Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

CHƯƠNG 9: VÔ THƯỢNG YOGA – THỰC TU SONG THÂN PHÁP

 

Tiết 1: Lược thuật về Vô thượng Yoga (Vô thượng du già)

Trong “Na Lạc lục pháp” nói Mật tông có bốn bộ lớn: Vô thượng mật, Du già mật, Hành mật, Tác mật: “Mật tông có tứ đại bộ: một, Vô thượng Mật tông; hai, Du già Mật tông; ba, Hành Mật tông; bốn, tác Mật tông. Trừ Vô thượng Mật tông ra thì ba bộ Mật tông còn lại đều không có pháp tu ôm Minh mẫu” (62-51). Vô thượng Mật chính là pháp tu song thân, còn ôm Minh mẫu chính là pháp môn “Lạc Không bất nhị” ôm người nữ hợp tu dâm lạc.

Mật tông nói: Nếu người nào nghe đến pháp tu dâm lạc nam nữ hợp tu này thì có thể tức thân thành Phật, còn người nào không chút hoài nghi, lập tức tin theo phụng hành thì đó là “cơ duyên hóa độ” của pháp môn Vô thượng Yoga, nói người như thế là “người đại kham năng có đầy đủ chủng tính tối thắng trong Đại thừa”. Cho nên, chỉ có “người đại kham năng có đầy đủ chủng tính tối thắng trong Đại thừa” mới có thể tin theo và tu học Song thân pháp này. Vì thế, pháp tu dâm lạc Vô thượng Yoga nam nữ giao hợp là pháp môn tu học của “người đại căn tính” trong Mật tông.

Ví dụ, Tông Khách Ba nói rằng: “Cơ hội hóa độ của Vô thượng Yoga, như trên đã nói là người đã tu chủng tính Đại thừa cộng đạo tịnh trị nối tiếp, là người đại kham năng có đầy đủ chủng tính tối thắng trong Đại thừa, vì có đại bi tâm phát động ý nên thành tựu dục lạc mãnh liệt, nguyện gấp thành Phật, muốn nhập vào pháp môn Vô thượng Yoga, nhanh chóng thành Phật, thì phải hiểu rõ Tục nghĩa (hiểu rõ nghĩa lý của Mật tục) mà không đảo lộn, thiện học hai loại thứ đệ (học giỏi Sinh khởi thứ đệ và Viên mãn thứ đệ) và các Mật hành (tức là các loại pháp môn tu hành ẩn mật như hợp tu Song thân pháp với người khác giới sau khi thụ quán đỉnh thứ tư)”. (21-154)

Trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, Tông Khách Ba nói Du già (yoga) Sự hành bộ có bốn loại: Thiên du già, Không du già, Phong du già, Niệm tụng du già, cũng nói rằng người nào tu xong bốn pháp này thì mới bắt đầu tu tập Vô thượng du già chính phần. Du già Sự hành bộ thuộc về pháp tu của Sinh khởi thứ đệ. Sau khi tu thành công Sinh khởi thứ đệ thì mới có đủ năng lực hợp tu Vô thượng du già với người khác, cho nên gọi là “Sinh khởi thứ đệ”. Tông Khách Ba nói Vô thượng du già này là pháp tu Du già bộ trong Quả Tục, đồng thời nói người tu tập Song thân pháp này có thể thành Phật trong một đời: “Trong chi phần nghi lễ quán đỉnh, nghi quỹ hộ ma và tư lương luân cùng với các tướng, linh, chùy, thìa dầu to nhỏ, gậy đầu lâu cần thiết của thầy chú lúc tu pháp này, cần trì dụng như thế nào, đều phải hiểu rõ ràng. Nhờ sức quán đỉnh như thế thì mới trở thành pháp khí. Thiện chư Tam muội da (khéo hiểu biết về chứng lượng ‘định cảnh’ trong pháp môn Lạc Không bất nhị), văn tư giáo nghĩa, quyết trạch tu tập. Người thượng phẩm tại pháp hiện thời có thể thành Phật ngay, người trung phẩm thì được thành Phật trong giai đoạn hữu tình sinh khởi Trung Hữu[1], người hạ phẩm thì chuyển sinh mới có thể thành Phật”. (21-156)

Sau khi cuốn “Bình Thực thư tiên” của tôi được xuất bản, cư sĩ Trần Lý An từng gọi điện cho tôi nói: “Mật tông không có pháp tu nam nữ song thân, ông không nên phê bình Mật tông truyền thụ pháp tu song thân trong cuốn ‘Bình Thực thư tiên’”. Thế nhưng Mật tông quả thực có pháp này, thậm chí những người như Tông Khách Ba của phái cải cách Hoàng giáo được tôn xưng là người thanh tịnh nhất cũng đều tôn thờ pháp tu song thân này, hơn nữa còn luôn có người truyền thụ pháp này cho đến tận ngày nay.

Ngày nay rốt cuộc còn có người nào đang truyền thụ pháp này? Không cần phải nói đâu xa, chỉ riêng việc nghe thấy số lượng không hề ít các nữ hành giả Mật tông bị nam hành giả yêu cầu thành tựu “đạo tức thân thành Phật – hợp tu Song thân pháp” thì cũng đủ biết rồi. Ở Đài Loan còn có rất nhiều nữ hành giả và một số tỳ kheo ni đã từng hợp tu Song thân pháp với nam thượng sư, hoặc rất nhiều người thụ quán đỉnh thứ tư “như pháp”, có thể chứng biết rằng pháp tu song thân của Mật tông cho đến nay vẫn không hề bị đoạn tuyệt, mà vẫn đang được hoằng truyền ngấm ngầm, chẳng qua là vì có giới Tam muội da do Mật tông tự bày ra nên không dám công khai tuyên truyền mà thôi.

Lại nữa, tất cả các hành giả Mật tông từng hợp tu Song thân pháp với thượng sư khác giới hoặc những người đã từng được thượng sư truyền thụ quán đỉnh thứ tư trong Mật đàn đều không được nói cho người khác biết, vì đó là bí mật vĩnh viễn giữa thượng sư Mật tông và đệ tử cùng giới khác giới, cũng không được cho phối ngẫu (vợ/chồng) trong nhà biết – đặc biệt là bí mật vĩnh cửu giữa nữ hành giả và nam thượng sư tu Mật pháp lâu ngày. Cho nên, nếu không phải vì có nhân duyên đặc biệt nào khác, thì đều không thể nào phơi bày được các nội tình này. Để bảo toàn danh tiết và hòa hợp gia đình của các nữ hành giả tu Mật pháp lâu ngày trong Mật tông, sự thực này nay tạm gác không nêu ra. Tôi chỉ đơn cử khai thị của “đại sư” Liên Hoa Sinh thời xưa thì cũng đủ để chứng minh rồi. Trong cuốn “Hợi mẫu thâm thâm dẫn đạo”, thượng sư Liên Hoa Sinh khai thị rằng:

“Liên sư (thầy Liên Hoa Sinh) nói rằng: ‘Này Di Hỷ Tha Gia! Ngươi hãy lắng nghe. Nay ta khai thị cho ngươi về pháp kim cương Hợi mẫu. Trong đó, có ngoại kế toán pháp như chọn ngày, nội kế toán pháp như pháp kiến lập khí, mạch, Minh điểm bí mật trong Trung mạch. Trong việc này, trước hết phải quán đỉnh, đến khi thành thục thì tu khởi phần Mã – Hợi đầu. Sau đó, mật tu bốn pháp “khí, mạch, tịnh phần Minh điểm, tự tha Hợi mẫu giáng”. Trên phương diện Không Lạc trí, nhận thức Câu sinh trí (nhận biết trí tuệ dâm lạc Câu sinh). Phàm những gì hiển hiện, hiểu biết đó là Pháp thân. Sau khi quyết định chính kiến, tùy ý tu trì thân Quang Minh, tu từ hữu lậu chuyển thành vô lậu. tiến nhập Phổ Hiền Vương Như Lai vị (tiến vào quả vị “Phổ Hiền Vương Như Lai” khỏa thân ôm người nữ giao hợp mà mãi mãi thụ hưởng dâm lạc Đệ tứ hỷ). Truyền thụ này là để nói cho ngươi biết’.

Di Hỷ Tha Gia bèn lấy lụa vàng ghi chép lại lời truyền thụ của ông ấy, lấy đồng đỏ làm cái hòm, giấu ở Tang Sảng Na Chá. Sau này, Trì Mật Ca Cát Đăng Phổ lấy ra, rồi lại giấu ở núi Mãnh Dư. Cử Cổ Thủ Cương Chá Ba của Ninh Mã Ba thỉnh ra cúng dường. Cống Thông Vương Di Vương Cung mở hòm ra xem, thấy đó là hai tờ lụa vàng, chiều rộng chừng bốn tấc, chiều dài chừng một thước, chữ thể Tỏa, bên trong chính là sự truyền dạy Hợi mẫu thậm thâm dẫn đạo.

…Liên sư nói rằng: ‘Pháp tối mật trong Mật tông chính là dựa vào Minh điểm của thân, tu tất thảy pháp. Trong Không tính vô duyên, tự thành kim cương Mã đầu: một mặt hai tay, …ba mắt răng lòi, tóc đỏ vàng dựng đứng, khoác áo da hổ voi người, có đủ các đức trang nghiêm… Chữ Chủng trong lòng sinh Hợi mẫu, đỉnh đầu có Hợi đầu (đầu lợn) màu đen, phát ra tiếng kêu, ôm lấy Phật Phụ; mỗi Đỉnh luân có 360 bộ trát trát cách… Thứ tự thủ ấn như sau: Bên phải là kim cương, bảo (châu báu), việt (một loại rìu cán dài), liên, kiếm, đầu lâu phần bên trái, ai nấy ôm người thân mật của mình… Tóm lại, trong thân Kim Cương đều là Không Hành phụ mẫu, như hạt vừng kẹp mở, họ trong quá trình ôm nhau song vận, khuyến thỉnh Dũng sĩ Không hành như Kim Cương Không Hành phụ mẫu trên đỉnh đầu giáng hồng bạch Cam lộ trong lúc song vận, cái lạc lan khắp đến đỉnh, hòa nhập vào Trung mạch, rót đến giữa hầu, cho đến Mật xứ (chỗ kín). Mỗi lần đến một luân thì xoay chuyển luân đó, như thế lỗ chân lông toàn thân cúng dường xung quanh. Rồi lại trì khí từ dưới quán tưới ngược lên trên, chảy tràn ra ngoài Phạm môn cúng dường Liên sư. Liên sư Kim Cương trì, lại phóng hồng bạch Bồ Đề, đến trong tâm tất thảy hữu tình. Sau khi thanh tịnh, an trú ở Phật vị Liên sư. Lại hóa quang hòa nhập vào trong tâm Liên sư. Liên sư lại hóa quang nhập vào trong đại quang minh nhậm vận… Đó là Mật pháp, không được tiết lộ ra ngoài… Mã đầu (đầu ngựa) lưu xuất ra từ bi tâm đầu tóc Liên Hoa ta, biến hóa nhằm điều phục chúng sinh, đây chính là pháp nguồn tâm tu của Liên Hoa Sinh ta, vì chúng sinh tương lai, nguyện cho những người có đủ tính kham năng sớm được gặp pháp này.

Xưa: tự gia trì tự mình thành thân Phật Phụ mẫu đầu ngựa. Như duyên minh hiển, trên đỉnh có thượng sư Liên Hoa Sinh. Tu vô tự tính, quyến thuộc bay trên không vây quanh. Phát Bồ Đề tâm thắng diệu, chữ Chủng trên liên nhật phóng hồng quang, đốt cháy hết tập khí tam nghiệp của chúng sinh. Sau đó ánh hồng quang quay lại tự thành Mã đầu. Thân hồng sắc ôm Hợi mẫu, chùy liên khế hợp (hạ thể của hai Bản tôn người nam đầu ngựa và người nữ đầu lợn giao hợp với nhau). Thượng sư Liên Hoa Sinh trên đỉnh cũng như Mã Hợi ôm nhau (Thượng sư Liên Hoa Sinh trên đỉnh cũng ôm Minh Phi giao hợp như Mã Hợi giao cấu với nhau, rồi sinh lạc mà xuất ra dâm dịch, quán nhập vào đỉnh đầu hành giả), làm nghi lễ quán đỉnh thù thắng…

Kính lễ Bản tôn bí mật ngữ: Pháp bí mật mà ta tu hành là pháp cực kỳ bí mật trong Bí Mật. Phải vào trong rừng Thi Lâm hoặc nơi tịch tĩnh, bày đồ ăn tam giác ngũ Không hành, trên mũi tên gắn lông kền kền, thắt dải lụa đỏ, lại có phiến đồng đỏ, ốc biển vân vân. Đó là các vật sở y của Không Hành. Trên dây mây ba đốt như tre mà đặc, dùng dải lụa ngũ sắc để trang nghiêm. Trên cổ bôi xử nữ huyết (máu hành kinh của gái trinh) và hoàng đan, đó là sở y của pháp ái kính. Như tăng nhân, cần phải chuẩn bị pháp y đỏ, trên giấy đen dùng vàng (bùn) viết năm bộ chú Không Hành Mẫu; Chuẩn bị máu (hành kinh) của Không Hành nữ 16 tuổi có đầy đủ tướng tốt, và Minh điểm (tinh dịch) của chính mình, a mễ đả ngũ nhục ngũ cam lộ hoàn toàn (rượu có đầy đủ ngũ nhục và ngũ cam lộ), ngũ vị ngũ bảo (năm vị Minh Phi và ngũ bảo), thiên linh cái độc phiến – là loại của nữ và chưa bị hỏng. Trong này… (tu hoài pháp như trên đã nói).

Người Đại lạc luân tự thân (Lạt Ma Mật tông nếu không có Minh Phi thực thể để sử dụng thì tu Đại lạc luân của chính mình): Phải là Du già sĩ có đủ năng lực, để tăng trưởng Vô lậu trí, cần phải tu khí, mạch, Minh điểm, quán đỉnh như pháp. Sau khi Chuyết hỏa, thì ngồi trên đệm an lạc nơi tịch tĩnh, tùy theo dục lạc của mình mà tưởng tượng ra một Phật Mẫu (quán tưởng có một Minh Phi). Đó là tương hợp với tâm, tu mẫu pháp trí tuệ. Nếu nó chân thực (nếu như Minh Phi do quán tưởng mà thành kia đã thực sự xuất hiện ở trước mắt), làm các việc như nghe lời nói của người ấy, ngắm nhìn dung mạo, sờ bóp vú, hướng lên hư không mà hành (còn phải thực hiện các việc như nghe tiếng người ấy nói, ngắm nhìn nhan sắc, nắn bóp ngực, đều phải làm các động tác bằng tay thật ở khoảng không trước mắt). Bằng bất định pháp như trên (thực hành như trên đã nói, không nhất định sử dụng một pháp nào đó), khiến sinh an lạc (khiến cho tự mình sinh ra xúc thụ dâm lạc). Khi thân thể sinh nhiệt, chảy mồ hồi, chùy (quy đầu) chảy dãi bò, thì lúc đó nên quán thể tính vốn dĩ Không. Đầu và thân rùng lắc, trong một sát na đó nhấc Phật mạn đầu ngựa, quán tưởng chùy của mình thành năm bộ chùy, chữ Chủng đỏ đầu hướng xuống dưới, nhét vào lỗ chùy, coi tay phải là Hợi mẫu mà hành (lúc này coi cánh tay phải là Minh Phi Hợi mẫu, dùng pháp thủ dâm vuốt lên vuốt xuống để dẫn sinh dâm lạc), hiển hiện ngũ luân trên đỉnh Tự tính, tu như Mật tu phần trước. Tuy gặp mệnh nạn, đừng tiết Minh điểm (cho dù có lúc gặp phải tình huống mệnh nguy, cũng không được làm cho tinh dịch xuất ra).

Ý lạc như thế, cần sinh khởi nhiều lần, từ từ thủ dâm. Lạc nếu sinh khởi rồi, thượng khí an trú ở bản xứ, trung khí phình bụng, mắt nhìn Minh Không thể, rùng lắc thân. Lạc nhỏ (xỉu dần) thì lại (thủ) dâm. Không chịu nổi khoái lạc, như lúc hôn mê, thì thân bất động, trung khí trương căng ra ngoài, thượng khí đè áp, bối khí nâng lên (như con mèo cong lưng, thót hậu môn, đưa khí từ gốc chùy hướng ra Đốc mạch sau lưng để nâng lên trên), lại xuất khí (ra miệng) bằng âm Hồng dài hoặc ngắn, bụng dán sát lưng (hóp bụng dán sát ra lưng và nâng lên trên). Cứ làm liên tục không gián đoạn như trên ba lần (thực hành ba lần cực khoái tình dục liên tục không ngừng như trên đã dạy).

Lại giống như con rùa mà hành ở ngũ luân cúng dường (lại đưa dâm lạc lần lượt chuyển đến trong ngũ luân trên dưới, tiếp tục duy trì trong cực khoái tình dục, cẩn thận kéo dài thời gian thụ lạc, dùng việc đó để cúng dường cho bản thân), lạc đến đỉnh đầu thì các mạch đều động. Trung khí chướng phình bụng, Minh điểm (tinh dịch) tự nhiên an trú không chảy mất. Sau đó, dùng tiếng rỗng không mà nâng (nâng chiết tịnh phần của tinh dịch), tâm và mắt chuyên chú ở trên đỉnh, nâng thật nhiều lần. Sau khi quay trở lại bản xứ (sau đó lại giáng về chỗ gốc ở hạ thể), thực hành quyền pháp như con dê lắc thân rùng mình, có thể tán bố khắp toàn thân. Sau đó lại dần dần thực hành tiếp (ngừng một chút lại tiếp tục tu bằng pháp thủ dâm này. Đợi khi hạ thể mềm hóa, lát sau lại tu. Năng lực của anh ta có thể tăng tiến hơn trước, lạc cũng theo đó mà tăng trưởng. Đây cũng là một trong những khẩu quyết mà thượng sư Mật tông cần truyền thụ cho nam đệ tử. Người nữ không nằm trong giới hạn này).

Nếu hành giả tu khí mạch chưa thuần thục, hoặc “gặp” người chưa quyết định, khi Minh điểm muốn rớt (khi tinh dịch sắp bắn ra), thì dùng ngón trỏ ấn vào giữa phần đại tiểu tiện (huyệt Hội âm), khí hơi ép chặt (để phòng xuất tinh), tâm chuyên chú vào chữ Hãn trên đỉnh đầu. Sau đó, trung khí dần dần trấn áp, thượng khí hít vào, ấn đè xuống dưới, bối khí thì dùng sức mà nâng, phát ra tiếng Hồng dài ngắn, như ruột sắp đứt vậy. Sau đó trì Bình khí, nhờ đó mà tịnh phần không lậu rớt (nhờ thực hành pháp này mà có thể khiến cho tịnh phần của tinh dịch không bị tiết xuất). Tinh tấn như thế (mà dẫn sinh ra đại lạc), tịnh trọc có thể tách lìa (nhờ có đại lạc này nên có thể khiến cho tịnh phần và trọc phần tách rời nhau), đồng thời được kiên cố (không bị ỉu xìu, có thể thụ lạc lâu dài).

Không hành Dũng sĩ tùy ý nhiếp trì, phúc thọ tăng thượng. Thân thể tươi sáng như đồng tử, đầu không có tóc bạc, trán không có nếp nhăn. Phần hồng của người khác (chỉ hồng Bồ Đề của Không Hành Mẫu, Minh Phi hợp tu với mình) không được chiết nhiều (không được lấy âm bổ dương từ thân của Minh Phi quá nhiều). Chiết nhiều quá thì sẽ khiến thân của Minh Phi chuyển thành màu tím đen, cho nên phải biết độ kham năng của người ấy (phải biết rõ về khả năng chịu đựng của Minh Phi đó là bao nhiêu). Yếu quyết như vậy, phải biết mà thụ trì’” (34-529~539)

Trên đây là trích dẫn khai thị trong “Hợi mẫu thậm thâm dẫn đạo” của “đại sư” Liên Hoa Sinh, giáo chủ của Mật tông, nó có thể chứng thực rằng Mật tông đích xác có Song thân pháp nam nữ hợp tu này. Cho nên, cư sĩ Trần Lý An nói với tôi rằng Mật tông không có pháp tu này, rõ ràng là những lời nói không thành thực, nhân cách đã mất. Liên Hoa Sinh nói như vậy, Tông Khách Ba cũng nói như thế. Nếu quý độc giả muốn biết thêm, có thể đọc cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba, thì sẽ thấy tôi không hề nói dối. Còn các thượng sư khác cũng nói như vậy, số lượng không hề ít, chẳng qua là không nói cho hành giả Mật tông ít học mà thôi.

Như có ông thầy nọ nói rằng: “Đan Điền hỏa cháy mạnh, khi bạch Bồ Đề tâm hóa mà lên xuống, tham tâm tự nhiên sinh khởi. Cái tham tâm này của chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay đã có rồi, nó thâm căn cố đế không dễ tận trừ. Nếu như khéo léo lợi dụng, thì có thể chuyển thành trí tuệ, tựa như nước sạch mà cho thêm cam lộ, thì sẽ biến thành cam lộ, sắt cứng mà nhỏ thêm kim dược thì sẽ biến thành vàng. Nếu hành giả cửu tu Bồ Đề tâm, thì ngũ độc tham sân si mạn nghi của tám vạn bốn ngàn phiền não gốc rễ đều có thể chuyển hóa thành Bồ Đề diệu tâm. Còn cái bạch Bồ Đề tâm (tinh dịch người nam), thì có thể làm lợi ích chúng sinh: Khi tu Đan Điền hỏa, tay ôm Minh mẫu, người không hiểu thì cho là hành dâm. Nhưng họ không biết trong đó có thâm ý riêng: giao hợp mà không tiết xuất, nhất tâm lợi sinh, toàn hoàn là để tiêu trừ nghiệp chướng của chúng sinh thôi. Nếu như trong lòng có ý lợi sinh, thì giết trộm đánh mắng không có gì không phải là ý niệm “Bồ Đề diệu tâm, chúng sinh lợi ích”. Đây chính là diệu nghĩa đặc biệt có riêng của Mật tông vô thượng, không phải là thứ mà những người ít học có thể đoán biết được. Những kẻ thích nói chuyện huyền lý, không có thực tu, việc gì mà cứ phải nói chuyện báu vật của nhà hàng xóm? Lẽ nào chỉ nói đi nói lại bằng mồm mà có thể đạt đến trân báu ư?” (62-195)

Qua việc lược dẫn lời nói của các thầy và thượng sư Liên Hoa Sinh, có thể thấy rằng các phái Mật tông Tây Tạng quả thực có pháp tu song thân này. Không những có pháp tu dâm lạc nam nữ này, mà hơn nữa pháp tu song thân tà dâm hoang đường này thực chất còn là lý luận chủ yếu nhất và là pháp môn thực tu của Mật tông. Nếu như loại bỏ lý luận và pháp môn dâm lạc Lạc Không bất nhị này, thì đạo Mật tông sẽ tan nát hoàn toàn, không còn tồn tại đạo Mật tông nữa.

Qua đó có thể thấy lời nói của cư sĩ Trần Lý An không hề thành thực, mà là cố ý lừa dối tôi, hòng muốn tôi từ đó về sau không còn nhắc đến pháp tà trái hoang đường của Mật tông nữa. Qua đây cũng có thể thấy rằng: cư sĩ Trần Lý An kỳ thực cũng biết đến lý luận và pháp môn tu hành của Mật tông đó không phải là Phật pháp chân chính, cho nên sợ rằng người ta biết sự thật sẽ khinh thị Mật tông, nếu không thì đã không việc gì phải trường thiên đại luận trong điện thoại nói tôi vọng ngôn rằng “Mật tông quả thực không có pháp này”.

Ngoài ra, “Đại Nhật kinh – Đại Tỳ Lô Giá Na thành Phật thần biến gia trì kinh, Nhất thiết Như Lai hiện chứng bí mật đại giáo vương kinh, Khế hợp kinh, Kim Cương man kinh, Tập mật căn bản kinh, Lý thú kinh – Đại lạc Kim Cương bất không chân thực Tam muội da kinh, Nhiếp chân thực kinh, Đệ nhị quán sát kinh, Đại ấn Không điểm kinh, Nguyệt mật Không điểm kinh, Trát noa kinh…” đều nói như vậy; “Pháp tu Mẫu tục” do Thuế Y và La Y Bạt biên soạn cũng có pháp này. Luận sư Tịch Tịnh cũng viết “Pháp tu song thân Hoan hỉ Kim Cương”, Chủng Tỷ Bạt thì viết “Pháp tu mẫu vô ngã”, Nan Thắng Nguyệt soạn “Pháp tu Hoan hỉ Kim Cương”. Các tổ sư Mật tông khác thì viết “Kim Cương mạc, Tập Mật, Tập Mật hậu tục, Chân thực quang minh luận, Minh hiển song vận luận, Minh cự luận, Nhiếp hành luận, Na Lạc lục pháp, Hợi mẫu thậm thâm đạo dẫn, “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, Ma ni thụ pháp, Đả Na Lạp Đạt mật truyền, Tham đạo luận, Đại lạc dẫn đạo môn, Minh điểm bất lậu khẩu quyết, Thủ hộ Tam muội da khẩu quyết, Thụ dụng Thủ ấn khẩu quyết, Ái kính khẩu quyết, Thời luân Kim Cương chứng phần lục chi pháp yếu bất cộng khẩu quyết…”. Bên cạnh đó, còn có vô số tổ sư Mật tông thời xưa tạo tác Mật tục đều nói về pháp tu song thân này, thậm chí tổ sư Hoàng giáo của Mật tông Tây Tạng Tông Khách Ba tự xưng là bậc “thanh tịnh nhất” cũng luận bàn sâu rộng đến pháp này trong cuốn sách “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của mình. Cho nên, có thể thấy trong vô số Mật kinh, Mật tục của Mật tông đều tường thuật về pháp tu song thân dâm lạc này, chứ không phải là không có pháp này, chỉ có các hành giả Mật tông hiểu biết nông cạn ít học mới không biết mà thôi.

Lý luận tức thân thành Phật của Mật tông hoàn toàn là bắt nguồn từ Song thân pháp nam nữ hợp tu này, mà cả Báo thân trang nghiêm tương lai khi thành Phật cũng là “thiên tượng” Dục giới song thân nam nữ giao hợp thụ lạc ở tư thế ngồi. Mật Lặc Nhật Ba của Bạch giáo Mật tông cũng tu pháp này, chứ đâu phải như cư sĩ Trần Lý An nói không có pháp này. Độc giả muốn biết chi tiết, hãy đọc “Mật Lặc Nhật Ba ca tập” là biết ngay, không cần phải tranh luận có pháp này hay không với cư sĩ Trần Lý An. Lại có rất nhiều thượng sư Mật tông vu oan trong Mật tục rằng: “Thích Ca cũng tu pháp này thì sau mới thành Phật, nhưng trong các kinh Tam thừa không nói đến, sau khi xả thọ mới thị hiện Hóa thân để nói ra”.

Họ còn dị khẩu đồng thanh nói cho mọi người biết rằng: “Nếu không tu pháp này, thì không thể thành Pháp thân Phật, Báo thân Phật”. Có sách ghi chép chuyện này làm chứng: “Sự tu trì của Thượng Lạc Vương không chỉ có một loại, pháp mà Lạt Ma Mạt Nhi Oát (Mã Nhi Ba), Lạt Ma Thu Ký, Lạt Ma Đảng Lạc Nhược truyền thụ, không ai giống ai, có đến 62 loại Thượng Lạc Vương, đều có đàn thành. Thượng Lạc Vương và Hỷ Kim Cương đều chú trọng vào sự tu trì Đan Điền hỏa, tu nó để cúng dường vô lượng vô số Phật trong thân mình. Nhưng người nào không giành được sự vui lòng của thượng sư thì có tu pháp đó cũng không đến Tất địa. Người tu phải coi thân mình như đàn thành, dùng Đan Điền hỏa cúng dường chư Phật, tầng đó vô cùng quan trọng và cần thiết. Đồng thời còn tu về đạo lý tất thảy luân tử chuyển trong đàn thành, pháp tu khởi phần liên quan chặt đến độc dũng, không có hy vọng thành Phật. Nếu muốn thành tựu, bắt buộc phải tu song thân. Chính phần thì tu Đan Điền hỏa, tức là tu song thân. Cho nên, sau khi tu khởi phần thì buộc phải tu chính phần (phải tu Song thân pháp), thì mới có thể thành tựu”. (62-52)

Họ lại nói rằng: “Người giảng kinh thời xưa ở Tây Tạng đa phần là người tại gia, không có người xuất gia giảng kinh, cho nên họ đều có gia thất. Thầy của Mật Lặc là Lạt Ma Mạt Nhi Oát (Mã Nhi Ba) cũng là người tại gia, vợ ông ấy chính là Không Hành Mẫu. Phàm người chồng mà thành Phật, thì người vợ ấy sẽ thành Không Hành Mẫu. Vì vợ nếu không được thành Phật thì sẽ ngăn chặn chồng mình tu pháp, là sợ ông ấy tu thành xong thì sẽ đi mất. Phật sợ không có ai tu pháp, bèn mở rộng cửa phương tiện, lập pháp tu song thân, để vợ chồng có thể hợp tu, cùng nhau thành Phật. Từ đó, người làm vợ không những không ngăn chặn chồng mình tu pháp mà còn gia nhập đồng tu, hy vọng cả hai cùng thành Phật. Sau đó, những người tu pháp ngày càng tăng lên, đó cũng là ý phương tiện của Phật chúng ta, lao tâm khổ tứ, mong mọi người tu pháp này để thoát ly khỏi bể khổ. Các ngươi nhìn thấy tượng song thân, cần phải lĩnh hội được thâm ý mật chỉ của Phật Bồ Tát, không được sinh ý niệm phỉ báng. Tối quan trọng! Tối quan trọng đó!” (62-63)

Như vậy, cư sĩ Trần Lý An nói Mật tông không có Song thân pháp tức thân thành Phật này, quả thực là những lời lẽ có tính chất quy chụp, không phải là lời nói thành thực. Cư sĩ Trần còn nói với tôi thế này: “Mật tông có rất nhiều nhà đại tu hành đến Đài Loan, chứng lượng của họ rất cao, ông nên đến thăm hỏi họ. Họ đều rất khiêm tốn, xưa nay chưa từng nói họ là Phật, cũng không nói có thể tức thân thành Phật, ông không nên nói oan cho họ”. Những nhà đại tu hành mà cư sĩ họ Trần nói rốt cuộc là người như thế nào? Họ còn chưa xưng danh mà cư sĩ Trần đã mời họ và tôi gặp nhau, rồi lại đều từ chối không gặp tôi, nên tôi không tiện luận họ. Nay trong “các kinh” và Mật tục của Mật tông chỗ nào cũng nói về pháp môn dâm lạc hợp tu song thân, còn nói: có thể quán sát Lạc Không bất nhị, có thể thực hiện Lạc Không song vận trong dâm lạc để thành Phật Cứu Cánh. Không có thượng sư Mật tông nào mà lại không nói như vậy. Trong cuốn “Tiết lộ bí mật của tâm trí” do nhà xuất bản Chúng Sinh ấn hành, Đạt Lai Lạt Ma cũng nói có pháp tu này, cho nên có thể thấy cư sĩ Trần nói không thành thực chút nào.

Lại nữa, các thày Mật tông với tà kiến của mình còn quay lại phản bác, nói những người chỉ ra tà kiến của họ bên Hiển giáo là những người có tà kiến. Những hiện tượng như thế nhiều vô kể. Cho nên, sau khi Mật tông vu oan cho phái Giác Nãng Ba là những kẻ phá pháp, bèn tiêu diệt tông phái này, còn tạo ra các loại sách luận để hủy diệt họ (vì phái Giác Nãng Ba bắt đầu từ thời Pháp vương Đốc Bổ Ba, nhiều đời Pháp vương sau đều lấy việc hoằng truyền Thời luân Kim Cương bề ngoài để làm yểm hộ, còn bên trong thực chất là truyền pháp Như Lai Tạng, bác bỏ tà kiến “lấy Tâm ý thức vô niệm làm Chân Như ở Phật địa” của các phái Mật tông, thực tế là tẩy chay Song thân pháp, chủ trương phải hủy bỏ Song thân pháp. Cho nên phải này đã bị Hoàng giáo của Mật tông tiêu diệt, đồng thời còn giả xưng Pháp vương đời cuối cùng của Giác Nãng Ba tu tập Song thân pháp, ngụy tạo ra cuốn “Đả Na Lạp Đạt mật truyền”, đạp Pháp vương Đa La Na Tha xuống nước, nói rằng ông ấy cũng tán đồng và tu Song thân pháp nhằm hãm hại ông. Khi đó, Hoàng giáo cũng tiêu hủy bản khắc Tha Không Kiến trong chùa Giác Nãng Ba, đem pháp nghĩa của Giác Nãng Ba ra giải thích xuyên tạc, rồi khắc riêng cuốn sách khác để thay thế cho cuốn sách gốc, lén lút giấu ở trong bản khắc của chùa Giác Nãng Ba, để cho nó được lưu truyền đến đời sau. Đó đều là những sự thực lịch sử đã cố ý bị che dấu trong Mật giáo sử được biên soạn dưới sự kiểm soát cua Hoàng giáo). Cho nên, chuyện Mật tông cấy tang vật, vu oan cho các phái khác quả thực không ít.

Ví dụ như: “Nếu nói về Vô thượng thừa, sĩ phu (trong một đời) trăm năm, mạch khí Minh điểm (tu được) trở thành trí tuệ, chân thực thanh tịnh, thì một đời quyết định thành Phật. Đó nằm ở việc nói bí mật, không thông với Bát Nhã thừa, đó là tà phân biệt. Cảnh thức, Đạo thức, Nhất thiết trí đều bị Hiển giáo mê hoặc. Nếu “Đạo thức” không có, không thể thành Phật. Không thể thành Phật thì không có Nhất thiết trí, việc đó các Bồ Tát đã viết chú giải, các bậc đại thiện xảo đã luận thuật rộng rồi. Ai mà có công đức với Bát Nhã thừa, khi chưa đắc mà nói đã đắc tâm giải thoát tịch tĩnh, thì không đủ lý. Tự mình không có công đức, mà lại có thể hiển hiện trước mặt người khác, thì thành điên đảo. Nếu như bản thân không có đồ ăn, mà nói chuyện bố thí, thì chẳng phải là chuyện cười hay sao?” (34-477)

Như vậy, các thày Mật tông tự mình đã rơi vào trong tà kiến, tự mình lại không biết đó là tà, ngược lại còn quay sang phê phán Hiển giáo tu hành chậm chạp, còn chỉ trích các Bồ Tát bên Hiển giáo có chứng lượng tu hành thô thiển. Kỳ thực, bản thân họ hoàn toàn không hiểu gì về Phật pháp, rơi vào trong tà kiến của ngoại đạo, lại đem “chứng lượng” của ngoại đạo pháp ra trách móc các Bồ Tát của Hiển giáo “không hiểu Mật pháp”, nói chứng lượng của các Bồ Tát Hiển giáo nông cạn. Quả thực là có chuyện nực cười như vậy đấy. Chuyện nực cười đó nhiều đến mức không thể đếm được, không chỉ thời xưa đã cực nhiều mà trong các cuốn sách của các thầy Mật tông đời nay cũng đều có cả. Sự thực như vậy, các hành giả Mật tông thông thường đều không thể biết, chỉ có những người có chính tri chính kiến của Phật pháp mới có thể hiểu biết được.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Trung Hữu là Trung âm thân (cũng gọi là Trung ấm thân, thân Trung ấm) sau khi chết. “Hữu” là chỉ Tam giới hữu, còn “Trung” là trung gian, ở giữa, tức là nói giai đoạn trung gian giữa một lần sống này (ở một cảnh giới Hữu này) và một lần sống mới khác (đầu sinh sang một cảnh giới Hữu khác) trong vòng Tam giới.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0