. Trên đỉnh đầu Minh Phi thì giáng hạ hồng Minh điểm, cũng to như hạt cải. Hồng bạch (Minh điểm) hội hợp ở chỗ giao tiếp hai khí đầu chót đô đế của Kiện Thuận (tức phụ mẫu – chỉ hai bên nam nữ lúc hợp tu), tạo thành hình dạng nhị hợp hồng bạch, hòa hợp mà trụ.

4. Không An Kim Cương già phu tọa: Tự tính an lạc của Ý thức và chân thủy giáng hạ từ Trung mạch của mình, từ cái tự tính mà không dính chút vi trần nào này biến thành tự tính Pháp thân, nhất tâm định ở đó”. (34-136~137)

Người hợp tu song thân pháp này trước hết phải hiểu rõ được nguyên lý tìm mạch: “Tùy phương nghiệm mạch: Hải Loa mật mạch mỗi người có một phương hướng khác nhau, lúc thử dò đầu tiên có thể đi thẳng giữa. Cần phải biết ý điên loan đảo phượng, chỉ để tìm hai mạch hương giao nhau”. (34-307)

Lại nói thế này: “Trí mạch đại lạc của Không Hành Mẫu gọi là mạch Hải Loa trí tuệ, trụ ở trong liên cung, đó là phần chót dưới Trung mạch của cô ấy. Phần đầu chót đó nhỏ và ngắn, nhưng có thể làm cho nó kéo dài bằng các loại thuốc cho đến khi có thể cắm vào trong lỗ chùy thì thôi. Khi hai Trung mạch của Phật Phụ Phật Mẫu giao hợp, hai khí shakta và shakti thông qua liên chùy, Minh điểm giao hoán, còn Tứ không Tứ hỷ nhất nhất hòa hợp tại đại Tam ma địa bất nhị, có thể thúc đẩy chóng thành Phật quả. Yoga trong Viên mãn thứ đệ có thể nói là càng chỉnh hợp Phật thân viên mãn hơn”. (38-678)

Pháp kéo dài mạch Hải Loa như sau: “Trước hết cúng dường các phương từ bên ngoài hoa sen, tiếp đến khấu đầu giang môn (hậu môn) lễ thủ hương, sau khi có được quần phi hoan lạc, thì kỳ mạch Hải Loan tự kéo dài” (34-307)

Hành giả Mật tông vì tu Không Lạc bất nhị trong thứ dâm lạc này nên được thành tựu “Kim Cương đạo”, cho nên mới nói phải gắng hết một đời để tu tập “Không Lạc song vận” để cầu “Kiến đạo”, cho đến việc có thể khiến “cảnh giới ngộ thâm nhập tăng trưởng hơn”, nhưng phải đạt trình độ ghìm giữ lâu mà không xuất tinh mới có thành tựu:

“Cho nên tinh mà không xuất ra ngoài thì sức mạnh mới lớn, khi tinh điểm từ trên đỉnh giáng hạ xuống dưới, sức mạnh của nó rất lớn, cho nên khi hành đến chỗ rốn thì phải tu khởi tâm bất nguyện ý (khởi tâm không mong hưởng lạc xuất tinh), để khiến tinh nhanh chóng hồi ngược lên trên, đó gọi là pháp Thượng hồi. Người mới tu mà muốn tinh thượng hồi là vô cùng khó khăn, thường là xuất tinh luôn, cho nên nhất nhất không được gần gũi nữ sắc, gần gũi chắc chắn là xuất tinh. Sau khi tu lâu ngày, đợi khi tinh có thể thượng hồi, sức mạnh đến rồi thì mới có thể ngự dụng nữ sắc. Vì tâm đã tu thành, có thể thu phóng tự nhiên tự tại rồi. Sau khi tinh thượng hồi, lại còn phải cho nó tán đến các mạch mới được. Nếu chỉ thượng hồi mà không phát tán ra, thì đại bệnh lập tức sẽ đến ngay, điều này không thể không biết. Sau khi khí đã chuyển thành thức, hòa nhập vào Trung mạch, thì nhất nhất không được ngự dụng nữ sắc. Ngự nữ rồi thì cho qua, không ngự thì khí tự hòa nhập vào trong Trung mạch thôi. Trong tâm đừng có khởi tâm nguyện ý (trong lòng chớ có khởi tâm muốn xuất tinh), mà chỉ quán tưởng Minh điểm dần dần thăng lên đến đỉnh. Tu tưởng như thế, thì tinh sẽ tự thượng hồi thôi. Chỉ là tu tưởng trong tâm, không được đi gần gũi nữ sắc thật. Cứ tu tập như thế lâu ngày, thì Minh điểm sẽ tự có thể thượng hồi và tứ tán. Có thể thu về và phát tán tự tại rồi thì mới bắt đầu được gần gũi nữ sắc.

Nếu không gần gũi nữ sắc, thì làm thế nào có thể hạ giáng thượng hồi đây? Pháp tán tinh, tức là tự quán mình là Phật, hai chân ngồi Kim Cương già phu tọa, hai tay bắt ấn Kỳ Khắc (Chú thích gốc: tức nắm tay lại và duỗi hai ngón trỏ và út ra), giao thoa đặt trước ngực, tay trái bên trong tay phải bên ngoài. Mắt nhìn lên trên, nhìn thấy chữ Hồng trên đỉnh đầu hiển hiện rõ ràng, miệng niệm chữ Hồng 21 lần. Khi niệm, chân tay toàn thân đều vận hết sức, như thế thì tất cả khí Bảo Bình sẽ thượng thăng, định nhập vào trong Trung mạch chỗ gần eo. Sau đó, hay tay quyền cùng hạ chéo, vẫy sang trái phải 3 lần. Sau khi vẫy xong, hai tay vẫn nắm quyền, đặt trên hai đùi ra sức găng chống 3 lần. Găng chống xong, hai tay vẫn nắm quyền, đặt trên đùi, phần thân trên vặn mình sang trái phải 3 lần, giống như quay mình sang trái phải làm lễ chào hỏi vậy. Vặn xong, thì tinh sẽ đều tán đến các mạch toàn thân rồi. Lúc này, mồ hôi vã ra như tắm. Nếu có thể luyện như thế mỗi ngày 3, 4 lần thì thân thể khỏe mạnh, bệnh tật được tiêu trừ hết. Còn về tu đạo trí tuệ, thì từ trên xuống dưới, sinh Tứ hoan hỉ tâm; từ dưới lên trên cũng sinh Tứ hoan hỉ tâm. Nếu Minh điểm đến trước cửa Mật xứ mà không xuất ra, thì tâm sẽ hoan hỉ không lớn gì bằng. Lúc hoan hỉ đó, quán tưởng rằng: “ta chết vô thường, tất thảy pháp không”, đó chính là trí tuệ Không An vô nhị đấy. Khi ôm Minh Phi, tâm cực hoan hỉ, sự hoan hỉ này chính là an lạc. “Ta chết vô thường, tất thảy pháp không” tức là Không Minh. An ở trong Không, Không ở trong An. Đó gọi là “Không An vô nhị vô biệt” đấy. (Chú thích gốc: Không An vô nhị vô biệt còn gọi là Lạc Minh bất nhị). Khi đắc Không An vô nhị vô biệt thì sau đó Kiến đạo mới đến”. (62-201~203)

Pháp tu “Không An nhị đế, Lạc Không nhị đế song vận để thành Phật đạo” chỉ riêng Mật tông mới có, trong đó có bốn yếu điểm bắt buộc phải biết: “Vô thực: Khi giáng xuống, phải quán Đại Lạc không có thực. Quảng đại: Khi trì giữ, phải quán tưởng Đại Lạc rỗng không như trời. Độc nhất: Khi nâng chiết lên, phải quán tưởng Không Lạc hợp nhất không có hai. Nhậm vận: Sau khi tứ tán, định ở trên tùy vận Pháp tính” (34-172)

Cái gọi là “Vô thực” ý nói hành giả Mật tông lúc tu giao hợp song thân, điều khiển Minh điểm và khí giao hợp trong hạ thể với đối phương, rồi lại thượng thăng đến đủ Ngũ luân trong Trung mạch của đối phương, rồi cũng hội hợp mà đến đủ Ngũ luân trong Trung mạch của chính thân mình, sau đó giáng hạ đến đầu chùy (hoặc cổ tử cung, âm đế). Khi dẫn sinh ra dâm lạc (bất luận hành giả Mật tông nói đó là một thứ hỷ nào trong Tứ hỷ), còn buộc phải thực hiện quán hành như sau: “Bất kể là dâm lạc nào trong Tứ hỷ, khi giáng hạ xuống đầu chùy, tuy có thể vận dụng khí công tùy ý trì giữ không xuất để đạt đến cảnh giới cực lạc, nhưng cảnh giới dâm lạc này kỳ thực không có thực, rốt cuộc chỉ là pháp vô thường tất hoại tất đoạn, nhờ có sự quán hành đó mà không sinh lòng tham trước đối với dâm lạc”.

Cái gọi là “Quảng đại” ý nói đúng vào lúc đang thụ hưởng cảnh giới cực kỳ sung sướng của dâm lạc, thì phải thực hiện quán tưởng trong cảnh giới nhất tâm hưởng lạc đó: quan sát cái tâm đang hưởng lạc đấy to lớn như hư không, vô biên vô tế, cho nên mới nói cái lạc trong đó quảng đại vô biên, gọi là “Nhậm trì – tùy ý trì giữ”.

Cái gọi là “Độc nhất” ý nói khi giáng hạ Minh điểm đến đầu chùy hưởng thụ cực lạc, thì phải quán sát cái lạc đó là cái tối lạc độc nhất vô nhị ở thế gian. Phải quán cái lạc này là do cái Tâm giác tri đang quán tưởng Minh điểm đó dẫn phát ra, cho nên cái dâm lạc này và Không tính Tâm giác tri kỳ thực không hai. Còn Tâm giác tri thì nhất tâm bất loạn trụ lâu ở trong cảnh giới đại lạc, không có phân biệt, không sinh nhị tưởng, cho nên “Tâm giác tri Không tính” và Đại Lạc là không hai, vì thế mà gọi là Không Lạc bất nhị, cho nên gọi là “Độc nhất”.

Cái gọi là “Nhậm vận” ý nói hành giả Mật tông sau khi hưởng thụ đại lạc trong pháp tu song thân thật lâu rồi thì tán khí khắp toàn thân, không còn tiếp tục tụ tập ở phần chót Trung mạch nữa, tạm thời rời khỏi cái lạc dâm xúc để duy trì lấy Câu sinh hỷ, an trụ Tâm giác tri vào trong “Pháp tính” đã được “chứng ngộ” trong pháp tu song thân, tùy ý an trụ mà không di động nữa – nhất niệm bất sinh, gọi đó là “Nhậm vận”.

Thế nhưng cái việc quán hành đại lạc “Vô thực” như thế lại hoàn toàn mâu thuẫn với câu nói “đại lạc thường trụ bất biến” của Tông Khách Ba. Đã nói không có thực, thì không thể lại là “đại lạc thường trụ bất biến” được.

Việc quán hành “Vô thực” như thế không thể nào khiến người ta chứng được quả giải thoát mà chỉ giống như người thế tục thể nghiệm được nhân sinh vô thường ở thế gian mà thôi. Người muốn chứng quả giải thoát, bắt buộc phải tiến hành từ việc đoạn Ngã kiến. Nay tất thảy các thày trò xưa nay của Mật tông đều dựa vào quán hành trong dâm lạc, giả sử có thực sự quan sát được sự không ảo vô thường của dâm lạc thì vẫn chẳng có ai thoát khỏi Ngã kiến, vì vẫn chưa đoạn được cái tri kiến “Tâm ý thức giác tri thường hằng bất hoại”, bởi Tâm ý thức giác tri trong Phật pháp Tam thừa đều là pháp biến dị nằm trong phạm vi của Ngũ âm, trong pháp Đại thừa càng nhấn mạnh Tâm ý thức giác tri là pháp Y tha khởi tính, còn trong các kinh Tứ A Hàm thì nói cái tri kiến “Tâm ý thức giác tri thường hằng bất hoại” là tà kiến của thường kiến ngoại đạo, nói đó là “Ngã kiến” của chúng sinh phàm phu.

Về cái Lạc trong “Độc nhất”, nó cũng không phải là cái lạc độc nhất thực sự vì trong một số giáo phái thuộc các ngoại đạo như Ấn Độ giáo, Bà La Môn giáo cũng có pháp tu như vậy, cũng có cái đại lạc của dâm lạc đó, trong khi chính Đại Lạc của Mật tông lại có nguồn gốc từ các ngoại đạo đó và du nhập vào trong Phật giáo. Ngoài ra, ở Trung Quốc vẫn đang lưu truyền các pháp như “Hoàng đế Tố nữ kinh”, “Động Huyền tử”, “Ngọc phòng bí quyết”...trong đó cũng có pháp tu đại lạc trong dâm lạc này, đến nay vẫn chưa thất truyền. Nếu đã cùng là pháp tu giống nhau như vậy, thì cái đại lạc trong dâm lạc mà Mật tông Tây Tạng hoằng truyền không phải là đại lạc “Độc nhất” thực sự, vì trong pháp ngoại đạo như Ấn Độ giáo, Bà La Môn giáo cũng có pháp tu y hệt.

Điều đáng nói ở đây là dâm lạc chính là gốc rễ khiến chúng sinh luân hồi sinh tử trong Dục giới. Nếu không đoạn trừ cái tham dâm lạc này, thì còn không thể nào giải thoát khỏi sự trói buộc trong Dục giới, rốt cuộc vẫn luân hồi trong Dục giới liên tục đời đời kiếp kiếp, huống hồ là có thể thoát khỏi sinh tử trong Tam giới? Cái “Lạc” như thế không thể nào gọi là cái lạc “Độc nhất” được, vì càng giữ cái lạc này thì chắc chắn càng đi theo các loại đau khổ trong Dục giới; người nào cầu mong duy trì cái lạc này thì tất phải liên tục luân hồi trong nhân gian ở Dục giới thì sau đó mới được thụ hưởng thứ lạc này, trong khi đã ở nhân gian thì mãi mãi không thể nào lìa khỏi các loại vô thường khổ. Mà cái lạc này cũng không thể nào thường lạc mãi mãi được, vì nhất định cũng phải có lúc lìa khỏi cái lạc đó. Nó là pháp vô thường, đi theo vô thường mà có lạc này, cho nên không phải là độc nhất.

Duy chỉ có đạo Giải Thoát trong Phật pháp mới có thể diệt trừ được đau khổ của sinh tử luân hồi trong Tam giới, nhưng không phải là pháp mà các “nhà đại tu hành” xưa nay của Mật tông có thể chứng biết. Cái Lạc lìa xa khỏi sinh tử đó chỉ có trong Phật giáo mới có, cho nên mới xứng đáng gọi là độc nhất. Lại cũng chỉ có đạo Đại Bồ Đề trong Phật pháp mới có thể khiến cho người ta phát khởi đại trí tuệ thế gian – xuất thế gian, không những có thể chứng được đạo Giải Thoát của Nhị thừa mà còn có thể giúp người ta chứng được Nhất thiết Chủng trí mà ngay cả A La Hán không hồi tâm cũng không thể chứng được; có thể xuất khỏi thế gian mà thừa nguyện lưu lại nhân gian để độ chúng sinh. Trí tuệ giải thoát và trí tuệ Phật Bồ Đề như thế chỉ có trong Đại thừa, không phải là trí tuệ mà các ngoại đạo và thày trò Mật tông có thể chứng được, cũng không phải là trí tuệ mà các A La Hán không hồi tâm có thể chứng nổi, cho nên gọi là độc nhất. Vì thế mới nói là “Duy Ngã độc tôn” trong Tam giới – tức là duy chỉ có “Thức thứ tám Ngã” này là độc tôn mà thôi. Đó không phải là sự “độc nhất” tu chứng bằng dâm lạc như trong Mật tông, bởi việc chứng biết dâm lạc đó, các chúng sinh trong Dục giới đều có cả. Còn việc Minh điểm giáng hạ xuống đầu chùy (quy đầu) rồi hưởng thụ dâm lạc mà không xuất tinh, các ngoại đạo đều có hết. Cái Tâm giác tri trong “Đại lạc” của dâm lạc này, các ngoại đạo kia cũng đều có thể chứng được hết, chứ đâu chỉ có riêng Mật tông Tây Tạng mới chứng được, cho nên không thể gọi nó là độc nhất được.

Về “Nhậm vận” trong Phật pháp Đại thừa, ý là nói các Bồ Tát đích thân chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng xong, thì bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu cũng có thể hiện tiền quan sát hữu tình đều có Thức thứ tám Như Lai Tạng, mà Như Lai Tạng này thì lại tùy duyên nhậm vận, nó tùy ý nhậm vận tương ứng với tất cả các pháp trong tất cả chúng duyên ở thế gian để vận hành Tâm số pháp của mình. Cái bản tính tùy duyên nhậm vận Tâm số pháp của mình đó chính là cái mà những người chân ngộ xưa nay trong Thiền tông mới có thể chứng biết. Trong thân thể các chúng sinh, khi đối ứng với thất thức tâm của mình, nó cũng tùy duyên nhậm vận như vậy, không có chút xíu miễn cưỡng nào, cũng không có chút xíu rối loạn nào, thậm chí ngay cả trong khi chúng sinh ngủ say, hôn mê hay lúc chính tử vị (đang chết thật) thì nó cũng vẫn tùy duyên nhậm vận như vậy mà không chút rối loạn.

Trong sự nhiễu loạn của Lục trần ở thế gian, nó cũng không bị can nhiễu chút xíu nào, mãi mãi vẫn là tùy duyên nhậm vận. Cái mà mãi mãi tùy duyên nhậm vận như thế mới gọi là cái “Nhậm vận” thực sự, chứ tuyệt đối không phải như các thày Mật tông nói thứ “trí tuệ tà dâm” có được nhờ quán hành trong dâm lạc kia mới là “Nhậm vận”, vì cái thứ “dâm trí” này nhất định sẽ đoạn diệt cùng với sự đoạn diệt của Ý thức – chắc chắn sẽ đoạn diệt ở Ngũ vị như lúc ngủ say, hôn mê... Pháp có khởi có diệt như vậy thì tuyệt đối không thể nào gọi nó là pháp nhậm vận được, vì nó không thể nào bất đoạn ở khắp tất cả các thời được.

Cái Tâm giác tri có thể nhận biết khổ lạc thụ thì tuyệt đối không thể nào nói nó là tâm nhậm vận được, vì nó nhất định phải nhận khổ lạc thụ của các pháp Lục trần, trong khi đó chỉ có tâm không nhận khổ lạc thụ của Lục trần mới có thể tùy duyên nhậm vận. Phàm đã là pháp phải nhận khổ lạc thụ thì nhất định sẽ khởi tâm tham ái hoặc chán ghét đối với cảnh giới khổ lạc thụ, thì nhất định sẽ khởi tâm “tiếp tục xúc thụ, lìa xa xúc thụ” trong khổ lạc thụ. Mà đã như thế thì nhất định sẽ sinh khởi tâm tư lượng quyết định đối với Lục trần, thì đương nhiên sẽ tạm thời đoạn diệt cái tính tùy duyên nhậm vận của mình, vậy thì chắc chắn không phải là pháp tùy duyên nhậm vận biến khắp tất cả mọi thời được.

Từ chính lý trên, có thể thấy rằng Song thân pháp hợp tu nam nữ “Lạc Không song vận” mà Mật tông Tây Tạng hoằng truyền kia không phải là pháp tùy duyên nhậm vận được nói đến trong Phật pháp, vì đã không thể tùy ý vận hành trong “tất thảy pháp” thì tuyệt đối không phải là Phật pháp chân chính được.

Với pháp tu tà trái hoang đường như vậy thì Mật tông Tây Tạng quả thật không cần thiết phải tự rêu rao “chỉ riêng mình có” để khinh miệt các tông phái của Hiển giáo vì “thiếu duy nhất pháp này” mà không cứu cánh. Vì sao nói vậy? Vì pháp này thực tế hoàn toàn không liên quan gì đến Tam thừa Bồ Đề, những thứ như “Vô thực, Quảng đại, Độc nhất, Nhậm vận” quán hành trong dâm xúc kia đều không liên quan gì đến Phật pháp, chỉ là mượn dùng (dùng trộm) các danh tướng của Phật pháp để truyền bá pháp tu của chi phái Tính Lực trong Bà La Môn giáo mà thôi.

Giả sử như có cố gắng “tu hành” trong ba đại vô lượng số kiếp (ba đại a tăng kỳ kiếp) đi chăng nữa thì vẫn không thể nào tương ứng với Tam thừa Bồ Đề chân chính, vẫn sẽ rơi vào trong ngoại đạo kiến và tà chứng của ngoại đạo, vẫn sẽ nhầm coi ngoại đạo pháp là tu chứng trong Phật pháp. Người trong Mật tông nhất định phải có lý trí trước vấn đề này, thâm nhập nghiên cứu nó, đừng có đem thân tâm tiền của ra mà tinh tấn tu học Phật pháp nhưng rốt cuộc lại rơi vào trong ngoại đạo pháp, trở thành kẻ đại tội phá hoại Phật pháp.

Pháp nghĩa mà Mật tông tuyên giảng sở dĩ đều là tà trái hoang đường, sai lầm ở chỗ là ngay từ lúc đầu tiên nó đã tà rồi. Tất cả những thứ họ bày đặt ra như quán tưởng, Thiên yoga, Bảo bình khí, quán đỉnh kết duyên, quán đỉnh bình, quán đỉnh bí mật, quán đỉnh thứ tư và sau cùng là thực tu dựa trên khẩu quyết của quán đỉnh thứ tư đều được quán xuyến thông suốt trước sau bằng lý luận của Song thân pháp, nối liền một mạch, không hề rời khỏi bản chất của pháp tu song thân. Mục đích của tu chứng trong Sinh khởi thứ đệ cũng hoàn toàn chỉ là làm công tác chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc thực tu Song thân pháp trong tương lai mà thôi.

Nếu đã sai lầm ngay từ đầu thì tất cả các pháp tu hành đằng sau nhất định đều hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp chân chính. Thế nhưng họ lại đem các danh tướng (danh từ) quả vị tu chứng nói trong các kinh Phật giáo để biên nhập vào cảnh giới ngoại đạo trong Song thân pháp và pháp quán đỉnh bí mật, biến nó trở thành chứng lượng trong Phật pháp, động một cái là tự xưng thành Bồ Tát từ Sơ địa cho đến Thập địa, thậm chí cũng có kẻ tự xưng mình đã thành Phật, đem việc đó ra để khinh miệt những người tu hành đúng pháp trong Hiển giáo rằng họ có chứng lượng nông cạn.

Nếu như truy tìm sự thực, thì các thày Mật tông lại hoàn toàn không hiểu gì về chân nghĩa của Phật pháp, đều hiểu sai be bét về Phật pháp Tam thừa. Thế nhưng họ lại đem tà kiến hiểu nhầm đó để hạ thấp Hiển giáo, nâng cao tông phái của mình là pháp môn “tu hành quả địa”, biếm hạ Hiển tông chỉ là pháp môn “tu hành nhân địa”. Cái thứ tà kiến điên đảo, lại cả vú lấp miệng em nhất ở thế giới Ta Bà (Sa Bà) này không gì hơn nổi các kinh tục bí mật của Mật tông, không gì vượt qua nổi lời nói của các thày Mật tông. Tất cả các nhà tu hành Mật tông hãy nên dùng lý trí mà suy xét, hiểu đúng và rõ ràng về sự tà trái hoang đường trong pháp nghĩa của Mật tông, để sớm quay về với chính đạo.

Đời trước khi tôi còn làm Pháp vương trong phái Giác Nãng, tuy cũng từng truyền bá Thời luân Kim Cương, nhưng đó chỉ là sự yểm hộ (làm bình phong) cho việc hoằng truyền pháp Tha Không kiến Như Lai Tạng. Đó là cách làm bất đắc dĩ do quan sát tình thế thời cuộc lúc đó, chứ thực chất là lấy việc hoằng truyền pháp Thức thứ tám Như Lai Tạng của Trung quán Tha Không kiến làm chính, bề ngoài thì giống như Mật tông, bên trong thì ngầm bài xích Song thân pháp của các đại phái Mật tông, cho nên không chịu thực tu pháp (song thân) đó. Nhưng rồi ngày tháng dần dà, Mật tông cũng biết được hành động và mục đích của chúng tôi, cho nên Hoàng giáo không thể chấp nhận, đã dùng thế lực chính trị mượn tay phái Tát Già và Đạt Bố để tiêu diệt pháp của chúng tôi.

Ngày nay thời cuộc đã thay đổi, thế lực chính trị của Mật tông Tây Tạng đã suy yếu, người Tạng không nên tiếp tục mê tín vào pháp của Mật tông nữa, không nên tiếp tục chấp nhận cái tục lệ cũ chính giáo hợp nhất nữa, mà nên tùy thuận theo trào lưu của thời đại, chuyển sang quan niệm “chính giáo phân ly”mà Phật đã nói để đối xử với “chính phủ” lưu vong của Tây Tạng, đối xử với Đạt Lai Lạt Ma. Cần phải đứng từ bản chất pháp nghĩa của Mật tông để quyết định liệu có nên tiếp tục tùy thuận theo Mật tông để tu học Phật pháp, có nên tiếp tục tôn sùng Đạt Lai hoằng truyền Mật pháp hay không? Xem xét liệu có nên tiếp tục tin vào những lời khai thị về “Phật pháp” của Đạt Lai nữa hay không, có nên quay trở về với kinh điển Tam thừa của Hiển giáo và từ bỏ ngoại đạo pháp trong các Mật tục của Tây Mật hay không? Bởi vậy, các thày phái Giác Nãng ngày nay không nên tiếp tục truyền bá pháp tu Thời luân Kim Cương nữa, vì thời nay không còn cần Thời luân Kim Cương làm bức bình phong yểm hộ, có thể trực tiếp hoằng truyền pháp Như Lai Tạng Tha Không kiến rồi. Nên sửa đổi đường lối, chuyên tâm truyền pháp Như Lai Tạng của “Trung quán Tha Không kiến” đi.

Chỉ có điều pháp Như Lai Tạng “Trung quán Tha Không kiến” của phái Giác Nãng Ba trải qua sự thoán cải nhiều đời kể từ thời Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm của Hoàng giáo, hiểu sai pháp nghĩa, dùng quan điểm sau khi đã hiểu lầm của Hoàng giáo để sửa đổi, đến nay muốn tìm lại pháp Như Lai Tạng “Trung quán Tha Không kiến” chính gốc của phái Giác Nãng thì đã là chuyện khó khăn lắm rồi.

Về pháp tu của Thời luân Kim Cương, xin được lược thuật như sau:

“Tuy rằng giáo tài dưới đây chúng ta đã học qua rồi, hơn nữa cũng đã rất quen thuộc rồi, nhưng nghe lại lần nữa vẫn có pháp ích. Những nội dung này sẽ ghi dấu ấn thêm trong tâm khi chúng ta tiếp tục tu hành. 1 và 2 vì trong “tập cá biệt” (Biệt nhiếp chi) là tu quán Bản Tôn không sắc ôm Phật Mẫu hiện ra trên cửa mở trước trán ở Trung mạch, còn “ổn định cá biệt” (Tĩnh lự chi) là tu tăng trưởng độ ổn định. Hai chi nói trên trong Lục chi có thể khiến cho các luồng khí hoạt động khác nhau thích hợp dùng để tu pháp. 3 giai đoạn thứ ba là: Sức sống bị tắc ở hai mạch trái phải, khiến cho khí an trụ ở Trung mạch, cho nên nội dung chủ yếu của “Du già sinh mệnh lực chi” (Trung thiện chi) là phải dẫn đạo hạ trừ khí và mệnh khí đi với nhau. Pháp tu này chính là Kim Cương tụng (Ông A Hồng) và Bình khí. Phần trước đã nhắc đến hai loại pháp tu này rồi. 4 giai đoạn thứ tư là “Nhận trì chi”, sau khi anh có thể dẫn khí vào Trung mạch, đồng thời khiến khí có thể an trú vài phần ở Trung mạch, thì tu “Nhận trì chi”. Nội dung tu ở Nhận trì chi là duy trì khí ổn định ở chính giữa Trung mạch – khiến khí được an trú ở đó một cách cực kỳ ổn định. 5 Chi thứ năm là “Tùy niệm chi”, hành giả giao hợp với một loại Minh Phi trong số ba loại thể tính Minh Phi, cách xưng hô nghiêm cẩn (đối với Minh Phi) là “(Sự nghiệp) Thủ ấn”. Sự nghiệp Thủ ấn là người thực sự đang còn sống, do nghiệp duyên nhiều đời của hành giả chiêu cảm mà đến. Trí tuệ Thủ ấn chỉ là hình ảnh được hành giả quán tưởng ra từ trong tâm – giao hợp với Minh Phi trong quán tưởng[9]. Thủ ấn vĩ đại, Minh Phi trong Thời luân Kim Cương là Na Thác Do Mỗ, cơ thể của người là Không Sắc. Hành giả hạ căn thì giao hợp với Minh Phi thực thể[10], hành giả trung căn thì giao hợp với Trí tuệ Thủ ấn, còn hành giả thượng căn thì giao hợp với Thủ ấn vĩ đại Na Thác Do Mỗ (chủ trương này trái ngược với chủ trương “giao hợp với Minh Phi thực thể là thù thắng” của Liên Hoa Sinh và Tông Khách Ba).

Hành giả tu Tùy niệm chi thực hành giao hợp với ba loại Minh Phi kể trên, bạch Bồ Đề ở Đỉnh luân sẽ tan chảy xuống, giáng hạ đến đầu chót của quy đầu, thì được nâng chiết tại đây. Chính là như thế, hành giả sẽ trải nghiệm được đại lạc bất biến. Thế nhưng nếu anh tu Sự nghiệp Thủ ấn mà không phải là tu Trí tuệ Thủ ấn, nhất định anh phải có đủ các điều kiện sau đây: a. Trước hết phải điều luyện Phổ thông đạo; b. Phải chấp nhận quán đỉnh viên mãn; c. Nhất định phải giữ gìn lời thề và giới luật; d. Thể ngộ tinh thần của hai bên nam nữ phải thống nhất. Thể ngộ của bên này không cần phải đến cao hơn thể ngộ của bên kia. Ví dụ: Nếu nam hành giả chứng được Tâm giải thoát trong Viên mãn thứ đệ, vậy thì Minh Phi của anh ta cũng phải chứng được Tâm giải thoát thì mới thỏa đáng. Khi chứng ngộ của hai bên tương đương nhau rồi, thì tu cái Song thân pháp này, nam hành giả có thể làm tăng trưởng chứng ngộ của nữ hành giả, nữ hành giả cũng có thể làm tăng trưởng chứng ngộ của nam hành giả, hai bên đều có thể nhanh chóng thành Phật. Anh nhất định phải hiểu rõ mục đích của pháp môn song tu này, cũng có nghĩa là nam nữ giao hợp. Đây là pháp môn rất thâm sâu được truyền từ Kim Cương Trì. Mật Lặc Nhật Ba từng nêu ra trọng điểm thế này: “Khi song vận, anh phải quán tu dùng mạch, khí, Minh điểm. Hành giả cần phải cộng tu với Sự nghiệp Thủ ấn (người nữ hoặc Dũng Phụ ở nhân gian) vào thời cơ thích hợp, thế nhưng anh buộc phải có đầy đủ các loại điều kiện. Nếu anh không hội tụ đầy đủ các điều kiện mà cố tình tiến tu, thì sẽ bị đọa vào địa ngục”. Nghe nói quả báo cố tình lạm dụng song tu này là hư không vẫn còn mà không có ngày ra (khỏi địa ngục). Tùy niệm chi ở trên đã thuyết minh rất nhiều rồi, trên thực tế, ta có thể dành thời gian rất nhiều ngày để giảng giải phân tích chi tiết, bởi vì nội dung của nó quả thực rất rộng lớn. Một phương diện của pháp tu này là chú trọng đến Phật Mẫu Na Thác Do Mỗ trong Thời luân Kim Cương: Dựa vào phương pháp này khiến hành giả trải nghiệm được Câu sinh đại lạc và sinh khởi Chuyết hỏa; Chuyết hỏa lại làm tan chảy bạch Bồ Đề trên Đỉnh luân, sau đó bạch Bồ Đề lại chảy đến các luân khác. Chính ở tại các luân đó, hành giả trải nghiệm được Tứ hỷ: Hỷ, Thắng hỷ, Siêu hỷ, Câu sinh hỷ.

Trên đây là mô tả về năm chi đầu. Khi năm chi đầu này tu đủ lượng, hành giả có thể thành tựu Tam ma địa chi – Chi thứ sáu Du già (yoga) trong Lục chi du già của Thời luân Kim Cương.

6. Sự viên dung chuyên nhất của Không tính của vạn tượng và tâm, là thể ngộ được Không tính. Đó chính là chi thứ sáu của Thời luân – Tam ma địa chi. Muốn hiểu rõ được Tam ma địa chi, còn có phương pháp thứ hai: Tất thảy mọi sự viên dung của Không tính của vạn tượng đều hiển hiện bằng thân Bản Tôn của Phật Mẫu Na Thác Do Mỗ. Bản tính của Phật Mẫu chính là trí tuệ, còn đại lạc vô thượng bất biến thì hiển hiện bằng thân Bản Tôn của Thời luân Kim Cương. Cho nên, sự viên dung Không Trí được tượng trưng bởi Phật Mẫu và tâm đại lạc vô thượng bất biến thì được đại diện bởi Thời luân Kim Cương, cũng được gọi là Thời luân Tam ma địa chi. Anh nhất định phải ghi nhớ trong lòng: Việc giao hợp giữa Bản Tôn (và) Phật Mẫu không giống như quan hệ tình dục ở nơi thế tục. Nó là sự kết hợp tượng trưng cho Trí tuệ và Phương tiện. Thời luân Kim Cương là đại diện cho Phương tiện, còn Phật Mẫu Na Thác Do Mỗ đại diện cho Trí tuệ. Nhờ sự giao hợp giữa hành giả và một trong ba loại Minh Phi mà sinh ra đại lạc bất biến, sau đó đại lạc tăng trưởng vô tận. Trên đây là giới thiệu vắn tắt về Lục chi du già trong Thời luân, thuyết minh đã hết...” (74-220~222)

Thế nhưng loại pháp tu hành như thế, về bản chất vẫn chỉ là pháp tu của phái Tính Lực ngoại đạo. Ngay trong Bà La Môn giáo cũng có rất nhiều giáo phái phản đối pháp tu như vậy, cho rằng pháp tu như thế mãi mãi không thể nào tương ứng với giải thoát được, ngược lại còn bị dâm dục trói buộc chặt hơn nữa. Các thày Mật tông còn không bằng một số ngoại đạo trong Bà La Môn giáo, không biết rằng pháp tu như vậy nhất định sẽ đọa vào trong luân hồi của Dục giới. Hơn nữa, vì chuyện “tà dâm” và “loạn luân”, chắc chắn sẽ đọa vào ma đạo, lâu dần nhất định sẽ đọa vào địa ngục. Còn nếu vì bảo vệ tà pháp Mật giáo mà phỉ báng pháp nghĩa chân chính của Phật giáo, phỉ báng cả bậc hiền thánh đã chứng ngộ thực sự thì sau khi xả thọ, nhất định sẽ rơi ngay xuống địa ngục, chịu khổ không ngừng nghỉ, trường kiếp khó ra. Cho nên, tất cả các hành giả Mật tông đều phải có cái nhìn chính kiến, đừng theo tà kiến Mật tông mà đi vào tà đạo, nhằm tránh trở thành quyến thuộc của ma quỷ trong vô lượng kiếp tương lai, khó mà thoát nổi.

Tông Khách Ba cho rằng khi tu trì Song thân pháp mà chứng được Lạc Không bất nhị thì nên tiến tu quán tưởng sâu hơn: “...sau đó trong tế tướng, tu đủ pháp Mạn đà la, luận thứ 450 viết: ‘Lại tu từ tế tướng, trụ ở đầu mũi Minh Phi (quán tưởng tự tâm trụ ở âm vật dưới hạ thể của Minh Phi), tự chứng Năng Nhân luân’. Nghĩa là quán tưởng ở đầu mũi Minh Phi có cờ tiêu của Chủ tôn to cỡ hạt mạch, trong đó có đầy đủ pháp Mạn đà la. Tường Mễ Kim Cương nói tùy theo bất cứ đầu mũi chỗ bí mật nào (đầu chót ở hạ thể, tức là âm vật hoặc quy đầu) của phụ mẫu. Luận sư Dược Túc Kim Cương thì nói tu Mạn đà la ở trong cờ tiêu trong bình Ma ni Kim Cương. Nếu tâm trầm mặc thì nên tu ở đầu mũi trên, đó là truyền dạy vậy. Nếu tu trong cờ tiêu trong liên hoa (hạ thể) của Minh Phi, tâm sinh trầm mặc, thì quán tưởng một bộ Kim Cương trong năm bộ Kim Cương của mình biến thành hình móc câu, móc đến đầu mũi của Minh Phi mà tu. Cho nên, chỗ tu không cố định. Trong đó, luận sư Dược Túc nói chủng tử tự tâm phóng quang, câu chiêu đến chư Phật, tan chảy thành Bồ Đề tâm giáng hạ xuống chỗ bí mật (hạ thể) biến thành cờ tiêu, rồi tu ở trong đó. Cuốn “Giáo Thụ Huệ luận” cũng nói đến nghĩa lý đó và cả việc tế điểm (Minh điểm nhỏ) ở giữa rốn giáng hạ xuống chỗ bí mật (hạ thể) như trên đã nói, rồi tu Mạn đà la trong đó. Hai chỗ du già tế tướng đó, ý nói Kim Cương (hạ thể của người nam) và Liên hoa (hạ thể của người nữ), đầu mũi (quy đầu hoặc âm vật), theo một cái nào cũng được. Minh Cự luận văn tuy nói rõ tu ở tế điểm, rồi đến tu trong hoa sen của Minh Phi (hạ thể người nữ), nhưng hai chỗ bí mật đó (hạ thể hai người) giống nhau” (21-482). Nội dung tu quán tế tướng như trên là do Tông Khách Ba chí tôn của Hoàng giáo nói ra đó.

Thứ nữa là phải dựa vào quán tưởng ngũ phương Phật, phối hợp với Vô thượng yoga lần lượt quán tưởng, biến ngũ đại Kim Cương thành Phật thân: “Điều tối quan trọng trong Mật pháp là ngũ phương Phật. Muốn tu ngũ phương Phật thành tức thân thành Phật ư, thì trước hết phải biến thành ngũ đại Kim Cương. Cho nên tôi giảng tu Thắng lạc Kim Cương, phải phối hợp với ngũ đại Kim Cương, phân phối ở ngũ luân mà tu”. (32-246)

Thế nhưng đạo thành Phật thực tế không liên quan gì đến ngũ phương Phật. Người nào muốn dựa vào tu hành quán tưởng ngũ phương Phật để thành tựu Phật đạo cứu cánh, thực tế chỉ là pháp tu do các thày Mật tông xưa nay tự ý bày đặt ra, không phải là Phật pháp thực sự. Vì sao vậy? Vì Thế Tôn chưa từng khai thị như vậy bao giờ, còn nếu người nào quán tu như thế, thì hoàn toàn không thể nào tương ứng với Tổng tướng trí, Biệt tướng trí, Nhất thiết Chủng trí của Bát Nhã được. Mà đạo thành Phật thực ra nằm ở chỗ trí tuệ Bát Nhã, chứ tuyệt đối không nằm ở việc quán tu ngũ phương Phật, tuyệt đối không thể nào thành tựu nhờ vào việc quán tưởng ngũ phương Phật biến thành ngũ Kim Cương, vì ngũ Kim Cương chỉ là Nội tướng phần do tự tâm mình hiển hiện ra; sự quán tưởng ngũ Kim Cương không liên quan gì đến thể nghiệm tu chứng bản thể tự tâm của người tu hành.

Lại nữa, ngũ đại Kim Cương phối trí với ngũ luân cũng là hư vọng tưởng của hành giả Mật tông. Từ ngũ luân mà tăng cường quán tu, kỳ thực không thể nào biến hiện sinh ra ngũ đại Kim Cương được vì ngũ phương Phật do quán tưởng mà thành thực tế cũng chỉ là Nội tướng phần của chính hành giả mà thôi, không thể nào đem ngũ phương Phật quán tưởng (tưởng tượng) biến thành ngũ phương Phật thật được. Ngũ phương Phật vốn dĩ chỉ là thứ do tâm hành giả nghĩ ra chứ không có thực, thì sau khi đem ngũ phương Phật do quán tưởng mà thành đó lại quán tiếp biến thành ngũ đại Kim Cương cũng chỉ là sự “tưởng tượng” của Tâm giác tri chính mình mà thôi. Cho nên, người nào muốn quán tưởng ngũ phương Phật biến thành ngũ đại Kim Cương, qua đó để thành tựu ngũ Kim Cương thì chỉ là cái tưởng hư vọng, tuyệt đối không có thực nghĩa gì trong tu chứng Phật pháp cả.

Giả sử như ngũ phương Phật, ngũ đại Kim Cương do quán tưởng mà thành kia quả thực có Ngoại tướng phần để cho tất cả mọi người quán nhìn thấy thì cũng chẳng liên quan gì đến Phật pháp, vì thành Phật không phải đạt được nhờ vào “cái tướng quán tưởng”, mà thành Phật được là nhờ vào việc có trí tuệ Bát Nhã. Mà trí tuệ Bát Nhã thì phải dựa vào việc chứng được Thức thứ tám, rồi thể nghiệm thể tính Thức thứ tám pháp căn bản của chư pháp pháp giới, nhờ đó mà sinh ra trí tuệ Thực Tướng, mới gọi là Bát Nhã trí. Cho nên, pháp quán tu mà Mật tông truyền dạy kỳ thực không thể nào giúp người ta thành Phật được, ngay cả trí tuệ Bát Nhã ở Kiến đạo vị thô thiển nhất họ cũng không thể chứng được. Vì thế, hành giả Mật tông phải có trí tuệ để mà lựa chọn, biết mình phải đi theo hướng nào.

Thời luân Kim Cương cũng nói tu pháp này có thể thành Phật cứu cánh, chứ không như cư sĩ Trần Lý An nói “trong Mật tông thực tế không có Song thân pháp nam nữ hợp tu, cũng chưa từng nói đến tức thân thành Phật”. Nay nêu ra làm chứng như sau:

“Dưới đây là cương yếu nội dung khóa trình mà tôi đã truyền thụ trong mấy tuần nay: Đầu tiên là cơ bản [I A và B], tiếp đến là thảo luận lời thề, giới luật [II A và B], sau đó là đạo chính tu: Sinh khởi thứ đệ [III A] và Viên mãn thứ đệ [III B]. Nay tôi muốn nói rõ về “Hiển hiện quả đức”: Pháp môn Thời luân thành Chính giác. Trước hết là điều luyện của Phổ thông đạo: Trưởng dưỡng tâm xuất ly, tâm Bồ Đề, chính kiến Trung Quán; Sau đó hành giải phải chấp nhận quán đỉnh; Sau đó hành giả tu Sinh khởi thứ đệ. Trước hết là thứ đệ thô (Chú thích gốc: du già – yoga), sau đó là thứ đệ tế (Chú thích gốc: du già). Sau khi tu Sinh khởi thứ đệ đến thành thục, thì hành giả tu tiếp Viên mãn thứ đệ - nội dung là Lục chi du già.

Trong pháp tu của Viên mãn thứ đệ, hành giả phải chuyên chú vào sáu luân: Sinh thực luân, Tề luân...Trong các quá trình này, Bồ Đề tâm không được phép bắn mất (Chú thích gốc: chảy rớt mất). Kết quả của nó chính là khí hoạt động và vật chất cấu tạo nên thân thể dần dần biến mất, cuối cùng thì hồng Bồ Đề và bạch Bồ Đề cũng biến mất. Kết quả của pháp tu này, hành giả chứng được thân Không Sắc. Loại thân thể này là giống với màu sắc của cầu vồng. Kim Cương Phật đã vô cùng nhân từ tiết lộ cho chúng sinh hữu tình về loại tu hành Mật tục rất thâm sâu này. Nó quả thực như là thuốc tễ điểm thạch thành kim vậy, có thể biến đồng và các kim loại rẻ tiền khác chuyển biến thành vàng quý. Dùng pháp tu như thế này, hành giả dựa vào các loại linh kiện (Chú thích gốc: thành phần) vật chất điều hóa thân thể, có thể đem sắc thân vật chất thô nặng, bị bệnh tật, đau khổ làm chủ và “Bản sơ tâm” cùng với “Bản sơ thân” chuyển hóa trở thành (Chú thích gốc: bản chất của) Bản Tôn, Phật Mẫu. Trong sắc thân vật chất này, khí hoạt động có thể khiến sinh ra sự biến dạng về tâm lý, như phẫn nộ, chấp trước...

Trong quá trình chuyển hóa này, các khí hoạt động này đều sẽ tiêu tan. Hiểu được ý nghĩa của “Bản sơ tâm” và “Bản sơ thân” là rất quan trọng. Bản sơ tâm (Chú thích gốc: hoặc Thức lưu) là một loại tâm nhỏ bé nhất. Loại tâm này luôn luôn đi cùng với chúng ta. Bản sơ thân là mệnh khí nhỏ bé nhất, nó đi theo Bản sơ tâm, tương tự thế, nó cũng luôn đi cùng chúng ta. Đó chính là thứ mà chuyển hóa thành Bản Tôn. Thân thể của Bản Tôn chỉ có tâm và khí (Chú thích gốc: Tâm hoặc tác thức). Để giúp anh hiểu được đạo lý này, mời anh hãy thử nghĩ rằng có một người luôn sống ở Seattle, anh có thể nói họ giống như thổ dân, hoặc là chủ nhân của Seattle. Ngoài ra lại có người chỉ là đến Seattle, giống như là khách qua đường vậy. Anh có thể nói họ là cư dân ngẫu nhiên của Seattle. Tương tự, chúng ta mỗi người đều có tâm thức và mệnh khí luôn ở cùng chúng ta, chúng chính là bản sơ, là nguyên gốc vốn dĩ. Đại đa số thành phần của thân thể chúng ta, như cơ quan cảm giác, phần lớn các nhân tố cấu thành nên tâm thức rồi thân thô vân vân, chẳng qua chỉ là sự tụ hợp tạm thời trong quá trình sinh mệnh ngắn ngủi mà thôi. Nhưng như trên đã nói, những thứ này sẽ rơi rụng trong quá trình tử vong, các loại cảm quan khác nhau sẽ tiềm tàng. Sau thời kỳ đen tối của quá trình tử vong, Bản sơ tâm và Bản sơ khí vi tế nhất sẽ hiển hiện. Chính cái tâm khí nhỏ bé nhất này sẽ đi từ đời này sang đời khác, chứ không phải là các Uẩn khác. Khi đạt đến cảnh giới cao nhất của đạo Mật tông, anh sẽ chứng được thân Không Sắc của Bản Tôn, Phật Mẫu. Đồng thời chứng được cái bản chất của tất cả vạn tượng khi trực tiếp thể ngộ tại chỗ là Tâm thức đại lạc bất biến. Như thế là hành giả chứng được Chính giác viên mãn, chứng được “Thất chi viên dung” hoặc cách nói chính thức hơn là “Nụ hôn thất chi”. Đó là chỉ sự giao hợp giữa Bản Tôn và Phật Mẫu. Ngoài ra, hành giả cũng chứng được tứ trọng thân của Phật Đà là Hóa thân, Báo thân, Trí tuệ Pháp thân và Bản tính Pháp thân. Thành Phật rồi, hành giả sẽ có sức mạnh vô hạn để lợi ích chúng sinh. Trong một sát na, hành giả có thể hóa thân ra vô số thế giới xung quanh để cứu độ chúng sinh”. (74-226)

Nói tức thân thành Phật ở đời này như vậy – hơn nữa là thành Phật cứu cánh, không chỉ có trong Thời luân Kim Cương mà tất cả các tông phái của Mật tông Tây Tạng đều nói thế, chứ không phải như cư sĩ Trần Lý An phủ nhận đâu. Liên Hoa Sinh cũng truyền thụ pháp tu song thân này, chi tiết xin xem trong Tiết 1 của chương này. Không phải là không truyền thụ pháp tu song thân mà bản thân ông ta cũng tu đi tu lại, chi tiết xin xem truyện ký của Liên Hoa Sinh là biết ngay, ở đây không nhắc lại nữa.

Liên Hoa Sinh nói về pháp chính tu trì như sau:

“Khi đó nên suy nghĩ về tất thảy pháp nhân của phàm thánh, đều từ Minh điểm viên mãn sinh ra, cho nên cần tu trì pháp truyền khẩu tăng trưởng Minh điểm. Phải thực hành tại lều cỏ yên tĩnh nơi không có người nào nhìn trộm, để cho người ấy tắm rửa thân trang nghiêm, bôi dầu thơm lên, đeo túi thơm, thì mới được thỉnh mời các Dũng Phụ Không Hành Mẫu. Tiếp theo là đặt duỗi chân mình lên đùi Minh mẫu cụ tướng[11], ôm hôn nhau, dùng tay vuốt ve miệng môi lưỡi, day hai vú. Hoặc quan sát liên chùy của nhau (cùng nhau ngắm nhìn cơ quan sinh dục của đối phương), chùy đặt lên tay người nữ (đặt dương vật vào trong tay Minh Phi), ra sức biểu thị phương tiện sinh lạc (thực hiện các phương pháp để Minh Phi thấy rõ được lạc xúc đang sinh khởi ở hạ thể người nam). Vào lúc chính tác nghiệp (khi thực hiện hành dâm), nếu sinh tham dục (nếu sinh tâm tham cầu cực khoái tình dục), cần liễu đạt tự tính của nó là diệu dụng của pháp thân pháp (cần hiểu rằng cái tự tính của cái tâm tham muốn xuất tinh trong lúc đạt cực khoái tình dục chính là diệu dụng do pháp của Pháp thân sinh ra), cho nên phải nhận thức Tự tính, Bản lai diện mục trên tham (vì thế cần nhận thức được Tự tính của Tâm trên cái tâm tham đó) để định trên bản diện (để nhận định Tâm giác tri khi đang thụ hưởng lạc khoái chính là Bản lai diện mục, Tự tính bản thể), tham dục phổ thông tự có thể hủy hoại (như thế thì có thể tiêu hủy được cái tham dục thông thường). Đó là phương tiện từ tham dục hiển đại lạc (đây chính là pháp môn phương tiện nhờ tham dục để hiển thị đại lạc), cho nên cần phải tu trì tinh tấn.

Lại nữa, nói về tự tha gia trì, ban đầu phát Bồ Đề tâm tối thắng, quán tất thảy pháp Không, trong không trung hiện ra ngọa cụ, tức là Liên Nhật luân. Trên luân này tự hình thành Kim Cương mã đầu (đầu ngựa), một mặt hai tay, giống như đã nói trong Sinh khởi thứ đệ. Tiếp đến, ở chỗ Mật xứ hiện chữ Hồng (chỗ hạ thể - chỗ kín của mình xuất hiện chữ Hồng), từ chữ Hồng chuyển thành năm bộ chùy, trong các khe hở hiện ra chữ Hồng màu lam, đầu hướng vào trong, lỗ đầu chùy có chữ Phi vàng đỏ hướng ra ngoài. Phật Mẫu trong một sát na chuyển thành Kim Cương Hợi Mẫu (lợn cái) một mặt hai cánh tay, đầy đủ trang nghiêm, cực kỳ an lạc vui vẻ, hai vú nhô ra, đầy đặn tròn trịa (Chú thích gốc: hình dáng nhô ra của đầu vú), sướng không thể chia sẻ. Quán sát Mật xứ vô duyên, nhìn bốn cánh hoa sen[12], trong hoa xuất hiện hoa phôi chữ X (chữ Phạn, lược bỏ) trang nghiêm. Từ trong các mạch luân của Phật Phụ mẫu, tưởng tất thảy Dũng Phụ Dũng mẫu đồng thời mật tu tương đồng (quán tưởng tất cả các Phật Phụ, Phật Mẫu đều cùng Mật tu một kiểu giao hợp). Sau đó, trên liên phôi X (chữ Phạn, lược bỏ), dùng chùy đâm xuống (đút dương vật vào mà hành dâm mãnh liệt); hơi định (khi lạc khoái sinh ra thì hành chậm lại một chút để định xuống), trên Căn bản định vốn dĩ lìa hý luận đó (trên cảnh giới nhất niệm bất sinh của cực khoái dâm lạc đó) tiếp tục lắc thân rùng mình như con dê, toàn thân rung động (khiến cho dâm lạc càng tăng), tưởng Minh điểm chảy xuống như thác (lúc bắn tinh, cần phải quán tưởng nó trút xuống hùng tráng như thác đổ). Lại phải như là nông phu dùng cuốc đào rãnh dẫn nước, không được để (dâm dịch) chảy ra ngoài, mà tán bố khắp toàn thân, chảy đến các luân (sau đó dương vật phải như anh nông dân dùng cuốc đào rãnh dẫn nước về ruộng, không được để cho dâm dịch chảy rớt ra ngoài, mà quán tưởng nâng chiết tịnh phần của dâm dịch – nâng khí phần của dâm dịch – để cho phát tán khắp toàn thân, rồi giáng hạ xuống ngũ luân ở Trung mạch), tu trì như pháp Mật tu. Nhưng giáng hạ đến các luân, thân phải lay lắc, Sự nghiệp khiến Minh điểm không lậu rớt là yếu quyết (các loại động tác trong lúc hành dâm phải sao cho không để tinh dịch lậu rớt ra ngoài mới là quan trọng). Sau đó, khi Minh điểm giáng xuống Mật xứ, tưởng cúng hiến Phật Phụ Không Hành Mẫu ở Mật xứ, làm như trước đã dạy (sau đó khi quán tưởng Minh điểm giáng đến hạ thể, cần quán tưởng lấy thứ lạc thụ này đem cúng dường cho ‘Phật Phụ, Phật Mẫu’ bên trong hạ thể. Pháp cúng dường cũng giống như quá trình thụ lạc khi mình hợp tu với Minh Phi). Khi đó, bằng thiện xảo tu trì, như cái cửa mở thoát nước trong ao tù. Khi trì thượng căn, trụ ở trên Như Lai thể lìa tất thảy biên tế lưới hý luận (trụ ở trên thể Tâm giác tri ở cảnh giới nhất niệm bất sinh trong cực khoái dâm lạc). Khi trì trung căn, lấy khí làm chính, phải trì thượng khí, còn hạ khí thì tựa như bình gà, có gió mà không rò gỉ. Trì hạ khí như thế, thì hạ khí tự nhiên xoay tròn; Rồi trì trung khí (Chú thích gốc: tức khí bất nam bất nữ), thì rốn hơi phình ra ngoài, có thể ổn trì. Nếu dùng pháp quán tưởng trì thiện xảo để luận nó, thì cũng chia thành ba căn thượng trung hạ. Khi trì thượng căn, thì duyên vào Bản lai thanh tịnh kiến “lìa tất thảy biên tế lưới hý luận”. Trì trung căn, quán tưởng chữ Hàng trên như cái cọc buộc ngựa. Trì hạ căn, quán từ trên đỉnh hiện thượng sư Dũng Phụ Dũng mẫu như ánh sáng pha lê, trong ngoài thấu triệt sáng tỏ. Người mới tu nghiệp (Sự nghiệp Thủ ấn mới tu học Song thân pháp), nếu tiết ngay (vừa mới bắt đầu giao hợp đã xuất tinh luôn) thì nên dùng ba ngón tay như cái thang, ấn vào chỗ huyệt Hội Âm để trì bế nó (khiến tinh dịch không xuất ra ngoài). Người nào nâng ngược giỏi thì như kéo nước lên khỏi miệng giếng, tưởng cái tâm chữ Hồng trong chùy như có móc sắt, móc lấy tịnh phần chữ X (chữ Phạn, lược bỏ) màu đỏ trong liên cung của Sự nghiệp Thủ ấn mẫu, tức thì niệm chữ Hồng kéo thật dài, hút vào trong chùy (Chú thích gốc: tận hết sức lực nâng lên), cúng các Bản tôn ở Mật xứ (đem dâm dịch nâng lên đó cúng dường cho Bản tôn phụ mẫu trong hạ thể).

Tiếp đến, từ đường Trung mạch liên tục hút vào rốn, tâm, hầu, đỉnh. Sau khi cúng dường cho các Bản tôn thì xuất ra qua Phạn huyệt, cúng dường thượng sư Kim Cương Trì, thầy Liên Hoa Sinh, các Phật Phụ mẫu trên đỉnh đầu. Khi đó, về Thân yếu là phải đem hết tứ châu (tứ châu là chỉ tứ chi) thu vào Đỉnh Di (Chú thích gốc: như Tu Di rắn quấn), đảo mắt ngước nhìn lên trên, lưỡi đẩy thượng ngạc, địa giác (hạ ngạc) áp hầu kết; toàn thân rùng mình. Về Ngữ yếu, niệm chữ Hồng thật dài, tận hết lượng khí không ngừng nâng nó lên. Khi nâng ở các luân, tam yếu là Thân yếu, Khí yếu, Quán yếu động tác đồng thời, nâng thẳng lên trên. Thực hiện động tác nâng rất khó, thì tại các luân, tam yếu đồng thời làm ba lần.

Tiếp đến, sau khi rời Thủ ấn mẫu (sau khi cơ thể rời khỏi thân Minh Phi), cần thực hiện động tác ngồi một mình, nâng lên tán (nâng lên rồi tán bố khắp các nơi toàn thân). Thân yếu của pháp này là: Chân ngồi an lạc, ...” (34-545~547)

 

Liên Hoa Sinh lại còn khai thị khẩu quyết pháp tu song thân như sau:

“Trò chơi song thân cơ bản có tám, trong mỗi tám loại đó đó lại chia thành tám cái nhỏ hơn, tổng cộng có 64 thức. Tám loại cơ bản gồm, một là Cận hiệp (đùa giỡn sát), hai là Vẫn hợp (hôn hít), ba là Chỉ lộng (đùa nghịch bằng tay), bốn là Xỉ ngoạn (chơi bằng răng), năm là Liên hý (nghịch đùa hoa sen), sáu là Thanh vận (âm thanh), bảy là Nhục cảm (cảm giác xác thịt), tám là Điên loan (điên loan đảo phượng).

  1. Về Cận hiệp, chia thành tám loại: Thứ nhất quan sát dung nhan, sinh lòng hoan hỷ, hai người đồng hành, chạm vài phần thân, đó gọi là Thiết ngọc; Hai là vuốt ve cặp vú, gọi là Thôi tựu; Ba là lời nói tỉ tê, gọi là Khiên tính; Bốn là áp sát vuốt ve, môi lưỡi gặm nhau, gọi là Ý nhạ; Năm là lấy tay khều móc cổ đối phương, hôn điên cuồng mãnh liệt phát ra âm thanh, gọi là Đằng triền; Sáu là đứng dậy dùng chân dẫm lên mu bàn chân đối phương, ôm quặt eo người ấy, tay bám cổ, môi mút môi, gọi là Trích anh; Bảy là lên nằm giường hôn nhau, ôm eo nhau, gọi là Khế nhập; Tám là chùy nhập liên cung (đút dương vật vào âm hộ), gọi là Thủy nhũ.
  2. Về Vẫn hợp: Tức là hôn vào tám chỗ miệng, hầu, vú, lườn, eo, mũi, gò má, hoa sen (âm hộ).
  3. Về Chỉ lộng, có tám thức để khiến dâm thủy dầm dề, dựng đứng cả lông mao: Một là dùng tay vẽ nhẹ lên các chỗ môi, vú để hiện lên vết hằn nhỏ trên da thịt, gọi là Ngẫu ti. Hai là dùng ngón tay ấn sâu hơn chỗ vú, hầu khiến da hiện lên những đường cong, gọi là Bán nguyệt. Ba là khi người ấy cảm thấy buồn ngứa, e thẹn ngọ ngoạy không ngừng thì dùng cả năm ngón tay ấn đều, gọi là Đàn thành. Bốn là dùng tay vẽ tại các chỗ lỗ rốn, xương cụt, gọi là Triền miên. Năm là vẽ những đường xiên ở các chỗ trước, gọi là Khinh sa. Sáu là dùng chùy thập tự vẽ ở gò ngực và dưới bầu vú, gọi là Yết ma. Bảy là dùng năm đầu móng tay ấn xung quanh vú gọi là Mai hoa. Tám là vẽ hình cánh hoa sen quanh vú gọi là Tiểu liên.
  4. Về Xỉ ngoạn: Một là lòng tham sinh khởi (sinh dục vọng), sắc mặt đỏ hồng hào, gọi là Xuân sắc; Hai là dùng răng ấn nhẹ lên môi người ấy, gọi là Điểm giáng; Ba là dùng môi và răng khép lại mà cắn lên hai mép má người nữ, gọi là San hô; Bốn là hai má, răng tóc hiển lộ, gọi là Tiếu yếp (tức là cười sao cho lộ răng mà má lúm xuống); Năm là làm vẻ nhe nanh, dùng một hai cái răng cắn nhau, gọi là Minh điểm; Sáu là lấy răng ấn liền thành các vết hằn ở các chỗ eo, yết hầu, mi, mặt, gọi là Châu man; Bảy là lấy răng ấn tản mạn khắp nơi thành các vết hằn ở vú, lưng tựa như mây bay trên hư không, không chỗ cố định, gọi là Xán vân; Tám là sau khi dùng móng tay vẽ nhẹ dưới sườn thì lấy răng ấn vào đó, gọi là Liên châu. Tóm lại, để kích thích tham tâm hoan lạc, lấy răng và đầu ngón tay cùng ấn vẽ vào các chỗ dễ gây ngứa nhột như dưới tai, quanh cổ, dưới sườn, trên vú, trong mật liên (âm hộ), eo lưng, động tác phải song hành nhanh nhẹn mới là diệu pháp.
  5. Về Liên hý cũng chia thành tám: Một là bụng dán sát gần chùy, gõ rà đầu chày lên các cánh hoa sen bên ngoài (môi ngoài âm hộ), gọi là Thổ lãng. Hai là tay cầm gốc chùy, để nửa đầu chày nhập vào liên cung (đút nửa thân dương vật vào âm đạo), gọi là Khinh khiêu; Ba là người nữ duỗi chân nằm ngửa, chùy người nam như cắm chùy Phổ Ba, chọc thẳng xuống dưới trụ lại ở đó, gọi là Thâm khiết; Bốn là người nữ sung sướng hoan hỉ, hơi rướn người lên, để cho (chùy) vào sâu nằm im, gọi là Bán tựu; Năm là đột xuất đột nhập, vào ra liên tục, gọi là Đề tiếu; Sáu là vài lần nông một lần sâu, thay nhau mà thực hiện, gọi là Túy tửu; Bảy là trên dưới cùng động cựa, nhúc nhích, gọi là Mặc khế; Tám là ban đầu thì đút vào từ từ một nửa, tiếp đến đột nhiên cắm ngập chùy, gọi là Mãn nguyện.
  6. Về Thanh vận (tiếng kêu rên sướng của Minh Phi) cũng chia thành tám thức: Như tiếng kêu khóc rấm rức (không ra tiếng), như than oán, như thở, như rên, như a-oa-đả, như oa-na-a-đả, như tiểu giải thoát, như a-oa-tước-oa, lần lượt (theo thứ tự là) tựa như tiếng kêu của bồ câu, đỗ quyên, cáp-lý-đả, con cò, ong mật, ngỗng, xuân điểu (én), ba-oa-giá, đều là tiếng phát ra từ trong bụng (đều là âm thanh trực tiếp tự nhiên phát ra từ trong bụng, chứ không phải là âm thanh biểu diễn cố ý làm đằng mồm).
  7. Về Nhục cảm chia làm tám thức: Giống như lúc hôn hít, chủ yếu sử dụng nắm tay, lòng bàn tay, cùi chỏ, eo, mặt…Dùng tay mát xa như trên tạo ra bất kỳ một âm thanh nào trong tám loại thanh vận kể trên, tức là có tham tướng, tất sinh Đại Lạc. Nếu như khí phát ra từ miệng quá lạnh thì ấn lâu, tất sẽ sinh lạc.
  8. Về Điên loan, cơ thể người nam béo phì, người nữ không thể chịu được sức nặng đè xuống, thì phải đảo lộn vị trí mà làm. Người nữ thay vị trí làm như người nam, thực hiện như sau: Một là vắt ngựa chạy mau gọi là Bào; Hai là cắm lâu rút chậm là Án; Ba là chân quấn lấy nhau, bụng người nữ như chuyển luân gọi là Triển; Bốn là đùi gót người nam quấn nhau, người nam hơi chuyển động từ dưới, gọi là Si; Năm là người nam nghỉ ngơi gọi là Thản; Sáu là người nam bất động toàn thân, người nữ từ từ làm, gọi là Thoi; Bảy là chân tay người nam duỗi thẳng gọi là Túy; Tám là người nữ quay lưng về phía người nam mà ngồi, làm phía trên gọi là Kiều. 64 thức này tùy ý muốn mà làm, để nhập vào Không – Lạc (64 tư thế trên đây, tự lượng sở thích của mình mà thực hành, nhờ đó mà khế hợp Không Lạc)...

Đại Lạc dẫn đạo môn có trích lục 16 thức: Chủng tính mạch trong hoa sen khác nhau, cho nên phải hiểu các thức chỉ là phương tiện. Tối quan trọng có bốn thức, phân nhánh thành 16 thức: 1. Người chủng Kim Cương, phụ ôm cổ mẫu, mẫu ôm eo phụ, chùy đâm chọc lên xuống, mạch xuất hiện ở bên trái. 2. Người chủng Liên Hoa, nữ nằm ngửa, gối kê cao cổ, chân nữ gác lên vai nữ, phụ ôm chặt phía dưới mà hành, mạch xuất hiện ở bên trên hoặc bên dưới. 3. Người chủng Cụ Thú, chân mẫu gác lên bên trong kheo tay phụ, phụ ôm dưới eo mẫu mà hành, mạch từ bên trái phải mà ra. 4. Người chủng Đại Tượng, chân mẫu duỗi trên ngực phụ, phụ một chân vòng lại ôm mẫu, một chân duỗi, tay ôm hạ bộ mẫu, mạch xuất hiện ở chính giữa liên hoa. Đặc biệt là loại dùng chùy để hành quyền pháp bí mật trên người nữ, tức là lấy chùy gõ đập nhẹ trên mặt hoa sen (trên mặt ngoài âm hộ), sau đó đút vào, bất kể chỗ nào cũng có thể đắc mạch. Sau khi đắc là hoàn thành sự nghiệp, mạch nhỏ dài là thượng phẩm; mạch ngắn thô là chưa khai khẩu, dùng hoa hồng sắc (Chú thích gốc: tên Tạng là điểu thủ giả), rễ cây ??? (tên thực vật tiếng Tạng, chưa rõ ý), đường ong đỏ, sữa bò cục lạnh, bạch cẩu chử (dương vật con chó trắng), đương quy, ??? (tên thực vật tiếng Tạng, chưa rõ ý), quản trọng, hoa tiêu, chu kinh, sữa dê đem bôi lên chùy (bôi thuốc đó lên thân dương vật rồi giao hợp) thì có thể mở cửa mạch (có thể mở được cửa mạch Hải Loa của Minh Phi)”. (34-596~600)

Thượng sư Liên Hoa Sinh còn khai thị khẩu quyết rằng:

“Bốn pháp Thiên tọa, có thể sinh Lạc Minh vô niệm. Bốn pháp phi thiên có thể sinh Minh. Bốn pháp Nhân tọa, có thể sinh Lạc. Bốn pháp Thú tọa, có thể sinh vô niệm.

  1. Về Bốn pháp Thiên tọa: Thứ nhất gọi là “Tư thế đẹp”, nữ ngửa chân đặt lên sau gáy, tay ôm đùi trên của mình, đầu gối phụ quỳ lên người nữ. Thứ hai là “Vô tác vi”, người nữ nằm ngửa, tay ôm chân chỗ kheo chân mình để dựng thẳng đứng, hướng gót lên trên, phụ ôm đầu mẫu mà hành. Thứ ba là “Ngưỡng nhiêm trụ”, giống như phần trên, chỉ không dựng gót mà dựng ngón chân, phụ ôm eo mẫu mà hành. Thứ tư là “Nhất thiết kiến”, người nữ nằm ngửa, thân trên hơi thấp, tay phụ đặt lên hai bên tai trái phải mà hành, gối kê cao cổ, tay nữ từ khèo chân thò ra ôm lấy eo phụ, gối phụ mở ra, quỳ xuống mà hành sự. Bốn loại kể trên, tứ chi phải dùng sức, cánh tay mẫu phải dùng gối đệm cao, thượng khí mẫu xoay tròn hướng xuống dưới đè ép, phụ ở trên từ từ mà hành sự.
  2. Về Bốn pháp phi thiên: Một là mẫu ngửa hai chân, dựng thẳng lên trời, hai tay ôm đùi mình, phụ cúi hai chân duỗi. Thứ hai là mẫu nằm ngửa cũng được mà nằm nghiêng cũng được, chân trái mẫu đặt lên vai phải phụ, chân phải ôm eo phụ, mẫu dùng tay trái để nâng đỡ chân phải, tay phải ôm phụ. Thân trên của phụ hướng lên trên lay động mà hành. Chân phụ duỗi, tay ôm cổ mẫu, liên hoa đùn lớn ra, có thể hành như thế. Thứ ba, đầu gối phụ mở quỳ xuống đất, mẫu ngồi trên đùi phụ, ôm lấy đùi phụ, mở rộng trái phải mà hành. Thứ tư, mẫu hoặc quỳ hoặc nằm nghiêng, chân trái mẫu đưa đến sườn phải, hai tay phụ ôm mông mẫu, hai tay mẫu từ ngoài đùi hướng vào trong ôm lấy mông phụ, chân phụ duỗi ra mà hành. Bốn thức trên đây, hạ môn của mẫu nâng rút, chùy phụ xoay trái mà chọc xuống liên hoa.
  3. Về Bốn pháp Nhân tọa: Thứ nhất, Phật Mẫu ngửa, chân cong gập gác vào vai phụ, đầu gối phụ quỳ mở, mẫu ngồi trong lòng phụ, hai tay phụ ôm cổ mẫu, hai tay mẫu ôm phía trong kheo gối phụ, ngửa cúi đều được. Thứ hai là nữ ngửa, chân đặt bên eo phụ, chân phụ kết song già (kiết già), ôm sườn mẫu. Nữ trì giữ xương mắt cá chân nam, cúi ngửa đều được. Ba là nữ nằm nghiêng, mông trái chạm đất, hai chân gập ra sau, gối mở, hai tay nam nữ ôm nhau, làm bên trái bên phải đều được. Thứ tư là nữ nằm ngửa, chân cong lên trên, lòng bàn chân đặt lên eo phụ, hai tay phụ ôm eo mẫu, rồi đầu gối mẫu mở ra quỳ dưới đất, tay phụ ôm mông mẫu, làm nghiêng hoặc làm ngửa. Bốn thức kể trên, Phật Mẫu nâng bên trái, nam nâng bên phải mà hành sự.
  4. Về Súc sinh pháp chia bốn thức: Thứ nhất gọi là “Kim sí điểu”, nữ đứng thẳng chân, thân cong, mông đẩy ra sau. Hai tay nữ chống hai đùi từ bên trong, chỗ đầy đặn làm thế mở rộng, phụ quỳ phía sau nữ, hai tay ôm vai nữ, thân ngửa ra trước, cổ hướng duỗi lên trên. Thứ hai là thức “Sư tử”, nữ nằm nghiêng phải, mông nữ hướng ra ngoài, phụ hành sự phía sau lưng nữ, ôm dưới eo nữ, nữ nhấc duỗi chân, thân trên của nữ và thân trên của nam tách nhau ra. Thứ ba là thức “đại tượng”, tứ chi nữ chạm đất, eo cong xuống, nam từ sau lưng ôm hông nữ mà hành. Thứ tư là thức “rùa”, mẫu nằm cúi, đầu gối phụ mở ra quỳ dưới đất, mông nữ chui vào trong đùi phụ, hai tay phụ ôm đùi nữ (Chú thích gốc: thấy rằng mẫu nằm sấp trông giống như con rùa rụt chân lại, gập đùi vào mà kê gối cao mông, sau đó mới có thể ôm đùi mẫu). Bốn thức trên đây, hạ khí của người nữ hướng ra ngoài, phụ ngửa ra trước thì sau đó mới có thể vận sức mà hành.
  5. Về Bốn pháp Thú tọa: Thứ nhất gọi là “Tư thế ngang nhiên”, nam ngồi kiểu hoa sen, ôm eo nữ, chân nữ sau khi gác lên eo nam thì hai tay ôm cổ phụ. Thứ hai là “Xí thịnh hành”, nam nằm ngửa, nữ cưỡi lên trên, tay phụ ôm xương hông nữ, hành sự từ dưới lên trên, mẫu hơi cúi, dùng tay chạm đất, thân dưới của mẫu xoay chuyển hai bên trái phải. Thứ ba là “có uy mãnh tỳ”, hông nữ nằm ngửa, cổ thấp, mở dựng đầu gối, tay nữ ôm lấy đùi mình từ bên ngoài, phụ thẳng chân, hai tay chắp ngoài Kim Cương, tức đè lên trên cổ nữ. Thứ tư là “như rồng du hý”, hai thân trên của phụ mẫu đều hướng ra ngoài, hai tay ôm hông nhau, ngửa gập trước sau mà du hý như đang kính lễ (Chú thích gốc: Thức này như thức ngồi hoa sen, không phải là nằm ngửa). Bốn thức kể trên, nam đẩy lên trên, nữ thì xoay tròn. Thức ngồi tuy nhiều, chốt ở quán tưởng là chính”. (34-600~602)

Như vậy là Mật tông đã đem các danh tướng của Phật pháp lồng vào trong các tư thế dâm lạc của Song thân pháp, rồi nói pháp này có thể khiến người ta thành tựu Phật đạo cứu cánh bằng thân này ngay trong đời này[13], vì thế mà tự đề cao tông phái của mình thành “pháp môn tu hành Quả địa”. Nhờ có thứ pháp tu song thân này có thể khiến hành giả Mật tông tu thành “Phật quả cứu cánh” ngay trong một đời, cho nên họ đã khinh miệt những người tu hành các phái của Hiển tông, tự định vị pháp môn tu hành các phái Hiển tông là “pháp môn tu hành Nhân địa”. Nếu như có Bồ Tát, tổ sư của Hiển tông khai ngộ, chứng được Bát Nhã ở Thất trụ vị, Bát Nhã Tam hiền vị, thậm chí cho đến những người có chứng lượng Bát Nhã ở Sơ địa..., họ bèn cố ý ám thị trong lời nói rằng chứng lượng của người ngộ trong Hiển tông là “tu hành Nhân địa, chứng lượng thô thiển”, rồi khai thị cho các tín đồ rằng pháp môn tu hành của Mật tông là “tu chứng Quả địa” – có thể chứng được Phật quả cứu cánh ngay bằng thân này.

Nhưng truy cứu sự thực thì thấy rằng đến ngay cả trí tuệ Bát Nhã ở Thất trụ vị mà những người sơ ngộ của Hiển tông chứng được họ cũng không có, nhưng họ lại đem những cảnh giới nhận biết được trong cảnh giới dâm lạc của Song thân pháp, lần lượt lồng ghép các danh tướng Bát Nhã và danh tướng chứng quả trong Phật pháp vào, nói láo với các Phật tử rằng họ đã chứng được Sơ địa, Bát địa cho đến trí tuệ ở Phật địa. Mật tông như thế, về mặt bản chất không phải là Phật giáo, những nội dung họ thấy, họ nói, họ tu, họ chứng đều không phải là sự tu chứng trong các kinh pháp Phật giáo, vì tất thảy đều là “sự tu chứng” của cảnh giới tham trước dâm lạc trong phái Tính Lực ngoại đạo.

Những người chứng ngộ trong Hiển tông thật thà tu hành, không dám chưa ngộ nói ngộ, không dám chưa chứng nói chứng, thật thà với bổn phận có pháp nói pháp, có chứng nói chứng, không dám vọng đem chứng lượng chưa hề chứng được để trùm đầu lừa người, không dám đem ngoại đạo pháp để thay thế Phật pháp mà trùm đầu người khác. Thế nhưng các thày Mật tông từ xưa đến nay lại dám đem chứng lượng của ngoại đạo pháp ra thay thế Phật pháp, dùng để hạ thấp chứng lượng Phật pháp của những người chân ngộ bên Hiển tông là nông cạn thô thiển, buông lời vọng ngữ để lăng nhục các Bồ Tát chân ngộ của Hiển tông, trùm đầu tất cả những người học Hiển Mật khác. Dùng lời nói còn chưa đủ, họ còn tiếp tục viết ra thành các trước tác Mật tục để lưu truyền khắp bốn phương hậu thế, dẫn dắt sai lầm hàng loạt những người học các nơi đời sau, khiến họ cùng rơi vào nghiệp đại vọng ngữ, cùng thành tựu đại ác nghiệp phá hoại chính pháp Phật giáo, cùng tạo nên nghiệp báo địa ngục thuần khổ cực nặng trường kiếp. Họ đã đem danh văn lợi dưỡng và sự cung kính của người khác trong một đời để đổi lấy nỗi thuần khổ cực nặng trong vô số kiếp tương lai – nỗi khổ đau khủng khiếp trường kiếp trong địa ngục sống không bằng chết – nỗi thống khổ cực đại mà tất cả mọi người đều không thể chịu đựng nổi, hơn nữa còn kéo dài vô lượng đời, thật quả là những kẻ ngu si không kể xiết. Hỡi những người còn đang tu học trong Mật tông, hãy đặc biệt lưu ý đến vấn đề này!

Lại nữa, các hành giả Mật tông nếu gặp phải thượng sư yêu cầu hợp tu pháp này để thành tựu “đạo nghiệp” của mình, hoặc muốn thỉnh cầu thượng sư truyền thụ quán đỉnh thứ tư, trước hết nên đề nghị thượng sư chứng minh xem liệu họ đã hoàn thành quá trình tu hành trong Sinh khởi thứ đệ hay chưa (quán tưởng Trung mạch Minh điểm, Bảo bình khí, công phu nâng hạ tinh dịch phóng ra thu vào...). Nếu tất cả các Lạt Ma Mật tông và nam nữ thượng sư từ chối lời thỉnh cầu “chứng minh mình đã hoàn thành quá trình tu hành trong Sinh khởi thứ đệ” thì tuyệt đối không được nhận lời đề nghị của Lạt Ma thượng sư để đảm đương chức vụ Minh Phi, Dũng Phụ - tức là cung cấp sắc thân để thượng sư tu pháp Lạc Không song vận. Nếu người nào muốn thỉnh cầu thượng sư truyền thụ quán đỉnh thứ tư cho thì cũng như vậy, để tránh bị mắc lừa. Nếu thượng sư không thể chứng thực tại chỗ rằng mình đã tu thành công Sinh khởi thứ đệ (ví dụ như hút dịch thể vào trong hạ thể...) thì tuyệt đối không được chấp nhận lời đề nghị hợp tu Song thân pháp của thượng sư, vì họ còn chưa có đủ tư cách thỉnh cầu người khác dâng hiến sắc thân hợp tu với mình; nếu họ thỉnh cầu đệ tử hợp tu Song thân pháp thì chỉ là tham trước sắc đẹp của đối phương mà thôi. Điều này nói ra như vậy là chỉ giành cho những người vẫn còn đang hết lòng tin theo pháp nghĩa của Mật tông thôi, vì pháp nghĩa của Mật tông nhất định yêu cầu như vậy.

Còn đối với những người chưa học Mật tông, thì nên đưa chứng cứ xác thực ra mà rằng: Cho dù có người nào đó đã hoàn thành Sinh khởi thứ đệ rồi thì vẫn không được hợp tác với anh ta mà tu Song thân pháp. Vì pháp môn “tu hành” như thế hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng trong Phật pháp, các thứ “Bát Nhã, trí tuệ” mà họ chứng được tuyệt đối không phải là trí tuệ Bát Nhã trong Phật pháp, quả vị mà họ chứng được chỉ là sự tự mạo xưng của chính Mật tông, hoàn toàn không liên quan gì đến quả vị tu chứng trong Phật giáo, thuần chỉ là ngoại đạo pháp mà thôi. Người nào dựa theo đó mà tu, thì những gì họ tuyên dương lúc còn sống chỉ là ngoại đạo pháp – tức là dùng ngoại đạo pháp để thay thế cho Phật pháp, gọi là những kẻ phá hoại chính pháp Phật giáo. Những người như thế sau khi chết, nhất định sẽ phải gánh chịu trọng tội phá hoại chính pháp Phật giáo. Đó là thứ (quả báo) mà chỉ có những kẻ vô trí tuệ mới thích làm, còn người có trí sẽ không bao giờ chấp nhận thực hiện.

Nội dung chứng đắc của Đệ tứ hỷ nói trong pháp tu song thân như sau:

“Cho nên ‘năm chữ cửa sắc ma gồm Thạch, Phan, Lư, Tiểu, Nhàn’, có đủ năm chữ này, đại loại là một con ma, đó là cái yêu trong pháp thế gian đó. Còn trong pháp xuất thế gian thì nó có bốn loại hỷ, làm pháp khác nhau mà! Ra vào đều là khoái lạc. Nhưng cái Sơ hỷ này khác với Thắng hỷ, Thắng hỷ không giống với Sai biệt hỷ, Sai biệt hỷ lại khác biệt với Câu sinh hỷ. Sơ hỷ thì giống như phàm phu vậy, người bình thường chỉ có Sơ hỷ thôi. Còn Thắng hỷ thì tương ứng với Không rồi, anh ta sẽ cảm thấy người của anh ta rộng rãi và bằng phẳng. Anh ta không phải là cái thân thể của anh ta ở đó mà làm cái việc đó (làm tình). Anh ta cảm thấy: Ôi! Thật là rộng rãi và bằng phẳng vô cùng! Cái đó chính là Thắng hỷ đấy!

Còn Sai biệt hỷ thì ở sau Thắng hỷ, anh ta sinh ra “Diệu quan sát trí” rồi! Cho nên vào lúc đó, “các loại Lý” đều phát sinh ra. Cho nên, một con người ấy, chỉ có cái này là mở trí tuệ thôi! Tác giả của cuốn “Đông Lai Bác Nghị” nổi tiếng đã viết xong cuốn sách này chính vào lúc hưởng thụ tuần trăng mật đó. Ông ấy đã đắc Sai biệt hỷ chính vào thời kỳ đó, sau rồi mới có thể viết ra loại văn chương đấy.

Còn Câu sinh hỷ thì càng không phải là thứ mà phàm phu có thể chứng được. Câu sinh hỷ là cái gì vậy? Nó ở trong đời quá khứ, từ vô thủy kiếp đến nay đã có rồi. Vậy làm thế nào để chứng minh nó ở trong đời quá khứ đây? Tôi nhớ mẹ tôi vì bận bịu quá, cho nên có lúc đã giao tôi cho mợ tôi. (khi đó) tôi chỉ lớn chừng một tháng, tôi nằm trên người mợ, ở đó giống như đang ‘làm’ (làm tình) ấy! Mợ tôi nói: ‘Thằng bé này, nó vừa mới ra đời, còn chưa đầy tháng, nó đã biết làm cái trò này rồi’. Có đạo lý gì ở đây? Cái này chính là thứ đến từ lúc sinh ra rồi. Cho nên, Câu sinh hỷ càng không dễ gì chứng được đâu! Khi chứng được Câu sinh hỷ, là có thể đắc cái chân thật lớn nhất, lúc đó là sự thiên chân (ngây thơ) đó! Thiên chân xuất lộ ra đó! Vì sao đứa trẻ sau khi ngủ, con chim của nó lại cửng lên? Cái đó chính là Câu sinh hỷ đấy! Cũng chẳng có ai ghẹo nó, nó cũng không ‘tự sướng’, cũng không có ai khêu gợi dụ dỗ nó, nó là Câu sinh hỷ mà! Cho nên a! Vì thế mà quay về với (trạng thái) hài đồng, tức là quay trở lại cái mức đó! (Câu sinh hỷ) của trẻ con chỉ hiển hiện ra trong lúc ngủ, nhưng cái đó (Đệ tứ hỷ trong Song thân pháp) đâu chỉ xuất hiện trong giấc ngủ, nó thực chính là cái Hỷ của con trẻ đấy! Đồng tử hỷ chính là Câu sinh hỷ. Người có thể giải thích như vậy về Tứ hỷ ngày nay, cơ bản ngay cả trên sách cũng không có, vì người ta cũng không có mà! Đều là kinh nghiệm cá nhân, tự ngộ mà! Cái này không phải là trạng thái thông thường đâu! ‘ở Không sao bằng nhàn?’, Sơ hỷ thì phối với Sơ không, Thắng hỷ thì phối với Quảng không, Sai biệt hỷ thì phối với Đại không, Câu sinh hỷ thì phối với Toàn thể không. Phải đến Toàn thể không, sau đó mới lại chứng đến Pháp thân Phật”. (32-342)

Pháp tu của Mật tông nếu thực sự như thế, thì tất cả những người mới kết hôn đều đã chứng được Sơ hỷ rồi, phối với Sơ không. Dựa theo pháp nghĩa của Mật tông và tu chứng quả vị mà nói, thì tất cả mọi người chỉ cần kết hôn, hưởng thụ dâm lạc là hiểu được dâm lạc và Tâm giác tri thực chỉ là một thể không hai. Duy trì lạc thụ và tri kiến này như thế song hành nhau, tức là đã chứng được thánh nhân ở Sơ địa rồi. Nhưng nay quan sát những người đi trên đường, thấy hơn bảy phần đều là những người đã kết hôn, chỉ cần đem tri kiến này in thành chữ viết để biếu tặng rộng rãi, thì những người đã kết hôn kia đều trở thành những người chứng được Sơ hỷ rồi, thật đúng là có thể nói “Thánh nhân Sơ địa đi đầy đường” vậy đó. Thật đáng vui, đáng chúc mừng! Phật giáo đại thịnh rồi! Các thượng sư Mật tông từ đây không cần phải xuất thế hoằng pháp nữa, chỉ cần đem cái lý này in thành sách, lưu truyền rộng rãi, để tất cả mọi người đều biết, chỉ cần lưu tâm trong đêm tân hôn, thể nghiệm kỹ từng thứ một, hôm sau ai nấy đều thành thánh nhân Sơ địa rồi. Từ nay về sau, Phật giáo sẽ không còn cần người xuất gia trụ trì chính pháp nữa. Mật tông thật là vĩ đại, lại có thể phát minh ra pháp này, thật khiến người ta “cảm phục sát đất”.

Trong cuốn “Trát mạc nang đôn – Thậm thâm nội nghĩa” của Mật tông có nói: “Khí mạch Minh điểm thanh tịnh, sau Thắng hỷ, giao (hợp) đến lúc Ly hỷ, sinh khởi An Lạc vô nhị trí, lìa các tâm tham, như trăng trong nước, lìa hư vọng kiến và chân thực kiến, lạc thù thắng bất biến vô lậu, trong một sát na diệt trừ ngàn tám trăm nghiệp khí, mà đăng Sơ địa. Nghĩa lý và sự giải thích này, có thể nói là tương hợp với tam Bồ Tát” (34-330~331)

Việc tham trước vào dục lạc thế gian, dâm lạc của Dục giới như thế, không lìa khỏi dâm lạc của Dục giới mà lại có thể chứng được pháp Sơ địa, chẳng phải là “Phật pháp” thắng diệu nhất thế gian hay sao? Chẳng trách đại bộ phận những người tu hành lâu năm của Phật giáo Mật tông Tây Tạng và tất thảy các đại pháp vương đều đắm chìm vào đây không mệt mỏi, ai nấy đều vui vẻ phụng hành lời dặn dò của Tông Khách Ba: “Mỗi ngày tám thời tinh tấn hành trì nó”, ai nấy đều vui vẻ tuân theo lời dặn dò của những người như Liên Hoa Sinh, Tất Ngõa Ba, Nhượng Tưởng Đa Kiệt...rằng: “tinh cần hành trì đến hết đời tương lai”, vừa có thể hưởng thụ dục lạc thế gian, lại có thể chứng được quả vị Sơ địa. Dựa theo đó mà ngày đem hưởng thụ dâm lạc, là có thể nhanh chóng thành Phật. Chẳng trách người Âu Mỹ và các hành giả “Mật tông Tây Tạng” bám dai như đỉa.

Thế nhưng những người có trí tuệ thì chỉ nghe là biết rằng: Đó chỉ là pháp trói buộc trong Dục giới, còn chưa thể giải thoát khỏi sự trói buộc ở Dục giới, huống hồ có thể thành tựu quả chứng Sơ địa? Huống hồ có thể thành tựu quả giải thoát? Đã hoàn toàn không liên quan gì đến trí tuệ Bát Nhã nói ở trong các kinh Phật giáo, thì sao có thể tu thành quả chứng Sơ địa, cho đến quả chứng ở Phật địa được? Cho nên, các nhà đại tu hành của Mật tông cho đến nay vẫn chưa có một ai dám tìm đến cư sĩ Bình Thực để ngầm biện chính pháp nghĩa, huống hồ là biện chính không khai? Tôi nói những lời này là có ý muốn cảnh tỉnh các hành giả Mật tông: Đừng có tiếp tục đắm chìm nữa, hãy nhanh chóng quay đầu chuyển về với chính pháp Phật giáo. Cũng mượn những lời này để cảnh tỉnh những người sắp đi vào Mật tông để tránh đi nhầm vào tà đạo. Người và tài sản mất đi chỉ là chuyện nhỏ, thành tựu nghiệp địa ngục phá giới phá pháp mới là chuyện lớn, vạn vạn xin đừng ngoảnh mặt làm ngơ.

(Hết tập 2. Tổng cộng có 4 tập. Hoàn thành bản thảo ngày 05.01.2002, nhuận văn hoàn tất ngày 30.03.2002)

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Chữ “Đẳng” ở đây nghĩa là “vân vân”, ý là đã lược bỏ phần “cả ngày, cả tháng, cả năm, cả kiếp, cả ngàn kiếp” đằng sau mà đoạn văn ở trên đã từng dẫn cụ thể.

[2] Chú thích của người dịch: Ý nói kết quả quán tưởng ở lý thuyết và thực hành phải giống nhau.

[3] Chú thích của người dịch: Yếu quyết về thân.

[4] Chú thích của người dịch: Yếu quyết về khẩu.

[5] Chú thích của người dịch: Hay còn gọi là “ngó tơ”, tức sợi tơ của ngó sen. “Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng” (Kiều).

[6] Chú thích của người dịch: Chùy Phổ Ba là chùy pháp khí của Lạt Ma giáo, tựa như quả dọc dùng trong xây dựng, nhưng đầu nhọn chia 3 cánh hoặc 4 cánh tựa như lưỡi lê.

[7] Chú thích của người dịch: Chỗ này rất giống câu “nhất thâm cửu thiển – 9 lần nông 1 lần sâu” trong Tố Nữ Kinh của Đạo giáo.

[8] Chú thích của người dịch: Tư thế ngồi kiết già Kim Cương (ngồi ôm nhau giao hợp).

[9] Chú thích của người dịch: Làm tình với Minh phi trong tưởng tượng.

[10] Chú thích của người dịch: Minh phi người thật, không phải người do tưởng tượng mà ra.

[11] Chú thích của người dịch: Minh mẫu có đầy đủ các tướng tốt đẹp để tu song thân pháp.

[12] Chú thích của người dịch: Bốn môi âm hộ.

[13] Chú thích của người dịch: Tức thân thành Phật, tức sinh thành Phật.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0